-
Thông tin
-
Quiz
Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: "Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng"
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh Mã số sinh viên: 05 Lớp TC: 15
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng Lào Cai 30/03-04/04/2020 LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình suy nghĩ, con người thường xuyên phải sử
dụng những khái niệm nhất định như “người”, “động vật”,
“kim loại”,… Những khái niệm đó là hình thức của tư duy để
phản ánh những mặt, những thuộc tính quan trọng nhất của lớp
sự vật, hiện tượng nhất định. Phép biện chứng với tư cách là
khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Nó khái
quát những mối liên hệ phổ biến nhất, bao quát các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản. Một
trong số các cặp phạm trù đó phải kể đến cặp phạm trù cái
chung và cái riêng. Vậy cái chung và cái riêng có mối quan hệ
như thế nào? Ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu, học tập của sinh viên ra sao? I. Khái niệm 1. Phạm trù
Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ chung và cơ bản nhất của các sự
vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện thực nhất định. 2. Cái chung
Cái chung là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất
định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
Ví dụ: Sự sáng tạo là cái chung cần phải có trong mọi lĩnh vực,
sinh vật cần có oxi để tồn tại,… 3. Cái riêng
Cái riêng là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện
tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
Ví dụ: Một con người, một tập đoàn, một cái cây,một con vật,...
II. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
Cái chung và cái riêng là một cặp phạm trù trong phép biện
chứng duy vật Mác-Lenin và là một trong những nội dung của
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ
biện chứng giữa cái riêng với cái chung. 1. Theo phái duy thực
- Cái chung tồn tại độc lập,
không phụ thuộc vào cái riêng và sinh ra cái riêng
- Còn cái riêng thì hoặc là
không tồn tại, hoặc nếu có tồn
tại thì cũng là do cái chung sản
sinh ra và chỉ là tạm thời.
- Cái riêng sinh ra và chỉ tồn tại
trong một thời gian nhất định
rồi mất đi, trong khi đó cái
chung tồn tại vĩnh viễn, không
phải trải qua một biến đổi nào cả.
Ví dụ: Giữa mục đích riêng và mục đích chung thì mục đích
chung mới thực sự tồn tại, mục đích riêng chỉ là cái bóng. 2. Theo phái duy danh
Phải duy danh lại phát triển một quan điểm ngược lại với phái duy thực.
- Họ cho rằng chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung
chỉ là những tên gọi do lý trí đặt ra, chứ không phản ánh một cái gì trong hiện thực.
- Trong hiện thực không hề có cái chung, cái khái niệm chung
dễ làm cho con người ta lầm lẫn rằng sau các khái niệm ấy là
những sự vật, hiện tượng thực tế nào đó có ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta.
Do đó, họ đề nghị gạt bỏ những khái niệm chung mà trước hết
là những khái niệm nào tựa hồ đang gây ra mối bất hoà. Ví dụ
như khái niệm chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, sự bóc lột,
… theo họ đó chỉ là những khái niệm trống rỗng đấu tranh
chống lại khái niệm trống rỗng là một công việc hoàn toàn vô ích.
3. Theo phép biện chứng duy vật
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cả cái
riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan và giữa
chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Không thể có cái
chung nếu không có cái riêng và ngược lại. Quan hệ này được thể hiện:
- Cái chúng chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng.
Điều đó có nghĩa là cái chung tồn tại thực sự nhưng chỉ tồn tại
trong cái riêng chứ không tồn tại biệt lập và ở đâu đó bên cạnh cái riêng.
Ví dụ: Mỗi con người cụ thể mà ta bắt gặp có thể có nhiều
thuộc tính khác nhau như: tính cách, dáng vẻ bề ngoài,...
Nhưng dù có khác nhau đến thế nào chăng nữa thì bất kỳ con
người nào cũng đều có những thuộc tính giống nhau như: là
động vật thuộc lớp động vật có vú, thở bằng phổi,… các thuộc
tính này lặp đi lặp lại ở mọi con người, chúng tạo nên cái
chung và cái chung này được phản ánh trong khái niệm con
người. Như vậy cái chung này thực sự tồn tại, nhưng tồn tại
trong từng con người cụ thể, thông qua từng con người cụ thể
mà nó được biểu hiện ra, chứ không có con người chung nào
tồn tại bên ngoài những con người cụ thể cả.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung.
Điều đó có nghĩa là cái riêng tồn tại độc lập, nhưng không có
nghĩa là cái riêng hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại, bất
cứ cái riêng nào bao giờ cũng tham gia vào các mối liên hệ qua
lại hết sức đa dạng với các sự vật hiện tượng khác xung quanh
mình. Các mối liên hệ qua lại ấy cử trải rộng dần, gặp gỡ rồi
giao thoa với các mối liên hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên
một mạng lưới các mối liên hệ mới và trong số chúng sẽ có
những mối liên hệ dẫn đến một cái chung nào đó.
Ví dụ: Có những thứ ta tưởng như chúng hết sức xa lạ, hoàn
toàn không dính dáng gì tới nhau như cái điện thoại chúng ta
đang sử dụng và cái cây ngoài kia, nhưng nếu xét kỹ thì thông
qua hàng nghìn mối liên hệ cũng như thông qua hàng nghìn sự
chuyển hoá, cuối cùng ta vẫn thấy giữa chúng có cái chung
nhất định và đều liên hệ với nhau. Chẳng hạn điện thoại và cái
cây đều được cấu tạo nên từ những nguyên tử, điện tử nhất định,…
Chính vì thế, Lênin không chỉ khẳng định rằng cái riêng không
chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, mà còn thông
qua hàng nghìn sự chuyển hoá liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác.
- Mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung còn thể hiện ở chỗ cái
riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là
một bộ phận của cái cái riêng, nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái
riêng. Điều đó có nghĩa là cái riêng ngoài những đặc điểm
riêng chỉ nó có, còn có những đặc điểm chung ở nhiều cái
riêng lẻ cùng loại và trong quan hệ với cái chung (tuỳ từng mối
quan hệ) mà thuộc tính riêng lẻ này hay thuộc tính riêng lẻ
khác tham gia vào cái chung. Do đó, cái riêng không gia nhập
hết vào cái chung. Vì thế cái riêng phong phú hơn cái chung.
Cái chung tuy chỉ là một bộ phận cấu thành cái riêng, nhưng là
cái bản chất của cái riêng vì nó phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ tất nhiên, ổn định ở trong nhiều
cái riêng cùng loại, nó quy định sự tồn tại và phát triển của cái
riêng, nên cái chung sâu sắc hơn cái riêng.
Ví dụ: Người đầu bếp ở một quốc gia bên cạnh cái chung với
các đầu bếp khác trên thế giới là tạo ra những món ăn thì còn
có đặc điểm riêng là mang phong cách, mùi vị đặc trưng của món ăn quốc gia đó,…
- Trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong
những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái
chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất.
Do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ
ngay một lúc, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất, cái
cá biệt. Nhưng theo quy luật, cái mới nhất định sẽ phát triển
mạnh lên, ngày càng trở nên hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn
chiến thắng cái cũ và trở thành cái chung. Ngược lại cái cũ
ngày càng mất dần đi và từ chỗ là cái chung nó biến thành cái đơn nhất.
Ví dụ: Quy luật cung cầu là cái chung trong nền kinh tế thị
trường nhưng xét trong toàn bộ các hình thức kinh tế trong lịch
sử thì nó chỉ là cái đơn nhất đặc trưng cho nền kinh tế thị
trường mà không thể là đặc điểm chung cho mọi hình thức
khác như kinh tế tự cung tự cấp,…
III. Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng
nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng chứ không thể ở
ngoài cái riêng. Để phát hiện cái chung cần xuất phát từ những
cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng, quá trình riêng lẻ cụ thể
chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
- Vì cái chung là bộ phận, là cái bản chất chi phối sự vận động
của cái riêng, nên trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng cái
chung thích hợp với từng cái riêng bằng tất cả sự phong phú đa
dạng của nó. Từ đó, một kết luận được rút ra là: bất cứ cái
chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần
được cá biệt hóa. Nếu không chú ý tới sự cá biệt hoá đó, đem
áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung thì sẽ rơi
vào rập khuôn, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái
chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hóa cái đơn nhất
thì sẽ rơi vào cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
- Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại ở
bên ngoài mối liên hệ dẫn tới cái chung. Cho nên để giải quyết
những vấn đề riêng một cách có hiệu quả thì không thể lảng
tránh được việc giải quyết những vấn đề chung (những vấn đề
lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó). Nếu không giải
quyết những vấn đề lý luận chung, thì sẽ không tránh khỏi sa
vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
- Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều
kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và
ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất. Nên trong
hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn
nhất biến thành cái chung nếu cái đơn nhất đó có lợi cho ta và
ngược lại biến cái chung thành cái đơn nhất, nếu sự tồn tại của
cái chung không còn là điều ta mong muốn.
IV. Ý nghĩa đối với việc nghiên cứu và học tập của sinh viên V. Kết luận MỤC LỤC
I. Khái niệm……………………………………………...... 1
1. Phạm trù……..............…………………………………… 1
2. Cái chung………………………..…...……...……….….. 1
3. Cái riêng……………………………………………......... 1
II. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng...................... 1
1. Theo phái duy thực………………………………………. 2
2. Theo phái duy danh……………………………………… 2
3. Theo phép biện chứng duy vật…………………………... 3
III. Ý nghĩa phương pháp luận........................................... 6
IV. Ý nghĩa đối với việc nghiên cứu và học tập của sinh viên V. Kết luận Tài liệu tham khảo
- Sách giáo trình triết học Mác – Lênin (nhà xuất bản chính trị
quốc gia) https://vi.m.wikipedia.org/wiki/C
%C3%A1i_chung_v%C3%A0_c%C3%A1i_ri
%C3%AAng_(Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Marx- Lenin)?
fbclid=IwAR2v_CkOcKoq_870DvI8ENCvhea1VjO7WF7RU CEfCL4Kj1JgosH71reUWhY
https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/phan-tich-moi-quan-he-
bien-chung-giua-cai-chung-va-cai-rieng-tu-do-rut-ra-y-nghia-
phuong-phap-luan-va-xac-dinh-moi-quan-he-giua-ban-than-
voi-gia-dinh-nha-truong-xa-hoi-314620.html?
fbclid=IwAR2vQESvqTDt0HBxSTldKE1e5uRwCE- WsJZQCsqFCEapon_GTWAryEctjyo