-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phương pháp sáng tác - tiến trình văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Phương pháp sáng tác - tiến trình văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Phương pháp sáng tác - tiến trình văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Phương pháp sáng tác - tiến trình văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Phương pháp sáng tác - tiến trình văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Phương pháp sáng tác - tiến trình văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phương pháp sáng tác là gì?
Các phương diện cấu thành phương pháp sáng tác?
Mối quan hệ giữa các phương diện ấy?
Cơ sở của phương pháp sáng tác là gì?
1. Nội dung của phương pháp sáng tác
Khái niệm: Phương pháp sáng tác là một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ những
nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật được xác định bởi một thế giới quan nhất
định trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định, dùng để phản ánh (lựa
chọn, bình giá, khái quát) cuộc sống bằng hình tượng. Như thế cũng cùng là
nguyên tắc phản ánh, nhưng nếu kiểu sáng tác chỉ là nguyên tắc tư duy nghệ
thuật không ràng buộc bởi thực tại và thế giới quan, thì phương pháp sáng
tác là nguyên tắc tư tưởng – nghệ thuật được xác định bởi hai cơ sở thực tại
và ý thức hệ như vậy.
Ví dụ: Lấy bối cảnh của Paris năm 1819, Lão Goriot đề cập tới số phận của
những nhân vật như Goriot, Rastignac, Vautrin.v.v.. Trong đó nổi bật là bi
kịch cuộc đời của lão Goriot, một người cha điển hình với tình yêu thương
cao cả, đức hy sinh tuyệt vời cho các con Thông qua hình tượng nhân vật
Lão Goriot và hai cô con gái là nữ bá tước Restaud và nữ nam tước
Nucingen, Balzac đã phản ánh hiện thực XH Pháp thế kỉ XIX, xã hội của
đồng tiền và con người đã trở thành nô lệ của đồng tiền và bị chính nó chi phối.
Nếu liên hệ thêm với trào lưu văn học sẽ cảm thấy chỗ giống nhau giữa
phương pháp sáng tác với kiểu sáng tác (đều là nguyên tắc phản ánh) thì lại
chính là chỗ khác nhau giữa phương pháp sáng tác với trào lưu văn học bởi
vì cái sau chỉ bảo hàm chứ không bị thu hẹp lại thành cái nguyên tắc tư
tưởng nghệ thuật của chính nó. Ngược lại chỗ giống nhau giữa phương pháp
sáng tác với trào lưu văn học đều được xác định bởi một thế giới quan nhất
định trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất nhất định thì chính là chỗ
khác nhau giữa phương pháp sáng tác với kiểu sáng tác. Nói phương pháp
sáng tác là nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật có nghĩa trước hết nó không phải
là sự tổng hợp giữa những phương thức thủ pháp biện pháp nghệ thuật mà
gắn chặt với thế giới quan nhưng cũng không phải bị đồng nhất với thế giới
quan. Nói cách khác thế giới quan ở đây được cụ thể hóa thành một số
nguyên tắc sáng tác nghệ thuật cơ bản. Phương pháp sáng tác vừa là nội
dung vừa liên quan với hình thức vừa cho thấy bản chất xã hội của văn học
vừa thể hiện qua một số yếu tố cơ bản của tác phẩm. Nó phải được khảo sát
tập trung vào những lĩnh vực cụ thể nào đó của tác phẩm văn học mà có sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung và hình thức. Viện sĩ Ti-mô-phi-ép cho
rằng phương pháp sáng tác bao gồm những “vấn đề lý tưởng nhân vật tích
cực sự nhận thức quá trình sống, vấn đề được tính nhân dân”. Đây hầu hết là
những nguyên tắc tư tưởng và thật ra trong tác phẩm văn học những vấn đề
lý tưởng và Thái độ đối với nhân dân chủ yếu được thể hiện qua việc xây
dựng nhân vật tích cực. Gần đây, viện sĩ Đ.Mar-cốp cho rằng phương pháp
là hệ thống nguyên tắc mang tính chất ý thức hệ cộng với thi pháp. Như thế
là ông có chủ ý về cả tư tưởng lẫn nghệ thuật. Nhưng thật ra từ ý thức hệ đến
khi Pháp còn cần có những bình diện quá độ. Cũng còn nhiều ý kiến khác
nhau lưu ý đến các bình diện mĩ học nhận thức học xã hội học hệ tư tưởng…
của phương pháp sáng tác. Tất nhiên như vậy thật đầy đủ nhưng một yêu cầu
cần tư duy khoa học hiện đại là tất cả những kiến giải đưa ra cho để thao tác
hóa nghĩa là phải trực tiếp tìm thấy những biểu hiện vật thể của nó mà trong
lĩnh vực này cơ cấu là tác phẩm.
Chúng ta chú ý đến luận điểm của Ăng-ghen về điển hình trong thư gửi Hác-
ơ-nex không những có ý nghĩa đối với việc lý giải chủ nghĩa hiện thực mà
còn có ý nghĩa với phương pháp luận cho việc xác định nội dung của
phương pháp sáng tác nói chung.
Đó là việc Ăng-ghen lấy nguyên tắc khắc họa tính cách trong mối quan hệ
tương quan với hoàn cảnh để làm tiêu biểu xem xét điểm đặc điểm của
phương pháp sáng tác bởi vì nói “văn học là nhân học” tuy đúng về cơ bản
nhưng cần phải thấy thật ra trong lịch sử, nó được diễn ra qua các nấc thang
như sau: phi nhân (vật hoặc thần), “bán nhân hóa” (nửa người nửa vật hoặc
nửa thần), nhân vật (chưa có tính cách tính), tính cách (nhân vật đã có tính
cách), điển hình (tính cách đạt đến độ sâu sắc),... Như thế tính cách không
phải là có ngay từ đầu mà là kết quả của một quá trình tích lũy nghệ thuật.
Khi đã có nhân vật rồi thậm chí cũng không được mô tả với ngoại hình, hành
động, ngôn ngữ khá sinh động cũng chưa hẳn đã có tính cách. Bởi vì tính
cách là cốt lõi là điểm quy tụ bên trong từ đó có thể giải thích được mọi biểu
hiện và diễn biến bên ngoài của nhân vật. Khi đã có tính cách rồi thì vai trò
của nó như thế nào, câu trả lời mỗi thời đại văn học cũng khác nhau. Cho
rằng “nhà thơ đưa ra những nhân vật hành động, không phải để mô tả, nhưng
nhiều hành động này họ nắm được tính cách”, Aristotle xưa kia có phần xem
nhẹ vai trò của tính cách mà coi trọng cốt truyện là “linh hồn”, là “cơ sở”
của tác phẩm văn học. Nhưng đến thời Khai sáng, Lét Xing đã có thể nói
“Chúng tôi xem sự kiện như một cái gì ngẫu nhiên như một cái có thể chung
cho mọi người; trái lại chúng tôi xem tính cách như một cái gì chủ yếu”.
Đương nhiên, đặc trưng bản chất của chủ nghĩa hiện thực phải được lý giải
toàn diện là “tái hiện một cách chân thực tính cách điển hình trong hoàn
cảnh điển hình” như Ăngghen đã nói. Vậy thì có thể lấy đó làm chuẩn đề xét
các phương án sáng tác khác. Từ đó hàng loạt các câu hỏi được đặt ra cấu
trúc nội tại của tính cách như thế nào? Mối quan hệ giữa nó với hoàn cảnh ra
sao?... Từng phương pháp cụ thể sẽ được trả lời khác nhau về vấn đề này
nhưng sẽ thấy ở các chương mục tiếp theo.
Dĩ nhiên không thể chỉ dừng lại ở ý kiến nói trên của Ăngghen. “Đằng
trước” tính cách còn là vấn đề nhân vật trung tâm (nội dung tư tưởng xã hội
lịch sử nhân vật) và “đằng sau” nó còn có những đặc trưng và biện pháp
nghệ thuật tương ứng. Và thật ra ngay về những phương diện này cũng có
thể tiếp tục khai thác trong chính kiến của Ăng-ghen. Những thư từ trao đổi
của Ăngghen về chủ nghĩa hiện thực vốn là một cuộc đối thoại giữa một bên
lãnh tụ vô sản với bên kia là những nhà văn có khuynh hướng xã hội chủ
nghĩa không thể không có những dự cảm về phương pháp sáng tác của nền
văn học vô sản tức là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này. Điểm
nổi bật chính là Ăngghen đã cho rằng cần phải dành một vị trí xứng đáng
cho hình ảnh người công nhân cách mạng. “Sự kháng cự có tính chất cách
mạng của giai cấp công nhân chống lại môi trường áp bức đó đang bao
quanh nó… và vì vậy cần phải có địa vị của nó trong chủ nghĩa hiện thực”.
Từ ý kiến này của Ăng-ghen, cộng với hiện thực tiễn sáng tác trên dưới của
một thế kỷ qua nền văn học cách mạng có thể nhìn thấy hình ảnh người công
nhân cách mạng những người lao động giác ngộ lý tưởng cộng sản làm chủ
cuộc đời làm chủ vận mệnh của mình và là nhân vật trung tâm mùa đặc
trưng cơ bản của Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng cũng chính
từ đây lại có thể xác nhận những nhân vật trung tâm là một căn cứ để xác
định nội dung và đặc điểm của từng phương pháp sáng tác. Nhân vật trung
tâm là loại nhân vật mà qua sự sáng tác nó nhà văn được sự thống nhất
hoàn toàn giữa lý trí và tình cảm bộc lộ được chứng kiến thể hiện được rõ
ràng lý tưởng của mình và cũng thường được chú ý khác họ thành công
hơn cả. Đó thường là - chứ không phải tất yếu là - những người mẫu lý
tưởng mà những nhà văn trong cùng một phương pháp sáng tác khao khát
muốn tạc và bức tượng văn học nghệ thuật. Khi viết về các loại nhân vật
khác họ cũng thường dựa vào lý tưởng thẩm mĩ của nhân vật này để làm tiêu
chuẩn đánh giá. Có thể thấy mỗi một phương pháp sáng tác đều có một hay
vài loại nhân vật trung tâm riêng phù hợp với lí tưởng xã hội thẩm mỹ với cơ
sở xã hội và cơ sở ý thức của mình. Chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng
thường mô tả những con người mang ý tưởng nhân văn của giai cấp tư sản
đang lên “có tính cách khổng lồ” (Ăngghen) như: Hăm-lét; Ô-ten-lô,... Chủ
nghĩa cổ điển thường mô tả những con người chiến thắng dục vọng phục vụ
lợi ích và danh dự cho Quốc gia dòng dõi như: Rô-đri-dơ; Simen,…
NHÂN VẬT TRUNG TÂM VÀ NHÂN VẬT NGUYÊN TẮC CÓ MỐI QUAN
HỆ MẬT THIẾT VỚI NHAU.
Giữa nhân vật trung tâm với những nhân vật nguyên tắc mô tả tính cách
có liên quan mật thiết với nhau mặc dầu cái sau còn phụ thuộc vào sự tích
lũy kinh nghiệm sáng tác và sự phát triển của tư duy nghệ thuật hình tượng
Rô-lăng và hình tượng Đa-vư-đốp, cái khoảng cách khổng lồ đã đành và cái
ý nghĩa khách quan của tài liệu diễn đạt. Nhưng còn một số phương diện
khác của vấn đề đó là những nguyên tắc mô tả hình tượng. Cho nên, khi nội
dung lịch sử xã hội của nhân vật đã thay đổi thì không thể không dẫn đến
những nguyên tắc mô tả hình tượng phép ứng. Tuy còn được khắc họa theo
tính nguyên tắc tái hiện tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình nhưng
chị dậu lại là “con người bé nhỏ” không có lối thoát cho nên tính cách ở
đây phải lệ thuộc vào hoàn cảnh, còn chị Út Tịch là người ngoài cách mạng
cho nên tính cách lại có tác dụng năng động trở lại đối với hoàn cảnh,... Dĩ
nhiên khi nguyên tắc khắc họa tính cách nhân vật trung tâm được hình
thành thì nó cũng được vận dụng một cách phổ biến với loại nhân vật khác
trong cùng một phương pháp sáng tác.
Định nghĩa của Ăngghen về chủ nghĩa hiện thực còn cho thấy mối liên hệ
giữa chi tiết với điển hình bởi chi tiết phải chân thực điển hình cũng phải
được tái hiện một cách chân thực. Chi tiết không phải là cứu cánh mà là một
biện pháp phục vụ cho việc xây dựng điển hình và tự nó do đó cũng phải
được điển hình hóa. Điều này cũng có nghĩa là phương pháp luận cho việc
xác định nội dung của phương pháp sáng tác. Đó là để phục vụ cho việc biểu
hiện nhân vật trung tâm cho những nguyên tắc xây dựng tính cách cần phải
có những biện pháp nói rộng ra là những đặc trưng nghệ thuật tương ứng.
Nó khác với những biện pháp nghệ thuật trung hòa mà phương pháp sử nào
cũng sử dụng được. Biện pháp nghệ thuật tương ứng là có tính chất nội dung
chỉ thích hợp cho một phương pháp nhất định thẳng hoặc các phương pháp
khác có thể vận dụng nhưng không bắt buộc. Chi tiết chân thực có thể có
phương pháp sáng tác khác nhưng chỉ thiết yếu với chủ nghĩa hiện thực.
Khoa trương phóng đại có thể có ở nhiều phương pháp sáng tác khác nhưng
chủ nghĩa lãng mạn lại không thể thiếu. Luật tam duy nhất trong kịch thậm
chí là chủ nghĩa hiện thực cũng có sử dụng nhưng chỉ thiết yếu với chủ
nghĩa cổ điển. Vì những biện pháp nghệ thuật tương ứng là mang cho tính
nội dung như vậy cho nên khi tập hợp chúng lại một cách hệ thống thì chính
là thi pháp. Tất nhiên những biện pháp nghệ thuật riêng lẻ cũng có ý nghĩa
của nó bởi vì những nhân tố độc đáo cũng góp phần làm nên sự hấp dẫn của
hệ thống do đó tính hệ thống trong khi Pháp của phương pháp sáng còn thể
hiện ở chỗ các nhà văn trong cùng một phương pháp nhất trí trong việc sử
dụng cho dù chỉ là một biện pháp nghệ thuật tương ứng riêng lẻ như đã kể ở trên.
Tóm lại nội dung cụ thể của phương pháp sáng tác chủ yếu được xét trên ba
lĩnh vực nhân vật trung tâm nguyên tắc mô tả tính cách trong mối liên hệ với
hoàn cảnh và thi pháp. Ba lĩnh vực này tuy vai trò và tỷ lệ khác nhau nhưng
đều mang tính chất tư tưởng nghệ thuật. Cách chọn nhân vật trung tâm mà
phần lớn là nhân vật chính diện tích cực đã trực tiếp nói lên thế giới quan tư
tưởng và tình cảm của nhà văn. Nói cách khác thế giới quan của nhà văn ở
đây không ở trong dạng thuần lý nữa mà kết hợp với chặt chẽ với cảm xúc
thẩm mỹ là nằm trong dạng lý tưởng xã hội thẩm mỹ. Là một mặt liên quan
với những nội dung lịch sử xã hội của nhân vật trung tâm mặt khác liên quan
với sự phát triển tư duy và tích lũy kinh nghiệm của nghệ thuật cho nên cũng
có chất tư tưởng nghệ thuật thi pháp Tuy là nằm trong lĩnh vực hình thức
nghệ thuật nhưng lại vừa mang tính chất nội dung như trên đã nói .
Hiển nhiên phương pháp sáng tác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
tất cả các yếu tố trong tác phẩm mà thật ra ba lĩnh vực nói trên cũng liên
quan đến ít nhiều tất cả các yếu tố trong tác phẩm. Nhân vật trung tâm tính
cách và hoàn cảnh đều không thể tách rời đề tài chủ đề tình tiết và cốt
truyện. Thi pháp tùy theo trường hợp cũng có liên quan đến kết cấu ngon
ngữ và thể loại. Có điều không phải bất cứ yếu tố nào trong tác phẩm cũng
bộc lộ bản chất của phương pháp như nhau. Một loại đề tài thể loại có thể
được triển khai và sử dụng nhiều phương pháp sáng tác khác nhau. Nhưng
hai phương pháp sáng tác khác nhau tuyệt đối không thể nào có cùng chung
một nhân vật trung tâm một nguyên tắc mô tả tính cách và một hệ thống phi
pháp cho nên đây là 3 lĩnh vực thường tại vừa xác định vừa xác định lý
tưởng xã hội thẩm mỹ vừa bộc lộ chiều sâu nhận thức nghệ thuật của phương pháp sáng tác.
2. Cơ sở của phương pháp sáng tác
Cơ sở của phương pháp sáng tác là thế giới quan và thực tại.
Trước hết phải thấy rằng những khái niệm phương pháp sáng tác thế giới
quan thực tại thật ra đều có hai hàm nghĩa. Sáng tác vừa có nghĩa là phương
pháp chung của cả trào lưu văn học vừa có nghĩa là phương pháp riêng của
từng nghệ sĩ. Nhiều nhà văn cùng một lập trường tư tưởng hợp với nhau lại
dưới một ngọn cờ chung về phương pháp sáng tác. Chẳng hạn trước đây nhà
văn chúng ta để tuân thủ theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa mô tả
cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng. Nhưng tư tưởng chỉ có hai
bình diện. Bình diện cơ bản là về vấn đề lý tưởng quan niệm lập trường.
Nhưng còn một bình diện nữa là vấn đề trình độ. Cùng có lập trường tư
tưởng xã hội chủ nghĩa cả nhưng trình độ tư tưởng của mỗi người lại khác
nhau. Cộng thêm với vốn sống không giống nhau do đó mức độ quán triệt
nguyên tắc mô tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng tất yếu
cũng sẽ khác nhau. Do sự khác nhau này đã bị buộc lý luận văn học phải đưa
ra cặp khái niệm sánh đôi với phương pháp chung và phương pháp riêng.
phương pháp chung là cái nhất trí trên vấn đề phương hướng còn phương
pháp riêng là cái biểu hiện phương hướng đó ở mức độ khác nhau. Thế giới
quan cũng như vậy vừa có nghĩa chung là hệ tư tưởng của một giai cấp một
lực lượng xã hội nhất định vừa chỉ tư tưởng tình cảm xã hội của nhà văn.
Thực tại vừa có nghĩa chung là toàn bộ điều kiện lịch sử xã hội trong một
thời kỳ nhất định vừa chỉ đối tượng mô tả của quá trình sáng tác cụ thể của nhà văn nhất định.
Vì vậy mỗi khái niệm đều có hàm nghĩa rộng và hẹp như vậy cho nên ít ra ở
đây cũng có hai mối liên hệ chung và riêng không hoàn toàn giống nhau. Sự
ra đời của phương pháp chung là một trào lưu văn học nào đó xét cho cùng
là do điều kiện lịch sử xã hội thực tại quyết định. Vì sao chủ nghĩa cổ điển ra
đời thì phải tìm nguyên nhân trong chế độ phong kiến tập trung trên thế quân
sự giữa hai giai cấp phong kiến và tư sản vào thế kỷ 17 của Pháp. Chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời cũng là một tất yếu lịch sử xuất phát từ
thực tiễn đấu tranh xã hội từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Hiển nhiên điều kiện
lịch sử xã hội tự nó không đẻ ra được phương pháp sáng tác mà phải thông
qua hệ tư tưởng. Thế giới quan ở đây có tác dụng trực tiếp chủ nghĩa duy lý
của đề các đối với chủ nghĩa cổ điển chủ nghĩa mác-lênin đối với chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa,... Có điều phải thấy rằng chính hệ tư tưởng cũng
là con đẻ của điều kiện lịch sử xã hội.
Nhưng xét theo mối liên hệ giữa phương pháp riêng của một nhà văn với tư
tưởng tình cảm thế giới quan của họ đối với một đối tượng mô tả thực tại
của thế giới quan có vai trò quyết định còn thực tại ở đây tỏ ra không ảnh
hưởng nào cả. Không phải cứ viết để tải khác nhau là sử dụng phương pháp
sáng tạo khác nhau. Đối với mô tả có ảnh hưởng đến biện pháp mô tả nhưng
không thể thay đổi những nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật cơ bản của tác giả.
Đứng trước một hiện tượng nào đó nhà Văn vận dụng phương pháp sáng tác
nào là hoàn toàn do tư tưởng của nhà văn quyết định.
Phương pháp sáng tác là gì?
Các phương diện cấu thành phương pháp sáng tác?
Mối quan hệ giữa các phương diện ấy?
Cơ sở của phương pháp sáng tác là gì?