Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức, vai trò của tri thức và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức, vai trò của tri thức và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề bài: “Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức,
vai trò của tri thức và sự vận dụng quan điểm đó trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên” HỌ VÀ TÊN : LÊ THỊ KIM ANH MÃ SV : 03 LỚP : 15 GVHD : LÊ THỊ HỒNG Hà Nội – 2022 lOMoAR cPSD| 23022540 Mục lục
Mục lục...........................................................................................................1
A. LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................2 B.
NỘI DUNG...........................................................................................3
I. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức, vai trò của tri thức ............. 3
1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức ............................................ 3
2. Vai trò của tri thức ............................................................................................ 5
a. Đối với chính trị ............................................................................................... 5
b. Đối với kinh tế .................................................................................................. 7
c. Đối với văn hóa – giáo dục............................................................................... 8
II. Vận dụng trong nghiên cứu và học tập của sinh viên .................................... 10 C.
KẾT LUẬN.........................................................................................12
Tài liệu tham khảo........................................................................................13 A. LỜI MỞ ĐẦU
Nhà văn nổi tiếng Francis Bacon đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh”. Đến
sau này Lênin, một nhà triết học, nhà chính trị vĩ đại đã phát triển thành: “Tri
thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Tri thức là hệ thống
những dữ liệu, thông tin, sự mô phỏng hay kỹ năng, kinh nghiệm có được nhờ
những trải nghiệm thực tế hay thông qua giáo dục. Đôi khi, người ta còn dùng
kiến thức để chỉ tri thức. Thế nhưng, tri thức có bao hàm nghĩa rộng lớn hơn
kiến thức rất nhiều lần. Trong triết học, ngành nghiên cứu về tri thức gọi là tri thức luận. lOMoAR cPSD| 23022540
Không một ai có thể phủ nhận sức mạnh vĩ đại, làm thay đổi thế giới của
tri thức. Từ sơ khai, tri thức được ông cha ta chạm khắc trên các vách đá, xương
thú, mai rùa. Khi có chữ viết xuất hiện, con người biết cách lưu giữ tri thức trên
vải, trên giấy. Ngày nay, người ta đã biết cách mã hóa tri thức và lưu trữ chúng
bằng các bản điện tử. Việc lưu trữ điện tử cho phép con người lưu trữ nhanh
chóng, chắc chắn và vô hạn. Bởi nó có sức mạnh vô cùng to lớn, nên ở bất cứ
thời đại nào con người cũng luôn cố gắng tìm kiếm những cách thức để lưu giữ
đầy đủ nhất, chắc chắn nhất, bền lâu nhất. Con người luôn bảo vệ tri thức như
một “thanh gươm thần”, xem nó như một báu vật thiêng liêng không thể đánh mất.
Như vậy, đối với sự phát triển đời sống xã hội nói chung cũng như trong
nghiên cứu và hoạt động của sinh viên nói tiêng, tri thức có vai trò vô cùng quan
trọng. Tìm hiểu về tri thức để có những biện pháp đúng đắn tạo điều kiện cho xã hội phát triển.
Trong bài tập lớn này em chọn đề tài: “Quan điểm của triết học Mác –
Lênin về tri thức, vai trò của tri thức và sự vận dụng quan điểm đó trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên”. Do thời gian và trình độ còn hạn chế vì
vậy bài viết này chắc chắn sẽ không tránh được những thiếu sót, em rất mong
nhận được sự góp ý của cô ạ.
Em xin chân thành cảm ơn !. B. NỘI DUNG I.
Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức, vai trò của tri thức
1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức
Tri thức đã có từ rất lâu trong lịch sử, có lẽ từ khi con người bắt đầu có tư
duy, lúc đó có tri thức. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử, cho đến
những thập kỉ gần đây tri thức và vai trò của nó đối với sự phát triển của kinh tế
- xã hội mới được đề cập nhiều.
Có rất nhiều cách để định nghĩa về tri thức nhưng ta có thể hiểu “Tri thức
là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để sử dụng nó (hiểu biết
sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội.” lOMoAR cPSD| 23022540
Trong tiếng Việt, cả “tri” và “thức” đều có nghĩa là biết. Tri thức có thể
chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lí thuyết hay thực hành, hay đơn giản
là hiểu biết về một vấn đề thông qua quá trình trau dồi, rèn luyện. Kinh tế thế
giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới. Trình độ là “nhân tố
quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc sáng tạo,
phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật cao”. Tiêu chí chủ đạo là
lấy tri thức, trí óc để làm yếu tố then chốt cho việc phát triển kinh tế và tồn tại
trực tiếp như các yếu tố sức lao động và tài nguyên. Đó là thời đại tri thức đã trở
thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội, tri thức là tài nguyên là tư bản,
là tâm điểm của cạnh tranh và là nguồn lực dẫn dắt cho sự tăng trưởng dài hạn,
dẫn tới những thay đổi lớn trong cách tổ chức sản xuất, cấu trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp.
Tri thức được hình thành ở nhiều cấp độ khác nhau như: Tri thức được
hình thành do cuộc sống hàng ngày của mỗi con người, mang tính chất cảm tính
trực tiếp, bề ngoài và rời rạc. Tri thức có gồm hai loại là tri thức ẩn và tri thức
hiện. Tri thức hiện là những thứ được thể hiện qua âm thanh, văn bản, hình ảnh,
… dễ dàng truyền đạt lại với mọi người. Ví dụ như các công thức toán học, hóa
học, vật lí… trên sách vở. Trong các doanh nghiệp, tri thức được biểu hiện ở
dạng các bản báo cáo, kế hoạch, các phát minh,… được tích lũy và lưu trữ để
mọi người dễ dàng thu nhận và tiếp cận khi cần. Còn tri thức ẩn là những tri
thức được thu lại nhờ các trải nghiệm thực tế, quá trình rèn luyện nên khó để
truyền đạt lại cho người khác theo những cách thông thường. Ví dụ như một
người đầu bếp, khi đã quen tay sẽ không cần các dụng cụ để cân đo, đong đếm
nữa vẫn có thể chế biến ra được những món ăn tuyệt phẩm mang nét riêng, đó
là những kinh nghiệm của riêng họ và những người khác khó học được y nguyên những điều đó.
Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, vai trò và động lực của tri
thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng trở nên rõ ràng, nổi bật. Loài
người đang bước vào nền kinh tế tri thức – là nền kinh tế trong đó sự sản sinh,
phổ cập và sử dụng tri thức, giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh
tế của đất nước. Trong nền kinh tế tri thức, đa số các ngành kinh tế hoạt động
dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ.
Vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế lOMoAR cPSD| 23022540
dài hạn của đất nước. Sự ra đời của tri thức gắn liền với sự hình thành của xã hội
loài người, do đó khi nghiên cứu không thể tách rời tri thức ra khỏi thế giới quan. 2.
Vai trò của tri thức a.
Đối với chính trị
Xã hội được phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu là nhờ một
phần rất lớn từ bộ máy chính trị nhà nước vốn được coi là đầu não của một quốc
gia. Để có thể điều hành xã hội đi đến thời đại mới, ngày một bước đến gần hơn
với chế độ xã hội chủ nghĩa, bộ máy ấy là sự đóng góp vô vàn sự lĩnh hội về tri
thức ở các lĩnh vực khác nhau. Mỗi lĩnh vực là một chân trời tri thức con người
luôn khao khát được vươn tới, được lĩnh hội một cách trọn vẹn và từ những hiểu
biết đó họ kiến tạo thành những ý tưởng, xây dựng những bước đi vững mạnh
hơn, đưa ra những chính sách thiết thực hơn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu của nhân dân. Chính vì vậy bộ máy chính trị của mỗi quốc gia luôn phải
tuyển chọn những người học rộng tài cao, đức độ trung thành với mục tiêu xã hội.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trí
thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: Một là hiểu biết sự
tranh đấu sinh sản - Khoa học tự nhiên do đó mà ra; Hai là hiểu biết tranh đấu
dân tộc và tranh đấu xã hội - Khoa học xã hội do đó mà ra”.
Trong bài viết “Đảng Lao động Việt Nam với lao động trí óc”, Người xác
định trí thức là “những người lao động trí óc”, “là thầy giáo, thầy thuốc, kỹ sư,
những nhà khoa học, văn nghệ, những người làm bàn giấy...”. Và với Người, trí
thức là lực lượng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, là
“vốn liếng quý báu của dân tộc”.
Trước 1945, trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, trí thức Việt Nam đã đi
tiên phong tham gia cách mạng, là lực lượng đi đầu trong việc tiếp thu tư tưởng
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tích cực truyền bá trong quần chúng nhân
dân và hăng hái tham gia vào các tổ chức cách mạng - tiền thân của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Nói về lực lượng này, Người cho rằng: Trí thức Việt Nam là lực
lượng rất nhạy bén với cái mới, với những tư tưởng tiến bộ, “có đầu óc dân tộc lOMoAR cPSD| 23022540
và đầu óc cách mạng” , “có học thức, dễ có cảm giác chính trị,... dễ tiếp thụ sự
giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông”.
Trí thức Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong cách mạng, nên khi
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trước yêu cầu phải có một đường lối chính
trị rõ ràng, phải phân định rõ chiến tuyến giữa cách mạng và phản cách mạng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xếp trí thức vào hàng ngũ lực lượng cách mạng của
dân tộc, là một trong những đồng minh gần gũi của giai cấp công nhân và nông
dân. Người chỉ rõ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, thanh
niên, Tân Việt,... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”. Việc xác định từ sớm vai
trò, vị trí của trí thức trong cách mạng của Hồ Chí Minh đã lôi cuốn tầng lớp trí
thức về phía cách mạng từ những ngày đầu tiên, đã tăng cường sức mạnh cho
cuộc cách mạng. Đây là vấn đề mang tính chất chiến lược trong cách mạng.
Người có tri thức (đội ngũ tri thức) có vai trò góp phần xây dựng đường
lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam. Thực tiễn đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua đã chứng minh rằng, muốn
cách mạng thành công, muốn đất nước phát triển nhanh và bền vững cần có
đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp
luật của Nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Ví dụ: Là người dân Việt Nam chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến sự
kiện lịch sử ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Trước cảnh đất nước đang
nằm trong tay Pháp, đang chịu quyền thống trị của thực dân Pháp, nhiều cuộc
khởi nghĩa đấu tranh bảo vệ tổ quốc đã được nổi dậy nhưng đều thất bại. Bác Hồ
đã quyết tâm đứng lên ra đi tìm đường cứu nước. Bác lên đường sang Pháp để
học hỏi, tiếp thu những điều Bác cho là “tinh hoa và tiến bộ” từ các nước
phương Tây nhằm thực hiện công cuộc giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị
của thực dân Pháp. Sau 30 năm bôn ba nơi đất khách quê người, Bác đã trở về
nước với vốn tri thức, học thuyết cách mạng Bác đã tiếp thu và nghiên cứu khi
hoạt động ở nước ngoài. Bác là người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
và giành thắng lợi hoàn toàn. Từ đó ta có thể thấy tri thức có vai trò vô cùng
quan trọng đối với chính trị. lOMoAR cPSD| 23022540
b. Đối với kinh tế
Tri thức là nền tảng và động lực của sự phát triển kinh tế, có vai trò vô
cùng quan trọng đối với mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại.
Tri thức là nhận thức và kinh nghiệm con người có được trong quá trình
biến đổi thế giới. Vì vậy, ở bất kỳ giai đoạn nào, con người luôn vận dụng tri
thức để phát triển kinh tế. Trong các hình thức kinh tế khác nhau, mức độ sử
dụng rộng rãi tri thức cũng khác nhau nên hiệu quả cũng khác nhau.
Trong ba thế kỉ qua, với những thành tựu thần kỳ của sự phát triển khoa
học và công nghệ đã đưa loài người từ nền văn minh nông nghiệp đến nền văn
minh công nghiệp và ngày nay đang tiến vào nền văn minh trí tuệ. Trong nền
văn minh trí tuệ, động lực thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế không còn là
vốn tài nguyên thiên nhiên hay là sức lao động nữa, đơn giản chính là tri thức.
Tri thức luôn tồn tại trong bộ não của con người, với vai trò tự chủ con người là
tiền đề để con người phát huy hết tri thức sẵn có. Vì vậy nền văn minh trí tuệ, tri
thức trở thành động lực phát triển lớn nhất của nền kinh tế. Khi chưa có chữ viết,
kĩ năng, tri thức của con người được truyền qua tay, qua miệng. Sau khi biết đến
chữ viết, nhờ chữ viết người ta có thể nắm được kĩ năng, tri thức rộng hơn, từ
đó xuất hiện một tầng lớp tri thức chuyên đi truyền bá tri thức và sáng tạo tri
thức. Tri thức không giới hạn ở bất cứ một lĩnh vực nào, nó được thể hiện phong
phú, đa dạng ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là tri thức có vai trò rất quan trọng trong
lĩnh vực kinh tế. Chính bởi vậy đất nước có nền kinh tế phát triển hay không
hầu như phụ thuộc vào vốn tri thức của con người.
Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới một trình độ mới đó là
trình độ nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu và phân phối nguồn tri thức
và việc sáng tạo, phân phối và sử dụng tri thức trong ngành kỹ thuật cao. Tiêu
chí chủ yếu của nó là lấy tri thức, trí óc là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế
và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao động và tài nguyên. Đó là thời
đại tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội. Tri thức là tài
nguyên, là tư bản. Tri thức là tâm điểm của sự cạnh tranh và là nguồn lực dẫn
dắt cho sự tăng trưởng dài hạn dẫn tới những thay đổi lớn trong việc tổ chức sản
xuất, cấu trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp lOMoAR cPSD| 23022540
Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống
hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các
nền kinh tế đang phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri
thức. Vì vậy, tri thức có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Trong văn minh nông nghiệp, sức lao động, đất đai và vốn là những yếu tố
hàng đầu, nhất là sức lao động đã trở thành hàng hoá với tư cách là những yếu tố
quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội, góp phần chuyển xã hội phong
kiến thành xã hội tư bản trong lịch sử. Còn trong kinh tế tri thức, yếu tố của sự
phát triển nền kinh tế-xã hội không chỉ bao gồm vốn tiền tệ, đất đai và dựa trên
lao động giản đơn chủ yếu dựa trên lao động trí tuệ gắn liền với tri thức.
Tri thức thực sự trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Nền
kinh tế của các nước trong thời gian qua tăng trưởng và ổn định với tốc độ cao
đều nhờ đến sự phát triển của các ngành kinh tế dựa trên tri thức như các ngành
công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, vũ trụ, đầu tư, ngân hàng, tài chính,
chứng khoán, bảo hiểm,…Và hơn thế nữa khi đem nền kinh tế tri thức vào các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, mang lại giá trị gia tăng càng lớn, lợi nhuận càng cao
Vốn tri thức đóng vai trò to lớn trong việc rút ngắn khoảng cách trong sự
phát triển của các nước phát triển và đang phát triển. Sự xuất hiện của kinh tế tri
thức vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước kém và đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Các quốc gia kém và đang phát triển phải nhanh chóng
tiếp cận với kinh tế tri thức, thông qua tri thức hoá các ngành công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ, đặc biệt sớm hình thành các công nghệ cao để nhanh chóng đưa
nền kinh tế đất nước bắt kịp các nước phát triển trên thế giới.
Tri thức là vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thế giới
cũng như của Việt Nam nói riêng.
c. Đối với văn hóa – giáo dục
Tri thức cũng có vai trò rất lớn đến Văn hóa - Giáo dục của một quốc gia.
Tri thức có thể hiểu là sản phẩm đặc thù của xã hội, sự ra đời của tri thức gắn
liền với xã hội. Khi con người có tri thức, có hiểu biết, am hiểu sâu rộng tới mọi lOMoAR cPSD| 23022540
vấn đề hay lĩnh vực xã hội, dễ dàng thực hiện được những mục tiêu, ham muốn,
ước nguyện của bản thân, chỉ có tri thức được lấy bằng chính mồ hôi công sức,
mới mang lại được hiệu quả. Và hiển nhiên, một xã hội có những con người
thành đạt sẽ giúp xã hội phát triển không ngừng về tri thức. Đơn giản xã hội
được hợp thành bởi cá nhân, nhưng sự kết hợp mang lại hiệu quả, cần quá trình
rèn luyện không ngừng đối với thế hệ trẻ, việc học tập như nào, trau dồi bản thân
ra sao để tri thức mang lại cho xã hội những đóng góp hiệu quả nhất.
Giáo dục là nền tảng của xã hội. Một xã hội phát triển là xã hội ở đó con
người được hoàn thiện bản thân ở các lĩnh vực, đặc biệt là đóng góp cho nền
giáo dục ngày càng phát triển, cải tiến trên mọi phương diện. Tri thức là “nguồn
tài nguyên” vô giá của nhân loại. Chúng ta phải có tri thức để hiểu biết về văn
hóa các nước và tạo nên nền văn hóa ngày càng lành mạnh. Mỗi con người
chúng ta phải có những hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục, biết về nội
dung, phương pháp giáo dục của các nước khác để ngày một cải thiện nền văn
hóa- giáo dục của Việt Nam.
Qua những mặt tiêu cực của nền giáo dục Việt Nam, tri thức còn giúp
chúng ta có sự hiểu biết để đổi mới nội dung, áp dụng những phương pháp giáo
dục tiến bộ của nước ta để theo kịp với nền tri thức của nhân loại, lại vừa giữ gìn
bản sắc văn hóa tốt của dân tộc.
Khi là một con người có tri thức, chúng ta sẽ sống theo một chuẩn mực
đạo đức tốt, giữ gìn cũng như phát huy truyền thống tốt đẹp và giá trị văn hóa tốt
đẹp ông cha ta đã để lại. Và có một câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta không có tri
thức về cách sống, cách nhìn nhận,… xã hội sẽ ra sao?. Tri thức hình thành được
là do sự tiếp thu kiến thức cũng như học hỏi những kĩ năng. Một xã hội sẽ lạc
hậu, không phát triển là xã hội ở đó con người không có tri thức và là một phần
thừa cũng như gánh nặng của xã hội. Người dân ngày càng có trình độ cao về trí
thức khiến tỉ lệ thất nghiệp giảm đi, mức sống người dân được cải thiện rõ rệt,
xã hội trở nên hạnh phúc, ổn định hơn, nhờ vậy, giảm thiểu hơn những tệ nạn xã
hội như ma tuý, trộm cắp, cướp giật. Khi đó đất nước dần trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.
Tri thức mang đến cho xã hội là sự hội nhập quốc tế, giao lưu hay học hỏi
những truyền thống tốt đẹp của các quốc gia là rất cần thiết. Xã hội có sánh vai lOMoAR cPSD| 23022540
với các cường quốc năm châu, có được sự sáng tạo ra các sản phẩm mới hay
không đều là do con người cần phải có tri thức. Vì khi có tri thức, chúng ta mới
có thể sáng tạo và giúp đất nước phát triển được. Vì vậy, con người chúng ta ai
cũng cần phải trang bị cho mình những tri thức, đặc biệt là học sinh, sinh viên
chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, mở rộng tầm hiểu biết,.. để có thể góp phần
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn II.
Vận dụng trong nghiên cứu và học tập của sinh viên
Tri thức có vai trò như là sản phẩm của hoạt động học tập và nghiên cứu
của sinh viên. Bản chất của quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên chính
là quá trình sinh viên tích lũy kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội và các
kỹ năng để sau này có thể áp dụng vào những công việc thực tế giúp phát triển
kinh tế- xã hội. Nếu không có tri thức, quá trình nghiên cứu, học tập của sinh
viên sẽ không có nội dung, không có mục đích.
Tri thức không chỉ có vai trò là sản phẩm, là nguyên liệu trong quá trình
nghiên cứu và học tập của sinh viên nó còn giúp sinh viên nghiên cứu, học tập
đúng đắn, có định hướng. Có tri thức, sinh viên sẽ biết nghiên cứu và học tập
những nền tri thức tiên tiến hơn của nhân loại, biết nghiên cứu và học tập như
thế nào để có thể tích lũy được nhiều tri thức nhất, để không bị lãng phí quá
trình nghiên cứu của mình khi còn là sinh viên. Tri thức giúp sinh viên không
tiếp thu những quan điểm sai lệch với chuẩn mực xã hội trong quá trình nghiên
cứu và học tập bên ngoài xã hội. Như vậy có thể thấy, trong nghiên cứu và học
tập của sinh viên không thể thiếu tri thức.
Không có ai không học lại thành tài cả. Tất cả mỗi người muốn có cuộc
sống đủ đầy, muốn nâng cao chất lượng đời sống và muốn sống có ích đều phải
học tập. Bởi trí thức mang đến cho ta những hiểu biết thuộc bản chất của các
hiện tượng đời sống, giúp ta tìm hiểu sâu về nguồn cội, về quá trình tiến hoá và
cả những phát minh vĩ đại trên thế giới. Tri thức đưa ta đến những vùng trời mới
của sư hiểu biết, thôi thúc ta khám phá, sáng tạo ra những cái mới cái hay. Tri
thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để
tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, lOMoAR cPSD| 23022540
biết "gạn đục khơi trong", biết yêu thương nhiều hơn. Tri thức còn là bản lề để
mỗi người cố gắng cho tương lai sau này, là nền móng vững chắc để phát triển
trí tuệ và kỹ năng thực hành toàn diện, là ngọn đèn soi sáng ta trong đêm tối, là
hành trang dẫn lối ta bước vào đời. Có thể thấy, nếu thiếu đi tri thức sẽ là một lỗ
hổng vô cùng lớn. Vậy , trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn
chơi, đua đòi không học hành. Một số bạn có lối suy nghĩ rằng không học vẫn
có thể thành công, đây là một cách nghĩ sai lầm. Mọi con đường đi đến thành
công đều thông qua học tập, không có học tập không có thành quả. Có lý thuyết
vững chắc mới có thực hành, có học mới thành tài được. Vì vậy, chúng ta là
những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm
quan trọng của trí thức, cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức,
tri thức và sức khoẻ của bản thân mình để phát triển một cách toàn diện. Biết
nuôi dưỡng lý tưởng cao đẹp, những ước mơ lớn lao, vượt khỏi những đam mê
thông thường hay những nhỏ nhen ích kỉ, những khó khăn của thực tại đời sống
để vươn lên học tập.
Là một sinh viên còn đang bỡ ngỡ với nhiều thứ mới lạ của thế giới bên
ngoài, chúng ta cần phải giữ cho mình một cái đầu lạnh, sự kiên định để tránh sa
ngã vào những tệ nạn. Chúng ta cần phải nhận thức được việc làm nào là đúng,
là sai để tiếp thu và phòng tránh. Sinh viên cần tích cực học tập và tự học tập để
nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật và tay nghề. Bên
cạnh đó chúng ta cũng cần trau dồi thêm những kĩ năng mềm như : kĩ năng tiếng
Anh, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống… Tất cả những thứ đó đều là
tiền đề, lớp nền vững chắc giúp sinh viên tự tin gia nhập thị trường lao động sau khi ra trường.
Sinh viên cần chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế; tham gia
giải quyết các vấn đề toàn cầu; tham gia vào công tác ngoại giao nhân dân để
nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động và tham gia có
hiệu quả vào giải quyết các vấn đề toàn cầu như: giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy
cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí
hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo… lOMoAR cPSD| 23022540
Trong thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển, ứng dụng công nghệ
vào việc học sẽ tạo cho sinh viên có thể lựa chọn những vấn đề mình ưa thích
để học tập, nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi, tiếp cận nhiều nguồn tri thức khác
nhau trên toàn thế giới từ đó thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân.
Sau khi xác định được mục tiêu cá nhân, chúng ta sẽ cần một “Người
thầy” để định hướng, chỉ dạy một cách cụ thể hơn. Việc chọn một người thầy
cho mình cũng rất quan trong vì nó mang tính quyết định tương lai của bản thân.
Hơn hết là một sinh viên chúng ta luôn cần tỉnh táo trước những cám dỗ, chăm
chỉ trong học tập và lao động, năng nổ trong các hoạt động ngoại khoá để có cơ
hội được phát triển bản thân tốt hơn.
Tóm lại, có thể thấy việc vận dụng tri thức vào nghiên cứu và học tập là
một xu thế tất yếu, có vai trò quan trọng và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sinh
viên. Khi đã nhận thức đúng đắn được vấn đề này, chúng ta sẽ sẵn sàng chấp
nhận, tích cực phấn đấu, thay đổi tư duy, chung tay đổi mới toàn diện xã hội
theo hướng phát triển hiện đại. "Tri thức là sức mạnh", hãy trau dồi tri thức để
mang đến sức mạnh, lợi thế cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là
một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp. C. KẾT LUẬN
Vai trò của tri thức ngày càng quan trọng. Đứng trước sự biến đổi sâu sắc
và phổ biến trên tất cả các lĩnh vực trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam, đây
vừa là cơ hội và cũng vừa là thời cơ nghiệt ngã cho tất cả các quốc gia, các dân
tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cả thế giới đang tiến tới xây dựng và
phát triển nền kinh tế tri thức. Nhờ áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến
trên thế giới chúng ta có thể đi thẳng tới nền kinh tế tri thức không cần qua nền
kinh tế công nghiêp. Đó là sự lựa chọn hợp lý và đúng đắn. Vấn đề là phải hiểu
biết và vận dụng nó vào tất cả các lĩnh vực, hoạt động chứ không phải xây dựng
nền kinh tế tri thức riêng biệt cho một khu,một lĩnh vực nào đó. Kinh tế tri thức
theo cách hiểu nào đó là của mọi người,nó phải được áp dụng vào tất cả các lĩnh
vực để đạt được hiệu quả cao nhất. Đất nước Việt Nam đã giành được chiến
thắng vẻ vang để giữ nước, vậy tại sao chúng ta không thể chiến thắng trong
công cuộc phát triển đất nước? Và để đạt được đều đó đòi đỏi con người phải có
tri thức và biết vận dụng tri thức vào cuộc sống thực tiễn để có thể đạt được lOMoAR cPSD| 23022540
thành công trong công cuộc phát triển đất nước và sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tài liệu tham khảo [1]
trong Hồ Chí Minh toàn tập, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, 2002. [2]
02 01 2023. [Trực tuyến]. Available: http://tapchimattran.vn/thuc-tien/vai-tro-
cuadoi-ngu-tri-thuc-viet-nam-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu- 29862.html. [3]
04 01 2023. [Trực tuyến]. Available: https://lytuong.net/tri-thuc-la-gi/. [4]
02 01 2023. [Trực tuyến]. Available: https://doctailieu.com/tri-thuc-la-suc-manhai-
co-tri-thuc-nguoi-do-co-suc-manh. [5]
03 01 2023. [Trực tuyến]. Available: https://baochinhphu.vn/phat-trien-kinh-te-
trithuc-la-xu-huong-tat-yeu-102286644.htm. [6]
05 01 2023. [Trực tuyến]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri_th %E1%BB%A9c. [7]
05 01 2023. [Trực tuyến]. Available: https://www.bqllang.gov.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=361:tu-tuong-ho-chi-minh-ve-vi-tri-vai-
tro-cuatri-thuc-trong-su-nghiep-cach-mang&Itemid=743&lang=vi. [8]
Bộ GD&ĐT, Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021. [9]
Bộ GD&ĐT, Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021.