Phép biện chứng Hegel - Triết học Mác-Lê nin | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Phép biện chứng Hegel - Triết học Mác-Lê nin | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học mác - lênin(MLN)
Trường: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phép biện chứng Hegel
Hegel (1770 - 1831) là đại biểu vĩ đại nhất của triết học cổ điển Đức, đỉnh
cao của triết học tư sản và của chủ nghĩa duy tâm thế kỷ XIX.
- Theo nghĩa rộng, phép biện chứng của Hegel bao hàm ba bước:
(1) Một hay nhiều khái niệm hay phạm trù được xem là cố định, được định
nghĩa rõ ràng và khác biệt nhau. Đây là giai đoạn thuộc về GIÁC TÍNH. (Chính đề)
(2) Khi ta phản tư về các phạm trù ấy, một hay nhiều mâu thuẫn xuất hiện
trong chúng. Đây là giai đoạn thuộc về phép biện chứng đích thực, hay thuộc về
LÝ TÍNH biện chứng hay phủ định. (Phản đề)
(3) Kết quả của phép biện chứng này là một phạm trù mới, cao hơn, bao hàm
các phạm trù trước và giải quyết mâu thuẫn có trong chúng. Đây là giai đoạn thuộc
về sự TƯ BIỆN hay lý tính khẳng định . (Hợp đề)
Hegel đề xuất rằng phạm trù mới này là một “sự thống nhất của các MẶT
ĐỐI LẬP”. Hegel tin rằng các mặt đối lập, trong tư tưởng lẫn sự vật, chuyển hóa
lẫn nhau khi chúng được tăng cường lên, chẳng hạn một tồn tại mà sức mạnh của
nó lớn đến nỗi thủ tiêu mọi sự đối kháng, sẽ chìm dần vào sự bất lực, vì nó không
còn một đối thủ để thẩm tra, phát hiện và duy trì sức mạnh của nó nữa.
-Phương pháp này được áp dụng không những trong Lô-gíc học, mà còn
được áp dụng xuyên suốt các tác phẩm trong hệ thống của Hegel. Chẳng hạn, Triết
học Pháp quyền tiến hành theo cách thức tương tự từ GIA ĐÌNH đến XÃ HỘI
DÂN SỰ, và rồi đến NHÀ NƯỚC. Nhưng phép biện chứng không những là đặc
điểm của các khái niệm, mà còn của các sự vật và các diễn trình thực tồn. Chẳng
hạn, một a-xít và một chất kiềm (1) thoạt đầu vốn tách biệt và khác nhau; (2) hòa
tan vào nhau và mất đi các thuộc tính riêng của chúng; và (3) mang lại một chất
muối trung tính, với những thuộc tính mới. Hay sự GIÁO DỤC của một cá nhân
bao hàm sự THA HÓA khỏi trạng thái tự nhiên của con người, sau đó trạng thái ấy
được phục hồi và hòa giải trên một bình diện cao hơn.
- Hegel cho rằng phép biện chứng của các sự vật và các sự kiện tự nhiên
không phản ánh phép biện chứng của tư tưởng của chúng ta về chúng: tư tưởng của
chúng ta tiến lên một cách biện chứng từ các giai đoạn thấp hơn đến các giai đoạn
cao hơn của giới tự nhiên (chẳng hạn, từ giới tự nhiên cơ giới đến giới tự nhiên
hữu cơ), trong khi sự tan rã của một thực thể tự nhiên mang lại một thực thể thuộc
về cùng một loại hình hay thuộc về một loại hình tương tự (chẳng hạn hạt mầm
mới của cùng một cái cây), chứ không quá độ sang một giai đoạn cao hơn của giới
tự nhiên. Ngược lại, tinh thần có một lịch sử tăng tiến (chẳng hạn như sự phá hủy
một nhà nước thường dẫn đến một loại hình nhà nước mới, không đơn giản là một
nhà nước thuộc cùng một loại hình), và do đó sự phát triển của nó thường, mặc dù
không phải lúc nào cũng vậy, tương ứng với sự tiến bộ của tư tưởng của ta về nó.
- Hegel phân biệt phép biện chứng BÊN TRONG với phép biện chứng BÊN
NGOÀI. Phép biện chứng của các sự vật khách quan phải là nội tại đối với chúng,
vì chúng chỉ có thể lớn lên và chết đi bởi các mâu thuẫn thực sự hiện diện trong
chúng. Nhưng phép biện chứng có thể được áp dụng từ bên ngoài đối với các khái
niệm, tìm kiếm các thiếu sót trong chúng mà chúng không thực sự có. Theo quan
điểm của Hegel, điều này chính là sự ngụy biện. Ngược lại, phép biện chứng đích
thực là nội tại đối với các khái niệm hay các phạm trù: nó phát triển triệt để các
thiếu sót mà chúng có và làm cho chúng “quá độ” sang khái niệm hay phạm trù
khác. Hegel thường tuyên bố như thể là chính bản thân các khái niệm, chứ không
phải nhà tư tưởng chỉ huy thao tác này, và rằng chúng biến đổi và sụp đổ một cách
tự trị, theo cách mà các sự vật tiến hành, ngoại trừ việc “sự vận động biện chứng”
của chúng là phi thời gian. (Schelling và Kierkegaard phê phán Hegel vì việc nói
về “sự vận động” của các khái niệm). Có lẽ ông đơn giản muốn nói rằng nhà tư
tưởng theo dõi hạt mầm tự nhiên của các khái niệm trong khi trình bày các mâu
thuẫn của chúng và đề ra các giải pháp cho chúng, nhưng dù vậy ông tin rằng có
một sự song hành giữa sự phát triển của tư tưởng hay của khái niệm và sự phát
triển của sự vật hàm ý rằng phép biện chứng là nội tại đối với cả hai. Trong tinh
thần đó, phép biện chứng không phải là một phương pháp, theo nghĩa một phương
thức mà nhà tư tưởng áp dụng vào chủ đề của mình, mà là cấu trúc và sự phát triển
nội tại của bản thân chủ đề.
- Theo quan điểm của Hegel, phép biện chứng giải thích mọi sự vận động và
biến đổi, cả trong thế giới lẫn trong tư tưởng của ta về nó. Nó cũng giải thích tại
sao sự vật, cũng như các tư tưởng của ta, lại cố kết một cách có hệ thống với nhau.
Nhưng tính chất thoáng qua của các sự vật hữu hạn và sự nâng mình lên trên cái
hữu hạn được tác động bởi tư tưởng biện chứng cũng có một ý nghĩa tôn giáo đối
với ông, và ông có khuynh hướng đồng hóa phép biện chứng theo nghĩa phủ định
với QUYỀN NĂNG của Thượng Đế.