






Preview text:
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC NHÓM 1 CHỦ ĐỀ 1 Thành Viên 04 người 1. Đỗ Diệu Anh 2. Bùi Thị Hải Anh 3. Chu Hải Anh 4. Đặng Đỗ Việt Anh 5. Dương Hoàng An
Phần I: Đặt vấn đề
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản” đến độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Nghiên cứu Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin: bình đẳng, tự quyết, đoàn kết giai cấp
công nhân các dân tộc, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn nhất là dựa
trên lập trường cách mạng vô sản. Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, phải tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải bảo đảm cho dân tộc đó quyền tự quyết dân tộc,
quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển độc lập cả về chính trị, kinh tế, văn hóa.
- Độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn diện, có năng lực làm chủ.
- Độc lập dân tộc đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch của dân tộc này
với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần.
- Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ
quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự
hoành hành cái ác, của những sự tàn bạo và bất công, bảo đảm cho con người sống trong an ninh và hạnh phúc.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến lên chủ nghĩa
xã hội, đó là quy luật của thời đại, đáp ứng khát vọng gàn đời của nhân dân ta là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Phần II: Nội dung về “ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC”
1. Quan điểm của HCM về độc lập dân tộc
Quan niệm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản được thể
hiện trong những luận điểm cơ bản sau đây:
Một là, độc lập dân tộc thực sự, hoàn toàn với đầy đủ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ,
chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm.
Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của tổ quốc, tự do của nhân
dân. Như Hồ Chí Minh đã từng nói “Cái mà tôi cần nhất trên đời là : Đồng bào tôi được tự do,
Tổ quốc tôi được độc lập…”. Hồ Chí Minh là người đã đưa ra chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi
thời đại: “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó không chỉ là lý tưởng mà còn là lẽ sống, là
học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh, là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến
thắng, nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Nước Việt Nam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam
phải do người Việt Nam tự giải quyết. Nhân dân Việt Nam không chấp nhận sự can thiệp bất cứ
hình thức nào. Theo Hồ Chí Minh quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, là trên hết, dù có
phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ cho được quyền độc lập.
Hai là, giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể hiện ở các quyền tự do và hạnh phúc
mà nhân dân được hưởng.
“ Nếu nước được độc lập, mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”. Độc lập phải được đặt trong khối thống nhất bền vững, đoàn kết chặt chẽ
của các tộc người, các miền Tổ quốc, giữa các tôn giáo và tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân
yêu nước, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài.
Ba là, độc lập dân tộc trong hòa bình chân chính
Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu, chủ động tích cực bày tỏ ước vọng và tìm mọi giải pháp
cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hết sức tránh xung đột, tránh chiến tranh. Năm 1946 Hồ Chí
Minh cùng Trung ương Đảng chủ động ký hiệp định sơ bộ ngày 6-3 , rồi chính Người ký tạm
ước 14-9 với chính phủ Pháp với mong muốn giải quyết cuộc tranh chấp bằng con đường hòa bình.
Khi thực dân Pháp khiêu khích gây xung đột, Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân Việt Nam
kiên trì thi hành những điều khoản đã ký trong tạm ước. Đồng thời Người cũng kêu gọi những
người Pháp vì lợi ích của hai dân tộc Việt – Pháp mà chấm dứt những hành động khiêu khích.
Khi chiến tranh nổ ra trên cơ sở kiên quyết kháng chiến đến cùng để bảo vệ chủ quyền quốc gia,
Hồ Chí Minh luôn bày tỏ mong muốn sẵn sang đàm phán với chính phủ Pháp để kết thúc cuộc
chiến tranh, lập lại hòa bình ,tránh làm tổn hại tiền của, xương máu của hai dân tộc.
Bốn là, kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Chủ nghĩa yêu nước với tinh thần dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Xuất phát từ vị trí
của người dân thuộc địa bị mất nước, từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh
giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động
lực lớn mà những người cố gắng phải nắm lấy và phát huy, không để rơi vào tay giai cấp nào
khác, phải nhận thức và giải quyết trên lập trường giai cấp vô sản.
Độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng này vừa phản ánh quy luật khách quan
của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ
khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc và mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con
người. Đến Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu
nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả dân tộc. Hồ Chí Minh
khẳng định: quyền tự do, độc lập là bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế
chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh
cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống
nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh.
Giá trị quan điểm tr
ong đổi mới hiện nay
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không
phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về
kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo
và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng
tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi
ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa
với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ
không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi
trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do
nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải
chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng
chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn
và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.
Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng
lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế
quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc
của nhân dân với tinh thần "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do".
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách
mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng
kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại
cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
những năm qua, nước ta đã giành được nhiều thắng lợi trên con đường cách mạng, từng bước
xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Một số ưu điểm của cách mạng Việt Nam trong công cuộc
đổi mới đất nước theo tư tưởng quan điểm của Hồ Chí Minh:
Một là, xác định con đường đúng đắn,phù hợp với thực trạng tình hình của đất nước
Với tầm nhìn và tư duy chiến lược, Đảng đã xác định con đường đi phù hợp với cách mạng Việt
Nam đó là đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế và từng bước đổi mới về chính trị:
- Về kinh tế: bước đầu xây dựng được các cơ sở kinh tế mang tính chất xã hội chủ nghĩa,
từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
- Về văn hoá, xã hội, đời sống tinh thần: trong cách mạng dân tộc dân chủ, khối quần
chúng công - nông - trí thức và các giai tầng xã hội khác đã có ý thức giác ngộ, đoàn kết trong
một mặt trận dân tộc thống nhất; những nhân tố mới của văn hoá, giáo dục đã được hình thành
dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Về chính trị, xác định tính chất cách mạng Việt Nam: giải phóng dân tộc bằng con
đường cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, nhân dân lao động,
với toàn thể dân tộc bị nô lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai của chúng.
Hai là, xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
Nước ta trở thành một quốc gia có chế độ chính trị độc lập; thể chế, hệ thống chính trị
từng bước hoàn thiện và có bước phát triển; nhận thức về chủ nghĩa xã hội và cfon đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ; dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát triển.Bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia, dân
tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia,
ổn định chính trị - xã hội, trật tự an toàn xã hội và môi trường hòa bình để tập trung xây dựng
và phát triển đất nước; Xây dựng toàn diện nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; Tiềm
lực quốc phòng và an ninh được tăng cường; xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; Hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh
đạt nhiều kết quả. ,
Ba là thành lập một bộ máy nhà nước đơn nhất, có một Đảng duy nhất,thống nhất,vững chắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, khuyết điểm cần tập trung giải
quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực
được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc, tốc
độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã
hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển thiếu bền vững cả về kinh tế, văn
hóa, xã hội và môi trường. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý
xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và
nguy cơ mất ổn định xã hội. Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chưa
được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới. Năng lực và hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ. Trong khi đó, sự uy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nguy hiểm khôn lường, có
thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp
cách mạng của Đảng và dân tộc". Gặp nhiều âm mưu chống phá lại đường lối chính sách của
Đảng do các thế lực thù địch,phản động. Các thế lực thù địch rêu rao “đa nguyên chính trị”, “đa
đảng đối lập” như là “khuôn vàng, thước ngọc” của dân chủ mà chúng ta phải tuân theo. Chúng
cho rằng: “Từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản, vì đó là then chốt của chế độ dân chủ”.
Quan điểm này được khoác cái vỏ “vì dân chủ”, “vì dân, vì nước”, lợi dụng những khó khăn,
phức tạp và cả khuyết điểm của chúng ta trong quá trình thực thi dân chủ để chống phá, nên nó
càng trở nên nguy hiểm. Trong thời điểm hiện nay,Việt Nam cũng gặp phải không ít các vấn đề
đe doạ đến độc lập chủ quyền quốc gia,nhất là những vấn đề về ngoại giao. Đơn cử như các vấn
đề về tranh chấp biên giới, vùng biển.
Những hạn chế, khuyết điểm trên đây là do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Về khách quan: Đổi mới là một sự nghiệp to lớn, toàn diện, lâu dài, rất khó khăn, phức tạp,
chưa có tiền lệ trong lịch sử. Tình hình thế giới và khu vực có những mặt tác động không thuận
lợi; sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị.
Về chủ quan: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, chưa được quan tâm đúng mức,
đổi mới tư duy lý luận chưa kiên quyết, mạnh mẽ, có mặt còn lạc hậu, hạn chế so với chuyển
biến nhanh của thực tiễn. Dự báo tình hình có lúc, có việc làm còn chậm và thiếu chính xác làm
ảnh hưởng đến chất lượng các quyết sách, chủ trương, đường lối của Đảng. Nhận thức và giải
quyết các mối quan hệ lớn còn hạn chế. Đổi mới chưa toàn diện, thiếu đồng bộ, lúng túng trên một số lĩnh vực.
Nhận thức, phương pháp và cách thức lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, đường
lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Quyền hạn
và chế độ trách nhiệm, nhất là quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu không được quy
định rõ ràng; thiếu cơ chế để kiểm soát quyền lực. Nhiều chủ trương, nghị quyết đúng không
được tích cực triển khai thực hiện, kết quả đạt thấp. Một số chính sách không phù hợp thực tiễn,
chậm được sửa đổi, bổ sung. Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa được coi trọng
thường xuyên, đúng mức, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tạo được sự thống
nhất cao về nhận thức tư tưởng, ý chí và hành động trong Đảng trước những diễn biến phức tạp
của tình hình. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ; chưa quan tâm việc xây
dựng cơ chế, chính sách để trọng dụng người có đức, có tài.
Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam. Đây là bài học về “chủ
động” và “sáng tạo”. Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là
vấn đề có ý nghĩa sống còn. Quá trình đổi mới, bên cạnh những cơ hội, luôn xuất hiện những
vấn đề mới, những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân phải chủ
động, không ngừng sáng tạo.Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà là
làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Xây
dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh ngày nay là sự nghiệp vô cùng
khó khăn, phức tạp và lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật để có một nước Việt Nam
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sự nghiệp cách mạng đó đòi hỏi Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta phải kiên định, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là nhận
thức đúng, vận dụng và không ngừng phát triển sáng tạo học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, làm cơ sở phương pháp luận quan
trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn thiện đường lối đổi mới. Kế thừa, phát
huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân,
dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn
lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Đây là bài học về “nhân dân” và
“phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc”. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân
và do nhân dân. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân. Xa rời, đi ngược lợi ích của nhân dân, đổi
mới sẽ thất bại. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là
nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhân dân là người làm nên những thành tựu
của đổi mới. Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân,
dựa vào nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ
hưởng thành quả đổi mới. Đổi mới là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, càng cần phải phát huy
quyền làm chủ, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc. Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cần
phòng, chống đặc quyền, đặc lợi, chống suy thoái, biến chất.
Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn trọng quy luật khách
quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận,
tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đây là bài học về đổi
mới toàn diện, đồng bộ, tôn trọng quy luật khách quan và thực tiễn. Trong quá trình đổi mới
phải tổ chức thực hiện quyết liệt với bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, hiệu quả; khắc phục
tình trạng nóng vội, chủ quan sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực
thù địch chống phá công cuộc đổi mới; đồng thời phải chủ động, năng động, không ngừng sáng
tạo, khắc phục tình trạng bảo thủ, trì trệ, bỏ lỡ cơ hội phát triển. Phải tôn trọng quy luật khách
quan. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải xuất
phát từ thực tiễn. Phải bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để điều
chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới. Để dân tin, dân ủng hộ, dân tích cực thực hiện
đường lối đổi mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do
thực tiễn đặt ra; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách không
phù hợp, cản trở sự phát triển; thực hiện nói đi đôi với làm.
Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Đây là bài học về “lợi ích dân tộc” và “phát huy sức mạnh tổng hợp”. Luôn luôn coi
lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập,
tự chủ đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp
để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc là cơ sở để kết hợp
sức mạnh thời đại, làm cho sức mạnh toàn dân tộc mạnh hơn, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng, cùng có lợi, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng
lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị; tăng cường mối
quan hệ mật thiết với nhân dân. Đây là bài học về “xây dựng Đảng và hệ thống chính trị”. Nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là
nhiệm vụ then chốt. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới.. Xây dựng đội ngũ cán
bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ có ý
nghĩa quyết định đến công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành công sự
nghiệp đổi mới. Thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
Nhà nước. Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp các
tầng lớp nhân đổi mới. Sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng được bắt
nguồn và nhân lên từ sức mạnh của nhân dân. Củng cố, bồi dưỡng quan hệ mật thiết giữa các tổ
chức trong hệ thống chính trị, trước hết là mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, là vấn
đề trọng đại, cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với cách mạng Việt Nam.