“Quan điểm biện chứng duy vật về động lực phát triển và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong học tập của sinh viên” | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
“Quan điểm biện chứng duy vật về động lực phát triển và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong học tập của sinh viên” | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về động lực phát triển và ý
nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong học tập của sinh viên”
Họ và tên: Phạm Anh Phương Mã số sinh viên: 46 Lớp TC: 122_(20)
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2023 A. Lời mở đầu
Từ thuở sơ khai, xã hội loài người đã có những thắc mắc và nghiên cứu về sự
tác động qua lại của sự vật, hiện tượng có sự mâu thuẫn. Mọi sự vật và hiện lOMoAR cPSD| 23022540
tượng trên thế giới luôn trong quá trình vận động và phát triển. Vậy nguyên
nhân nào dẫn đến sự vận động và phát triển ấy? Trong Triết học và Tôn giáo có
2 quan điểm khác nhau về vấn đề này. Những người theo chủ nghĩa duy tâm và
tôn giáo thường tin vào những quy luật siêu nhiên quy định mọi việc (chúa trời,
thần linh). Ngược lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc vận
động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng là do mâu thuẫn trong bản thân chúng.
Trong quá trình phát triển ấy, có 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
và quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập là quy luật quan trọng nhất.
Quy luật mâu thuẫn thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật,
bởi nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất - nguyên nhân, động lực của
sự vận động, phát triển. Trong đó, mâu thuẫn biện chứng là sự tác động vừa
thống nhất, vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập. Nắm được linh hồn của quy luật
mâu thuẫn giúp ta hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, tư duy
khoa học để khám phá bản chất sự vật và giải quyết đúng đắn, tận gốc của các
mâu thuẫn nảy sinh trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm rõ động lực của sự phát triển theo
quan điểm của phép biện chứng duy vật, em chọn đề bài ‘Quan điểm biện chứng
duy vật về động lực phát triển (mâu thuẫn biện chứng) và ý nghĩa của việc
nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên’ cho bài tập lớn này.
B. Nội dung I. Cơ sở lý luận 1. Định nghĩa chung
1.1 Định nghĩa phát triển -
Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp
đến cao, quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới
thay thế cái cũ. Sự phát triển không phải chỉ diễn ra theo đường thẳng, mà rất
quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời. Nó là kết quả của quá
trình thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, diễn ra theo đường xoáy ốc
và mỗi chu kì lặp lại ở cấp độ cao hơn. Quan điểm biện chứng cũng khẳng định
nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. -
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa khách
quanvốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các
nhân tố tiêu cực, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình
thái của sự vật, hiện tượng mới. lOMoAR cPSD| 23022540 -
Phát triển có 4 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú
+ Tính khách quan: Nguồn gốc của sự vận động và phát triển, tính tất yếu
không phụ thuộc vào ý thức con người (VD: Hạt lúa)
+ Tính phổ biến: Quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
+ Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình phát triển
không giống nhau, tồn tại ở những không gian, thời gian khác nhau.
1.2 Định nghĩa mâu thuẫn -
Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất,
vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập -
Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập, các bộ phận,
thuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách
quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong mỗi
mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau tạo
nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển
2.1 Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động và phát triển -
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng: bao hàm cả "sự
thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Chúng không tách rời nhau
trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
+ Thống nhất giữa các mặt đối lập thể hiện ở thứ nhất, sự nương tựa, làm tiền
đề cho nhau tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia; thứ hai, tác động
ngang nhau, cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn; thứ ba, các mặt
đối lập tồn tại sự tương đồng do có những yếu tố giống nhau. Do sự đồng nhất
này mà nhiều trường hợp, mâu thuẫn xuất hiện và tác động ở điều kiện phù hợp
sẽ khiến các mặt đối lập chuyển hóa vào nhau.
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ
định lẫn nhau. Thống nhất có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện, chỉ tồn tại lOMoAR cPSD| 23022540
trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng; còn đấu tranh có tính
tuyệt đối, phá vỡ sự ổn định tương đối dẫn đến sự chuyển hóa về chất. -
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện
chứng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống
nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh
gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là:
"Sự thống nhất (...) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, tương đối. Sự
đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát
triển, sự vận động là tuyệt đối". -
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì sự đấu tranh quy định
tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh
hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển và đi đến
đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển
hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng.
2.2 Tác động của con người tới động lực của sự phát triển
- Tuy nhiên, mâu thuẫn mới chỉ là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự phát
triển của sự vật, hiện tượng, còn động lực trực tiếp đó là quá trình hình thành,
phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Có nghĩa là, mâu thuẫn tự nó không phải
động lực của sự phát triển, việc con người can thiệp vào mâu thuẫn tìm cách
giải quyết nó mới là cái có ý nghĩa thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển.
3. Phân loại mâu thuẫn
3.1 Căn cứ vào sự tồn tại, phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng -
Mâu thuẫn cơ bản quy định bản chất sự vật, sự phát triển ở tất cả các giai
đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật. Mâu thuẫn cơ
bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất. -
Mâu thuẫn không cơ bản chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của
sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nẩy sinh hay được
giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất lOMoAR cPSD| 23022540
3.2 Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát
triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định -
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát
triển nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật
chuyển sang giai đoạn phát triển mới. -
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai
đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị
mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc
từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
3.3 Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong
mối quan hệ giữa các giai cấp -
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người có
lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được. Đó là mâu thuẫn giữa
các giai cấp bóc lột và bị bóc lột, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. -
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các lực lượng, xu hướng
xã hội có lợi ích cơ bản không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời.
4. Ý nghĩa phương pháp luận -
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý
nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. -
Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp
đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của
sự vật. Muốn phát hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những
mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm
ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. V. I.
Lênin viết: "Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận của
nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng"1 . -
Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của
từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu
thuẫn; phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập,
mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa
chúng. Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu
hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn. lOMoAR cPSD| 23022540 -
Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn,
không được điều hoà mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù
hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện
và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều
kiện đã chín muồi. Một mặt, phải chống thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác,
phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải
quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp
giải quyết khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách
linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.
5. Phương pháp giải quyết các mâu thuẫn -
Giải quyết mâu thuẫn, thậm chí giải quyết mâu thuẫn theo đúng tinh thần
của quy luật, nghĩa là được giải quyết kịp thời, triệt để, không khoan nhượng,
thỏa hiệp với mâu thuẫn và mặt tích cực, đại diện cho sự tiến bộ thắng thế... khi
đó mâu thuẫn mới đóng vai trò là nguồn gốc của sự phát triển. Nếu không được
giải quyết kịp thời, hay giải quyết mâu thuẫn để cho mặt tiêu cực thắng thế, sẽ
gây thêm những hậu quả và hệ lụy cho sự vận động và phát triển của sự vật. -
Giải quyết mâu thuẫn là để phát triển, nhưng phải quyết mâu thuẫn khi có
đủ điều kiện chín muồi, không nên giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi
chưa có điều kiện, cũng không để cho việc giải quyết mâu thuẫn xảy ra tự phát,
phải cố gắng thúc đẩy tạo ra điều kiện chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện
giải quyết. Phải có biện pháp thích hợp với từng mâu thuẫn. Để nắm được bản
chất của đối tượng cần xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó vừa
trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở từng
giai đoạn cụ thể của quá trình đó, tức là xem xét một vấn đề theo quan điểm sau
đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện
tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan
điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào, và
trong tương lai nó sẽ trở thành như thế nào? -
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả mâu thuẫn đều tạo nên
sự phát triển, tất cả mâu thuẫn biện chứng khi giải quyết đều thúc đẩy cho sự
tiến lên, còn mâu thuẫn siêu hình thì không. Mâu thuẫn biện chứng là khách
quan và vốn có: cung cầu, tư sản vô sản: xuất hiện trong nền kinh tế xã hội,
không phải ai thích tạo ra, có mâu thuẫn đối kháng, mang lại lợi ích: địa chủ
phong kiến và nông dân đấu tranh sau đó thành tư sản và vô sản, nhưng vẫn còn
địa chủ phong kiến nông dân còn rơi rớt và đến một mức độ nhất định thì biến lOMoAR cPSD| 23022540
mất. Từ đó, ta cũng nhân ra mặt hạn chế của mâu thuẫn siêu hình không khách
quan, nảy ra trong xã hội do sai lầm của nhân tố chủ quan, các mặt đối lập có
mối quan hệ không chặt chẽ với nhau, bỏ một mặt thì mặt kia vẫn còn tồn tại:
cãi vã giữa hai người: có thể có có thể không trong xã hội: hai người khác biệt
vùng miền tuy nhiên có hoặc không mâu thuẫn trong khác biệt văn hóa, thay
đổi, thân ái. Giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh là triệt để nhất, do đó luôn
luôn có cái tích cực giành chiến thắng dẫn đến một sự vận động, phát triển mới.
Trong một số trường hợp, giải quyết mâu thuẫn thông qua thỏa hiệp có thể cái
tiêu cực sẽ thắng. Tuy nhiên, đó mang tính tạm thời, coi đó là bước lùi tạo tiền
đề cho đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn triệt để, cuối cùng cái tích cực thắng
đến đến phát triển sự vật, hiện tượng. 6.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong sinh
viên học đại học # đi làm đi du học # học trong nước Tài liệu tham khảo 1.GT học phần
https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2729/GT%20h
%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Tri%E1%BA%BFt%20h%E1% BB
%8Dc%20MLN%20(K)%20Tr131-Tr229.pdf
Ngày truy cập: 03/01/2023 2. Luật Dương Gia https://luatduonggia.vn/mau-
thuan-la-gi-noi-dung-quy-luat-mau-thuan-trongtriet-hoc/ lOMoAR cPSD| 23022540 Ngày truy cập: 03/01/2023 3. Giáo trình
https://lms.neu.edu.vn/pluginfile.php/930275/mod_resource/content/1/GT %20Triet-hoc%20MLN.pdf Ngày truy cập: 05/01/2023