-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa nước ta hiện nay | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa nước ta hiện nay | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740153
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế TIỂU LUẬN
CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI
1. Đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đìnhvà sự
vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa
nước ta hiện nay” Họ và tên: Hoàng Vũ Mã SV: 11208490 Lớp: CNKHXH (221) _09
Giáo viên: Nguyễn Văn Thuân Hà Nội, 2022 1
Downloaded by Mai Chi (Vj3@gmail.com) lOMoAR cPSD| 45740153 I.
Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về gia đình trong mối
quan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội
1. Khái niệm gia đình
Có nhiều ngành khoa học nghiên cứu về gia đình như luật học, triết học, xã hội học...
Do phạm vi nghiên cứu của mỗi ngành khoa học khác nhau nên khái niệm gia đình cũng khác nhau.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, gia đình là sự liên kết của
nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng,
những người này có các quyền và nghĩa vụ với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình,
nuôi dạy thế hệ trẻ và chăm sóc người cao tuổi dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
Nhìn chung, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia đình
2. Vị trí của gia đình
2.1 Gia đình là tế bào xã hội
-Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội.Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát
triển được; muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng một gia đình
tốt. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình
thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa
truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự hình thành và phát triển nhân cách con người
không chỉ là thể hiện tình cảm đạo đức, đạo lý của dân tộc đối với nguồn nhân lực
của đất nước, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của tất cả các tổ chức
chính trị - xã hội, đoàn thể, gia đình và mỗi cá nhân
- Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của từng
chế độ xã hội, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền. Vì vậy sự tácác
động của gia đình ở mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau.
2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống
cá nhân của mỗi thành viên. 12 lOMoAR cPSD| 45740153
- Gia đình là môi trường phát triển tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương,
nuôi dưỡng, chăm sóc, trường thành và phát triển. Trong gia đình, mỗi cá nhân
được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có điều kiện
được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có điều
kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần…Ở đó, hàng ngày diễn ra các
mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha – con, anh – em,…những người
đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời. Khi đó, gia đình thực sự
là một tổ ấm thực sự của mỗi con người. Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình là
tiền đề phát triển toàn diện cho thành viên thành công dân tốt của xã hội.
2.3. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
- Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi
cá nhân, là môi trường đầu tiên giúp cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội.
Gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân.
Nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Xã hội
nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia
đình của người ấy. Nhiều nội dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt
động của các thiết chế xã hội, mà còn thông qua hoạt động của gia đình để tác
động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực
hiện với sự hợp tác chung của các thành viên trong gia đình. Qua đó ý thức
công dân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có ý nghĩa thiết thực.
3. Chức năng của gia đình
3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người
- Đây là chức năng đặc thù của gia đình, đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên
của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, sức lao động và
duy trì sự trường tồn xã hội. Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống chung
của xã hội loài người mà trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất sinh học nhằm
duy trì và phát triển nòi giống. Các quốc gia đều quan tâm đến việc điều tiết
chức năng sinh đẻ của gia đình. Việc khuyến khích hay hạn chế chức năng sinh
đẻ của gia đình phụ thuộc vào yếu tố dân số, vào nguồn nhân lực và các điều
kiện kinh tế-xã hội khác. Ở Việt Nam, để hoạch định chính sách hợp lý cho
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước đã có chính sách kế hoạch
hóa gĩa đình: “Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con”.
3.2. Chức năng nuôi dưỡng giáo dục 13 lOMoAR cPSD| 45740153
- Thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời
thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội và hình thành nhân cách đạo đức,
lối sống của mỗi người. Gia đình thực hiện chức năng giáo dục đối với các thế
hệ kế tiếp bắt đầu từ khi mỗi thành viên được sinh ra cho đến khi trưởng thành
và thậm chí cho đến suốt đời. Giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, cần kết họp giữa giáo
dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài cộng đồng trong sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ.
3.3. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
- Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất,
là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được
ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh “. Chức năng này bao quát về nhu
cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình
nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống. Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình
sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dung và còn là một
đơn vị tiêu dung trong xã hội. Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được
cải thiện và nâng cao, ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì
những thành viên đang ở độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu
nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu
chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày. Vì thế gia đình đảm bảo nguồn
sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình.
3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
- Ngoài ba chức năng cơ bản trên thì gia đình còn có chức năng thoả mãn nhu
cầu tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe. Đây là chức năng có ý nghĩa
quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của
gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Gia đình là chỗ dựa tình cảm
cho mỗi cá nhân là nơi nương tựa về mặt tinh thần, vật chất của con người. Tổ
ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước
vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân
trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời. Càng về cuối đời, con người càng trở
nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng
trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc
sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên tron gia 14 lOMoAR cPSD| 45740153
đình. Vì vậy gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội.
3.5. Chức năng văn hóa, chính trị…
Các chức năng về văn hóa chính trị của gia đình gớp phần ảnh hưởng vào đời
sống của cả một cộng đồng đất nước vì:
- Gia đình là nơi lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tộc người.
- Gia đình là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa đạo đức xã hội.
- Gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật của nhà nước và quy chế làng xã, hưởng lợi từ hệ thống pháp luật.
4. Cơ sở xây dựng gia đình
4.1. Cơ sở kinh tế - xã hội
- Là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng
sản xuất, là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa.
- Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với
tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất.
- V.I.Lênnin đã viết: “Bước thứ hai và là bước chủ yếu là thủ tiêu chế đô tư hữu ̣
về ruông đất, công xưởng và nhà máy. Chính như thế và chỉ có như thế mới ̣
mở được con đường giải phóng hoàn toàn và thât sự cho phụ nữ, mới thủ tiêu ̣
được “chế đô nô lệ gia đình” nhờ có việ
c thay thế nền kinh tế gia đình cá
thể ̣ bằng nền kinh tế xã hôi hóa quy mô lớn”.̣
- Xóa bỏ chế đô tư hữu về tư liệ u sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình ̣
trạng thống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và
nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ. Bởi vì sự thống trị của người
đàn ông trong gia đình là kết quả sự thống trị của họ về kinh tế, sự thống trị đó
tự nó sẽ tiêu tan khi sự thống trị về kinh tế của đàn ông không còn. Xóa bỏ chế
đô tư hữu về tư liệ u sản xuất đồng thời cũng là cơ sở để biến lao độ ng tư
nhân ̣ trong gia đình thành lao đông xã hộ i trực tiếp, người phụ nữ dù tham
gia lao ̣ đông xã hộ i hay tham gia lao độ ng gia đình thì lao độ ng của
họ đóng góp cho ̣ sự vân độ
ng và phát triển, tiến bộ của xã hộ i. Như
Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: ̣ “Tư liêu sản xuất chuyển thành tài sản chung, thì
gia đình cá thể sẽ không còn ̣ là đơn vị kinh tế của xã hôi nữa. Nền kinh tế tư nhân biến thành mộ
t ngành laọ đông xã hộ i. Việ c nuôi dạy con cái
trở thành công việ c của xã hộ i”. Do vậ
y, ̣ phụ nữ có địa vị bình đẳng với
đàn ông trong xã hôi. Xóa bỏ chế độ tư hữu về ̣ tư liêu sản xuất cũng là cơ sở 15 lOMoAR cPSD| 45740153
làm cho hôn nhân được thực hiệ
n dựa trên cơ sở ̣ tình yêu chứ không
phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hôi hay mộ t sự tính toán nàọ khác.
4.2. Cơ sở chính trị - xã hội
- Là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân
dân lao đông được thực hiệ
n quyền lực của mình không có sự phân biệ t
giữa ̣ nam và nữ. Nhà nước cũng chính là công cụ xóa bỏ những luât lệ cũ kỹ, lạc ̣
hâu, đ攃 nặng lên vai người phụ nữ đồng thời thực hiệ n việ c giải phóng
phụ nữ ̣ và bảo vê hạnh phúc gia đình. Như V.I.Lênin đã khẳng định: “Chính
quyền xô ̣ viết là chính quyền đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã hoàn toàn
thủ tiêu tất cả pháp luât cũ kỹ, tư sản, đê tiệ n, những pháp luậ t đó đặt người
phụ nữ vào ̣ tình trạng không bình đẳng với nam giới, đã dành đặc quyền cho
nam giới… Chính quyền xô viết, môt chính quyền của nhân dân lao độ
ng, chính quyền ̣ đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã hủy bỏ tất cả
những đặc quyền gắn liền với chế đô tư hữu, những đặc quyền của người đàn
ông trong gia đình…”.̣
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật.
- Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy quá
trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Chừng nào và ở
đâu, hê thống chính sách, pháp luậ
t chưa hoàn thiệ n thì việ c xây
dựng gia đình ̣ và đảm bảo hạnh phúc gia đình còn hạn chế. 4.3. Cơ sở văn hóa
- Trong thời kỳ quá đô lên chủ nghĩa xã hộ
i, cùng với những biến đổi căn
bản ̣ trong đời sống chính trị, kinh tế, thì đời sống văn hóa, tinh thần cũng
không ngừng biến đổi. Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hê
tư ̣ tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và dần dần giữ
vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hôi, đồng thời những yếu tố ̣
văn hóa, phong tục tâp quán, lối sống lạc hậ u do xã hộ i cũ để lại từng bước
bị ̣ loại bỏ. Sự phát triển hê thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ
góp ̣ phần nâng cao trình đô dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hộ
i, ̣ đồng thời cũng cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức,
nhân ̣ thức mới, làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, 16 lOMoAR cPSD| 45740153
điều chỉnh các mối quan hê gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hộ i.̣
- Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế,
chính trị thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả.
II. Sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn
hóa nước ta hiện nay”
Vận dụng quan điểm của Các Mác Lênin và nhận thức được vai trò to lớn của gia
đình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, xây dựng, phát triển gia đình văn
hóa Việt Nam ấm no, tự do, phồn vinh, hạnh phúc, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã
hội, bởi vì gia đình có no ấm, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ thì mới có điều
kiện để xây dựng và phát triển đất nước.
Vận dụng những tư tưởng về gia đình của Ph.Ăngghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
những quan điểm đúng đắn và sáng tạo về xây dựng gia đình mới ở Việt Nam. Người
khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của
xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”
Trải qua các thời kỳ lịch sử, quan hệ gia đình ngày một được củng cố và hoàn thiện
góp phần thúc đẩy việc hình thành và từng bước hoàn thiện quyền dân chủ trong
quan hệ gia đình Việt Nam. Trong khi chú trọng xây dựng gia đình mới từ vật chất
đến tinh thần, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra và phê phán những thói hư tật xấu
trong gia đình như bạo lực gia đình, ép duyên con, nạn tảo hôn… Như thế, gia đình
nào xây dựng được những mặt tốt và gạt bỏ những mặt xấu như Hồ Chí Minh đã chỉ
ra thì sẽ tạo thành gia đình mới, gia đình văn hóa, tiên tiến. Đó không chỉ là môi
trường để giáo dục nhân cách con người Việt Nam mà còn là cơ sở để xây dựng đời
sống mới trong xã hội mới.
Thấm nhuần những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận thức đúng về vị
trí, vai trò hết sức quan trọng của gia đình đối với quá trình phát triển của đất nước,
những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về vấn đề gia đình,
đặc biệt là xây dựng gia đình mới hiện nay. Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh:
“Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã
hội”. Trên cơ sở đó, ngày 29-5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án
“Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Xây dựng đời sống văn hóa lành 17 lOMoAR cPSD| 45740153
mạnh trong mỗi gia đình, góp phần giáo dục, r攃n luyện con người về nhân cách, đạo
đức, lối sống. Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị
truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
Quan điểm của Đảng cho thấy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết
từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà
còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào
của xã hội, duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn, gia đình phải trở thành môi trường
tốt, đầu tiên để giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con người.
Hơn 30 năm đổi mới, xã hội và con người Việt Nam đã có những đổi thay đáng kể.
Kinh tế hộ gia đình đã có bước phát triển mạnh, trở thành bộ phận quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, góp phần không nhỏ vào quá trình xoá đói giảm ngh攃o. Công
tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em đã tích cực góp phần xây
dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Vai trò của
phụ nữ trong xã hội và gia đình được đề cao. Các hoạt động cưới xin, tang lễ cũng có
nhiều tiến bộ. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã làm
cho xã hội ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, gia đình hiếu học, tộc họ văn hoá,
thôn bản văn hoá, góp phần tạo dựng cuộc sống bình yên, văn hoá hơn, hướng thiện
hơn trong mỗi gia đình và trong cộng đồng xã hội. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa,
chăm sóc người có công thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, thể
hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tô đậm thêm giá trị nhân văn của gia đình Việt Nam.
Tuy nhiên, trước những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế,
gia đình Việt đang có nhiều thay đổi sâu sắc, nhiều giá trị gia phong truyền thống tốt
đẹp bị mai một. Xu hướng rõ nét nhất là gia đình ở cả khu vực thành thị và nông thôn
đang thay đổi mô hình từ “tam đại, tứ đại đồng đường” sang mô hình gia đình hạt
nhân. Điều này dẫn tới thực trạng là giảm thiểu các giá trị truyền thống và tăng thêm
trạng thái lỏng lẻo, thiếu gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. “Cái tôi” cá nhân
của thế hệ sau càng có chiều hướng “lên ngôi”, nếu không được giáo dục, uốn nắn
kịp thời, sẽ trở thành “cái tôi” ích kỷ, lệch lạc, thiếu thiết tha gắn bó với thế hệ cha
anh, với cộng đồng và xã hội. Một số vấn đề tiêu cực của gia đình trong xã hội hiện
đại đã tác động không tốt đến việc xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội lành mạnh,
trong đó đáng báo động nhất là tình trạng bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng.
Vì vậy, để thực hiện thành công “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về gia đình, xây
dựng gia đình thực sự “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh”, trước hết, cần tiếp
tục chăm lo, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, bảo đảm cho mỗi gia đình có đủ 18 lOMoAR cPSD| 45740153
điều kiện vật chất để nuôi dưỡng và cho con cái được học hành đến nơi đến chốn,
được chăm sóc sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Trong đó, cần ưu tiên, tạo điều kiện
để các gia đình khu vực nông thôn, miền núi, khu vực đặc biệt khó khăn nâng cao thu
nhập, cải thiện cuộc sống. Khi kinh tế ổn định, gia đình không chỉ thực hiện tốt các
chức năng khác, mà còn là tế bào “lành mạnh” cho xã hội.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành
và cộng đồng về vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc. Tập trung tuyên truyền về chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà
nước liên quan đến gia đình; về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các gia đình, các
cơ quan, những người thi hành công vụ liên quan đến gia đình để bảo đảm, thúc đẩy
việc thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến
gia đình. Trong đó, tập trung tuyên truyền về Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng
chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới... Đồng thời, tiếp tục phát động phong
trào thi đua “Xây dựng gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Toàn
dân 5 đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân tích cực xây
dựng nông thôn mới”... Khi công tác tuyên truyền và giáo dục được phát huy thì ý
thức của cộng đồng sẽ ngày càng nâng lên và việc xây dựng gia đình mới sẽ dễ dàng hơn.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp
và sự phối hợp chặt chẽ của Măt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công
tác gia đình. Cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp cần xác định công tác gia đình là
một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; xem đây là nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng
chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những thách thức khó khăn về gia đình và
công tác gia đình; xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình;
phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đấu tranh chống lối sống thực
dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói
chung, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Quan tâm một cách thiết thực và toàn
diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh
thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người
công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng
gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững".
Việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo quan điểm của Ph.Ăngghen về gia đình gắn với
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn,
hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, đây còn là điều kiện đảm bảo xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 19