Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về bản chất, vai trò của ý thức và ý nghĩa - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
9 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về bản chất, vai trò của ý thức và ý nghĩa - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

58 29 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------oOo---------
BÀI TẬP NHÓM
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài 1: Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về bản
chất, vai trò của ý thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu
quan điểm đó trong học tập, nghiên cứu của sinh viên
Nhóm thực hiện:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
Hà Nội, 11/2022
Bảng phân công công việc nhóm 1
MỤC LỤC
A. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………...3
I. Bản chất của ý thức
II. Vai trò của ý thức
III. Ý nghĩa việc nghiên cứu
IV. Liên hệ sinh viên
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….12
A. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………...3
I. Bản chất của ý thức
Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực
thể độc lập, thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức
đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải sự phản ánh của vật
chất. Còn các nhà triết học duy vật đều thừa nhận vật chất tồn tại khách quan
ý thức sự phản ánh sự vật đó. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi quan niệm
siêu hình - máy móc nên họ đã coi ý thức sự phản ánh sự vật một cách thụ
động, giản đơn, máy móc, mà không thấy được tính năng động sáng tạo của ý
thức, tính biện chứng của quá trình phản ánh.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên sở nhận thức đúng đắn nguồn
gốc ra đời của ý thức nắm vững thuyết phản ánh đã luận giải một cách
khoa học bản chất của ý thức. Vật chất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất
của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn
mối liên hệ biện chứng. Do vậy, muốn hiểu đúng bản chất của ý thức cần
xem xét trong mối quan hệ qua lại với vật chất, chủ yếu đời sống
hiện thực có tính thực tiễn của con người. Theo quan điểm Mác-Lênin:
“Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình
phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người”
Bản chất của ý thức được thể hiện qua những điểm sau:
Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan bởi hình ảnh ấy tuy
bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện;
nhưng thế giới ấy không còn y nguyên như nó vốn có, mà đã bị cái chủ
quan của con người cải biến thông qua trạng thái giác quan, trạng thái
thần kinh, nhu cầu phản ánh v.v.
Ví dụ: Chiếc xe ô tô bên ngoài là vật chất, là một vật cụ thể nhưng chiếc lá
trong đầu óc chúng ta lại là tinh thần, là ý thức, là hình ảnh chủ quan. Cái
vật chất được chuyển thành cái tinh thần thông qua hoạt động thực tiễn và
thông qua phản ánh.
Sơ đồ thị giác:
1. Ánh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thuỷ tinh thể
sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt.
2. Các tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng
mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh.
3. Sau đó, tín hiệu được chuyển đến não bộ thông qua hệ thần kinh thị
giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ.
Giải thích sơ đồ khái quát:
Ta nhìn thấy hình ảnh chiếc ô tô ngoài thế giới vật chất, sau đó não bộ
sẽ ghi lại hình ảnh này, lúc này ý thức sẽ hoạt động, nó sẽ phân tích đặc điểm
của cái lá như màu sắc, hình dáng… từ đó tạo lập lên khái niệm về chiếc xe ô
tô theo cách của chủ thể chủ quan.
Theo Mác, ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào
trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.
Tính năng động của ý thức thể hiện ở chỗ nó lựa chọn, tìm kiếm và tác
động trở lại vật chất. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong
phú. Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri
thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có
thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những
huyền thoại, những giả thuyết lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và
khái quát cao.
1. Biểu hiện của năng động:
Tác động trở lại vật chất:
Ví dụ như nước: nếu chỉ nhìn thì ta chỉ thấy đấy chỉ là một vật có màu trong
suốt, đôi khi có thể phản chiếu lại hình ảnh của chúng ta, nhưng khi ta tác
động lại thì ta có thể biết nhiều hơn về tính chất của nước, chẳng hạn như đó
là chất lỏng, có thể hòa tan nhiều vật chất khác, ….
2. Biểu hiện của sáng tạo:
Tạo ra tri thức mới: Điều này diễn ra hằng ngày hằng giờ trong cuộc
sống của chúng ta, các nghiên cứu khoa học xã hội luôn được đổi mới, sáng
tạo để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Ví dụ: Tưởng tượng, huyền thoại: Chúng ta đều được nghe các câu chuyện
thần thoại từ bé như Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh…
Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho
nên quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người là quá trình
năng động sáng tạo thống nhất ba mặt sau:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao
đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin
cần thiết.
Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh
thần. Thực chất, đây là quá trình "sáng tạo lại" hiện thực của ý thức theo
nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình
hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm
thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng
vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những
phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan
nhằm thực hiện mục đích của mình.
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và
tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; chịu sự chi phối
không chỉ của các quy luật sinh học, mà chủ yếu còn của các quy luật
xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực
của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện
thực theo nhu cầu của bản thân và thực tiễn xã hội. Ở các thời đại khác
nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh (ý thức) về cùng một
sự vật, hiện tượng có sự khác nhau- theo các điều kiện vật chất và tinh
thần mà chủ thể nhận thức phụ thuộc.
II. Vai trò của ý thức
Trong lịch sử triết học, khi giải mối quan hệ vật chất - ý thức, các
nhà triết học đã phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện do không hiểu được
bản chất thực sự của vật chất và ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm: Họ coi ý thức tồn tại duy nhất, tuyệt đối, tính
thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ bản sao, biểu
hiện khác của ý thức tinh thần, tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh
ra. Trong thực tiễn, người duy tâm phủ nhận tính khách quan, cường
điệu vai trò nhân tố chủ quan, duy ý chí, hành động bất chấp điều kiện,
quy luật khách quan.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: tuyệt đối hoá yếu tố vật chất, chỉ nhấn
mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức,
phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng
động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải
tạo hiện thực khách quan. Do vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm tính
nguyên tắc bởi thái độ "khách quan chủ nghĩa", thụ động, lại, trông
chờ không đem lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất ý thức mối quan hệ
biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực
trở lại vật chất.”
Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, đi song hành so với hiện thực,
nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế
giới vật chất.
Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý
thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó,
muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là
con người muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận
dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ
chức hành động.
Vai trò của ý thức thể hiện chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của
con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng
hay sai, thành công hay thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức
có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, thể hình
thành nên những luận định hướng đúng đắn những luận này
được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai thác mọi
tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội.
Ngược lại, ý thức thể tác động tiêu cực khi phản ánh sai lạc,
xuyên tạc hiện thực.
Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân
văn là hết sức quan trọng.
III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn luôn phải xuất phát từ
thực tế khách quan
Thứ hai, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn phát huy tính
năng động chủ quan, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống tư
tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng
tạo
Thứ ba, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải chống chủ quan
duy ý chí. Nhận thức sự việc, hiện tượng phải chân thực, đúng đắn,
tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng
những cái mà nó không có.
IV. Áp dụng thực tiễn
Sinh viên cần tự xác định được những yếu tố khách quan ảnh hưởng
đến đời sống học tập và rèn luyện của bản thân, tôn trọng tính khách
quan bằng việc chấp hành các nội quy quy định
Trong học tập sinh viên phải phát huy tính năng động, tích cực, sáng
tạo. Ví dụ như chủ động phát biểu, góp ý xây dựng bài, tích cực tìm
hiểu khai thác vấn đề, không bị lệ thuộc vào giảng viên mà dựa vào
những điều được dạy để tìm ra ý tưởng mới cho riêng mình.
Cần chống lại bệnh chủ quan, bảo thủ. Sinh viên cần có thái độ cởi mở,
sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác, không được chủ
quan trước mọi tình huống. Ví dụ như khi làm bài thuyết trình cần lắng
nghe góp ý của mọi người để sửa đổi tốt hơn hay không được lấy ý
thức chủ quan của bản thân để áp đặt lên người khác.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin
| 1/9

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------oOo--------- BÀI TẬP NHÓM
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài 1: Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về bản
chất, vai trò của ý thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu

quan điểm đó trong học tập, nghiên cứu của sinh viên Nhóm thực hiện: Lớp:
Giảng viên hướng dẫn: Hà Nội, 11/2022
Bảng phân công công việc nhóm 1 MỤC LỤC
A. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………...3
I. Bản chất của ý thức
II. Vai trò của ý thức
III. Ý nghĩa việc nghiên cứu
IV. Liên hệ sinh viên
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….12
A. PHẦN NỘI DUNG………………………………………………...3
I. Bản chất của ý thức
Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực
thể độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức
đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật
chất. Còn các nhà triết học duy vật đều thừa nhận vật chất tồn tại khách quan
và ý thức là sự phản ánh sự vật đó. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi quan niệm
siêu hình - máy móc nên họ đã coi ý thức là sự phản ánh sự vật một cách thụ
động, giản đơn, máy móc, mà không thấy được tính năng động sáng tạo của ý
thức, tính biện chứng của quá trình phản ánh.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên cơ sở nhận thức đúng đắn nguồn
gốc ra đời của ý thức và nắm vững thuyết phản ánh đã luận giải một cách
khoa học bản chất của ý thức. Vật chất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất
của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về bản chất, nhưng giữa chúng luôn
có mối liên hệ biện chứng. Do vậy, muốn hiểu đúng bản chất của ý thức cần
xem xét nó trong mối quan hệ qua lại với vật chất, mà chủ yếu là đời sống
hiện thực có tính thực tiễn của con người. Theo quan điểm Mác-Lênin:
“Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình
phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người”
Bản chất của ý thức được thể hiện qua những điểm sau:
 Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan bởi hình ảnh ấy tuy
bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện;
nhưng thế giới ấy không còn y nguyên như nó vốn có, mà đã bị cái chủ
quan của con người cải biến thông qua trạng thái giác quan, trạng thái
thần kinh, nhu cầu phản ánh v.v.
Ví dụ: Chiếc xe ô tô bên ngoài là vật chất, là một vật cụ thể nhưng chiếc lá
trong đầu óc chúng ta lại là tinh thần, là ý thức, là hình ảnh chủ quan. Cái
vật chất được chuyển thành cái tinh thần thông qua hoạt động thực tiễn và thông qua phản ánh. Sơ đồ thị giác:
1. Ánh sáng vào mắt sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thuỷ tinh thể
sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt.
2. Các tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng
mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh.
3. Sau đó, tín hiệu được chuyển đến não bộ thông qua hệ thần kinh thị
giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ.
Giải thích sơ đồ khái quát:
Ta nhìn thấy hình ảnh chiếc ô tô ngoài thế giới vật chất, sau đó não bộ
sẽ ghi lại hình ảnh này, lúc này ý thức sẽ hoạt động, nó sẽ phân tích đặc điểm
của cái lá như màu sắc, hình dáng… từ đó tạo lập lên khái niệm về chiếc xe ô
tô theo cách của chủ thể chủ quan.
Theo Mác, ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào
trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.
 Tính năng động của ý thức thể hiện ở chỗ nó lựa chọn, tìm kiếm và tác
động trở lại vật chất. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong
phú. Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri
thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có
thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những
huyền thoại, những giả thuyết lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao.
1. Biểu hiện của năng động:
Tác động trở lại vật chất:
Ví dụ như nước: nếu chỉ nhìn thì ta chỉ thấy đấy chỉ là một vật có màu trong
suốt, đôi khi có thể phản chiếu lại hình ảnh của chúng ta, nhưng khi ta tác
động lại thì ta có thể biết nhiều hơn về tính chất của nước, chẳng hạn như đó
là chất lỏng, có thể hòa tan nhiều vật chất khác, ….
2. Biểu hiện của sáng tạo:
Tạo ra tri thức mới: Điều này diễn ra hằng ngày hằng giờ trong cuộc
sống của chúng ta, các nghiên cứu khoa học xã hội luôn được đổi mới, sáng
tạo để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Ví dụ: Tưởng tượng, huyền thoại: Chúng ta đều được nghe các câu chuyện
thần thoại từ bé như Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh…
Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho
nên quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người là quá trình
năng động sáng tạo thống nhất ba mặt sau:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao
đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết.
Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh
thần. Thực chất, đây là quá trình "sáng tạo lại" hiện thực của ý thức theo
nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình
hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm
thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng
vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những
phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan
nhằm thực hiện mục đích của mình.
 Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và
tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; chịu sự chi phối
không chỉ của các quy luật sinh học, mà chủ yếu còn của các quy luật
xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực
của xã hội quy định. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện
thực theo nhu cầu của bản thân và thực tiễn xã hội. Ở các thời đại khác
nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh (ý thức) về cùng một
sự vật, hiện tượng có sự khác nhau- theo các điều kiện vật chất và tinh
thần mà chủ thể nhận thức phụ thuộc.
II. Vai trò của ý thức
Trong lịch sử triết học, khi lý giải mối quan hệ vật chất - ý thức, các
nhà triết học đã phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện do không hiểu được
bản chất thực sự của vật chất và ý thức.
 Chủ nghĩa duy tâm: Họ coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính
thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu
hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh
ra. Trong thực tiễn, người duy tâm phủ nhận tính khách quan, cường
điệu vai trò nhân tố chủ quan, duy ý chí, hành động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan.
 Chủ nghĩa duy vật siêu hình: tuyệt đối hoá yếu tố vật chất, chỉ nhấn
mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức,
phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng
động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải
tạo hiện thực khách quan. Do vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm có tính
nguyên tắc bởi thái độ "khách quan chủ nghĩa", thụ động, ỷ lại, trông
chờ không đem lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, “vật chất và ý thức có mối quan hệ
biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực
trở lại vật chất.”
 Ý thức có thể thay đổi nhanh, chậm, đi song hành so với hiện thực,
nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
 Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý
thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó,
muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là
con người muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận
dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động.
 Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của
con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng
hay sai, thành công hay thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức
có thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình
thành nên những lý luận định hướng đúng đắn và những lý luận này
được đưa vào quần chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai thác mọi
tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội.
Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực.
 Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân
văn là hết sức quan trọng.
III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
 Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan
 Thứ hai, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn phát huy tính
năng động chủ quan, phát huy vai trò của nhân tố con người, chống tư
tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo
 Thứ ba, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải chống chủ quan
duy ý chí. Nhận thức sự việc, hiện tượng phải chân thực, đúng đắn,
tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng
những cái mà nó không có.
IV. Áp dụng thực tiễn
 Sinh viên cần tự xác định được những yếu tố khách quan ảnh hưởng
đến đời sống học tập và rèn luyện của bản thân, tôn trọng tính khách
quan bằng việc chấp hành các nội quy quy định
 Trong học tập sinh viên phải phát huy tính năng động, tích cực, sáng
tạo. Ví dụ như chủ động phát biểu, góp ý xây dựng bài, tích cực tìm
hiểu khai thác vấn đề, không bị lệ thuộc vào giảng viên mà dựa vào
những điều được dạy để tìm ra ý tưởng mới cho riêng mình.
 Cần chống lại bệnh chủ quan, bảo thủ. Sinh viên cần có thái độ cởi mở,
sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác, không được chủ
quan trước mọi tình huống. Ví dụ như khi làm bài thuyết trình cần lắng
nghe góp ý của mọi người để sửa đổi tốt hơn hay không được lấy ý
thức chủ quan của bản thân để áp đặt lên người khác.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin