





Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186
Câu 9: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin về cái riêng, cái chung, cái đơn giản nhất? Phân tích
mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của việc
nghiên cứu vấn đề này? _Theo chủ nghĩa Mác-Leenin:
• Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định. Cái đơn nhất
là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng
(một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
• Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có
ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác.
• Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một sự vật,
hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
_Trong lịch sử triết học đã có hai xu hướng – duy thực và duy danh – đối lập nhau giải quyết vấn
đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Các nhà duy thực khẳng định, cái chung tồn tại độc lập,
không phụ thuộc vào cái riêng. Các nhà duy danh cho rằng, cái chung không tồn tại thực trong
hiện thực khách quan. Chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực. Cái chung chỉ tồn tại trong
tư duy con người. Cái chung chỉ là tên gọi, danh xưng của các đối tượng đơn lẻ. Tuy cùng coi cái
riêng là duy nhất có thực, song các nhà duy đanh giải quyết khác nhau vấn đề hình thức tồn tại
của nó. Một số (như Occam) cho rằng, cái riêng tồn tại như đối tượng vật chật cảm tính; số khác
(Béccli) lại coi cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng…..
_Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó trong
việc lý giải mối quan hệ cái chung – cái riêng.
_Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách
quan và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện qua các đặc điểm sau:
• Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,
thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình, không có cái chung thuần túy tồn tại
bên ngoài cái riêng, cái chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng.
• Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Không có cái riêng nào tồn tại tuyệt
đối độc lập, không có liên hệ với cái chung, sự vật, hiện tượng riêng nào cũng bao hàm cái chung.
• Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc
hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng
còn có cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc
tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái
chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
• Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự
vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Trong
hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái
đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái
chung, cái phổ biến. Ngược lại cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau do
không phù hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự
chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay lOMoAR cPSD| 47028186
thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá
trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
Ý nghĩa phương pháp luận _
Ý nghĩa phương pháp luận:
• Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính
chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ
đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên
việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều không thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện
tượng (cái riêng) có liên hệ với cái chung đó, Vì bản thần cái chung trong mọi sự vật, hiện
tượng không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái chung
đã được cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp
cụ thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp.
• Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất, thì
khi sử dụng một kinh nghiệm nào đổ trong điều kiện khác, không nên sử dụng hình thức
hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những
cái thích hợp với điều kiện nhất định đó.
• Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất”
có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”,
nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất”
có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.
Câu 10: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin về nguyên nhân và kết quả? Phân tích mối quan
hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của việc ngiên cứu vấn đề này?
_ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin về nguyên nhân và kết quả:
• Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định.
• Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính
nguyên nhân gây nên. Nhận thức về nguyên nhân, kết quả như trên vừa giúp khắc phục
được hạn chế coi nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất định,
nằm bên ngoài sự vật, hiện tượng đó; vừa khắc phục được thiếu sót coi nguyên nhân cuối
cùng của sự vận động, chuyển hóa của toàn bộ thế giới vật chất nằm ngoài nó, trong lực
lượng phi vật chất nào đó.
_ Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ qua lại, cụ thể:
Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả lOMoAR cPSD| 47028186 -
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ
xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp
nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biển hiểu hiện mối liên hệ nhân quả. -
Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ
thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động
lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm trí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
- Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:
+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân chủ quan
_ Ví dụ, ngày và đêm không phải là nguyên nhân của nhau. Sấm và chớp không phải nguyên nhân của nhau.
Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân. -
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau
tuỳ thuộc vào điều kiện ví dụ: gạo và nước đun sôi có thể thành cơm, cháo, v.v phụ thuộc vào
nhiệt độ, mức nước, người nấu…
_ Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ: sức khoẻ của chúng ta tốt do
luyện tập thể dục, do ăn uống điều độ, do chăm sóc y tế tốt v.v chứ không chỉ một nguyên nhân nào.
_Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh
hưởng tích cực trở lại đối với nguyên nhân. Ví dụ: Biết được về hiện tượng của thủy triều là sức
hút của mặt trăng tạo nên làm cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều tràn vào
đất liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện.
Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả -
Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện
tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và
ngược lại. Ví dụ, chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập cao. Thu nhập cao lại là nguyên
nhân để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân. -
Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở
thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba... Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết
thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay
cuối cùng. Ví dụ, nghèo đói, thất học làm gia tăng dân số, đến lượt nó, gia tăng dân số lại làm tăng nghèo đói, thất học.
_ Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
• Mối liên hệ nhân quả có tính chất khách quan và tính phổ biên, nghĩa là không có sự vật,
hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con
người có thể nhận thức ngay được nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải
tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích
được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong
bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng
ra từ đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực.
• Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào
đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất lOMoAR cPSD| 47028186
hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò
khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn của chúng ta
cần phân loại nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân khách quan,... Đồng
thời phải nắm bắt được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích
hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt
động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
• Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiến chúng ta cần phải
khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy
tác dụng, nhằm đạt mục đích.
Câu 11: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin về nội dung và hình thức? Phân tích mối quan hệ
biện chứng giữa nội dung và hình thức? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
_ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin về nội dung và hình thức:
• Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng.
• Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng
ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của
sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc
bên trong của sự vật, hiện tượng. Ví dụ, chữ “ANH” có nội dung là các chữ cái “A; N; H”,
còn hình thức là các chữ cái phải xếp theo thứ tự ANH; giữa 3 chữ cái này có mối liên hệ
tương đối bền vững, nếu ta đảo phương thức sắp xếp thì sẽ không còn là chữ “ANH” nữa
mà thành chữ khác (Ví dụ, thành chữ NHA, HAN hoặc HNA).
_Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức: Giữa nội dung và hình thức có sự thống nhất hữu cơ với nhau.
• Bất kỳ sự vật nào cũng phải có đồng thời cả hình thức và nội dung, không có sư vật nào chỉ
có hình thức mà không có nội dung hay chỉ có nội dung mà không có hình thức. Chính vì
thế, nội dung và hình thức phải thống nhất với nhau thì sự vật mới tồn tại. Không có nội
dung nào không tồn tại hình thức và cũng không có hình thức nào không chứa nội dung.
• Nội dung nào sẽ có hình thức tương ứng, các yếu tố tạo thành sự vật vừa góp phần tạo nên
nội dung vừa tham gia tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung, hình thức không tách rời mà
gắn bó chặt chẽ với nhau.
• Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.
Trong quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức thì nội dung quyết định hình thức.
• Nội dung và hình thức có tính độc lập tương đối với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ: Một nội
dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, một cái bánh chưng (bao gồm
gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, lá dong, lạt buộc…) có thể được gói theo hình vuông (miền Bắc),
lá dong bọc ngoài, buộc chặt bằng lạt, cũng có thể gói theo hình thức bánh tét ( miền nam)
hình tròn, dài cũng được gói bằng lá dong, buộc lạt (hình chiếc giò ).
• Cùng một hình thức nhưng có thể có những nội dung khác nhau. VD chiếc bánh chưng có
cái hình vuông nhưng bên trong có thể có thịt, với hạt tiêu, hành, chút muối; hoặc có thể chỉ
gói bằng đỗ xanh với đường…tức nội dung cũng khác nhau. Hơn nữa, hình thức cũng có lOMoAR cPSD| 47028186
tác động với nội dung, nhất là hình thức mới ra đời theo hướng hoặc là tạo điều kiện, hoặc
kìm hãm nội dung phát triển.
_ Ý nghĩa của phương pháp luận:
• Thứ nhất, hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định, là kết quả những
thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó thì sự thay đổi hình thức phải dựa
vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó; do vậy, muốn biến đổi sự vật,
hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.
• Thứ hai, hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung nên để thúc
đẩy sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung đang
phát triển với hình thức ít thay đổi, và khi giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự không
phù hợp thì trong những điều kiện nhất định phải can thiệp vào tiến trình khách quan, đem
lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp với nội dung đã phát triển và
bảo đảm cho nội dung phát triển hơn nữa, không bị hình thức cũ kìm hãm.
• Thứ ba, một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử dụng mọi
hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các hình thức vốn có, lấy
hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để làm cho bất kỳ hình thức nào cũng trở
thành công cụ phục vụ nội dung mới. V.I. Lênin kịch liệt phê phán thái độ chỉ thừa nhận
các hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo hình thức cũ; đồng thời cũng phê phán
thái độ phủ nhận vai trò của hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thay
đổi hình thức cũ một cách tùy tiện, vô căn cứ Tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung.
Ví dụ: Trong cuộc sống chỉ coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ tâm hồn con người.
Hoặc là tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức.
Ví dụ: Trong cuộc sống, chỉ biết đến rèn luyện nhân cách, tâm hồn mà không chú ý đến phương
tiện vật chất tối thiểu.
Câu 12: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin về tất nhiên và ngẫu nhiên? Phân tích mối quan hệ
biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
_ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Leenin về tất nhiên và ngẫu nhiên:
• Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật,
hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.
• Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên
ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc
có thể xuất hiện thế khác. Ví dụ, trồng hạt ngô (tất nhiên) phải mọc lên cây ngô, chứ không
thể lên cây khác. Nhưng cây ngô tốt hay không tốt là do chất đất, thời tiết, độ ẩm bên ngoài
hạt ngô quy định. Đây chính là cái ngẫu nhiên.
_Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
• Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều
có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật. Cả cái tất nhiên cả cái ngẫu nhiên đều có lOMoAR cPSD| 47028186
vai trò quan trọng đối với sự vật. Tuy nhiên, cái tất nhiên đóng vai trò chi phối đối với sự
vận động, phát triển của sự vật, cái ngẫu nhiên làm cho sự vật phát triển nhanh hơn hoặc
chậm lại. Ví dụ, đất đai, thời tiết không quyết định đến việc hạt ngô nảy mầm lên cây ngô,
nhưng đất đai, thời tiết lại có tác động làm cho hạt ngô nhanh hay chậm nảy mầm thành cây ngô.
• Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất này thể hiện ở chỗ:
+ Một là, cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên.
Nói cách khác, cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên.
+ Hai là, cái ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho cái tất nhiên. +
Ba là, không có tất nhiên thuần tuý tách rời cái ngẫu nhiên, cũng như không có cái ngẫu nhiên
thuần tuý tách rời cái tất nhiên. Ví dụ, sự xuất hiện vĩ nhân trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu
của lịch sử. Nhưng ai là nhân vật vĩ nhân ấy lại là ngẫu nhiên vì không do yêu cầu lịch sử quy
định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để đưa một nhân vật lên đứng đầu phong trào.
Nếu chúng ta gạt bỏ nhân vật này thì nhất định sẽ phải có người khác thay thế.
• Tất nhiên và ngẫu nhiên trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá cho nhau. Cái
này, trong mối quan hệ này được coi là tất nhiên thì trong mối quan hệ khác rất có thể được
coi là ngẫu nhiên. Ví dụ, trao đổi hàng hoá là tất nhiên trong nền kinh tế hàng hoá, nhưng
lại là ngẫu nhiên trong xã hội nguyên thuỷ – khi sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Vì vậy,
ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên cũng chỉ là tương đối. Thông qua mối liên hệ
này nó là cái tất nhiên, nhưng thông qua mối liên hệ khác nó là cái ngẫu nhiên và ngược lại.
Ví dụ, một máy vô tuyến sử dụng lâu ngày, mãi “tất nhiên” sẽ hỏng, nhưng hỏng vào khi
nào, vào giờ nào lại là “ngẫu nhiên”.
_ Ý nghĩa của phương pháp luận:
• Thứ nhất, tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn cần
dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là
tìm cho được mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan.
• Thứ hai, tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy nên trong hoạt động nhận thức chỉ có
thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua.
• Thứ ba, ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm cho tiến
trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi; do vậy, không nên bỏ qua ngẫu
nhiên mà phải có những phương án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ.
• Thứ tư, ranh giới giữa tất nhiên với ngẫu nhiên chỉ là tương đối nên sau khi nhận thức được
các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để “biến”
ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành
ngẫu nhiên. Ví dụ, dựa trên cơ sở quan hệ tất nhiên và ngẫu nhiên này con người có thể uốn
cây cảnh theo con vật mình ưa thích, bác sỹ có thể kẹp răng cho trẻ em để răng đều, đẹp.