Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................3
B. NỘI DUNG.........................................................................4
I. Một số vấn đề lý luận về kinh tế quốc tế...................4
1. Khái niệm:......................................................................4
2. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế:..........................4
3. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam:...5
II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam...5
1. Giai đoạn 1995 - 2009:..................................................5
2. Giai đoạn 2010 - 2020:..................................................7
3. Một số thành tựu đã đạt được:.......................................8
III. Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị của hội nhập
kinh tế quốc tế đối với Việt Nam:...................................9
1. Cơ hội:...........................................................................9
2. Thách thức:..................................................................10
3. Các khuyến nghị:.........................................................10
C. KẾT LUẬN.......................................................................12
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự
phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất do phân công lao
động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu
dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích
tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất.
Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và
sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của
thế giới nói chung. Đó là sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế
thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi.
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng
bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên,
một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế
quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi
nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Nhưng theo
chủ trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước “, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành
sứ mệnh. Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với
Việt Nam. Em xin chọn đề tài: "Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam". Đây là đề tài rất sâu rộng, mang tính
thời sự. Đã có rất nhiều nhà kinh tế đề cập đến vấn đề này. Bản
thân em, một sinh viên năm thứ hai, khi chọn viết đề tài này
cũng cảm thấy rất hứng thú. Tuy nhiên do sự hiểu biết còn hạn
chế em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được những lời góp ý của cô. Em xin chân thành cảm ơn.
Phần nội dung bài tập lớn của em gồm 3 phần:
I. Một số vấn đề lý luận về Kinh tế quốc tế.
II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
III. Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam. B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về kinh tế quốc tế 1. Khái niệm:
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn bó một cách hữu
cơ nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới góp phần khai
thác các nguồn lực bên trong một cách có hiệu quả.
2. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế:
2.1: Nội dung của hội nhập:
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường
cho nhau, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư:
+ Về thương mại hàng hóa: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào
phi thuế quan như QUOTA, giấy phép xuất khẩu..., biểu thuế
nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thỏa thuận...
+ Về thương mại dịch vụ: các nước mở cửa thị trường cho nhau
với cả bốn phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch
vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện
+ Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước
ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa hoá, cân bằng xuất nhập khẩu và
hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ, khuyến khích tự do hoá đầu tư...
2.2: Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế:
Bất kì một quốc gia nào khi tham gia vào các tổ chức kinh
tế trong khu vực cũng như trên thế giới đều phải tuân thủ theo
những nguyên tắc của các tổ chức đó nói riêng và nguyên tắc
của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.
Một số nguyên tắc cơ bản của hội nhập:
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử;
+ Nguyên tắc tiếp cận thị trường;
+ Nguyên tắc cạnh tranh công bằng;
+ Nguyên tắc áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết;
+ Nguyên tắc ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển;
3. Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam:
Ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là
một trong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các nước. Xu
hướng toàn cầu hoá được thể hiện rõ ở sự phát triển vượt bậc
của nền kinh tế thế giới.
+ Về thương mại: Trao đổi buôn bán trên thị trường thế
giới ngày càng gia tăng. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai,
giá trị trao đổi buôn bán trên thị trường toàn cầu đã tăng 12
lần. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi đáng kể. Công nghiệp nhường chỗ cho dịch vụ.
+ Về tài chính: Số lượng vốn trên thị trường chứng khoán
thế giới đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua. Sự ra đời và ngày
càng lớn mạnh của các tổ chức kinh tế quốc tế là một phần của
quốc tế hoá. Nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các nước
phát triển mạnh hơn nữa.
II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1. Giai đoạn 1995 - 2009:
Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và từ
ngày 1/1/1996 bắt đầu thực hiện cam kết trong khuôn khổ khu
vực mậu dịch tự do ASEAN, tức AFTA. Cùng tháng 7/1995 đã kí
kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật và
một số lĩnh vực khác với công đồng Châu Âu (EU). Đồng thời
bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Khoảng tháng 3/1996, Việt
Nam tham gia với tư cách thành viên sáng lập diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM).
Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Tháng 7/2000, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã
được ký kết. Trước đó từ cuối năm 1994, nhà nước ta đã gửi đơn
xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hiện đang
trong quá trình đàm phán để được kết nạp vào tổ chức này.
Đầu những năm 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội
nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (năm 2001)
Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006)
và. Báo chí nước ngoài khen ngợi Việt Nam, ví Việt Nam như
"con hổ" kinh tế trong tương lai gần.
Chỉ số GDP/đầu người của Việt Nam, Lào, Campuchia (1990-2010)
Nguồn: Ngân hàng Thế Giới (World Bank)
So với các nước trong khu vực, GDP bình quân đầu người
của Việt Nam đạt mức 396 USD, cao hơn Lào 328 USD,
Campuchia 283 USD (năm 2000). Điều đó chứng tỏ, Sau khi hội
nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam bước đầu đã đạt được những
dấu hiệu tích cực và tương lai chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa.
2. Giai đoạn 2010 - 2020:
Những người công binh mở đường, hay những con ong
chăm chỉ, đó là cách ví von mà bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí
Dũng dành cho sự nỗ lực của Việt Nam trên con đường hội nhập
kinh tế quốc tế. Những con ong không chỉ hút mật, mà còn có
nhiệm vụ thụ phấn cho hoa để hoa đậu quả mà còn đóng góp
vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của cả nước.
Năm 2010, kinh tế của Việt Nam có sự phục hồi nhanh
chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và
Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
Bảng tổng hợp các hiệp định Thương mại tự do (FTA) của Việt Nam
(Giai đoạn 2010 - 2020)
Nguồn: Trung tâm WTO và hội nhập
Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách
riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp
giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA
thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên
quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự
do của EU hay từng nước thành viên. Theo đề xuất này, EVFTA
sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:
+ Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung
EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê
chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.
+ Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội
dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định
IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và
của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.
Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống
nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ
đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp
lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
3. Một số thành tựu đã đạt được:
Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam đã ký kết một số hiệp
định: hiệp định khung Việt Nam – EU, hiệp định buôn bán hàng
dệt may Việt Nam – EU, hiệp định Việt – Mỹ… tham gia một số
tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như: ASEAN, APEC,
EVFTA...đã đưa đến cho Việt Nam những thành quả kinh tế rất cao.
Tính đến năm 2018, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của Việt Nam
trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA) là 98%. Như vậy, trong số 10 FTA mà Việt Nam đang
thực hiện, FTA với nội khối ASEAN (AFTA) có tỷ lệ xoá bỏ thuế
quan cao nhất là 98% với lộ trình thực hiện là 19 năm (cá biệt,
một số ít mặt hàng có lộ trình là 25 năm).
Về hội nhập quốc tế, tính đến nay, Việt Nam đã xây dựng
khuôn khổ thương mại tự do với gần 60 nước (chiếm 59% dân
số, 61% GDP và 68% thương mại thế giới) thông qua 16 hiệp
định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả các FTA thế hệ mới
như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA);…
Thông qua các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, hàng
hóa Việt Nam chiếm thị phần ngày càng lớn, tăng tính đổi mới
để cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, thu hút vốn
đầu tư từ nước ngoài…
III. Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị của hội nhập
kinh tế quốc tế đối với Việt Nam: 1. Cơ hội:
Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho mọi quốc gia, đặc biệt là
các quốc gia nghèo, chậm phát triển. Việt Nam, trong hơn 30
năm đổi mới vừa qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã sớm chủ trương hội
nhập quốc tế, bắt đầu từ hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước
mở rộng ra các lĩnh vực khác.
Đến nay, Việt Nam đã hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, có quan hệ ngoại giao, kinh tế với gần 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới; tham gia, trở thành thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế có uy tín, toàn cầu và khu vực (Liên hợp
quốc, Tổ chức thương mại quốc tế, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền
tệ quốc tế, tổ chức ASEAN…), đã ký 16 hiệp định thương mại tự
do song phương, đa phương, trong đó có những hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới.
Nhờ hội nhập, Việt Nam đã mở rộng thị trường cho xuất,
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, các nguồn vốn, thành tựu khoa học – công nghệ, để đạt
được những thành tựu phát triển như những năm qua.
Việt Nam là đất nước có sự ổn định chính trị - xã hội cao,
con người thông minh, nhân hậu, mến khách, có phong cảnh
thiên nhiên tươi đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng,
nhiều bãi biển đẹp, nhiều di sản văn hóa - lịch sử có sức thu hút
lớn, có nhiều món ăn và nghệ thuật ẩm thực được bạn bè quốc tế yêu thích. 2. Thách thức:
Trong những năm tới, sự phát triển kinh tế của Việt Nam
không chỉ có cơ hội, mà còn có không ít thách thức, thậm chí cả
những nguy cơ. Điều đáng chú ý là nhiều thách thức trong đó
lại xuất phát từ những mặt khác của chính những yếu tố tạo ra
cơ hội cho phát triển kinh tế đất nước.
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ đặt doanh nghiệp
Việt Nam, các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trước thách
thức phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp.
Kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức sẽ chịu tác động
trực tiếp, nhanh chóng từ những biến động kinh tế từ bên
ngoài, từ những biến động trên thị trường khu vực, thế giới về
giá cả, lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền, nhất là những đồng
tiền có ảnh hưởng lớn.
Khi hội nhập quốc tế, việc giữ vững, không ngừng củng cố
nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước cũng gặp những thách
thức bởi một tỷ lệ không nhỏ các yếu tố đầu vào cho hoạt động của nền kinh tế
3. Các khuyến nghị: a. Về ngắn hạn:
Mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam:
Xây dựng phương án hợp lý để hoàn thiện việc đàm phán và ký
kết các FTA đang triển khai, chủ động nghiên cứu, đánh giá khả
năng tham gia các FTA với các đối tác mới nhằm tìm kiếm cơ
hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội
nhập kinh tế quốc tế: Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và
tham mưu chính sách về hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế
quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu
vực có tác động đến Việt Nam, các xu thế phát triển, các sáng
kiến mới, chính sách và kinh nghiệm của các nước thực thi hiệu quả cam kết hội nhập.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế,
hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp và cá nhân thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới,
hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và sản phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực đổi mới sáng tạo để hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ quốc gia. b. Về dài hạn:
Đẩy mạnh nâng cao năng lực thực thi hội nhập quốc tế qua
việc kiện toàn, củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ
làm công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách, nguồn nhân lực chất
lượng cao có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tri thức, kỹ năng.
Tích cực và trách nhiệm hơn trong việc tham gia các thể chế
hội nhập toàn cầu. Chủ động và tích cực tham gia các thể chế
đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế thế giới
theo hướng công bằng, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi.
Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia qua việc
đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo ra môi trường kinh doanh thuận
lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, người dân
tham gia phát triển sản xuất kinh doanh.
Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân
và toàn dân về yêu cầu hội nhập quốc tế, về các cơ hội và
thách thức, về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu tạo
nên sức mạnh tổng hợp trong nhân dân. C. KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời
kỳ công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển. Chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế thực sự là điều kiện tiên quyết để Việt
Nam có thể phát triển kinh tế và hoàn thành sứ mệnh “Sánh vai
với các cường quốc năm châu”. Bởi Việt Nam không chỉ là đi
theo xu hướng chung của thời đại mà còn tìm kiếm những thời cơ cho đất nước.
Việt Nam hộ nhập với thế giới sẽ tạo ra rất nhiều điều kiện
thuận lợi. Đó không chỉ đơn thuần là mở rộng giao lưu với các
nước mà còn là minh chứng cho sự khẳng định vị trí của mình
trên trường quốc tế. Từ việc mở rộng thị trường, thu hút vốn
đầu tư...làm cho doanh nghiệp có thị phần ngày càng rộng lớn trên thế giới.
Tuy nhiên trong quá trình hội nhập cũng không tránh khỏi
những khó khăn, thử thách như: hội nhập với các tổ chức kinh
tế quốc tế sẽ đe dọa đến sự tồn tại của một số doanh nghiệp
trong nước, ảnh hưởng tới chính trị, văn hoá của một quốc gia...
Nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ đi thời cơ của mình. Trái lại,
chúng ta “Hoà nhập chứ không hoà tan”, các doanh nghiệp Việt
Nam không tự chôn mình mà tìm những giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh. Nói một cách chung nhất, chúng ta hãy
tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh quá trình chủ
động hội nhập hơn nữa.
Chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước phải
thấy được tầm quan trọng của vấn đề hội nhập đối với sự phát
triển của quốc gia. Từ đó thực hiện tốt trách nhiệm của mình để
góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của nước nhà.