Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ CHÂN LÝ
1. Quan niệm về chân lý.
- Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan mà con
người phản ánh và được thực tiễn kiểm nghiệm
- Ví dụ: Trước khi Thuyết nhật tâm ra đời thì việc trái đất là trung
tâm của vũ trụ vẫn được tất cả mọi người xem là chân lý mãi đến tận thế kỷ X-XI.
- Nhìn vào ví dụ ta có thể thấy được một “thông tin” hôm nay có
thể được gọi là chân lý, nhưng thời gian về sau chưa chắc là
chân lý và ngược lại, một “thông tin” mới phát hiện có thể chưa
được công nhận là chân lý, nhưng về sau có thể được gọi là chân lý.
2. Các tính chất của chân lý.
a. Tính khách quan: Chân lý bao giờ cũng là khách quan vì nội
dung phản ánh của nó là khách quan, phù hợp với khách thể của nhận thức.
- Nghĩa là, tuy chân lý là nhận thức của con người nhưng nội
dung của nó không phụ thuộc vào con người mà nội dung chân
lý phản ánh thuộc về thế giới khách quan và các sự vật khách
quan được chân lý đó phản ánh.
- Ví dụ: - Trái đất xoay quanh mặt trời.
- Khủng long là loài động vật xuất hiện trên trái đất trước loài người.
b. Tính cụ thể: Chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong
một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong
một không gian và thời gian xác định
- Chân lý là cụ thể bởi vì đối tượng mà chân lý phản ánh bao giờ
cũng tồn tại một cách cụ thể, trong những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể với những quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân lý nào
cũng phải gắn với điều kiện lịch sử – cụ thể. Nếu thoát khỏi điều
kiện lịch sử – cụ thể, thì cái vốn gọi là chân lý sẽ không còn là chân lý nữa.
- Ví dụ: Mọi nhà khoa học khi phát biểu định lý đều kèm theo các
điều kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác và cụ thể của nó.
c. Tính tương đối và tuyệt đối:
- Tính tương đối của chân lý thể hiện ở chỗ những tri thức của
chân lý đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ, nó mới phản ánh
đúng một mặt, một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan
trong những điều kiện giới hạn xác định.
- Tính tuyệt đối của chân lý thể hiện ở chỗ những tri thức của
chân lý phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực khách quan ở một
giai đoạn lịch sử cụ thể xác định.
- Chân lý tương đối bao giờ cũng chứa những yếu tố là chân lý
tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối được hình thành từ các chân lý
tương đối, có sự bổ sung các chân lý tương đối.
- Ví dụ: Trong giới hạn mặt phẳng (có độ cong bằng 0) thì tổng
các góc trong của tam giác tuyệt đối bằng 180⁰ (tính tuyệt đối),
nhưng nếu điều kiện đó thay đổi đi (có độ cong khác 0) thì định
lý đó không còn đúng nữa (tính tương đối), nó cần phải được bổ
sung bằng định lý mới (sự phát triển quá trình nhận thức dần tới
chân lý đầy đủ hơn - tức chân lý tuyệt đối).