-
Thông tin
-
Quiz
Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Lí luận chính trị ___***___
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản
chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên Họ và tên : Trần Thị Thu Hà Mã số sinh viên : 17 Lớp TC
: Triết học Mác – Lênin(121)_09 GV hướng dẫn : TS Lê Thị Hồng
Vĩnh Phúc, ngày 19 tháng 12 năm 2021 MỞ ĐẦU
Triết học Mác – Lênin bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã
hội và tư duy. Triết học Mác – Lênin đem lại cho con người thế giới quan khoa
học và phương pháp luận đúng đắng để nhận thức và cải tạo thế giới. Triết học
Mác – Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy
nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên
cũng như đời sống xã hội và tư duy con người.
Với vai trò to lớn như vậy, việc nghiên cứu, vận dụng sán tạo lí luận Triết
học Mác – Lênin nói riêng và Chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung trong giai đoạn
hiện nay có ý nghĩa hết sức to lớn cả trong tư tưởng, nhận thức và hoạt động thực
tiễn. Việc vận dụng lí luận Triết học Mác – Lênin vào từng lĩnh vực cụ thể yêu
cầu phải nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của lí luận cũng như tình hình
thực tiễn để vận dụng đúng đắn, sáng tạo, tránh rơi vào tình trạng dập khuôn máy
móc, giáo điều. Đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng vậy, việc nắm
vững quan điểm biện chứng về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện
tượng cũng như ý nghĩa trong việc nghiên cứu nó có vai trò quan trọng trong
nhận thức, vận dụng vào hoạt động thực tiễn nói chung và nghiên cứu, học tập của sinh viên nói riêng. NỘI DUNG A. Lý Thuyết
I. Khái niệm, phạm trù bản chất và hiện tượng: 1. Khái niệm:
- Bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác - Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lỹ về mối 2
quan hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
- Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ
tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
+ Ví dụ: Bản chất một nguyên tố hóa học là mối liên hệ giữa điện tử và hạt
nhân, còn những tính chất hóa học của nguyên tố đó khi tương tác với các
nguyên tố khác là hiện tượng thể hiện ra bên ngoài của mối liên kết giữa điện
tử và hạt nhân. Trong xã hội có giai cấp, bản chất của nhà nước là công cụ
thống trị giai cấp, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhưng tùy theo tương
quan giai cấp và địa vị của giai cấp trong lịch sử mà sự thống trị đó được thể
hiện dưới hình thức khác nhau.
- Hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra "bên ngoài" của bản chất.
2. Phạm trù và quan điểm:
- So sánh bản chất với cái chung và quy luật:
+ Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng
nhất với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải
là bản chất (bản chất là cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển
sự vật). Thí dụ: Mọi người đều là sản phẩm tổng hợp của các quan hệ xã hội,
đó là cái chung, đồng thời đó là bản chất của con người. Còn những đặc
điểm về cấu trúc sinh học của con người như đều có đầu, mình, và các chi...
đó là cái chung, nhưng không phải bản chất của con người (người Việt Nam
nhìn chung có tóc đen da vàng nhưng cái chung tóc đen da vàng không phải
cái chung bản chất của người Việt Nam).
+ Phạm trù bản chất và quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc (xét về mức
độ nhận thức của con người), Tuy nhiên bản chất và quy luật không đồng
nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh
nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật. Vì vậy
phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật. - Quan điểm:
+ Bản chất và hiện tượng đều tồn tại một cách khách quan. Quan điểm duy
tâm không thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản 3
chất và hiện tượng. Những người duy tâm chủ quan cho rằng, bản chất
không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt
ra, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó chỉ là tổng hợp những cảm giác
của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con người. Những người theo chủ
nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất
nhưng đó không phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực
thể tinh thần. Thí dụ: Platôn cho rằng, thế giới những thực thể tinh thần tồn
tại vĩnh viễn và bất biến là bản chất chân chính của mọi sự vật. Những sự vật
mà chúng ta cảm nhận được chỉ là hình bóng của những thực thể tinh thần
mà thôi. Những quan điểm này không được khoa học và thực tiễn thừa nhận.
+ Trái với các quan điểm trên đây, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, cả
bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là cái vốn có của sự vật không
do ai sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất
định. Những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách
quan, đan xen, chằng chịt. Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên tương đối
ổn định. Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản chất của sự vật. Vậy,
bản chất là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật; hiện tượng là biểu hiện
ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan không phải do cảm giác
của chủ quan con người quyết định.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan
của bản chất và hiện tượng, mà còn cho rằng, giữa bản chất và hiện tượng
có quan hệ biện chứng vừa thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn đối lập nhau.
1. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
- Bản chất và hiện tượng không những tồn tại khách quan mà còn ở trong mối
quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Sự thống nhất
giữa bản chất và hiện tượng trước hết thể hiện ở chỗ bản chất luôn luôn
được bộc lộ ra qua hiện tượng; còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của
bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ngoài
hiện tượng; đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu 4
hiện bản chất. Để nhấn mạnh điều này, V.I.Lênin khẳng định: "Bản chất
hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất".
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ bản chất và
hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất được bộc lộ ra ở
những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất
khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì
hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu
hiện nó cũng mất theo. Ngược lại, khi bản chất mới xuất hiện thì nó lại sản
sinh ra các hiện tượng phù hợp với nó.
- Tóm lại, bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống
nhất này mà người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật trong vô vàn
các hiện tượng bên ngoài.
2. Tính chất mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng
- Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của
hai mặt đối lập. Do vậy không phải bản chất và hiện tượng phù hợp nhau
hoàn toàn mà luôn bao hàm cả sự mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn này thể hiện
ở chỗ: bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát
triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt. Cùng một
bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay
đổi của điều kiện và hoàn cảnh. Nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng phụ
thuộc không những vào bản chất, mà còn vào hoàn cảnh cụ thể, trong
đó bản chất được biểu hiện. Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn
bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến
đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. Nhấn mạnh điều này,
V.I.Lênin viết: "Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến
mất, không bám “chắc”, không “ngồi vững” bằng “bản chất”.
- Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ, bản chất là mặt
bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan; còn hiện tượng là mặt
bên ngoài của hiện thực khách quan đó. Bản chất không được biểu lộ hoàn
toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau. Hiện
tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh
của bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi xuyên 5
tạc bản chất. Mác đã nhận xét: “Nếu hình thái biểu và bản chất của sự việc
trực tiếp đồng nhất với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa”.
- Có tình hình đó là do nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ
bởi bản chất của sự vật, mà còn bởi những điều kiện tồn tại bên ngoài của
nó, bởi tác động qua lại của nó với các sự vật xung quanh. -
Các điều kiện tồn tại bên ngoài đó và sự tác động qua lại của sự vật này với
sự vật khác lại thường xuyên biến đổi. Vì vậy, hiện tượng thường xuyên
biến đổi, trong khi bản chất vẫn giữa nguyên. -
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bản chất luôn giữ nguyên như cũ từ
lúc ra đời cho đến lúc mất đi. Mà bản chất cũng biến đổi, nhưng là biến đổi
rất chậm so với hiện tượng. Lênin viết: “Không phải chỉ riêng hiện tượng là
tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bới những giới hạn chỉ có tính
ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng như thế.” III.
Một số kết luận về mặt phương pháp luận: -
Bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện qua
hiện tượng, vì vậy muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát
từ những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế. Hơn nữa bản chất của sự vật
không được biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất định nào và cũng
biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật. Do vậy phải phân tích, tổng
hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình
mới hiểu rõ được bản chất của sự vật. Nhận thức bản chất của sự vật là một
quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến
bản chất sâu sắc hơn. V.I.Lênin cũng viết rằng: "Tư tưởng của người ta đi
sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu
có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v., cứ như thế mãi". -
Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy
định sự vận động phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn
định, không quyết định sự vận động phát triển của sự vật. Do vậy nhận
thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản
chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của
sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện tượng. B. Vận dụng
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất. Đây là một cơ hội phát triển vô cùng lớn nhưng đi cùng là vô vàn những khó
khăn đối với đất nước ta. Dù đã đạt được những thành tựu khả quan: tỉ lệ tăng 6
trưởng GDP trong vài năm gần đây luôn đạt tf 5% đến 6%, đời sống người dân
đã được cải thiện đáng kể nhưng chặng đường phía trước còn dài và đầy thách
thức. Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để mang Việt Nam sánh vai cùng các cường
quốc năm châu. Trong quá trình này, không thể không kể đến vai trò của thanh
niên sinh viên – thế hệ sẽ kế tiếp cha, anh trong sự nghiệp gây dựng đất nước
giàu, mạnh, xã hội văn minh, công bằng.
Cùng với sự phát triển của đất nước, văn hóa đa quốc gia ngày càng du nhập
vào Việt Nam, lối sống,suy nghĩ của người dân đặc biệt là thanh thiếu niên, sinh
viên ngày càng tiên tiến, hiện đại. Không thể không nói đến sự thay đổi tích cực
của sinh viên ngày này. Họ không chỉ chăm chỉ học tập để phấn đấu đạt được các
công việc viên chức ổn định trong nhà nước như xưa mà đã chú ý phát triển bản
thân, năng động tham gia các hoạt động ngoại khóa để cải thiện năng lực, hướng
đến những mục tiêu xa hơn, lớn hơn như du học, làm việc ở nước ngoài, tham
gia các công ty, doanh nghiệp đa quốc gia hay thậm chí là làm chủ một doanh nghiệp của riêng mình.
Sự tiến bộ này đã giúp đất nước thêm phần phát triển nhờ lớp trẻ ngày
càng thông minh và năng động. Tuy vậy, song song với việc phát triển của xã hội
là những tệ nạn, lối suy nghĩ, hành xử, vấn nạn suy đồi trong xã hội ngày nay. Và
những bạn trẻ sinh viên là những người có thể tiếp xúc trực tiếp với mặt trái đó
và dễ dàng tham gia trở thành những thành phần bị xã hội chỉ trích.
Hậu quả đó là do các bạn sinh viên chưa thật sự hiểu rõ và phân biệt được
bản chất và hiện tượng sự việc diễn ra trong xã hội. Họ chỉ nhìn thấy bề nổi của
vấn đề mà đánh giá sai lầm về bản chất, những mối liên hệ bị che khuất đằng sau
đó. Mặt bên ngoài là hiện tượng và mặt bên trong là bản chất. Sự vật, sự việc và
quá trình nào cũng có hai mặt của nó. Vì vậy khi xem xét sự vật trong quá trình
tự nhiên và xã hội cần phải hiểu rõ quan điểm biện chứng về mối quan hệ bản chất và hiện tượng.
Những tệ nạn đó có thể kể đến những hiện tượng điển hình như Sugar
baby - Sugar daddy, đầu tư chứng khoán, tiền ảo,… Đây đều là những hiện tượng
mới nổi trong những năm gần đây.
Đầu tiên khi xét đến mối quan hệ Sugar daddy - Sugar baby, được hiểu
nôm na là mối quan hệ giữa daddy – một người đàn ông lớn tuổi, có điều kiện
kinh tế khá giả sẽ chu cấp cho baby – những cô gái trẻ một số tiền lớn hàng
tháng để được đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Và thật ngạc nhiên khi hầu
hết các baby hiện nay đều là các sinh viên nữ trẻ tuổi của các trường đại học,
thậm chí có cả những em gái còn đang học cấp ba tham gia mối quan hệ này.
Khoan nói đến tính đúng sai của mối quan hệ, ta sẽ chỉ phân tích những biến thể,
mặt trái và hậu quả của việc hiểu sai về Sudar daddy – Sugar baby. Vì có thể dễ
dàng nhận được một số tiền lớn hàng tháng nên có rất nhiều bạn trẻ tò mò và 7
hứng thú mà chưa hề tìm hiểu rõ về nó. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng các
học sinh sinh viên mù quáng tham gia dẫn đến những vấn nạn như sinh viên sa
đà mà không chăm chỉ học tập rèn luyện để phát triển năng lực bản thân, mối
quan hệ ngoài luồng của những người đàn ông đã có gia đình, những thanh niên
trẻ tuổi đua đòi làm daddy,… Thậm chí ngày nay đã có biến thể Sugar momy và Sugar boy.
Sự hiểu sai về bản chất của mối quan hệ này qua những hiện tượng xã hội –
điều chỉ phản ánh được một phần bản chất đã khiến đa phần xã hội hiểu sai về
bản chất của Sugar daddy – Sugar baby, từ đó có những suy nghĩ, đánh giá sai
lệch về mối quan hệ, mặt tốt cũng như những người tham gia mối quan hệ này.
Sau đó phải kể đến cơn sốt chơi chứng khoán, tiền ảo. Trong thời đại ngày
nay, đầu tư chứng khoán, tiền ảo không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Nhất là khi
ai cũng mong muốn có thêm nhiều nguồn thu nhập. Nhiều ý kiến cho rằng đầu tư
chứng khoán, tiền ảo là một nguồn thu nhập thụ động - không phải làm gì mà
tiền vẫn chảy vào túi. Vì suy nghĩ này mà rất nhiều người, phần lớn là những
người trẻ, có cả các sinh viên còn đang trong quá trình học tập đổ xô đi đầu tư,
đầu tiên là số tiền nhỏ sau là những khoản tiền khổng lồ. Đúng là có không ít
người đã thành công và trở nên giàu có nhờ phương thức này nhưng quan điểm
đó có lẽ chưa chính xác. Điều này đã khiến rất nhiều người đầu tư kém thông
minh mà dẫn đến hậu quả là mất mát một số tiền lớn thậm chí phá sản. Các bạn
sinh viên ham mê đầu tư có thể dẫn đến hiện tượng bỏ bê việc học. Để có thể đầu
tư chúng ta phải dành thời gian học hỏi, tìm hiểu, quan sát và lựa chọn rất kỹ
càng. Đôi khi còn phải chấp nhận một số “đau thương”.
Vậy nên trước khi tham gia hay đánh giá bất cứ hiện tượng nào trong xã
hội, chúng ta – những sinh viên trẻ tuổi, tương lai của đất nước phải tìm hiểu thật
kĩ bản chất của sự việc. Mọi sự vật, sự việc đều có hai mặt, thậm chí nhiều mặt,
nhiều khía cạnh. Chúng ta không được chỉ nhìn vào bề nổi hay một hiện tượng
chỉ phản ánh được một phần của vấn đề mà phải nhìn nhận tất cả các hiện tượng,
các mặt của vấn đề và cho ra một kết luận khách quan nhất về bản chất của hiện
tượng đó. Và cuối cùng, dù có tham gia bất cứ hiện tượng nào thì sinh viên cũng
không được quên bản chất của một sinh viên là học tập và rèn luyện.
Chính để có cái nhìn tổng quan hơn về mọi sự vận động trong xã hội, sinh
viên nên cố gắng học tập thật tốt bộ môn Triết học Mác – Lênin. Đây chính là ý
nghĩa của việc nghiên cứu ý nghĩa quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ
biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. 8 KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu cặp phạm trù bản chất và hiện tượng, ta rút ra được những kết luận sau:
- Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên dừng lại
ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của nó.
- Nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của khoa họ nhận thức nói riêng là phải
vạch ra được bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động tực tiễn, cần dựa
vào bản chất chứ không phải dựa vào hiện tượng.
- Khi kết luận về bản chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan,
tùy tiện. Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc
lộ ra bên ngoài thông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể
tìm ra cái bản chất trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.
- Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện
tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau. Sở dĩ như vậy vì hiện
tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biến, nhiều khi
xuyên tạc bản chất. T
a phải ưu tiên xem xét trước hết các hiện tượng điển
hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Khi kết luận về bản chất của sự vật, chúng ta cần hết sức thận trọng. 9 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................2
A. LÝ THUYẾT..................................................................................................2
I. Khái niệm, phạm trù bản chất và hiện tượng..........................................2
1. Khái niệm..................................................................................................2
2. Phạm trù...................................................................................................3
II. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng............................4
1. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng............................................4
2. Tính mẫu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng........................................5
III. Một số kết luận về phương thức luận....................................................6
B. VẬN DỤNG....................................................................................................6
KẾT LUẬN...........................................................................................................9 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng chủ biên GS, TS. Nguyễn Ngọc Long – GS, TS. Nguyễn Hữu Vui >
“Giáo trình Triết học Mác – Lênin” (dung trong các trường đại học cao đẳng) >
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia > Hà Nội, tháng 7 năm 2006.
2. Web: 123docz.net: chủ, T., Cáo, L., học, T., & tế, K. (2021). BÀI THU
HOẠCH bản chất và hiện tượng. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021
https://123docz.net/document/3855111-bai-thu-hoach-ban-chat-va-hien-tuong.htm
3. Web: Wikipedia: Bản chất và hiện tượng (Chủ nghĩa Marx-Lenin) – Wikipedia
tiếng Việt. (2021). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2021
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n_ch%E1%BA%A5t_v%C3%A0_hi%E1%BB
%87n_t%C6%B0%E1%BB%A3ng_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx-Lenin)
4. Web: luathoangphi.vn: Cặp phạm trù và bản chất hiện tượng. Truy cập ngày
20 tháng 12 năm 2021, cập nhật 23 tháng 10 năm 2021
https://luathoangphi.vn/cap-pham-tru-ban-chat-va-hien-tuong/
5. Web 8910x.com Bản chất và hiện tượng: Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa.
(2019). Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021, cập nhật ngày 16 tháng 11 năm
2019 https://8910x.com/ban-chat-va-hien-
tuong/#Pham_tru_ban_chat_gan_bo_het_suc_chat_che_voi_pham_tru_cai_chung 11