Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin

Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 23022540
A. LỜI MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật “linh hồn sống”, “cái quyết định” của chủ nghĩa
Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện tượng khách
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học
Họ và tên : Lê Thị Thùy Trang
Mã số sinh viên : 40
Lớp tín chỉ : Triết học Mác-Lenin (221)_41
GV hướng dẫn : TS Lê Thị Hồng
Hà Nội - 5/2022
lOMoARcPSD| 23022540
1
quan của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng
phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Thực tế trong
cuộc sống, chúng ta thấy rằng khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào xảy ra
trong tự nhiên và hội đều những khía cạnh bên ngoài chúng ta thể
dùng giác quan để nhận thức và đánh giá. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng những
mối liên hệ bên trong bị ẩn đi mà chỉ có thể dùng nhận thức lý tính hay còn gọi là
tư duy trừu tượng để phân tích thật kĩ mới có thể kết luận chính xác được.
Các khía cạnh bên ngoài được gọi hiện tượng, những khía cạnh bên trong
được gọi bản chất. Mọi sự vật mọi quá trình luôn tồn tại hai khía cạnh này
chúng luôn vận động, phát triển cùng nhau. Quá trình từ bản chất đến hiện
tượng giúp con người rút ra những kết luận đúng đắn nhất.Vì vậy, muốn nhận thức
một cách chính xác về đối tượng thì không nên chỉ dừng lại ở một vài hiện tượng
mà cần phải có quá trình phân tích, tổng hợp nhiều hiện tượng một cách chặt chẽ
để tìm ra bản chất thực sự của đối tượng đó.
Sau đây, em xin trình bày những hiểu biết của em về mối quan hệ biện chứng giữa
bản chất và hiện tượng thông qua đề bài mà cô đưa ra :
“Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
hiện tượng ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học
tập của sinh viên”
B, NỘI DUNG
I, Nội dung lý thuyết
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng
a. Khái niệm
Bản chất và hiện tượng cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác-Lênin. Bản chất phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan,
tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối
tượng và được thể hiện qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. Hiện tượng
là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối
ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện bản chất của
đối tượng.
lOMoARcPSD| 23022540
2
Ví dụ: Một trong những đặc tính bản chất của ánh sáng tính sóng. Hiện
tượng biểu hiện của nó (qua thực nghiệm) là sự giao thoa bước sóng (có thể quan
sát được).
b. Phân biệt bản chất với cái chung và quy luật
Phạm tbản chất gắn liền với phạm trù cái chung nhưng không đồng nhất với
cái chung. cái chung bản chất nhưng cái chung không phải là bản chất.
dụ: con người ai cũng cảm xúc yêu, ghét, giận, hờn,... Đó là điểm chung
nhưng không phải bản chất của con người. Mặt khác, bản tính của con người sự
ích kỷ. Đó vừa là điểm chung, vừa là bản chất
Phạm tbản chất phạm trù quy luật cùng loại hay cùng một bậc. Tuy
nhiên bản chất quy luật không đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ
biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất tổng hợp của
nhiều quy luật. Vì phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
Ví dụ: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế bản của sản xuất hàng hóa, thể
hiện bản chất của hàng hóa, là cơ sở ca tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng
hóa
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Qua tìm hiểu định nghĩa về cặp phạm trù bản chất hiện tượng, ta thấy hai
phạm trù này đều tồn tại khách quan, mối quan hệ giữa chúng hai mặt vừa thống
nhất, vừa đối lập
a.Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan
Cả bản chất hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người
nhận thức được hay không. do bất kỳ svật nào cũng được tạo nên từ
những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan
xen chằng chịt với nhau, trong đó những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định. Những mối liên hnày tạo nên bản chất của sự vật. Sự vật tồn tại khách quan
những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại bên trong sự vật, do đó,
đương nhiên là chúng cũng tồn tại khách quan. Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của
bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách
quan.
lOMoARcPSD| 23022540
3
b. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Không những tồn tại khách quan, bản chất hiện tượng còn mối liên hệ
hữu cơ, gắn hết sức chặt chẽ với nhau. Mỗi sự vật đều sthống nhất giữa
bản chất và hiện tượng. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao
giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
“Bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng
-G.V.P Hêghen
Thứ hai, bản chất hiện tượng xu hướng phù hợp với nhau. Bất kỳ bản
chất nào cũng được biểu hiện thông qua hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng
nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở một mức độ nhất định, hoặc nhiều hoặc ít.
Không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện
tượng nào lại không biểu hiện của một bản chất nào đó. Bản chất nào hiện tượng
ấy. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ qua các hiện tượng khác nhau. Bản chất quyết
định hiện tượng. Khi bản chất thay đổi thì cũng kéo theo sự biến đổi của hiện
tượng tương ứng. Bản chất mất đi thì hiện tượng đó sẽ mất đi theo, bản chất thay
đổi thì hiện tượng đó sẽ thay đổi theo. Nếu có một bản chất mới xuất hiện thì cũng
sẽ có những hiện tượng mới xuất hiện để phản ánh bản chất mới đó.Chính nhờ có
sự thống nhất giữa bản chất hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động, phát
triển của sự vật với những biểu hiện nghìn hình vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra
cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của hiện tượng
ấy
Ví dụ: Bản chất của Nacl là ion và C. Nếu ta thay đổi bản chất của nó, tức cho
thêm dung dịch NaOH thì khi cho quỳ tím vào sẽ xảy ra hiện tượng quỳ tím chuyển
xanh, nghĩa là đã có sự thay đổi hiện tượng khi bản chất thay đổi.
c. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng
Tuy thống nhất với nhau,bản chất hiện tượng cũng sự mâu thuẫn. Sự
thống nhất giữa bản chất hiện tượng sự thống nhất biện chứng. Nói cách
khác, tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau nhưng chúng không bao gi
phù hợp với nhau hoàn toàn.
lOMoARcPSD| 23022540
4
“Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau thì tất thảy khoa học
sẽ trở nên thừa”.
- Các Mác
Sở như vậy bản chất của sự vật bao giờ cũng được thể hiện ra thông
qua sự tương tác của sự vật ấy với những sự vật xung quanh. Các svật xung
quanh này trong quá trình tương tác đã ảnh hưởng đến hiện tượng, đưa vào nội
dung của hiện tượng những thay đổi nhất định. Kết quả là, hiện tượng biểu hiện
bản chất nhưng không phải là sự biểu hiện y nguyên của bản chất. Sự không hoàn
toàn trùng khớp khiến cho sự thống nhất giữa bản chất vả hiện tượng một sự
thống nhất mang tính mâu thuẫn. Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất
và hiện tượng thể hiện ở chỗ: bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu quyết định
sự tồn tại phát triển của svật còn hiện tượng phản ánh cái biệt. vậy, cùng
một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo
sự biến đổi của điều kiện hoàn cảnh. Nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng không
những phụ thuộc vào bản chất còn vào hoàn cảnh cụ thể trong đó bản chất
được biểu hiện. Chính vì thế, hiện tượng phong phú hơn bản chất. Ngược lại, bản
chất sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất là cái ẩn giấu sâu kín bên trong của hiện
thực khách quan còn hiện thực mặt thể hiện bên ngoài của hiện thực khách quan
ấy. Các hiện tượng biểu hiện bản chất không phải dưới dạng y nguyên như bản
chất vốn dưới hình thức đã được cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thực
sự của bản chất.
Ví dụ: Nhúng một phần cái thước kẻ vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp khúc
nhưng thực tế cái thước vẫn thẳng
Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng không ổn định,
luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất. Bởi nội dung của hiện
tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật mà còn bởi những điều
kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của với các sự vật xung
quanh. Các điều kiện tồn tại bên ngoài đó stác động qua lại của sự vật này
với sự vật khác thường xuyên biến đổi trong khi bản chất vẫn giữ nguyên. Tuy
nhiên, điều đó không nghĩa bản chất luôn giữ nguyên như từ lúc ra đời
lOMoARcPSD| 23022540
5
cho đến lúc mất đi bản chất cũng biến đổi nhưng biến đổi rất chậm so với
hiện tượng
Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất,
không bám “chắc”, không” ngồi vững” bằng “bản chất”.
V.I.Lenin
Sự mâu thuẫn giữa bản chất hiện tượng chung quy do những hiện tượng
bộc lộ ra không hoàn toàn chính xác với bản chất. Hiện tượng không biểu hiện ra
bên ngoài dưới dạng y nguyên như bản chất ban đầu đã bị tác động ít hoặc
nhiều, bị cải biến, bóp méo bởi điều kiện i trường, đôi khi còn bóp méo sự thật,
nội dung bên trong. Vì vậy, không phải trong bất cứ trường hợp nào cũng thể
từ hiện tượng quan sát được trực tiếp rút ra bản chất tương ứng mà cần phải có sự
nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét những nhân tố tác động làm sai lệch sự biểu hiện
của một bản chất. Đó cũng chính do tồn tại của nghiên cứu khoa học: chỉ ra
sự ẩn giấu của một bản chất qua hiện tượng biểu hiện có tính sai lạc.
3. Ý nghĩa phương pp luận
Thứ nhất, bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng và hiện tượng lại
thường biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị cải biến nên trong mọi hoạt động,
không thể chỉ nhận biết sự biểu hiện bên ngoài (hiện tượng) mà cần đi sâu vào bên
trong để tìm hiểu làm sáng tỏ bản chất thường ẩn giấu mình sau hiện tượng;
dựa vào các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Thứ hai, bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn
của svật, hiện tượng, bản chất địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện
chứng chúng được giải quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của
bản chất, tạo ra sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng này sang dạng khác nên các
phương pháp đã được áp dựng vào hoạt động trước đây cũng phải thay đổi bằng
các phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.
lOMoARcPSD| 23022540
6
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật vmối quan
hệ biện chứng giữa bản chất hiện tượng trong nghiên cứu, học tập của sinh
viên
Trước hết chúng ta thể khẳng định rằng sinh viên hiện nay rất năng động,
nhạy bén với cuộc sống và công việc, bên cạnh đó họ tiếp thu được nhiều phẩm
chất tốt đẹp: chăm chỉ, kiên trì và nỗ lực, chúng ta rút ra được những kết luận khi
chứng kiến lớp thanh niên đã đạt đượcc những thành tựu cùng với sự phát triển,
đổi mới của đất nước. Họ ngày càng khẳng định vị thế của mình để chứng tỏ bản
thân chính là những viên gạch sáng giá đặt nền móng cho tương lai của đất nước.
Họ không hề thua kém những sinh viên trên đấu trường quốc tế cả về tri thức lẫn
thể chất. Nếu như trước đây chúng ta chỉ thấy những sinh viên học hành chăm chỉ,
cần , luôn cắm đầu vào đọc sách, dùi mài kinh sử để sau khi tốt nghiệp lấy được
bằng cử nhân được Nhà nước phân công đi công tác mà một số người đã quên hết
mọi thứ xung quanh. Nếu chúng ta từng chỉ thấy một lớp thanh niên ở nông thôn
chưa đầy hai mươi đã lập ra đình suốt ngày phơi lưng ra đồng, quần quật vất vả
thì giờ đây chúng ta thấy một thế giới sôi động, đầy màu sắc của sinh viên. Họ
không chỉ chăm chú học tập mà còn biết vận dụng những kiến thức được học vào
cuộc sống. Hiện nay việc nghiên cứu, học tập của sinh viên không phải chỉ thể
hiện qua những bài thi trên giấy A4 mà còn được thể hiện qua những cuộc thi các
cấp, các đề tài nghiên cứu khoa học… thể hiện sự tích cực, chủ động trong việc
tìm kiếm tri thức theo những cách mới.
Bên cạnh những mặt tích cực, những tấm gương sáng của một số lớp sinh viên
tiêu biểu thì vẫn còn tồn tại những lớp sinh viên còn sai lệch trong duy, suy nghĩ
sai lệch trong vấn đnghiên cứu, học tập. thể kể đến một số thực trạng như:
sinh viên không hiểu bản chất của kiến thức, của bài giảng trên giảng đường đã
không còn xa lạ. thể giải bằng một số nguyên nhân như: đi làm thêm dẫn đến
chểnh mảng học tập, ham vui hay tụ tập với bạn bè cùng rất nhiều nguyên do khác
nữa. Những sinh viên này đã tình quên mất đi rằng bản chất của việc đi học
Đại học chính quá trình nghiên cứu học tập. Quay lại với việc sinh viên không
hiểu bản chất kiến thức thể dẫn đến những hậu quả không thể tránh khỏi như:
học lan man, không biết trọng tâm của kiến thức, không hình thành được duy
logic các kiến thức trong môn học dẫn đến điểm thi không cao. Từ những điều đó
lOMoARcPSD| 23022540
7
dẫn đến việc chán nản học tập, ảnh hưởng đến tinh thần và không chỉ một môn mà
hổng nhiều kiến thức kéo theo các môn khác cũng trượt dài theo đó. Không những
thế, sinh viên không nắm bắt được bản chất của nội dung kiến thức được đưa vào
chương trình học thì sẽ không áp dụng được vào đời sống, vào các công việc thực
tế. Có thể nói rằng, hậu quả sẽ vô cùng to lớn.
Hay có thể kể đến hiện tượng xảy ra nhiều nhất trong tình hình dịch bệnh
chúng ta phải học online và tất cả các chương trình cũng chỉ được tổ chức online,
sinh viên chỉ canh giờ để vào checkin và checkout các workshop, hoạt động ngoại
khóa, hoạt động của khoa viện chỉ để lấy điểm Đoàn ch lũy cho việc xét điểm
rèn luyện được cao. Họ quên bản chất của các chương trình, sự kiện này đó là ban
tổ chức muốn tạo ra môi trường năng động, sáng tạo cho sinh viên, giúp sinh viên
có một sân chơi lành mạnh để giao lưu, học hỏi, tiếp nhận những kiến thức bổ ích
nhằm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi khi phải học online một thời gian dài.
Một thực trạng cần báo động nữa đó là hiện tượng sinh viên học các học phần
Thể chất một cách hời hợt, học cho qua môn là đủ chính như vậy nên họ đã
quên đi bản chất của việc học Thể chất là để rèn luyện sức khỏe. Khi có sức khỏe
tốt thì các hoạt động trong học tập cũng sẽ được cải thiện rất nhiều. Tuy vậy, chúng
ta cũng nên biết rằng, đây chỉ là một hiện tượng tức thời, không nên từ đó mà kết
luận rằng bản chất của sinh viên lười biếng, không duy logic, không
nhận thức bởi hiện tượng thường xuyên biến đổi, phụ thuộc vào môi trường, các
điều kiện khách quan và hơn nữa chỉ biểu hiện bản chất hời hợt, phiến diện, không
sâu sắc. Thay vào đó, chúng ta nên những biện pháo ngăn chặn, giáo dục kịp
thời để cung cấp cho đất nước những cử nhân đúng với bản chất của nó.
Tviệc vận dụng cặp phạm trù “bản chất hiện tượng” để đi lí giải chiến
lược “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng hiện nay, chúng ta nhận thức
ràng, sâu sắc hơn về bản chất phản động của những hiện tượng giả danh, gắn mác
“chính nghĩa”, “hòa bình” đang diễn ra trên mạng hội. Điều này đặc biệt ý nghĩa
với những bạn học sinh, sinh viên; lý giải vấn đề này sẽ giúp các bạn sinh viên có
cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn; tránh việc nóng vội, hấp tấp. chỉ nhìn vào những
dòng tiêu đề, hình ảnh, lời nói chủ quan… mà ngay lập tức chia sẻ và bày tỏ quan
điểm cá nhân
lOMoARcPSD| 23022540
8
Các bạn trẻ cũng phải tích cực trong việc phòng chống chiến lược “diễn biến
hòa bình”. Vì kiến thức về xã hội, chính trị, lịch sử… còn yếu, chúng ta cần phải
trau dồi, làm cho ”văn hóa đọc” phổ biển hơn, đọc nhiều sách hơn để hiểu được
bản chất, những quy luật chi phối sự vận động, phát triển của thế giới, vậy thì
khi gặp những vấn đề cụ thể nảy sinh trong cuộc sống thường ngày, chúng ta mới
có được sự bình tĩnh để nhận định khách quan nhất. Là học sinh, sinh viên, chúng
ta nên biết đặt câu hỏi về những xảy ra xung quanh mình, ví dụ như “mạng
hội hoạt động như thế nào?”, “hiện tượng kia có bản chất ra sao?”… Để xây dựng
cho mình một tư duy phản biện, có như vậy thì chúng ta mới có thể tiếp thu thông
tin một cách chủ động và chính xác nhất.
Tóm lại, khi xem xét một vấn đề nào đó, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề đó một
cách khách quan, khoa học thông qua tìm hiểu đầy đủ, toàn diện các hiện tượng
bên ngoài, từ đó đưa ra kết luận đúng đắn về bản chất bên trong, như vậy mới tìm
ra được cách giải quyết đúng đắn cho vấn đề đó. Cặp phạm trù bản chất hiện
tượng là một cặp phạm trù quan trọng, thể hiện tính khoa học và đúng đắn.
C. Kết luận
Phép biện chứng duy vật nói chung, đặc biệt cặp phạm tbản chất hiện
tượng đã dịnh hướng và đề ra các nguyên tắc tương ứng trong quá trình nhận thức
áp dụng thực tiễn. hình thức duy hiệu quả quan trọng nhất trong
khoa học, bởi chỉ mới thể cung cấp một phương pháp giải thích cho những
đang diễn ra trên thế giới, giải thích các mối quan hệ phổ biến, sự quá độ từ lĩnh
vực nghiên cứu này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nền kinh tế, hội đang
đòi hỏi những lao động mới chất lượng cao hơn, thích ứng nhanh hơn, nhạy
bén với cuộc sống. Cặp phạm trù bản chất hiện tượng một cặp phạm trù quan
lOMoARcPSD| 23022540
9
trọng, thể hiện tính khoa học và đúng đắn. Là một sinh viên năm nhất của trường
Đại học Kinh tế quốc dân, qua việc nghiên cứu cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng, bản thân em đã củng cố, xây dựng cho mình được một nền tảng thế giới
quan vững chắc hơn để giúp em định hướng nguyên tắc vận dụng duy, chuẩn
bị hành trang tương lai để áp dụng trong nghiên cứu vào cuộc sống. Áp dụng vào
ngành học của mình, ngành Kinh tế phát triển, em hiểu rằng khi xem xét một vấn
đề nào đó, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, khoa học thông
qua tìm hiểu đầy đủ, toàn diện các hiện tượng bên ngoài, từ đó đưa ra các kết luận
đúng đắn vể bản chất bên trong, nhớ vậy mới tìm ra được cách giải quyết đúng
đắn cho vấn đề đó. Đây một năng rất cần thiết, quan trọng với ngành học,
nhất là khi đây là ngành học về quá trình thiết lập - tổ chức – thực hiện – kiểm tra
kế hoạch phát triển kinh tế của một doanh nghiệp, quốc gia.
Bài tập lớn của em đến đây là kết thúc. Lần đầu làm bài tập lớn ktránh khỏi
những sai sót, em mong góp ý để em rút kinh nghiệm cho bản thân. Em xin
cảm ơn cô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.GS,TS. Nguyễn Ngọc Long - GS, TS. Nguyễn Hữu Vui. “Giáo trình Triết học
Mác-Lênin” (dùng trong các trường đại học, cao đẳng). Nxuất bản Chính trị
Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.https://khotrithucso.com/doc/p/van-dung-cap-pham-tru-ban-chat-va-hientuong-
de-phan-tich-56975
lOMoARcPSD| 23022540
10
MỤC LỤC
A,LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 0
B, NỘI DUNG ............................................................................................................................ 1
I, Nội dung lý thuyết .............................................................................................................. 1
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng .............................................................................. 1
a. Khái niệm ............................................................................................................................. 1
b. Phân biệt bản chất với cái chung và quy luật....................................................................... 2
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng ............................................... 2
a.Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan ..................................................... 2
b. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng ......................................................................... 3
c. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng ................................................................................ 3
3. Ý nghĩa phương pháp luận ........................................................................................... 5
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện
chứng giữa bản chất và hiện tượng trong nghiên cứu, học tập của sinh viên .................. 6
C. Kết luận ................................................................................................................................. 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 9
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 23022540
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học
tập của sinh viên”
Họ và tên : Lê Thị Thùy Trang
Mã số sinh viên : 40
Lớp tín chỉ : Triết học Mác-Lenin (221)_41
GV hướng dẫn : TS Lê Thị Hồng Hà Nội - 5/2022 A. LỜI MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ nghĩa
Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ biến của hiện tượng khách lOMoAR cPSD| 23022540 1
quan và của nhận thức khoa học, phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng
phương pháp luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn. Thực tế trong
cuộc sống, chúng ta thấy rằng khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào xảy ra
trong tự nhiên và xã hội đều có những khía cạnh bên ngoài mà chúng ta có thể
dùng giác quan để nhận thức và đánh giá. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những
mối liên hệ bên trong bị ẩn đi mà chỉ có thể dùng nhận thức lý tính hay còn gọi là
tư duy trừu tượng để phân tích thật kĩ mới có thể kết luận chính xác được.
Các khía cạnh bên ngoài được gọi là hiện tượng, và những khía cạnh bên trong
được gọi là bản chất. Mọi sự vật và mọi quá trình luôn tồn tại hai khía cạnh này
và chúng luôn vận động, phát triển cùng nhau. Quá trình từ bản chất đến hiện
tượng giúp con người rút ra những kết luận đúng đắn nhất.Vì vậy, muốn nhận thức
một cách chính xác về đối tượng thì không nên chỉ dừng lại ở một vài hiện tượng
mà cần phải có quá trình phân tích, tổng hợp nhiều hiện tượng một cách chặt chẽ
để tìm ra bản chất thực sự của đối tượng đó.
Sau đây, em xin trình bày những hiểu biết của em về mối quan hệ biện chứng giữa
bản chất và hiện tượng thông qua đề bài mà cô đưa ra :
“Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và
hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên” B, NỘI DUNG
I, Nội dung lý thuyết
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng a. Khái niệm
Bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác-Lênin. Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan,
tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối
tượng và được thể hiện qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. Hiện tượng
là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối
ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện bản chất của đối tượng. lOMoAR cPSD| 23022540 2
Ví dụ: Một trong những đặc tính bản chất của ánh sáng là tính sóng. Hiện
tượng biểu hiện của nó (qua thực nghiệm) là sự giao thoa bước sóng (có thể quan sát được).
b. Phân biệt bản chất với cái chung và quy luật
Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung nhưng không đồng nhất với
cái chung. Có cái chung là bản chất nhưng có cái chung không phải là bản chất.
Ví dụ: con người ai cũng có cảm xúc yêu, ghét, giận, hờn,... Đó là điểm chung
nhưng không phải bản chất của con người. Mặt khác, bản tính của con người là sự
ích kỷ. Đó vừa là điểm chung, vừa là bản chất
Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại hay cùng một bậc. Tuy
nhiên bản chất và quy luật không đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ
biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của
nhiều quy luật. Vì phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
Ví dụ: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, thể
hiện bản chất của hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Qua tìm hiểu định nghĩa về cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, ta thấy hai
phạm trù này đều tồn tại khách quan, mối quan hệ giữa chúng là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập
a.Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan
Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người có
nhận thức được hay không. Lý do là vì bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ
những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan
xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn
định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật. Sự vật tồn tại khách quan
mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự vật, do đó,
đương nhiên là chúng cũng tồn tại khách quan. Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của
bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan. lOMoAR cPSD| 23022540 3
b. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ
hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa
bản chất và hiện tượng. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao
giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
“Bản chất “được ánh lên” nhờ hiện tượng” -G.V.P Hêghen
Thứ hai, bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với nhau. Bất kỳ bản
chất nào cũng được biểu hiện thông qua hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng
nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở một mức độ nhất định, hoặc nhiều hoặc ít.
Không có bản chất tồn tại thuần túy tách rời hiện tượng, cũng như không có hiện
tượng nào lại không biểu hiện của một bản chất nào đó. Bản chất nào hiện tượng
ấy. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ qua các hiện tượng khác nhau. Bản chất quyết
định hiện tượng. Khi bản chất thay đổi thì cũng kéo theo sự biến đổi của hiện
tượng tương ứng. Bản chất mất đi thì hiện tượng đó sẽ mất đi theo, bản chất thay
đổi thì hiện tượng đó sẽ thay đổi theo. Nếu có một bản chất mới xuất hiện thì cũng
sẽ có những hiện tượng mới xuất hiện để phản ánh bản chất mới đó.Chính nhờ có
sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động, phát
triển của sự vật với những biểu hiện nghìn hình vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra
cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của hiện tượng ấy
Ví dụ: Bản chất của Nacl là ion và C. Nếu ta thay đổi bản chất của nó, tức cho
thêm dung dịch NaOH thì khi cho quỳ tím vào sẽ xảy ra hiện tượng quỳ tím chuyển
xanh, nghĩa là đã có sự thay đổi hiện tượng khi bản chất thay đổi.
c. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng
Tuy thống nhất với nhau,bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn. Sự
thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng. Nói cách
khác, tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau nhưng chúng không bao giờ
phù hợp với nhau hoàn toàn. lOMoAR cPSD| 23022540 4
“Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật là nhất trí với nhau thì tất thảy khoa học
sẽ trở nên thừa”. - Các Mác
Sở dĩ như vậy là vì bản chất của sự vật bao giờ cũng được thể hiện ra thông
qua sự tương tác của sự vật ấy với những sự vật xung quanh. Các sự vật xung
quanh này trong quá trình tương tác đã ảnh hưởng đến hiện tượng, đưa vào nội
dung của hiện tượng những thay đổi nhất định. Kết quả là, hiện tượng biểu hiện
bản chất nhưng không phải là sự biểu hiện y nguyên của bản chất. Sự không hoàn
toàn trùng khớp khiến cho sự thống nhất giữa bản chất vả hiện tượng là một sự
thống nhất mang tính mâu thuẫn. Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất
và hiện tượng thể hiện ở chỗ: bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu quyết định
sự tồn tại và phát triển của sự vật còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt. Vì vậy, cùng
một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo
sự biến đổi của điều kiện và hoàn cảnh. Nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng không
những phụ thuộc vào bản chất mà còn vào hoàn cảnh cụ thể trong đó bản chất
được biểu hiện. Chính vì thế, hiện tượng phong phú hơn bản chất. Ngược lại, bản
chất sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất là cái ẩn giấu sâu kín ở bên trong của hiện
thực khách quan còn hiện thực là mặt thể hiện bên ngoài của hiện thực khách quan
ấy. Các hiện tượng biểu hiện bản chất không phải dưới dạng y nguyên như bản
chất vốn có mà dưới hình thức đã được cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất.
Ví dụ: Nhúng một phần cái thước kẻ vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp khúc
nhưng thực tế cái thước vẫn thẳng
Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng không ổn định, nó
luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất. Bởi vì nội dung của hiện
tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự vật mà còn bởi những điều
kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của nó với các sự vật xung
quanh. Các điều kiện tồn tại bên ngoài đó và sự tác động qua lại của sự vật này
với sự vật khác thường xuyên biến đổi trong khi bản chất vẫn giữ nguyên. Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là bản chất luôn giữ nguyên như cũ từ lúc ra đời lOMoAR cPSD| 23022540 5
cho đến lúc mất đi mà bản chất cũng biến đổi nhưng là biến đổi rất chậm so với hiện tượng
Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất,
không bám “chắc”, không” ngồi vững” bằng “bản chất”. V.I.Lenin
Sự mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng chung quy là do những gì hiện tượng
bộc lộ ra không hoàn toàn chính xác với bản chất. Hiện tượng không biểu hiện ra
bên ngoài dưới dạng y nguyên như bản chất ban đầu mà đã bị tác động ít hoặc
nhiều, bị cải biến, bóp méo bởi điều kiện môi trường, đôi khi còn bóp méo sự thật,
nội dung bên trong. Vì vậy, không phải trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể
từ hiện tượng quan sát được trực tiếp rút ra bản chất tương ứng mà cần phải có sự
nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét những nhân tố tác động làm sai lệch sự biểu hiện
của một bản chất. Đó cũng chính là lí do tồn tại của nghiên cứu khoa học: chỉ ra
sự ẩn giấu của một bản chất qua hiện tượng biểu hiện có tính sai lạc.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, bản chất chỉ thể hiện mình thông qua hiện tượng và hiện tượng lại
thường biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị cải biến nên trong mọi hoạt động,
không thể chỉ nhận biết sự biểu hiện bên ngoài (hiện tượng) mà cần đi sâu vào bên
trong để tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất thường ẩn giấu mình sau hiện tượng;
dựa vào các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn
có của sự vật, hiện tượng, bản chất là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện
chứng và chúng được giải quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của
bản chất, tạo ra sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng này sang dạng khác nên các
phương pháp đã được áp dựng vào hoạt động cũ trước đây cũng phải thay đổi bằng
các phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng. lOMoAR cPSD| 23022540 6
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật về mối quan
hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng trong nghiên cứu, học tập của sinh viên
Trước hết chúng ta có thể khẳng định rằng sinh viên hiện nay rất năng động,
nhạy bén với cuộc sống và công việc, bên cạnh đó họ tiếp thu được nhiều phẩm
chất tốt đẹp: chăm chỉ, kiên trì và nỗ lực, chúng ta rút ra được những kết luận khi
chứng kiến lớp thanh niên đã đạt đượcc những thành tựu cùng với sự phát triển,
đổi mới của đất nước. Họ ngày càng khẳng định vị thế của mình để chứng tỏ bản
thân chính là những viên gạch sáng giá đặt nền móng cho tương lai của đất nước.
Họ không hề thua kém những sinh viên trên đấu trường quốc tế cả về tri thức lẫn
thể chất. Nếu như trước đây chúng ta chỉ thấy những sinh viên học hành chăm chỉ,
cần cù, luôn cắm đầu vào đọc sách, dùi mài kinh sử để sau khi tốt nghiệp lấy được
bằng cử nhân được Nhà nước phân công đi công tác mà một số người đã quên hết
mọi thứ xung quanh. Nếu chúng ta từng chỉ thấy một lớp thanh niên ở nông thôn
chưa đầy hai mươi đã lập ra đình suốt ngày phơi lưng ra đồng, quần quật vất vả
thì giờ đây chúng ta thấy một thế giới sôi động, đầy màu sắc của sinh viên. Họ
không chỉ chăm chú học tập mà còn biết vận dụng những kiến thức được học vào
cuộc sống. Hiện nay việc nghiên cứu, học tập của sinh viên không phải chỉ thể
hiện qua những bài thi trên giấy A4 mà còn được thể hiện qua những cuộc thi các
cấp, các đề tài nghiên cứu khoa học… thể hiện sự tích cực, chủ động trong việc
tìm kiếm tri thức theo những cách mới.
Bên cạnh những mặt tích cực, những tấm gương sáng của một số lớp sinh viên
tiêu biểu thì vẫn còn tồn tại những lớp sinh viên còn sai lệch trong tư duy, suy nghĩ
sai lệch trong vấn đề nghiên cứu, học tập. Có thể kể đến một số thực trạng như:
sinh viên không hiểu bản chất của kiến thức, của bài giảng trên giảng đường đã
không còn xa lạ. Có thể lí giải bằng một số nguyên nhân như: đi làm thêm dẫn đến
chểnh mảng học tập, ham vui hay tụ tập với bạn bè cùng rất nhiều nguyên do khác
nữa. Những sinh viên này đã vô tình quên mất đi rằng bản chất của việc đi học
Đại học chính là quá trình nghiên cứu và học tập. Quay lại với việc sinh viên không
hiểu bản chất kiến thức có thể dẫn đến những hậu quả không thể tránh khỏi như:
học lan man, không biết trọng tâm của kiến thức, không hình thành được tư duy
logic các kiến thức trong môn học dẫn đến điểm thi không cao. Từ những điều đó lOMoAR cPSD| 23022540 7
dẫn đến việc chán nản học tập, ảnh hưởng đến tinh thần và không chỉ một môn mà
hổng nhiều kiến thức kéo theo các môn khác cũng trượt dài theo đó. Không những
thế, sinh viên không nắm bắt được bản chất của nội dung kiến thức được đưa vào
chương trình học thì sẽ không áp dụng được vào đời sống, vào các công việc thực
tế. Có thể nói rằng, hậu quả sẽ vô cùng to lớn.
Hay có thể kể đến hiện tượng xảy ra nhiều nhất trong tình hình dịch bệnh mà
chúng ta phải học online và tất cả các chương trình cũng chỉ được tổ chức online,
sinh viên chỉ canh giờ để vào checkin và checkout các workshop, hoạt động ngoại
khóa, hoạt động của khoa viện chỉ để lấy điểm Đoàn tích lũy cho việc xét điểm
rèn luyện được cao. Họ quên bản chất của các chương trình, sự kiện này đó là ban
tổ chức muốn tạo ra môi trường năng động, sáng tạo cho sinh viên, giúp sinh viên
có một sân chơi lành mạnh để giao lưu, học hỏi, tiếp nhận những kiến thức bổ ích
nhằm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi khi phải học online một thời gian dài.
Một thực trạng cần báo động nữa đó là hiện tượng sinh viên học các học phần
Thể chất một cách hời hợt, học cho qua môn là đủ và chính như vậy nên họ đã
quên đi bản chất của việc học Thể chất là để rèn luyện sức khỏe. Khi có sức khỏe
tốt thì các hoạt động trong học tập cũng sẽ được cải thiện rất nhiều. Tuy vậy, chúng
ta cũng nên biết rằng, đây chỉ là một hiện tượng tức thời, không nên từ đó mà kết
luận rằng bản chất của sinh viên là lười biếng, không có tư duy logic, không có
nhận thức bởi hiện tượng thường xuyên biến đổi, phụ thuộc vào môi trường, các
điều kiện khách quan và hơn nữa chỉ biểu hiện bản chất hời hợt, phiến diện, không
sâu sắc. Thay vào đó, chúng ta nên có những biện pháo ngăn chặn, giáo dục kịp
thời để cung cấp cho đất nước những cử nhân đúng với bản chất của nó.
Từ việc vận dụng cặp phạm trù “bản chất và hiện tượng” để đi lí giải chiến
lược “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng hiện nay, chúng ta nhận thức rõ
ràng, sâu sắc hơn về bản chất phản động của những hiện tượng giả danh, gắn mác
“chính nghĩa”, “hòa bình” đang diễn ra trên mạng xã hội. Điều này đặc biệt ý nghĩa
với những bạn học sinh, sinh viên; lý giải vấn đề này sẽ giúp các bạn sinh viên có
cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn; tránh việc nóng vội, hấp tấp. chỉ nhìn vào những
dòng tiêu đề, hình ảnh, lời nói chủ quan… mà ngay lập tức chia sẻ và bày tỏ quan điểm cá nhân lOMoAR cPSD| 23022540 8
Các bạn trẻ cũng phải tích cực trong việc phòng chống chiến lược “diễn biến
hòa bình”. Vì kiến thức về xã hội, chính trị, lịch sử… còn yếu, chúng ta cần phải
trau dồi, làm cho ”văn hóa đọc” phổ biển hơn, đọc nhiều sách hơn để hiểu được
bản chất, những quy luật chi phối sự vận động, phát triển của thế giới, có vậy thì
khi gặp những vấn đề cụ thể nảy sinh trong cuộc sống thường ngày, chúng ta mới
có được sự bình tĩnh để nhận định khách quan nhất. Là học sinh, sinh viên, chúng
ta nên biết đặt câu hỏi về những gì xảy ra xung quanh mình, ví dụ như “mạng xã
hội hoạt động như thế nào?”, “hiện tượng kia có bản chất ra sao?”… Để xây dựng
cho mình một tư duy phản biện, có như vậy thì chúng ta mới có thể tiếp thu thông
tin một cách chủ động và chính xác nhất.
Tóm lại, khi xem xét một vấn đề nào đó, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề đó một
cách khách quan, khoa học thông qua tìm hiểu đầy đủ, toàn diện các hiện tượng
bên ngoài, từ đó đưa ra kết luận đúng đắn về bản chất bên trong, như vậy mới tìm
ra được cách giải quyết đúng đắn cho vấn đề đó. Cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng là một cặp phạm trù quan trọng, thể hiện tính khoa học và đúng đắn. C. Kết luận
Phép biện chứng duy vật nói chung, đặc biệt là cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng đã dịnh hướng và đề ra các nguyên tắc tương ứng trong quá trình nhận thức
và áp dụng thực tiễn. Và nó là hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất trong
khoa học, bởi vì chỉ nó mới có thể cung cấp một phương pháp giải thích cho những
gì đang diễn ra trên thế giới, giải thích các mối quan hệ phổ biến, sự quá độ từ lĩnh
vực nghiên cứu này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nền kinh tế, xã hội đang
đòi hỏi những lao động mới có chất lượng cao hơn, thích ứng nhanh hơn, nhạy
bén với cuộc sống. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng là một cặp phạm trù quan lOMoAR cPSD| 23022540 9
trọng, thể hiện tính khoa học và đúng đắn. Là một sinh viên năm nhất của trường
Đại học Kinh tế quốc dân, qua việc nghiên cứu cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng, bản thân em đã củng cố, xây dựng cho mình được một nền tảng thế giới
quan vững chắc hơn để giúp em định hướng nguyên tắc và vận dụng tư duy, chuẩn
bị hành trang tương lai để áp dụng trong nghiên cứu vào cuộc sống. Áp dụng vào
ngành học của mình, ngành Kinh tế phát triển, em hiểu rằng khi xem xét một vấn
đề nào đó, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, khoa học thông
qua tìm hiểu đầy đủ, toàn diện các hiện tượng bên ngoài, từ đó đưa ra các kết luận
đúng đắn vể bản chất bên trong, nhớ vậy mới tìm ra được cách giải quyết đúng
đắn cho vấn đề đó. Đây là một kĩ năng rất cần thiết, quan trọng với ngành học,
nhất là khi đây là ngành học về quá trình thiết lập - tổ chức – thực hiện – kiểm tra
kế hoạch phát triển kinh tế của một doanh nghiệp, quốc gia.
Bài tập lớn của em đến đây là kết thúc. Lần đầu làm bài tập lớn khó tránh khỏi
những sai sót, em mong cô góp ý để em rút kinh nghiệm cho bản thân. Em xin cảm ơn cô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.GS,TS. Nguyễn Ngọc Long - GS, TS. Nguyễn Hữu Vui. “Giáo trình Triết học
Mác-Lênin” (dùng trong các trường đại học, cao đẳng). Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.https://khotrithucso.com/doc/p/van-dung-cap-pham-tru-ban-chat-va-hientuong- de-phan-tich-56975 lOMoAR cPSD| 23022540 10 MỤC LỤC
A,LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 0
B, NỘI DUNG ............................................................................................................................ 1
I, Nội dung lý thuyết .............................................................................................................. 1
1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng .............................................................................. 1
a. Khái niệm ............................................................................................................................. 1
b. Phân biệt bản chất với cái chung và quy luật....................................................................... 2
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng ............................................... 2
a.Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan ..................................................... 2
b. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng ......................................................................... 3
c. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng ................................................................................ 3
3. Ý nghĩa phương pháp luận ........................................................................................... 5
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện
chứng giữa bản chất và hiện tượng trong nghiên cứu, học tập của sinh viên .................. 6

C. Kết luận ................................................................................................................................. 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 9