Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN VĂN THUÂN
Đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức. Và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Lệ Quyên
Mã sinh viên: 15232505
Lớp: Quản trị kinh doanh 3 lOMoAR cPSD| 23022540 1 lOMoAR cPSD| 23022540 2 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
I. Lý luận mối quan hệ giữa vật chất và ý thức................................................3
1. Vật chất........................................................................................................3 a) Vật chất là
gì?...........................................................................................3
b) Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất của triết học Mac
– Lênin..............................................................................................................5
2. Ý thức...........................................................................................................5 a) Nguồn gốc của ý
thức...............................................................................5
b) Bản chất của ý thức..................................................................................7
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức..........................................................7
a) Vật chất quyết định ý
thức......................................................................7
b) Ý thức độc lập tương đối và tác động trở lại vật
chất...........................8
c) Ý nghĩa phương phát
luận.....................................................................10
II. Quá trình vận dụng và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. 10
1. Sự vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công cuộc xây
dụng và phát triển kinh tế xã hội của đảng ta hiện
nay..................................10
2. Thành tựu đạt được..................................................................................11
3. Hạn chế......................................................................................................12
4. Giải pháp...................................................................................................12 III. Kết
luận.........................................................................................................12
Tài liệu tham khảo.................................................................................................14 lOMoAR cPSD| 23022540 3 LỜI MỞ ĐẦU
Trong một lần tôi về quê, thấy bọn trẻ đang chơi với nhau và chúng
đang đố nhau câu hỏi:” Quả trừng có trước hay con gà có trước?” Có
bạn nhỏ hồn nhiêu trả lời :” Đương nhiên là con gà có trường thì mới đẻ
được ra quả trừng chứ.” Nhưng có bạn khác lại cho rằng quả trừng có
trước rồi mới có con gà. Bọn trẻ đưa ra những lý lẽ cho rằng mình đùng
và chưa thấy hồi kết. Trước đây nhiều năm về trước ở quy mô lớn và sâu
rộng hơn các nhà triết học thời đó cũng đã đật ra câu hỏi:” Vật chất có
trước hay ý thức có trước, cái nào quyết định các nào?” Các nhà duy vật
cho rằng vật chất có trước và quyết định ý thức. Nhưng các nhà duy tâm
lại cho rằng ý thức trước và quyết định vật chất. Sau này quan điểm triết
học Mac- Lênin đã trả lời cho câu hỏi đó một cách hợp lý và đúng đắn
nhất là: Vật chất có trước và quyết định ý thức.
Tại sao tôi lại đề cập tới vấn đề vật chất và ý thức? Vì vật chất và ý
thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Chúng
ta hãy nhìn trên thế giớ các nước phát triển về công nghệ, khoa học kĩ
thuật tiên tiến, thông minh. Trước nguy cơ tụt lại phía sau Đảng ta đầy
mạnh công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó chúng ta
cùng cần phát triển về chính trị bởi lẽ chính trị và kinh tế có mới quan hệ
chắt chẽ không thể tách rời nhau. Vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ vận dụng vào mối quan hệ kinh tế,
chính trị của nhà nước ta và giúp công cuộc xây dựng đất nước thêm hoàn thiện hơn.
I. Lý luận mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. 1. Vật chất
a)Vật chất là gì?
Thời kì triết học trước Mac chưa đưa ra được khái quát về vật
chất đùng đắn. Có lúc trong khoảng thời gian các nhà duy vật đã lOMoAR cPSD| 23022540 4
nghi ngờ về tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật và hướng dần về duy tâm.
Sau đó Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau :” Vật
chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc cà cảm.”
Định nghĩa vật chất của Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vật chất tồn tại khách quan -cái tồn tại hiện thực
bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức. Vật chất là một
phạm trù của triết học là muốn nói vật chất là sản phẩm của sự
trừu tượng hóa không có tồn tại cảm tình . Lênin nhấn mạnh
“”đặc tính” duy nhất của vật chất – mà chủ nghĩa duy vật triết
học là gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính
tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức
của chúng ta”. Như vậy là mọi sự vật, hiện tượng đều là vật
chất, chúng ta cũng là một dạng của vật chất trong thế giới tự
nhiên này. Vật chất và ý thức tồn tại song song nhưng vật chất
có trước. Con người chúng ta sinh ra lao động và phát triển dần
chiêm nghiệm và hình thành ý thức được phản ánh trong bộ não của chúng ta.
Thứ hai, vật chất là cái khi tác động vào các giác quan của
con người thì đem lại cho con người cảm giác. Vật chất luôn
biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan thông qua sự tồn tại
không phụ thuộc vào ý thức của sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là
luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới các dạng thực
tế. Từ thực tế ảnh hưởng tới ý thức con người và thúc đẩy sự
phát triển và hoàn thiện của con người. Nhưng không phải dạng
vật chất, vật chất nào cũng được con người cảm nhận được qua lOMoAR cPSD| 23022540 5
các giác quan nhưng nó tồn tại khách quan, hiện thực bên ngoài
độc lập và không phụ thuộc và ý thức của con người thì đều là vật chất.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản
ánh của nó. Cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết. Vật
chất tác động vào cảm giác con người để nhận thức hành động
và phát triển mục tiêu đồng thời cũng chính là con đưởng thức
đẩy sự sáng tạo và tìm hiểu sâu hơn về thế giới. Trong thế giới
vật chất không có gì là không biết chỉ là chưa biết do hạn chế
của con người trong từng giai đoạn lịch sử.
b)Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất
của triết học Mac – Lênin.
Định nghĩa vật chất của Lênin là cơ sở khoa học cho việc xác
dịnh vật chất trong lĩnh vực khoa học xã hội, đó là điều kiện
sinh hoạt vật chất, hoạt động vật chất và các quan hệ vật chất xã
hội giữa người với người. Nó là cơ sở khoa học cho việc xác
định vật chất trong lĩnh vực xã hội, tạo sự liên kết giữa chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một
hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo nền tảng lý luận khoa
học cho việc phân tích một cách duy vật biện chứng các vấn đề
của chủ nghĩa duy vật lịch sử. 2. Ý thức
a)Nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức có
nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là não người và thế giới khách
quan. Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ
chức cao nhất đó là bộ não người. Não người là khí quan vật lOMoAR cPSD| 23022540 6
chất của ý thức, trong đó ý thức cũng là chức năng của não
người. Bộ não càng hoàn thiện hoạt động sinh lý thần kinh càng
hiệu quả. Từ đó ý thức càng phông phú và sâu sắc hơn. Không
chỉ não người mà thế giới khách quan cũng là nguồn góc tự
nhiên sinh ra ý thức và nó là cái đem lại hình ảnh cho bộ não
người. Chúng ta được biết con người và thế giới khách quan có
quan hệ tất yếu với nhau từ khi con người sinh ra. Thế giới quan
qua các hành động của con người tác động trực tiếp tới bộ não
của chúng ta hình thành lên quá trình phản ánh. Các hoạt động
hay các kết cấu của vật chất càng sâu sắc, hoàn thiện thì sự phản
ánh của bộ não càng cao.
Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. Lao
động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
vào thế giới tự nhiên nhằm tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu của con người. Lao động cũng là nguồn gốc phát triển để
hình thành lên một cơ thể con người hoàn thiện như ngày nay.
Qua các quá trình lao động con người phát triển lao động càng
sáng tạo hơn và sinh ra những kinh nghiệm, chiêm nghiện từ
cuộc sống, cần để trao đổi thông tin đã hình thanh lên ngôn ngữ.
Ngôn ngữ hình thành các con cháu đời sau được những người đi
trước truyền đạt lại những kinh nghiệm, truyền thống, nét đẹp
cuộc sống và cả những nết đặc trưng riêng của tổ tiên. Mac từng
nói:” ngôn ngữ là vỏ bọc vật chất của tư duy”.
Qua đó ta thấy nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần và nguồn
gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức hình thành và phát triển.
Tìm hiểu về nguồn gốc ý thức cho ta thấy một cách tiếp cận để
hiểu rõ về bản chất của ý thức và khẳng định bản chất của ý thức.
b)Bản chất của ý thức.
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, là quán trình phản ảnh tích cực, sáng tạo hiện thực khách
quan của não người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới lOMoAR cPSD| 23022540 7
khách quan được thể hiện qua góc nhìn của từng người khác
nhau thì hình ảnh, sự vật, hiện tượng khác nhau. Tùy thuộc vào
sự phát triển tư duy của não chúng ta có các cách xử lý vấn đề
nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu quả từ đó phản ánh
cái bản chất thông tin rồi đưa ra mô hình lý thuyết hoặc các dự
báo cần né tránh cho thấy được ý thức còn là sự phản ánh sáng
tạo. Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc
người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch
sử .Không những vậy ý thức còn mang tính chất xã hội, nó
được hình thành thông qua các hoạt động thực tiễn xã hội của con người.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Theo quan điểm triết học Mac – Lênin: Vật chất và ý thức có
mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức,
còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
a)Vật chất quyết định ý thức.
Vật chất quyết định ý thức được thể hiện trên những khịa cạnh sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất
sinh ra ý thức vì khi con người xuất hiện thì ý thức mới được
hình thành qua các quá trình tiến hóa. Nếu vật chất là thứ nhất
thì ta có ý thức là cái thứ hai. Vật chất tồn tại khách quan độc
lập với ý thức. Còn ý thức tồn tại phụ thuộc vào các hoạt động
thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện thực khách
quan. Sự vận động của thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự
ra đời của cái vật chất tư duy.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Ý thức là
hình ảnh của thế giới khách quan. Thế giới hiện thực vận động
và phát triển theo những quy luật khách quan của nó, được phản
ánh vào ý thức hình thành nội dung của ý thức. Hoạt động thực
tiện có tính xã hội – lịch sử của loài người, là yếu tố quyết định
nội dung mà ý thức phản ánh. Sự phát triển của hoạt động thực lOMoAR cPSD| 23022540 8
tiễn cả về bề rộng và chiều sau là động lực mạnh ẽ nhất quyết
định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý
thức của con người qua các thế hệ.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Phản ánh và
sáng tạo là hai thuộc tính không thể tách rời nhau trong bản chất
của ý thức. Hiện thực khách quan tác động tới sự phản ánh của ý
thức tích cực hay tiêu cực ảnh hưởng tới hoạt động của sự sáng
tạo. Như khi chúng ta chuyển sang sống gần một môi trường bị
ôi nhiễm thì ú thức ủa chúng ta sẽ thôi thúc nhắc nhở chúng ta
cần làm gì đó để giảm bớt sự ô nhiễm lại. Từ hoạt động thực
tiễn, hoạt động vật chất cải tiến thế giới con người là cơ sở hình
thánh sự phát triển ý thức. Ý thức ở đây vừa phản ánh, vừa sáng
tạo phản ánh để sáng tạo, sáng tạo để phản ánh.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Sự phát triển của ý thức gắn liền với quá trình thay đổi của vật
chất. Vật chất thay đổi thì sớm muộn ý thức cũng thay đổi. Xã
hội càng phát triển thì ý thức cũng phát triển về nội dung và hình
thức phản ánh, sáng tạo. Con người không chỉ nhận thức được
hiện tại mà còn chiêm nghiệm về quá khứ và dự đoán tương lai.
Sự vận động không ngừng của thế giới vật chất, thực tiễn quyết
định sự vận động biến đổi của tư duy, ý thức con người.
b)Ý thức độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Ý thức độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất được thể hiện như sau.
Thứ nhất, tính tương đối độc lập của ý thức. Từ khi xuất hiện
ý thức đã có đời sống riêng, có quy luật vận động phát triển
riêng, không bị phụ thuộc cách máy móc vào vật chất. Ý thức có
tính đọc lập tương đối trở lại thế giới vật chất. Ý thức có sự tháy
đổi tùy thuộc vào sự biến đổi của thế giới vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức vào vật chất phải trải qua hoạt
động thực tiễn của con người. Phụ thuộc vào điều kiện, hoàn
cảnh ý thức có thể thay đổi vật chất để thỏa mãn nhu cầu sống lOMoAR cPSD| 23022540 9
của con người. Tự bản thân ý thức không thể thay đổi được phải
dựa vào thế giới khách quan ý thức đặt ra những mục tiêu và sự
quyết tâm đạt được chúng.
Thứ ba, vai trò của ý thức được thể hiện qua các cử chỉ, hành
động của con người. Ý thức có thể quyết định chúng ta đang làm
đúng hay làm sai, thành công hay thất bại. Tác động của tri thức
tới vật chất có thể diễn ra theo hai chiều hướng tích cực và tiêu
cực. Tích cực là khi ý thức phản ánh đúng điều kiện, hoàn cảnh
của đối tượng vật chất làm cho thúc đẩy đối tượng phát triển.
Tiêu cực là khi ý thức không phản ánh đúng điều kiện, hoàn
cảnh của đối tượng vật chất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của đối tượng vật chất.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức càng lớn.
Thời đại càng phát triển trí tuệ con người càng cao sự sáng tạo
năng động ngày càng sâu sắc không chì phát triển về khoa học
công nghệ mà còn cả về đời sống xã hội còn người. Nhưng nếu
cứ tự do thoải mái sáng tạo thì đến lúc nào đó sẽ có nhưng phát
minh ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Lên có sáng tạo ra
sao hay phát triển như nào cũng đều phải dựa trên các quy luật
và không được vượt quá giới hạn của các tiền đề vật chất, điều kiện khách quan.
Tóm lại vật chất và ý thức là hai thứ tồn tại song song hỗ trợ
cho nhau, không cái nào xóa bỏ hay vùi dập cái nào. Khi xem
xét sự vật hiện tượng chúng ta cần xem xét cả về ngoại hình bên
ngoài lẫn bản chất bên trong để đưa ra các quyết định đúng đắn nhất.
c) Ý nghĩa phương phát luận.
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức triết học Mác –
Lênin đã đưa ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính
khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Ta
cùng đi tìm hiểu kĩ hơn về nguyên tắc này như sau: lOMoAR cPSD| 23022540 10
Phải luôn xuất phát tự hiện thực khách quan của mọi vật chất.
Trong quá trình nhận thức và tiếp thu tri thức qua các hoạt động
thực tiễn thì bộ não chúng ta đã phân tích cá tri thức đó để nhận
ra được bản chất của sự vật hiện tượng đó muốn gửi tới chúng
ta. Qua đó tạo ra những nhu cầu căn cứ vào mục đích và thực
tiễn khách quan để xác định được phương hướng, biện pháp đi
tới thành công. Đồng thười chúng ta cũng cần làm chủ được bản
thân tránh xa các những thứ tiêu cực, ham muốn không xứng
đáng để vướn tới mục tiêu dễ dàng hơn.
Không những xuất phát từ khách quan mà còn phải phát huy
sự năng động sáng tạo chủ quan để chúng ta phát huy được hết
tiềm năng năng lực mà chúng ta chưa biết ở bản thân chúng ta.
Vì vậy chúng ta cần chủ động tìm hiểu và học hỏi để phát triển
hơn. Không dừng ở việc phát triển cá nhân nếu chúng ta xem xét
với không gian rộng là tập thể cộng đồng mỗi người đều hướng
tới mục tiêu chung sẽ đưa xã hội ngày càng phát triển.
II. Quá trình vận dụng và xây dựng phát triển kinh tế
- xã hội ở Việt Nam.
1. Sự vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
vàocông cuộc xây dụng và phát triển kinh tế xã hội
của đảng ta hiện nay.
Trước đây nhà nước ta đã vi phạm quy luật khách quan đãn
tới sự tụt hậu nặng nề đến kinh tế và đời sống xã hội. Sau khi đã
tiếp nhận quy luật khách quan khắc phục bệnh chủ quan duy ý
chí là nhiệm vụ của Đảng, toàn nhân dân ta, nhiệm vụ này chỉ
được thực hiện nếu chúng ta kết hợp chặt chẽ giữa tri thức khoa
học. Dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nước khác trên thế giới
thì chúng ta đua ra được phương châm phát triển kinh tế trong
nền kinh tế hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý vĩ mô của nhà nước. Qua thực tiễn chúng ta nhận rằng
phát triển kinh tế phải song song phát triển của đời sống xã hội
để giữ vững sự phát triển kinh tế chính trị và sự công bằng xã lOMoAR cPSD| 23022540 11
hội. Từ đó Đại hội VII nhà nước căn vào tình hình thực tế đã
đưa ra những biện pháp nhằm bảo vệ chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
tổ quốc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Sau đại hội ban
chấp hành trung ương Đảng đã đề ra các nghị quyết hội nghị
trung ương 2, 3, 4, và 5 để cụ thể hóa phát triển đường lối đại
hội và giải quyết một loại vấn đề cụ thể trên nhiều lĩnh vực đối
nội đối ngoại. Cùng với việc bảo vệ tổ quốc nước ta đã nâng cao
công tác biên phòng và giữ mối quan hệ trung lập giữa các nước
không tham gia vào chính trị của các nước chỉ cùng nhau phát triển kinh tế.
2. Thành tựu đạt được.
Giữa nhiệm kì đại hội VII được đánh giá là một thành tựu to
lớn có ý nghĩa hàng đầu là khắc phục được một bước rất quan
trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Các năm sau đó tốc
độ tăng trưởng khác liên tục. Từ năm 1991 lạm phát là 67%
nhưng tới năm 2021 có bao nhiêu khó khăn vì dịch nhưng nhà
nước ta vẫn dữ được mức lạm phát là 1,84%. Tổng sản lượng
trong nước GDP bình quân tăng, tới năm 2023 có dự đoán Việt
Nam sẽ là quốc gia có kinh tế phát triển trong khu vực Đông
Nam Á. Tới nông nghiệp, sản xuất tương đối toàn diện, sản
lượng bản đầu cung cấp đủ lương thực giải quyết được nạn đói
sau đó đưa nước ta thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên
thế giới chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Quan hệ kinh tế đối ngoại
mở rộng theo hướng đa dạng hóa và đang phương hóa, thị
trường xuất nhập khẩu cũng được mở rộng ra các nước trên thế
giới. Đảng ta hướng tới công nghiệp hóa hiện đại hóa khiến cho
khoa học công nghệ cũng dần phát triển và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. 3. Hạn chế.
Bất cập trong nhận thức lý luận về Đảng, cầm quyền, nội
dung, phương thức cầm quyền của Đảng. Khâu cầm quyền,
phương thức cầm quyền của đảng ta chưa được đúng mực trong lOMoAR cPSD| 23022540 12
thời gian dài dẫn đến đời sống nhân dân gặp khó khăn. Trong bộ
máy nhà nước chưa chặt chẽ còn tham mưu, hối lộ, chưa được
công bằng với người dân. Không chỉ vậy đảng và nhà nước ta
còn hạn chế về việc xây dựng chủ trương, nghị quyết Đảng chưa
đưa ra được những quyết định đúng đắn có lợi cho nhân dân.
Còn hạn chế trong công tác tứ tưởng lý luận của Đảng, về việc
cán bộ, đảng viên,… vẫn còn lỗ hổng ờ công tác, kiểm tra thi hành kỷ luật,… 4. Giải pháp.
Nhà nước chủ động đã mất tình hình xã hội chứ tưởng kịp
thời xử lý các thông tin sai lệch dư luận không lành mạnh. Tăng
cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đã hoạt động tư
tưởng Đảng phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân.
Đó là nâng cằm 4 duy lý luận tìm ra các chính sách chủ trương
hợp cơ sở khoa học nhất. Xây dựng tư tưởng vững mạnh và nền
giáo dục hướng đảng viên phải rèn luyện trau dồi kiến thức, tu
dưỡng đạo đức thật tốt làm gương cho nhân dân. III. Kết luận.
Đảng nhà nước ta đã tận dụng sự sáng tạo của chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề xuất và áp dụng các chủ
trương chính sách kinh tế cơ sở quản lý. Kinh tế tài chính theo
hình thành đổi mới để thúc đẩy nền kinh tế phát triển vươn lên
trong thị trường thế giới qua đó thế hệ Đảng và nhà nước ta đã
và đang khắc phục khó khăn để nâng cao hơn vị trí của Việt
Nam trên thị trường thế giới và góp phần ổn định chính trị nước
nhà không chỉ Đảng và nhà nước mà còn là nhiệm vụ của mỗi công dân Việt Nam ta.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình triết học Mác – Lênin
Báo điện tử: https://dangcongsan.vn lOMoAR cPSD| 23022540 13
Tạp chí cộng sản: https://www.tapchicongsan.vn