Quá trình hình thành báo chí và pháp luật Báo chí Việt Nam | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hoàn cảnh lịch sử ra đời. Sắc lệnh, quy định chính của báo chí giai đoạn năm 1865 – 1925. Quá trình hình thành và phát triển các quy định hoạt động báo chí Việt Nam 1925 - 1945. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật và đạo đức báo chí - truyền thông
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BÁO CHÍ
VÀ PHÁP LUẬT BÁO CHÍ VIỆT NAM
I, QUY ĐỊNH, CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1865-1925
1, Hoàn cảnh lịch sử ra đời
- Trước khi bị Pháp xâm lược, Việt Nam hoàn toàn chưa có báo chí.
- Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam
→Pháp sử dụng báo chí : công cụ phục vụ xâm lược, mục tiêu “đồng hóa”
người Việt, truyền bá văn minh phương Tây.
- Báo chí Việt Nam ra đời và phát triển trước tiên ở Nam Kỳ, nhờ 3 yếu tố căn
bản để xuất hiện báo chí: văn tự (chữ quốc ngữ), kỹ thuật in ấn hiện đại và
xuất hiện các đối tượng độc giả.
- Xuất hiện báo Pháp ngữ năm 1861, sau đó người Việt cũng tham gia và cho
ra đời báo chữ quốc ngữ từ năm 1865 (Tờ Gia Định báo)
2, Sắc lệnh, quy định chính của báo chí giai đoạn năm 1865 – 1925 A, Sắc lệnh năm 1881
- Ngày 29-7-1881, Quốc hội Pháp thông qua Đạo luật Tự do báo chí
- Ngày 12-9-1881, tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc luật cho phép áp dụng
Đạo luật Tự do báo chí ở thuộc địa Nam Kỳ
- Theo Đạo luật Tự do báo chí Pháp 1881: Tất cả các loại báo sẽ được phát
hành không cần sự cho phép trước và không cần ký quỹ tiền, sau khi được
công bố đúng theo điều 7. *Điều 7 qui định:
+ Trước khi phát hành, phải được khai báo ở Sở Biện lý Tên báo, loại
báo; Tên họ, địa chỉ người quản lý; Ghi rõ nơi in báo; thay đổi phải khai báo trước 5 ngày.
+ Người quản lý phải là người thành niên, hưởng đủ quyền lợi dân sự,
không mất quyền công dân bởi một hành vi phạm pháp.
+ Đủ điều kiện thì tờ báo được tự do phát hành (kể cả trên toàn thuộc
địa). Ngược lại, khi chưa đủ điều kiện mà phát hành thì luật pháp sẽ có hình phạt truy tố. B, Sắc lệnh năm 1898
- Do chánh sách tự do báo chí 1881 dựa trên thực tế của Pháp- nước độc lập,
không có mâu thuẫn mang tính đối kháng giữa dân và nhà cầm quyền
→ Khác với thực tế Việt Nam → xuất hiện Tờ Phan Yên Báo- tờ báo Việt
Nam đối lập, chống lại sự chiếm đóng của người Pháp
- Để đối phó, tổng thống Pháp Félix Faure ký sắc lệnh ngày 30-12-1898, qui
định thêm về chế độ báo chí áp dụng với thuộc địa Đông Dương:
+ Tất cả tờ báo quốc ngữ Việt Nam, Hán ngữ hay bằng bất cứ một thứ ngôn
ngữ nào khác ngoài Pháp ngữ, phải có sự cho phép trước của quan toàn
quyền, sau khi toàn quyền hội ý với Ban thường trực Thượng hội đồng Đông
Dương và ngăn cấm những vụ phỉ báng của những tờ báo Pháp ngữ chống lại chánh quyền
II, Quá trình hình thành và phát triển các quy định hoạt động báo chí Việt Nam 1925 - 1945
Căn cứ vào các thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam từ 1925 - 1945, nền
Báo chí Việt Nam có thể chia thành 4 thời kỳ:
Thờikỳ1:Từ1925đếntrướckhiĐảngCộngsảnViệtNamrađời(2/1930):
Vào những năm 20 đầu thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra Việt Nam
Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội – một tổ chức yêu nước Việt Nam đầu tiên đi
theo con đường cách mạng vô sản, đồng thời xuất bản báo Thanhniên làm cơ quan
ngôn luận của tổ chức này.
-Ngày 21/6/1925, Thanhniên - tờ báo đầu tiên của Cách mạng Việt Nam, ra số 1.
- Tháng 6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, cho xuất bản báo Búaliềm
làm cơ quan Trung ương của Đảng, Ban công vận Trung ương của Đảng ra báo
Cônghộiđỏ, Tổng Công hội Bắc kỳ ra báo Laođộng,…
- Tháng 9/1929, An Nam Cộng sản Đảng cho ra báoĐỏ.
- Ngày 5/8/1930, Trung ương cho ra báo TạpchíĐỏ.
- Ngày 15/8/1930, báo Tranhđấu ra mắt.
Những tờ báo đều được viết trên giấy nến bằng bút thép, trình bày tương đối đẹp,
số lượng in khoảng trên dưới 100 bản.
=> Báo chí đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ nhận thức về Chủ
nghĩa Mác - Lênin, nắm vững đường lối chính trị của Quốc tế Cộng sản cho các
đảng viên cộng sản => vận dụng đúng đắn vào thực tiễn tổ chức đấu tranh cách mạng.
Thờikỳ2:Từnăm1930-6/1936:
Sau Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (tháng 2 - 1930), các tờ báo do các tổ chức cộng sản và các đoàn thể do các tổ
chức cộng sản đó chỉ đạo trước ngày hợp nhất đều ngừng xuất bản để đảm bảo sự
thống nhất về tư tưởng, đường lối chính trị và theo tổ chức mới.
Thời kỳ này báo chí cách mạng đặc biệt phong phú cả về tên báo do Trung ương
và các cấp uỷ Đảng, các chi bộ Đảng tổ chức ra về việc phục vụ cho nhiều đối
tượng cần tuyên truyền, cổ động và tổ chức.
=> Báo chí thời kỳ này đã làm đúng chức năng “người tổ chức tập thể”, đóng góp
tích cực vào việc khôi phục và phát triển Đảng, các tổ chức quần chúng, gắn chặt
nhiệm vụ xây dựng về tổ chức với đấu tranh chính trị và lý luận.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam, xuất hiện báo chí được viết tay trong tù.
Thờikỳ3:Từnăm1936đến1939:
Kể từ tháng 6-1936, báo chí cách mạng xuất bản công khai, nhận sứ mệnh lịch
sử mới mà Đảng trao cho: ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và Nghị
quyết Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản cũng như tình hình thế giới; đòi tự do
dân chủ, cải thiện đời sống và hòa bình, tự do báo chí, chống phản động thuộc địa
chủ nghĩa phát xít, chống chủ nghĩa cải lương và mọi tư tưởng, lý luận phản động
khác để đầy tới một cao trào cách mạng mới.
Với nghệ thuật lãnh đạo tài tình, sách lược linh hoạt, nhạy bén của Đảng, đa
dạng về hình thức xuất bản. Một số tờ báo cách mạng bằng chữ Pháp được xuất
bản ở Hà Nội, cùng với đó, một loạt các tờ báo tiếng việt đã được xuất bản công
khai hợp pháp, trong đó có tờ Dânchúng.
Báo chí thời kỳ vận động dân chủ được in ty-pô với số lượng lớn. Có tờ chiếm
kỷ lục như Dânchúng, số Xuân 1939 in đến 15.000 bản. Trình bày bài vở trên mặt
báo đã mang dáng dấp hiện đại, biên tập và in nhanh, phát hành nhanh, rộng trong
cả nước và ra nước ngoài qua 3 hệ thống: bưu điện, hiệu sách, tổ bán báo lưu động.
Thờikỳ4:Từnăm1939-1945:
Báo chí cách mạng thời kỳ 1939 - 1945 đã quán triệt các Nghị quyết của Đảng
và chủ trương của Tổng bộ Việt Minh => đóng một vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa thắng lợi. => thể hiện rõ tính chiến
đấu của Đảng, là vũ khí đấu tranh hiệu quả của Đảng.
- Về số lượng, báo tuy không nhiều bằng thời kỳ trước, nhưng chất lượng bài vở
tốt hơn, nội dung phong phú hơn, hình thức trình bày đẹp hơn. Nhiều tờ báo tồn tại
lâu hơn thời kỳ bí mật trước đó.
- Các tờ báo chủ chốt trong thời kỳ này đều do các đồng chí lãnh đạo của Đảng
trực tiếp phụ trách như: Trường Chinh với tờ CờGiảiPhóng, Xuân Thủy phụ trách
báo CứuQuốc, Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo báo .
ViệtNamĐộclập
=> trở thành một công cụ tuyên truyền hữu hiệu, góp phần to lớn vào sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, giành thắng lợi cuối cùng vào mùa thu lịch sử năm 1945.
III, Quá trình hình thành và phát triển các quy định hoạt động báo chí
của báo chí Việt Nam từ 1945-1975: 1, Quá trình hình thành Ý tưởng 1
1. 1945-1954 (Chiến tranh Đông Dương): Trong giai đoạn này, báo chí chủ
yếu tập trung vào việc thúc đẩy tinh thần chiến đấu chống Pháp. Các tờ báo
thường bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính quyền và chủ trương cách mạng.
2. 1954-1975 (Chiến tranh Việt Nam): Báo chí tiếp tục chịu ảnh hưởng của
chính trị và chiến tranh. Từ tự do ngôn luận ít dần và bị kiểm soát chặt chẽ
hơn, chủ yếu để duy trì thông điệp cách mạng và hỗ trợ chiến tranh.
3. Sự Chuyển Đổi Đa Dạng: Mặc dù kiểm soát chính trị nghiêm ngặt, báo
chí vẫn có sự đa dạng về hình thức và nội dung. Có sự xuất hiện của nhiều tờ
báo và tạp chí chuyên sâu, tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau như văn
hóa, kinh tế, và khoa học.
4. Sự Biến Động Do Chiến Tranh: Tình hình chiến tranh và biến động chính
trị đã ảnh hưởng đến sự ổn định của báo chí. Nhiều tờ báo và cơ sở in ấn bị
tác động và đóng cửa do chiến tranh và các yếu tố khác Ý tưởng 2
Trong giai đoạn 1945-1975, quá trình hình thành và phát triển các quy định hoạt
động báo chí tại Việt Nam phản ánh sự biến động của bối cảnh lịch sử và chính trị.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chiến tranh Việt Nam, chính phủ đưa
ra các quy định để kiểm soát thông tin, đảm bảo sự đồng thuận quần chúng. Đồng
thời, báo chí cũng đóng vai trò chính thức trong việc truyền đạt thông điệp cách
mạng và tuyên truyền ideological. Ý tưởng 3
- Từ tháng 8/1945 báo chí Cách mạng xuất bản công khai số lượng lớn, nhất là
Báo Cứu quốc. Thời kỳ này trong làng báo xuất hiện 2 cơ quan mới: Đài tiếng nói
Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam. Cuối năm 1945 Đảng ta chuyển vào hoạt động
bí mật và cho ra báo Cờ giải phóng rồi báo Sự thật xuất bản với danh nghĩa là cơ
quan của Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.
- Năm 1951 sau Đại hội Đảng toàn quốc lần II Báo Sự thật đình bản, Báo Nhân
dân – Cơ quan Trung ương của Đảng bắt đầu xuất bản, Báo Quân đội nhân dân,
Tạp chí Cộng sản ra đời.
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi nước ta tạm chia 2
miền với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau: Ở Miền Nam: Báo chí Cách mạng là
tiếng nói chính nghĩa tập hợp các tầng lớp nhân dân xung quanh Mặt trận dân tộc
giải phóng Miền Nam. Hàng trăm nhà báo trực tiếp cầm súng ra chiến trường, nhà
báo là chiến sĩ và hơn 400 nhà báo đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của
dân tộc.; có những nhà báo được cả nước biết đến như Lê Anh Xuân, Chu Cẩm
Phong… Ở miền bắc báo chí tiến bộ vượt bậc, Báo nhân dân ra hàng ngày in với
số lượng lớn, Trung ương ra Tạp chí lý luận sau đổi thành Tạp chí Cộng sản. Thời
kỳ này đã xuất bản một số báo tiếng nước ngoài để giới thiệu các vấn đề của Việt
Nam với bạn bè quốc tế.
- Ngày 21/4/1950 tại xóm Roòng Khoa, xã Điểm Mạc, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên Hội nhà báo Việt Nam được thành lập, tháng 7/1950 Hội nhà báo
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức quốc tế các nhà báo Oij (họp tại
Helsinki- Phần Lan). Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc
giành độc lập dân tộc cũng như thời kỳ đổi mới Oij đã cử các đoàn Nhà báo đến
Việt Nam phản ánh bức tranh sinh động của nhân dân ta trong chiến đấu và xây
dựng đất nước điển hình là Bơơc sép, Các men, Mađơlen rit pho. Hội nhà báo Việt
Nam cũng đã sát cánh cùng với Oij đấu tranh đòi tự do báo chí và trả tự do cho các
nhà báo chân chính, ở nhiều nước trên thế giới. Vị thế của Báo chí Việt Nam nói
chung và Hội nhà báo Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế ngày một nâng cao.
2, Các quy định hoạt động báo chí của báo chí Việt Nam từ 1945-1975
Trong giai đoạn từ 1945-1975, Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện và thay đổi của
nhiều văn bản pháp luật liên quan đến báo chí, thường là để kiểm soát và hướng
dẫn hoạt động của ngành báo chí. Dưới đây là một số văn bản pháp luật quan trọng: -
Sắc lệnh số 41 gồm 14 điều:
Trong quá trình thống trị Việt Nam, nhằm thực hiện chính sách “ngu dân”,
thực dân Pháp đặt ra chế độ kiểm duyệt báo chí rất chặt chẽ, nhân dân Việt
Nam không có tự do báo chí. Ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ ra đời, trong tình thế vận mệnh
đất nước ví như “ngàn cân treo sợi tóc” vì phải đối phó với “thù trong, giặc
ngoài”. Trong điều kiện khó khăn và chính quyền non trẻ đó, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã rất quan tâm và coi trọng báo chí. Người tuyên bố xóa bỏ hoàn
toàn bộ máy thực dân, phong kiến của chế độ cũ và ngày 29-3-1946, Người
ký Sắc lệnh số 41 quy định về chế độ báo chí. -
Sắc lệnh số 282-SL năm 1956 kèm theo Luật về chế độ báo chí của Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Sau tháng 7 năm 1954, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ
chính trị khác nhau. Miền Bắc hòa bình, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa Việt Nam tiến hành khôi phục kinh tế-xã hội, quá độ xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Miền Nam dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền
Việt Nam cộng hòa, phụ thuộc Mỹ. Mục tiêu, nhiệm vụ chung của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta là thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và cách mạng Việt Nam có nhiều chuyển
biến, Quy định về chế độ báo chí năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã qua 10 năm, cần được bổ sung và phát triển. Ngày 14 tháng 12
năm 1956, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký
sắc lệnh số 282- SL kèm theo Luật về chế độ báo chí.
- Luật số 100-SL/1002 năm 1957 về chế độ báo chí.
Ngày 9-7-1957, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có
Nghị định số: 298-TTg quy định chi tiết thi hành Luật số 100-SL/1002 ngày
20-05-1957 về chế độ báo chí. Trong đó quy định chi tiết thi hành việc cấp
giấy phép xuất bản báo chí; việc nộp lưu chiểu trước khi phát hành báo chí;
việc áp dụng kỷ thuật.
Luật Bảo chỉ năm 1957 vừa thể hiện sự phát triển của báo chí cách mạng
Việt Nam, trong quản lý báo chí cách mạng Việt Nam, vừa chỉ rõ tính chất
báo chí cách mạng, đấu tranh vì hoà bình thống nhất nước nhà, vì chủ nghĩa xã hội. -
Nghị quyết số 2960-QĐ năm 1961 quy định lại chi phí phát hành cho tất cả loại báo chí
- Nghị quyết 31-TT/PH năm 1971 quy định việc nhận đặt mua báo chí xuất bản trong nước
=> Kể từ Luật về chế độ báo chí được ban hành, báo chí cách mạng Việt Nam đã
động viên tư tưởng quân dân cả nước, góp phần đưa hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ đi đến thắng lợi, thống nhất đất nước năm 1975; góp phần vào
thắng lợi bước đầu, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc,
làm tròn nhiệm vụ quốc tế.
IV, Báo chí Việt Nam năm 1954
1, Tình hình nước Việt Nam sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954
– Với việc kí kết và thực hiện Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời bị chia
cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau.
– Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
– Ở miền Nam, Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền,
âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới
và căn cứ quân sự của Mĩ.
Nhiệm vụ cách mạng: Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền:
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.
-Năm 1945 – 1975: là thời kỳ mà báo chí Việt Nam tồn tại trong sự phân hóa với
cục diện đặc biệt, khi hai miền Nam – Bắc bị chia cắt với hai chế độ chính trị khác
nhau, do đó hệ thống báo chí và công tác xuất bản cũng có những cách thức hoạt
động riêng, đặc biệt là năm 1954. Ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, báo chí được bao
cấp hoàn toàn và có sự đồng bộ hóa, nhất quán trong cách thức triển khai, vận
hành; không giống với hệ thống báo chí tư bản đa đảng phái, phát triển tự do theo
hướng tư nhân hóa, đặt lợi nhuận lên hàng đầu như ở miền Nam lúc bấy giờ.
-Đặc biệt, bộ phận báo chí cách mạng tại đây cũng tồn tại song song, đan xen với
báo chí thực dân, thể hiện rất rõ tinh thần phản kháng chính quyền tư bản độc tài,
đại diện cho tiếng nói yêu nước và yêu chuộng hòa bình của nhân dân miền Nam.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với Báo Quân đội nhân dân tại hậu phương-
Tòa soạn đóng tại ATK Định Hóa, còn có Tòa soạn báo Báo Quân đội nhân dân tổ
chức xuất bản và phát hành báo ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ; những tờ báo
được hoàn thành ngay khi khói lửa trận đánh chưa tan. Đây được coi là ưu thế đặc
biệt của Báo Quân đội nhân dân…
-Ngày 25 tháng 11 năm 1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết "Tuyên truyền"
đăng trên Báo Nhân dân. Tại đây Người đưa ra những ví dụ về hành động của cán
bộ và chiến sĩ có ý nghĩa tuyên truyền cho phẩm chất, đạo đức của người chiến sĩ
cách mạng và khẳng định: "Mỗi người yêu nước đều phải làm tuyên truyền", mỗi
cử chỉ hành động đều có thể là một công tác tuyên truyền.
-Xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kì, ác liệt và gian khổ của dân tộc,
Đảng và Nhà nước vẫn xem báo chí như là công cụ tuyên truyền đắc lực, đi đầu
trong việc cổ vũ công cuộc lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc, thúc đẩy
tinh thần chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược của chiến sĩ và nhân dân cả
nước, đặc biệt là đồng bào, chiến sĩ tại chiến trường Nam bộ. Trong tiến trình xây
dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hệ thống báo chí với khoảng dưới 100 tờ được
đặt dưới sự điều phối của Đảng và Nhà nước, phân chia thành các nhóm báo tương
ứng với các chủ đề riêng.
V, Hoạt động báo chí Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Từ 1975 đến nay, Luật Báo chí đã 3 lần thay đổi, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
hơn, góp phần tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên
quan đến báo chí phát triển.
Có thể khái quát quá trình hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam từ 1975 đến
nay thành bốn giai đoạn chính:
1) Giai đoạn 1975-1990 và sự ra đời của Luật Báo chí năm 1989;
2) Giai đoạn 1990-2000, sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 1999;
3) Giai đoạn 2000-2016 và sự ra đời của Luật Báo chí năm 2016;
4.) Cuối cùng là Giai đoạn từ 2016 đến nay
1,Giai đoạn 1975-1990, cơ sở ra đời Luật Báo chí năm 1989
* Điều kiện khách quan thuận lợi:
- Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch HCM năm 1975 đã thống nhất hai miền đất nước - Tổng tuyển cử 1976.
=> Tất cả đã tạo điều kiện cho sự ra đời của hiến pháp năm 1980 (đã có những sửa
đổi so với 1959). Hiến pháp là 1980 là cơ sở quan trọng để hình thành luật báo chí hoàn thiện.
Dẫn chứng từ hiến pháp: Điều 67 “Côngdâncócácquyềntựdongônluận,tựdo
báochí,tựdohộihọp,tựdolậphội,tựdobiểutình,phùhợpvớilợiíchcủachủ
nghĩaxãhộivàcủanhândân”.
*Sự ra đời của luật báo chí 1989 - Điều kiện:
+ Công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc của đất nước vào năm 1986, báo chí cũng là một trong số đó
+Ngoài hiến pháp 1980 báo chí còn được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác
như: Nghị định số 186/HĐBT ngày 09-11-1982, Nghị định số 33 ngày 27-02-1984 …
Việc triển khai còn nhiều bất cập trong hoạt động báo chí: :
1) Sự bao cấp và phân phối báo chí đã hạn chế của báo chí phát triển;
2) Những quy định về phân phối giấy in báo cho các báo chưa hợp lý, làm kìm
hãm sự phát triển của báo chí;
3) Sự quản lý phân phối phát hành đã hạn chế sự phát triển báo chí;
4) Nhà nước can thiệp sâu vào quá trình giá bán báo, nên quyền tự định giá và giá
của các tờ báo bị hạn chế,… (Phí Thị Thanh Tâm, 2015).
=> Ngày 28-12-1989, Quốc hội thông qua Luật Báo chí 1989 và Ngày 02-01-1990,
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký lệnh công bố Luật. *Ý nghĩa:
- Thể hiện những bước quan trọng trong công cuộc đổi mới báo chí trước sự
yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
- Đây cũng là kết quả của quá trình phát triển nội tại, tự vận động để đổi mới
báo chí Việt Nam trong bối cảnh mới.
2, Giai đoạn 1990-2000, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, năm 1999 - Điều kiện:
+Sự ra đời của Luật Báo chí năm 1989 đã góp phần xây dựng cơ sở pháp luật về
báo chí tương đối đầy đủ.
+Những đòi hỏi về việc cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992
=> Đặt ra yêu cầu bổ sung một số điều của Luật Báo chí thời điểm đó.
- Đến ngày 15-4-1992, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1992
- Nội dung đổi mới: Hiến pháp năm 1992 đã quy định một cách đầy đủ hơn về
hoạt động báo chí và quyền tự do báo chí của công dân.
+ Đưa thêm báo điện tử vào các loại hình báo chí (Điều 3)
+ Tăng cường quyền hạn cũng như trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí (Điều 28)
+ Điểm mới về chính sách tài chính, quy định rõ Nhà nước có chính sách hỗ
trợ ngân sách và tạo điều kiện cho báo chí phát triển (Điều 17c)
- Dẫn chứng Điều 33 và Điều 69, Hiến pháp năm 1992 nêu: “Côngdâncóquyền
tựdongônluận,tựdobáochí;cóquyềnđượcthôngtin;cóquyềnhộihọp,lập
hội,biểutìnhtheoquyđịnhcủaphápluật.Nhànướcpháttriểncôngtácthông
tin,báochí,phátthanh,truyềnhình,điệnảnh,xuấtbản,thưviệnvàcác
phươngtiệnthôngtinđạichúngkhác.Nghiêmcấmnhữnghoạtđộngvănhoá,
thôngtinlàmtổnhạilợiíchquốcgia,pháhoạinhâncách,đạođứcvàlốisống
tốtđẹpcủangườiViệtNam”.
- Ý nghĩa: Pháp luật về báo chí đã kịp thời đổi mới phù hợp với sự phát triển của
kinh tế-xã hội, bối cảnh giai đoạn lịch sử thời điểm đó.
3, Giai đoạn 2000-2016, cơ sở ra đời Luật Báo chí năm 2016
- Điều kiện: Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013. Ngày 08-12-2012, Chủ tịch
nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp. Hiến pháp 2013 có hiệu lực từ ngày 01- 01-2014.
- Thực tiễn phát triển nhanh của báo chí và các xu hướng mới đòi hỏi việc hoàn
thiện pháp luật về báo chí. -
Nội dung thay đổi trong hiến pháp. (So với 1992)
Những quy định về quyền con người và quyền công dân nói chung và
quyền tự do báo chí nói riêng.
Vấn đề về quyền tự do báo chí: Điều 2.
Pháp luật về báo chí chưa quy định về giới hạn quyền tự do báo chí,
điều này là chưa phù hợp với Hiến pháp năm 2013
Đối tượng thành lập cơ quan báo chí;
Quyền tác nghiệp của báo chí;
Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
Liên kết trong hoạt động báo chí;
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí;
Cải chính và xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí…
4, Giai đoạn từ 2016 đến nay
- Bối cảnh: Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực báo chí và truyền thông đặc biệt
là truyền thông số.
- Một số vấn đề bất cập: