-
Thông tin
-
Quiz
Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bảnchất và hiện tượng - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bảnchất và hiện tượng - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU………………………………………… 1
B. PHẦN NỘI DUNG……………………………………. 1
I. Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản
chất và hiện tượng.
1. Khái niệm của bản chất và hiện tượng.
2.. Phân biệt bản chất với phạm trù cái chung và phạm trù quy luật.
3.. Bản chất và hiện tượng tồn tại một cách khách quan.
4.. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
a, Mối quan hệ thống nhất
b, Mối quan hệ mâu thuẫn
5. Ý nghĩa phương pháp luận.
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm trên trong quá trình học tập của sinh viên.
C. PHẦN KẾT LUẬN………………………………… 10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………. A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống thường ngày, chúng ta đều có thể dễ dàng nhận thấy mọi
sự vật, mọi quá trình luôn tồn tại những khía cạnh được thể hiện ra bên ngoài
hay còn được gọi là hiện tượng và những khía cạnh tồn tại bên trong thì được gọi
là bản chất. Hiện tượng là thứ chúng ta có thể nhận thức và đánh giá được chính
xác các đặc điểm nhưng bản chất thì lại phải dùng lý tính hay còn gọi là tư duy
trừu tượng phân tính và đánh giá thật kì rồi mới đưa ra được kết luận chính xác.
Vậy nên khi nhận định về bất kì sự vật, quá trình nào thì chúng ta cần phải
phân biệt được rõ ràng đâu là bản chất, đâu là hiện tượng để có thể đưa tới những
nhận định chính xác nhất về sự vật đó. Con người sẽ rút ra được các kết luận
đúng đắn nhất thông qua quá trình đi từ bản chất đến hiện tượng. Bởi em nhận
thấy tầm quan trọng trong việc hiểu được định nghĩa về bản chất, hiện tượng nó
có ý nghĩa như nào khi áp dụng ngay vào cuộc sống đời thường của chúng ta. Đó
là những vẫn đề nghe có vẻ rất trừu tượng nhưng thực chất nó lại xảy ra hàng
ngày, hàng giờ và ngay xung quanh chúng ta mà bất kì ai cũng có thể dễ dàng bắt
gặp. Và đó cũng là lý do em lựa chọn đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về
mối quan hệ biện chứng giữa bản chất, hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên
cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”. B. PHẦN NỘI DUNG
I. Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng 1
1. Khái niệm của bản chất và hiện tượng
Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất niên,
tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và
được thể hiện thông qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội trong cuộc
sống. Nếu ai đó không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất thì người
đó chưa phải con người theo đúng nghĩa.
Hiện tượng là phạm trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất
nhiên, tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể
hiện của bản chất đối tượng. Hay tóm gọn hơn, hiện tượng là phần thể hiện ra ngoài của bản chất.
Ví dụ: Hoa có rất nhiều chủng loại khác nhau như hoa hồng, hoa cúc, hoa ly,
hoa loa kèn, hoa cẩm tú cầu, … hay thậm chí chỉ với riêng loài hoa hồng đã có
nhiều loại khác nhau như hổng đỏ, hồng trắng, hồng đen, … thì những cái đó
đều là hiện tượng chỉ điểm xuất hiện bên ngoài.
- Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thức khách
quan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua những hiện tượng ấy.
Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiện
thực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.
- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, cái tạo nên bản chất của
một lớp các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Điều đó
đúng với mọi người (bản chất cũng là cái chung) tuy nhiên không phải cái chung
nào cũng là bản chất. Ví dụ bên trên thuộc tính của con người là có đầu, mình và
chân tay, cái đó cũng là thuộc tính chung của mọi người nhưng không tạo nên
bản chất của con người. 2
Bên cạnh hiện tượng, còn xuất hiện một khí niệm là giả tượng. Giả tượng
cũng là hiện tượng nhưng đó là hiện tượng giả, nó phản ánh xuyên tạc bản chất,
không phù hợp với bản chất. Tuy nhiên giả tượng cũng có các tính chất khách
quan và cũng bộc lộ bản chất ở một mức độ nhất định nhưng phức tạp hơn nhiều.
Ví dụ: Trước đây con người luôn tin rằng Trái đất có hình dạng phẳng như đồng
xu nhưng sau một thời gian dài nghiên cứu và thực nghiệm thì các nhà khoa học
đã chứng mỉnh Trái đất thực chất có hình cầu. Vậy việc Trái đất có hình đồng xu
là giả tượng còn Trái đất có hình cầu mới là hiện tượng chính xác.
2. Phân biệt bản chất với phạm trù cái chung và phạm trù quy luật
- Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung.
Cái tạo nên bản chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của sự vật đó.
Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng
nhất với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là
bản chất. Vì bản chất chỉ là cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Ví dụ: Loài gà con nào cũng có 2 chân, có mỏ, có lông, … Tuy nhiên không phải
con nào sở hữu các thuộc tính trên cũng là con gà. Đó chỉ là các đặc điểm
chung của loài gà chứ không phải là bản chất của con gà.
Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc
(xét về mức độ nhận thức của con người). Tuy nhiên bản chất và quy luật không
đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh
nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật tạo thành. Vì vậy
phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
Ví dụ: Các phép cộng-trừ-nhân-chia là đại diện cho các kỹ năng của việc giải
toán với các con số nói chung thể hiện bản chất của việc giải toán. Đó là cơ sở 3
tạo tiền đề cho các định luật, các quy luật khác được ra đời nhằm phục vụ cho quá trình tính toán.
- Phạm trù bản chất thuộc cùng loại với phạm trù quy luật: nói đến bản chất có
nghĩa là nói tới quy luật, hay là nói tới quy luật là nói tới cái bản chất. Nhưng
mỗi quy luật chỉ biểu hiện được một mặt, một khía cạnh, còn bản chất được biểu hiện bằng quy luật.
Ví dụ: + Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao
động bằng nhiều quy luật: quy luật giá trị thặng dư, quy luật lợi nhuận…
+ Những quy luật biểu hiện của sự bóc lột này cảu giai cấp tư sản bằng
quy luật giá trị thặng dư (nó chỉ đươc biểu hiện một mặt).
3. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan.
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm không thừa nhận về sự tồn tại khách
quan của bản chất và hiện tượng, họ cho rằng bản chất không tồn tại thật sự, bản
chất chỉ là tên gọi do con người bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó
chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con
người. Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại
thực sự của bản chất nhưng đó không phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó
chỉ là những thực thể tinh thần.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mac-Lenin cho rằng, cả bản
chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ. Đó là cái
vốn có của sự vật không do ai sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng được tạo nên từ
những yếu tố nhất định. Những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên
hệ khách quan, đan xen, chằng chịt. Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên
tương đối ổn định. Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản chất của sự vật.
Vậy, bản chất là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật còn hiện tượng là biểu
hiện ra bên ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan không phải do cảm giác
của chủ quan con người quyết định. 4
4. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
a, Mối quan hệ thống nhất
Trước hết, bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, bất kỳ bản chất
nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng; còn hiện tượng nào cũng
là sự biểu hiện của bản chất, bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản
chất ở mức độ nhất định nào đó nhiều hoặc ít. Không có bản chất nào tồn tại
thuần túy ngoài hiện tượng; đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn
không biểu hiện bản chất.
Chính vì giữa hiện tượng và bản chất có mối quan hệ mật thiết nên trong
các nghiên cứu khoa học, người ta thường bắt đầu từ việc quan sát, thống kê các
hiện tượng đã xảy ra rồi trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu (có thể thông qua
việc xác lập các mô hình giả thuyết,...) để tìm ra bản chất của hiện tượng.
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ: “Bất kỳ
bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng, bất kì hiện
tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc ít”.
Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất được bộc lộ ra
ở những hiện tượng tương ứng. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất khác
nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng
biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất theo.
Tóm lại, Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái
quy định sự vận động, phát triển của sự vật với những biểu hiện nghìn hình, vạn
vẻ của nó mà ta có thể tìm ra cái chung trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy
luật phát triển của những hiện tượng đó.
b, Mối quan hệ mâu thuẫn 5
“Tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, về căn bản phù hợp với
nhau, nhưng chúng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn”
Điều tuyệt đối trong hoàn hảo chính là tất cả đều tương đối, nên sự thống
nhất giữa bản chất và hiện tượng chỉ có tính cách biện chứng, tức luôn là sự
tương đối hay nói khác hơn trong cái thống nhất ấy đã bao gồm sự khác biệt. Do
đó, thống nhất không có nghĩa là không khác biệt. Vì sự biểu hiện qua hiện
tượng của sự vật luôn phải được đặt trong một phạm trù không gian và thời gian
cụ thể. Có nghĩa là nó luôn phải chịu tác động bằng những cách thức khác nhau
của các hiện tượng khác nhau bên ngoài trong phạm vi khả năng. Như vậy, sự
phản ánh của bản chất qua hiện tượng không còn là nguyên chất mà đã bị pha
trộn tổng hợp của nhiều yếu tố tạp lai.
Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện ở chỗ:
“Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và
phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ảnh cái cá biệt”
Bản chất cấu tạo của mọi sự vật đều cùng chung ở những hạt cơ bản, nó là
cơ sở phát sinh và duy trì sự tồn tại của mọi sự vật. Giống như từ gạo, chúng ta
có thể tạo thành cơm, bánh... với đủ chủng loại khác nhau nhưng cơ bản nó vẫn
là từ gạo mà có. Đó là chỉ xét ở mặt tương đối, còn phân tích kĩ hơn ta vẫn chưa
thể kết luận bản chất thật sự của mọi vật là gì. Sự tồn tại và biểu hiện của vạn vật
chỉ là sự tổng hợp kết tinh của nhiều thứ khác nữa. Vì vậy, ta thấy sự vật có sinh
có tử, có hoàn thành có phá hoại. Chính những sự tổng hợp này quyết định sự
tồn tại và phát triển của sự vật, một lúc nào đó sự kết tinh này tan rã thì sự vật
không còn tồn tại với hiện tượng này mà nó biểu hiện dưới hiện tượng khác dù chúng có cùng bản chất.
“Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, còn hiện tượng không ổn
định, nó luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh so với so với bản chất”. 6
Điều này là hiển nhiên, vì sự vận động liên tục là đặc tính chung của vạn
vật. Hiện tượng là cái bên ngoài nên nó luôn quan hệ và chịu tác động trực tiếp
sâu sắc của các ngoại cảnh khác. Mà các ngoại lực này luôn biến đổi liên tục từ
hình thức đến tầm ảnh hưởng nên hiện tượng buộc phải thay đổi theo nếu nó
không muốn bị loại ra khỏi qui luật tồn tại. Còn bản chất là cái bên trong nên nó
không bị ảnh hưởng trực tiếp, chỉ khi nào hiện tượng chịu tác động và thay đổi
đến một mức nào đó thì nó mới thay đổi.
Như vậy, bản chất và hiện tượng luôn tồn tại với hai mặt là thống nhất và
mâu thuẫn nên chúng ta cần phải nghiên cứu cả hai mặt thì sự nhận thức mới
đúng đắn và ứng dụng vào đời sống một cách hiệu quả.
5. Ý nghĩa phương pháp luận.
Trong quá trình nhận thức, bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện
tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau. Sở dĩ như vậy vì hiện tượng bao giờ
cũng biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị cải biến nên trong mọi hoạt động,
không thể chỉ nhận biết sự biểu hiện bên ngoài (hiện tượng) mà cần đi sâu vào
bên trong để tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất thường ẩn giấu mình sau hiện
tượng, dựa vào quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng ảnh.
Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đầy đủ về sự vật, ta không nên dừng
lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tim hiểu bản chất của nó. Còn trong hoạt động
thực tiễn, cần dựa vào bản chất chứ không phải dựa vào hiện tượng. Vì bản chất
tồn tại khách quan ở ngay trong bản chất sự vật nên chỉ có thể tìm ra bản chất sự
vật ở bên trong sự vật ấy chứ không phải ở bên ngoài nó. Khi kết luận về bản
chất của sự vật, cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện. Vì bản chất không
tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua các
hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản chất trên cơ sở
nghiên cứu các hiện tượng. 7
Bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn có
của sự vật, hiện tượng; bản chất là địa bàn thống lĩnh của các mâu thuẫn biện
chứng và chúng được giải quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi
của bản chất, tạo ra sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng này sang dạng khác
nên các phương pháp đã được áp dụng vào hoạt động cũ trước đây cũng phải
thay đổi bằng các phương pháp khác, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm trên trong quá trình học tập của sinh viên
Về vai trò và ý nghĩa, phép biện chứng duy vật nói chung và cặp phạm trù
bản chất – hiện tượng nói riêng đã kế thừa và phát triển phép biện chứng từ tự
phát đến tự giác, tạo ra chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định
hướng việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận thức cũng như
là thực tiễn và là một hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất đối với khoa
học, bởi chỉ có nó mới có thể đem lại phương pháp giải thích sâu sắc nhất với
những quá trình phát triển diễn ra trong thế giới, giải thích những mối quan hệ
chung, những riêng từ lĩnh vực nghiên cứu này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Cụ thể hơn ở đây, em sẽ nói về ý nghĩa của mối quan hệ biện chứng giữa
bản chất và hiện tượng trong vấn đề nghiên cứu và học tập của sinh viên.
Thứ nhất, quan điểm biện chứng duy vật giữa bản chất và hiện tượng giúp
sinh viên chúng em định hướng nguyên tắc nghiên cứu và học tập: Muốn nhận
thức rõ được bản chất của đối tượng cần nghiên cứu, học tập thì cách duy nhất là
phải tìm hiểu sâu rộng, tổng hợp đầy đủ các hiện tượng, quá trình thực tế.
Ví dụ, trong môn học kinh tế vĩ mô em được học về nền kinh tế trên quy
mô rộng nói chung. Trước hết em phải tìm hiểu về các nguyên tắc, khái niệm và
đặc điểm chung nhất về nền kinh tế như cung, cầu, các chính sách,… Để có thể
áp dụng các khái niệm trên vào các bài toán thực tiễn như cân bằng thị trường 8
thì cần cả một quá trình nghiên cứu học tập sao cho hiểu rõ các khái niệm dạng
bài cơ bản thì mới có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp hơn. Điều này cho
thấy chúng ta muốn xác định được rõ bản chất của vấn đề thì phải trải qua quá
trình tìm hiểu sâu, thực hiện vô số các thử nghiệm hiện tượng thì mới có thể giải quyết được.
Thứ hai, quá trình tìm hiểu bản chất của đối tượng nghiên cứu, học tập sẽ
là một quá trình tư duy vô cùng mất thời gian mà cũng không kém phần phức
tạp. Đó là quá trình sinh viên chúng em phải tìm tòi từ vô số hiện tượng cho đến
bản chất, rồi từ bản chất cơ bản đến bản chất sâu sắc và từ bản chất sâu sắc đến
bản chất sâu sắc hơn,... Khi tổng hợp các hiện tượng, sinh viên chúng em sẽ cần
phải đặt đối tượng nghiên cứu và các môi trường, điều kiện hoàn cảnh khác
nhau, bởi vì môi trường bên ngoài sẽ làm cho hiện tượng bộc lộ ra bị tác động ít
hoặc nhiều. Từ đó, sinh viên sẽ nắm được bản chất cơ bản đầu tiên, và như thế
chúng ta sẽ dần tiến tới cấp cao hơn.
Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu và học tập, sinh viên cũng em cũng
phải xem xét các đối tượng nghiên cứu dưới nhiều hiện tượng và góc độ khác
nhau. Tuy nhiên trong thực tế sinh viên cũng không có nhiều cơ hội để có thể trải
nghiện kinh qua hết các hiện tượng đó vì nguồn lực cũng có hạn, nên trong phạm
vi của mình sinh viên nên tìm hiểu xem những hiện tượng hoàn cảnh điển hình.
Tuy kết quả của việc xem xét này không thể phản ánh đầy đủ bản chất thực sự
của sự vật và hiện tượng nhưng nó sẽ phản ánh bản chất đến một cấp độ nhất
định. Và trong hoàn cảnh này, sinh viên cũng cần nên đưa ra kết luận của mình
một cách hết sức thận trọng.
Cuối cùng, mọi đối tượng đều được tạo thành từ sự thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập, nên mọi đối tượng luôn không ngừng phát triển. Mà
bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng. Nên khi
sự vật phát triển thì bản chất cũng thay đổi để tạo ra sự chuyển hoá của đối tượng
từ dạng này sang dạng khác. Vì thế các phương pháp đã áp dụng vào hoạt động 9
nghiên cứu cũ trước đây cũng cần sinh viên đổi mới, sáng tạo bằng các phương
pháp mới, phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng nghiên cứu, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh trong học tập và công việc. C. PHẦN KẾT LUẬN
Tổng kết lại ta thấy phép biện chứng duy vật nói chung, đặc biệt là mối
quan hệ biện chứng của cặp phạm trù bản chất – hiện tượng đã định hướng và đề
ra các nguyên tắc tương ứng trong quá trunhf nhận thức và áp dụng vào thực
tiễn. Và nó là hình thức tư duy hiệu quả quan trọng nhất trong khoa học, bởi vì
chỉ nó mới có thể cung cấp một phương pháp giải thích cho nhưng gì đang diễn
ra trong cuộc sống, những gì đang diễn ra trên thế giới, giải thích cho các mối
quan hệ phổ biến, sự quá độ từ lĩnh vực nghiên cứ này sang lĩnh vực nghiên cứu khác.
Cùng với sự tích lũy tri thức, cặp phạm trù bản chất và hiện tượng vừa
thống nhất, vừa đối lập nhau, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau
đã dẫn nhận thức chúng ta vươn tới những kết luận, phản ảnh đầy đủ bản chất
của sự vật và hiện tượng tương ứng với nhau.
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, đặc biệt là giai
đoạn dịch covid-19 bùng phát dữ dội, thời điểm hội nhập quốc tê này, nền kinh
tế, xã hội đang đòi hỏi những lao động mới có chất lượng cao hơn, thích ứng
nhanh hơn, nhạy bén hơn với cuộc sống. Là một sinh viên năm nhất của trường
đại học Kinh tế Quốc dân, qua việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa
phạm trù bản chất và hiện tượng, bản thân em đã củng cố, xây dựng thêm cho
mình được một nền tảng thế giới quan chặt chẽ, mới mẻ hơn cũng như đã giúp
em rất nhiều trong việc định hướng nguyên tắc và vận dụng tư duy, chuẩn bị
hành trang để có thể tiếp tục áp dụng vào nghiên cứu trong đời sống 10
Trong quá trình thực hiện làm Bài Tập lớn, em có thể đã có nhiều thiếu sót
và còn vướng nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sử cũng
như là sự tích cực từ phía giáo viên phụ trách bộ môn, để em có thể kịp thời nhận
ra lỗi sai, kịp thời hoàn thiện về lý luận cũng như nhanh chóng áp dụng vào thực
tiễn, rút kinh nghiệm cho những bài tập tiếp theo. Em xin trân thành cảm ơn! 11
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học MÁC-LÊNIN (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý
luận chính trị) - Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật - Nơi xuất bản: số 6/68
Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội> Năm xuất bản 2021.
2. Giáo trình Triết học mác-lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)
(Tái bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung). Thuộc tài liệu tham khảo 2 trên LMS.
3. Bản chất và hiện tượng (Chủ nghĩa Mác-lênin) - Wikipedia
4.https://loigiaihay.com/ban-chat-la-gi-hien-tuong-la-gi-chung-co-moi-quan-he-
bien-chung-nao-y-nghia-rut-ra-tu-viec-nghien-cuu-moi-quan-he-do-cho-vi-du-
minh-hoa-c126a20403.html#ixzz7EtCUSXFd