Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhà nước? Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Nhà nước Việt Nam? | Bài tập lớn môn Triết học Mác - Lênin
Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhà nước? Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Nhà nước Việt Nam? Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng là phải lãnh đạo sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Triết học mác - lênin (LT1011)
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47231818
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎ BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: “Quan điểm của triết học Mác-Lênin về nhà nước? Sự
vận dụng của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong xây dựng Nhà nước Việt Nam?”
SINH VIÊN THỰC HIỆN :
TÔ VĂN ANH QUÂN MSSV : 21012090 LỚP :
Triết học Mác - Lê-nin_1_2(15FS).1_LT NĂM HỌC : 2021-2022 lOMoARcPSD|47231818 MỞ ĐẦU
Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật thì tương đương với một quốc gia, là một
tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm
thực hiện quyền lực chính trị của mình. Nhà nước vì thế mang bản chất giai cấp. Nhà
nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai
cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế,
chính trị, xã hội) thành lập nên nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động
của xã hội trong một quốc gia do vậy nhà nước mang vai trò xã hội, trong đó chủ
yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị. Nhà nước xuất hiện khi có chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xuất hiện những giai cấp đối kháng nhau do vậy mà
nó cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hòa những mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lenin thì nhà nước thực chất là một tổ
chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế
và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục
đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. nhà nước là một phạm trù lịch
sử, nó luôn mang dấu ấn của một quốc gia cụ thể, và sự ra đời, biến đổi của các hình
thái nhà nước khác nhau là do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định.
Ph.Ăngghen viết: “Nhà nước tồn tại không phải là mãi mãi từ ngàn xưa. Đã từng có
những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và
chính quyền nhà nước cả. Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn
tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì sự phân chia đó làm
cho nhà nước trở thành một tất yếu”.Nhà nước mang bản chất giai cấp, nó được thiết
lập, xây dựng trước hết để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Song, không phải lOMoARcPSD|47231818
giai cấp nào cũng có thể nắm được chính quyền nhà nước, sứ mệnh đó chỉ thuộc về
giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế, do đó là giai cấp được xã hội “thừa nhận là đại
biểu chung của xã hội”. NỘI DUNG I.
Quan điểm của triết học Mác Lênin về nhà nước. 1. Nguồn gốc
Nhà nước được sinh ra từ xã hội và là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài
người. Nhà nước ngay từ đầu không đc sinh ra ngay khi mà xã hội loài nười xuất
hiện mà xuất hiện sau khi xã hội loài người bắt đầu phát triển đến một mức độ nhất
định. Do lưc lượng sản xuất phát triển nên chế độ tư hữu ra đời, làm suất sự phân
chia giai cấp trong xã hội con người như:kẻ giàu, người nghèo và nô lệ. Những người
thuộc giai cấp nghèo và nô lệ bị bóc lột một cách nặng nề do đõ dẫ xảy ra các mâu
thuẫn và đấu trang giữa các tâng lớp chủ nô và nông dân,nô lệ. Đồng thời có sự tích
tụ của cải và tập trung quyền lực vào tay một số ít người, một lực lượng xã hội nào
đó. Trong lịch sử xã hội loài người đã có thời kỳ chưa có nhà nước, đó là thời kỳ
cộng sản nguyên thủy, song tất cả những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời
của nhà nước lại nảy sinh trong thời kỳ này. Quan điểm Mác – Lê nin về nguồn gốc
nhà nước gồm yếu tố sau: lOMoARcPSD|47231818
Theo quan điểm này nhà nước không xuất hiện hay ra đời từ những yếu tố siêu nhiên,
mà nhà nước ra đời khi xã hội đã phát triển đến một cột mốc nhất định. Nhà nước ra
đời gắn liền với sự xuất hiện của các giai cấp trong xã hội, các giai cấp này có sự đối kháng với nhau.
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết xã hội, thực hiện và bảo vệ các lợi ích chung trong toàn xã hội. 2. Bản chất
Là nền chuyên chế của giai cấp này đối với giai cấp khác và đối với toàn xã
hội. Nói khác đi, nhà nước là tổ chức trính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm
bảo vệ trật tự hiện hành phù hợp với lợ ích của mình và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp nào thống trị về kinh tế sẽ nắm
chính quyền nhà nước trong tay vì chỉ có giai cấp ấy mới có khả năng vật chất, để tổ
chức, duy trì bộ máy nhà nước. Giai cấp bị trị xét về bản chất không có nhà nước.
Xét về bản chất, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp,
không có nhà nước đứng trên giai cấp, đứng ngoài giai cấp, là công cụ bảo vệ lợi ích
của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm trấn áp các giai cấp khác và toàn xã hội.
Nhà nước phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo vệ lợi
ích chung của toàn xã hội, phục vụ những nhu cầu mang tính chất công cho xã hội
như: xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, giải quyết các tệ nạn xã hội… lOMoARcPSD|47231818 3. Chức năng
Theo quan niệm chung, chức năng giai cấp là cái chỉ ra rằng, mọi nhà nước
bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp nhất định. Mọi nhà nước đều
sẵn sàng sử dụng bất cứ công cụ, biện pháp nào có thể có để bảo vệ sự thống trị của
giai cấp mình. Còn chức năng xã hội của nhà nước là cái chỉ ra rằng, mọi nhà nước
đều phải thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, đồng
thời phải chăm lo một số công việc chung của toàn xã hội. Trong một giới hạn xác
định, nhà nước phải hoạt động để thoả mãn những nhu cầu chung của cộng đồng dân
cư nằm dưới sự quản lý của nó. Trong các xã hội có giai cấp đối kháng trước đây, để
giữ nhà nước trong tay mình, giai cấp thống trị nào cũng buộc phải nhân danh xã hội
mà quản lý những công việc chung. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung
của xã hội sẽ tạo điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi
ích của giai cấp cầm quyền. Như vậy, việc thực hiện chức năng xã hội theo quan
điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức, là điều kiện để nhà nước
đó thực hiện vai trò thống trị giai cấp của nó. Nói về mối quan hệ biện chứng giữa
hai chức năng này, Ph.Ăngghen viết: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự
thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực
hiện chức năng xã hội của nó”
Từ cơ sở kinh tế - xã hội cho sự ra đời của nhà nước, các nhà kinh điển mác -
lenin đã chỉ rõ bản chất của nhà nước thể hiện ở tính giai cấp (chức năng giai cấp)
và tính xã hội (chức năng xã hội).
Học thuyết mác - lenin về nhà nước đã chỉ rõ, nhà nước ra đời và tồn tại, phát
triển trong xã hội có giai cấp, vì thế, nhà nước trước hết và bao giờ cũng là thiết chế
bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp thống trị trong một xã hội nhất định, gắn với một
hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Vì thế, V.I.Lênin đã viết: “Cách mạng không lOMoARcPSD|47231818
phải ở chỗ giai cấp mới dùng bộ máy nhà nước cũ để chỉ huy và quản lý, mà ở chỗ
khi đã đập tan bộ máy ấy đi rồi thì giai cấp mới sẽ dùng một bộ máy mới để chỉ huy và quản lý”.
Tuy nhiên, bên cạnh thực hiện chức năng chuyên chính và là bộ máy bạo lực
chuyên nghiệp của giai cấp thống trị, nhà nước còn phải thực hiện chức năng xã hội
nhằm duy trì trật tự xã hội và điều hòa lợi ích trong xã hội theo trật tự mà giai cấp
thống trị hướng đến. Cho nên, các nhà kinh điển mác - xít chỉ rõ: “Ở khắp nơi, chức
năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo
dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”. Nhà nước là bộ máy
của giai cấp thống trị, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, vì thế V.I. Lênin
khẳng định: “Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của một giai cấp
này đối với giai cấp khác”.
Do vậy, không có một nhà nước nào có thể tồn tại và phát triển được nếu chỉ
duy trì tính giai cấp (chức năng giai cấp) mà “quên đi” tính xã hội (chức năng xã
hội). Trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào, giai cấp thống trị mặc dù có địa vị
kinh tế - xã hội quan trọng và quyết định đối với giai cấp khác, nhưng cũng chỉ là bộ
phận của xã hội mà không thể là toàn thể xã hội, vì thế ngoài việc bảo vệ quyền lợi
và địa vị thống trị về kinh tế - xã hội, giai cấp thống trị phải điều hòa lợi ích và bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của các giai tầng khác ngay cả giai cấp đối lập với mình trong
xã hội. Hơn nữa, nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ đa dạng, phức tạp mà không
một thiết chế xã hội nào có thể đảm nhận được để duy trì ổn định và phát triển xã hội.
Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước phải là một công cụ, một phương
tiện, đồng thời, là một biểu hiện tập trung trình độ dân chủ của nhân dân lao động.
Dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nhân dân tham gia vào mọi công việc lOMoARcPSD|47231818
của nhà nước. Điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại biểu theo kiểu chế độ dân
chủ, mà là toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên phải do bản thân quần chúng
tổ chức, quần chúng thực sự tham gia vào từng bước của cuộc sống và đóng vai trò
tích cực trong việc quản lý. Vì thế, V.I.Lênin trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà
nước Nga Xô viết đã yêu cầu phải xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ, tinh giản, tổ
chức khoa học, hoạt động hiệu quả và tiết kiệm theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”, nghĩa
là coi trọng chất lượng, không chạy đua theo số lượng; cán bộ, công chức phải có
năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng; phải phấn đấu đạt “chất lượng kiểu mẫu thật sự”.
II. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Nhà nước Việt Nam
Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Một trong
những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng là phải lãnh đạo sự nghiệp xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để thành công, Đảng ta vừa
phải đứng vững trên lập trường lý luận Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa phải
kế thừa được những thành quả xây dựng nhà nước pháp quyền đã có trên thế giới,
đồng thời phải xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam.Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, theo quan niệm của Đảng ta, là nội dung trọng tâm, trụ cột của hệ
thống chính trị; là công cụ thực hiệquyền lực của nhân dân. Nhà nước Việt Nam
được xây dựng theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân và được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Trong toàn bộ học thuyết đồ sộ của mình về Triết học, Kinh tế chính trị và
Chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin tuy không dành riêng lOMoARcPSD|47231818
một phần hay chương nào để nói về nhà nước pháp quyền nhưng trong toàn bộ kho
tàng đồ sộ ấy, tư tưởng về một nhà nước pháp quyền kiểu mới, nhà nước pháp quyền
của giai cấp công nông đã xuất hiện nhiều lần, phản ánh đầy đủ nội dung và tính chất
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Không như các học giả tư sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
MácLênin khi bàn về nhà nước pháp quyền đều khẳng định nhà nước pháp quyền,
pháp luật của nhà nước ấy (thừa nhận hoặc ban hành) đều là sản phẩm của giai cấp
và mâu thuẫn giai cấp, không có nhà nước pháp quyền, pháp luật chung chung,
không mang bản chất giai cấp. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.
Ăngghen đã kết luận: “Pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được
đề lên thành pháp luật, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật
chất của giai cấp các ông quyết định”. Những tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp
quyền trong học thuyết Mác- Lênin: Một là, bản chất dân chủ trong nhà nước. Theo
chủ nghĩa Mác thì dân chủ là “nhân dân nắm chính quyền”. Nghĩa là nhân dân là chủ
thể của quyền lực nhà nước, nhân dân tạo nên nhà nước chứ không phải nhà nước
tạo nên nhân dân. Mác viết: “Chế độ dân chủ xuất phát từ con người và biến nhà
nước thành con người được khách thể hóa. Cũng giống như tôn giáo không tạo ra
con người mà con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy: Không phải chế độ nhà
nước tạo ra nhân dân mà nhân dân tạo ra nhà nước”
Hai là, chủ thể quyền lực nhà nước phải thuộc về đa số - Nhân dân. C.Mác chỉ
ra sự khác biệt cơ bản giữa dân chủ vô sản và dân chủ tư sản, phê phán sự hạn chế
của dân chủ trong nhà nước tư sản. Dân chủ tư sản dù có tiến bộ hơn rất nhiều so với
các chế độ dân chủ trước nó nhưng dân chủ tư sản vẫn là dân chủ của số ít thuộc giai
cấp tư sản để bóc lột đa số nhân dân là giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đó lOMoARcPSD|47231818
là dân chủ giả hiệu, chỉ có dân chủ xã hội chủ nghĩa mới thật sự là dân chủ cho số
đông, cho nhân dân thật sự, quyền lực nhà nước phải thuộc về số đông ấy.
Ba là, bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân rộng rãi trong nhà nước
pháp quyền. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac luôn khẳng định bản chất giai cấp
của nhà nước và pháp luật, đồng thời thấy được tính xã hội của nhà nước và pháp
luật. Vì vậy, trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng
một một nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Nghĩa là phải xây dựng nhà nước để phục vụ cho số đông, của toàn thể nhân dân
dưới sự lãnh đạo bởi chính đảng của giai cấp công nhân - Đảng Cộng sản.
Thứ tư, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải xây dựng cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả, sự kiểm soát ấy phải xuất phát từ nhân dân
- chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước.
Như vậy, trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc về nội dung và tầm trọng của
hệ thống lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là tư tưởng của
V.I.Lênin, cùng với quá trình đổi mới vàphát triển đất nước, mô hình và con đường
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang từng bước được bổ
sung, phát triển, hoàn thiện không chỉ trên phương diện lý luận về khái niệm, bản
chất, chức năng, nhiệm vụ, phương hướng và giải pháp mà còn được hiện thực hóa
trong thực tiễn với sự quyết tâm và nỗ lực cao độ của toàn thể xã hội nhằm xây dựng
thành công Nhà nước pháp quyề xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. lOMoARcPSD|47231818 KẾT LUẬN
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước ra đời do hai nguyên
nhân chính là kinh tế và xã hội. Nguyên nhân kinh tế là sự phát triển của lực lượng
sản xuất dẫn đến sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của nền kinh tế sản
xuất và trao đối, của sở hữu tư nhân. Nguyên nhân xã hội là sự phân hoá con người
trong xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, thành người tự do và nô lệ, thành các giai
cấp, tầng lớp, lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội khác biệt nhau,
mâu thuẫn và đấu tranh với nhau. Đồng thời có sự tích tụ của cải và tập trung quyền
lực vào tay một nhóm người, một lực lượng xã hội nhất định.
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng về nhà nước của C.Mác và Ph.Ăng-ghen và
cùng với thực tiễn xây dựng Nhà nước chuyên chính vô sản ở Liên Xô,V.I.Lênin đã
kế thừa, phát triển và làm phong phú thêm hệ thống lý luận lý luận về nhà nước
trên nhiều phương diện: định nghĩa, nguồn gốc, bản chất, chức năng và vai trò
của nhà nước. Những đóng góp to lớn của V.I.Lênin đối với lý luận về nhà nước
không chỉ làm sáng tỏ những quan điểm căn bản của các nhà kinh điển C.Mác và
Ph.Ăng-ghen, đem lại vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhântrong sự
nghiệp đấu tranh giành lấy, tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, cũng như đấu
tranh chống lại mọi âm mưu hòng xuyên tạc, bẻ cong và nhằm bác bỏ lý luận
mácxít về nhà nước; màcòn là cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa,
vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đất nước nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. lOMoARcPSD|47231818
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.257- 258, 255.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,t.19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.46, 15,47.
3. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 31-36, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980
4. GT học phần Triết học MLN (C) Tr đầu -Tr56.pdf
5. GT học phần Triết học MLN (C) Tr 57 -Tr150.pdf
6. GT học phần Triết học MLN (C) Tr151-Tr250.pdf
7. GT học phần Triết học MLN (C) Tr251-Tr308.pdf
8. Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất
bản Công an nhân dân, năm 2003
9. V.I.Lênin: Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1976, tập 44, trang 261