-
Thông tin
-
Quiz
Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tồntại xã hội và ý thức xã hội và ý nghĩa - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tồntại xã hội và ý thức xã hội và ý nghĩa - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:












Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội và ý nghĩa của việc nghiên cứu đó trong nghiên
cứu, học tập của sinh viên NEU/Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay”
Họ và tên: Vũ Thu Hiền Mã số sinh viên: 17 Lớp tín chỉ: LLNL1105
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng
Hà Nội, tháng 5 năm 2022 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 3
NỘI DUNG ............................................................................................. 4 - 10
A – LÝ LUẬN ........................................................................................... 4 - 8
I. QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ .................................................... 4
1. Khái niệm ........................................................................................... 4
2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4
II. QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI ................ 4 - 8
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội ..................................... 4 - 6
1.1. Tồn tại xã hội ............................................................................ 5
1.2. Ý thức xã hội ....................................................................... 5 - 6
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ................................ 6 - 8
2.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội ................ 6
2.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội ....................... 7
2.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó ..... 7
2.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự
phát triển của chúng ...................................................................... 7 - 8
2.5. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội .. 8
B – THỰC TIỄN .................................................................................... 8 - 10
I. Điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay .............................................. 8 - 9
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm duy vật lịch sử về mối quan
hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong nghiên cứu, học
tập của sinh viên NEU/Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện
nay ........................................................................................................... 9 – 10
KẾT LUẬN .................................................................................................. 11 2 LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển toàn diện, các
nước phát triển trên thế giới đã và đang có những bước đột phá lớn về mọi
mặt. Việt Nam tuy là một nước đang phát triển và còn nhiều mặt hạn chế
nhưng không thể phủ nhận rằng nước ta vẫn ẩn chứa vô số tiềm lực để vươn
lên mạnh mẽ. Để không trở nên lạc hậu so với thế giới thì sự phát triển của
nhận thức, hay sâu xa hơn là ý thức xã hội của người dân, của thế hệ sinh viên
trẻ Việt Nam cần được nâng cao hơn bao giờ hết.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta cần đẩy mạnh công cuộc đổi
mới và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới chính trị đóng vai trò chủ đạo và
cấp bách. Chính vì vậy, tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội sẽ cho phép sinh viên Việt Nam vận dụng vào thực tiễn xã
hội để đạt được thành công trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Với suy nghĩ ấy, là một sinh viên đang theo học tại Đại học Kinh tế
Quốc dân, em đã quyết định chọn đề tài “Quan điểm duy vật lịch sử về mối
quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và ý nghĩa của
việc nghiên cứu đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên NEU/Việt
Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay” để làm bài tập lớn môn
Triết học Mác-Lênin. Do thời gian có hạn và kiến thức của bản thân em còn
nhiều hạn chế, bài làm của em không thể tránh khỏi sai sót. Em kính mong
được cô nhận xét góp ý để em có thể rút kinh nghiệm cho những bài viết sau
này. Em xin chân thành cảm ơn cô đã dành thời gian để đọc và đánh giá bài tập lớn của em. 3 NỘI DUNG A – LÝ LUẬN
I. QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ 1. Khái niệm
- Quan điểm duy vật lịch sử là quan điểm duy vật biện chứng về xã
hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc
nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại.
- Quan điểm duy vật lịch sử là một trong những phát hiện vĩ đại nhất
của chủ nghĩa Mác, bởi “việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hay nói
cho đúng hơn, việc áp dụng, việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem
xét những hiện tượng xã hội, đã loại bỏ được hai khuyết điểm căn bản của
những lý luận lịch sử trước kia”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm duy vật lịch sử nghiên cứu xã hội như một chỉnh thể thống
nhất, hoàn chỉnh với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên
hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội, để vạch ra những quy luật chung,
những động lực của sự phát triển xã hội và chỉ ra vị trí, vai trò của mỗi mặt của đời sống xã hội.
II. QUAN ĐIỂM DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN
CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
Trong hệ thống quan điểm duy vật biện chứng lịch sử, nguyên lý “Tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội” là một nguyên lý cơ bản, đánh dấu sự
đối lập căn bản giữa thế giới quan duy vật và duy tâm trong xã hội.
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội 1 .1. T ồn tại xã hội a. Khái niệm
Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ toàn bộ sinh hoạt vật chất, điều
kiện sinh hoạt vật chất và quan hệ vật chất của xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. b. Kết cấu 4
Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm:
- Phương thức sản xuất của cải vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh
địa lý, dân số và mật độ dân số.
- Quan hệ giữa người với tự nhiên và quan hệ vật chất giữa người với nhau.
- Ngoài những yếu tố cơ bản trên, những yếu tố khác như: quan hệ
quốc tế, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình… cũng đóng vai
trò quan trọng trong tồn tại xã hội.
Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác
động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó
phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. 1 .2. Ý thức xã hội a. Khái niệm
Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh
thần của xã hội bao gồm quan điểm, tư tưởng cùng tình cảm, tâm trạng, …
nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. b. Kết cấu
Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp. Có
thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau:
- Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội: Ý thức chính trị,
ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, ý thức khoa học, …
- Theo trình độ phản ánh: Ý thức thông thường và ý thức lý luận.
- Ngoài những cách trên, ý thức xã hội còn được phân chia theo hai cấp
độ: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
1.3. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
Quan điểm duy vật lịch sử đã chỉ rõ rằng tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội; ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn
tại xã hội. Sự quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiện ở chỗ: 5
- Tồn tại xã hội là nguồn gốc, cơ sở khách quan của sự hình thành, ra
đời của ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của ý thức xã
hội nói chung, của các hình thái ý thức xã hội nói riêng.
- Tồn tại xã hội thay đổi sớm hay muộn sẽ kéo theo sự thay đổi của ý
thức xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội (nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì
những tư tưởng và lý luận xã hội tất yếu sẽ biến đổi theo. Hơn nữa, mức độ,
nhịp độ thay đổi của các bộ phận trong ý thức xã hội cũng diễn ra khác nhau,
có bộ phận biến đổi nhanh hơn (chính trị, pháp luật), có bộ phận thay đổi
chậm hơn (nghệ thuật, tôn giáo).
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Trong quá trình phát triển của mình, ý thức xã hội có tính độc lập tương
đối so với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được thể
hiện ở các khía cạnh sau:
2 .1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Theo nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thì khi tồn tại xã
hội biến đổi sẽ tất yếu dẫn tới sự biến đổi của ý thức xã hội. Tuy nhiên, không
phải trong mọi trường hợp sự biến đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn
tới sự biến đổi của ý thức xã hội; trái lại, nhiều yếu tố của ý thức xã có thể
còn tồn tại rất lâu dài ngay cả khi cơ sở tồn tại xã hội sinh ra nó đã thay đổi
căn bản. Có một số nguyên nhân khác nhau để giải thích cho điều này:
- Bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội nên ý
thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội. Mặt
khác, do sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của hoạt động thực
tiễn nên sự biến đổi của tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức
không thể phản ánh kịp.
- Một số bộ phận của ý thức xã hội, đặc biệt là các hiện tượng tâm lý xã
hội như thói quen, truyền thống, phong tục tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức
con người, nên nó có tính bảo thủ rất lớn.
- Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn gắn với những lợi ích của
những nhóm, những tập đoàn và giai cấp xã hội khác nhau. Do đó, những 6
quan điểm, tư tưởng cũ và lạc hậu thường được lực lượng bảo thủ lưu giữ,
truyền bá nhằm chống lại những quan điểm, tư tưởng tiến bộ.
2.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Quan điểm duy vật lịch sử thừa nhận rằng trong những điều kiện nhất
định, tư tưởng của con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có
thể dự báo được khuynh hướng vận động, phát triển của xã hội, có tác dụng tổ
chức, định hướng hoạt động thực tiễn của con người vào việc giải quyết
những nhiệm vụ mới mà đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
Tuy nhiên, ngay cả khi vượt trước, ý thức xã hội cũng vẫn bị chi phối
bởi tồn tại xã hội. Tính “vượt trước” ở đây là tính vượt trước của sự phản ánh
chứ không phải tính vượt trước của bản thân ý thức xã hội.
2.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội đã cho thấy ý thức xã
hội của mỗi thời đại không nảy sinh đơn thuần chỉ từ tồn tại xã hội, phản ánh
tồn tại xã hội ấy mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước.
Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển nên không thể giải thích
được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có mà
không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Lịch sử phát triển
của tư tưởng đã cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết
học, văn học, nghệ thuật,…nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai
đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế.
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với
tính chất giai cấp của nó. Tính chất, nội dung kế thừa phụ thuộc vào địa vị và
lợi ích giai cấp; các giai cấp khác nhau thì kế thừa những yếu tố khác nhau của ý thức xã hội.
2.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng
Các hình thái ý thức xã hội tác động qua lại, ảnh hưởng chi phối lẫn
nhau. Ví dụ, ý thức chính trị và ý thức pháp luật tác động qua lại, trực tiếp lẫn
nhau; ý thức đạo đức và ý thức pháp luật tác động, bổ sung cho nhau. 7
Ở mỗi thời đại nhất định, có một số hình thái ý thức xã hội nổi lên, có
vai trò chi phối ảnh hưởng đến các hình thái ý thức khác. Ngày nay, trong sự
tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị thường có
vai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định
hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức xã hội khác.
2.5. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
Ý thức xã hội ra đời trên cơ sở tồn tại xã hội, nhưng sau khi ra đời
trong hình thức hoàn chỉnh của nó, ý thức xã hội tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là nhiều
chiều, đan xen, phức tạp, nhưng có thể nhìn chung theo hai hướng tích cực và
tiêu cực. Hướng tích cực là ý thức tư tưởng tiến bộ thúc đẩy tồn tại xã hội
phát triển; hướng tiêu cực là tư tưởng ý thức phản tiến bộ kìm hãm tồn tại xã hội phát triển.
Mức độ tác động và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại
xã hội tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Tính tiến bộ, cách mạng hay lạc hậu, phản động của chủ thể mang ý
thức xã hội (địa vị lịch sử của giai cấp - chủ thể của ý thức xã hội).
- Tính khoa học (hay không) của ý thức xã hội.
- Mức độ thâm nhập vào đời sống xã hội, vào quần chúng nhân dân của ý thức xã hội. B – THỰC TIỄN
I. Điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3
lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc 8
tế); hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác.
Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã và đang đạt được nhiều kết
quả to lớn, đưa Việt Nam bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc,
toàn diện hơn với một số điều kiện có lợi:
- Thế bao vây, cấm vận dần được gỡ bỏ, vị thế Việt Nam trên trường
quốc tế được nâng cao. Đến nay, Việt Nam đang là thành viên tích cực của
nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng như: Tổ chức Liên Hợp quốc
(UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)...
- Không gian phát triển rộng mở, môi trường quốc tế thuận lợi cho kinh
tế - xã hội Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với hơn 230
thị trường nước ngoài; đi lên từ một nước nghèo, lạc hậu trong khủng hoảng
kinh tế - xã hội trở thành nước có thu nhập trung bình thấp; từ một nước nhận
viện trợ thành đối tác hợp tác phát triển.
- Thành tựu khoa học công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên
nhiều lĩnh vực được Việt Nam tiếp thu, góp phần tăng năng suất lao động,
nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong nghiên cứu, học tập
của sinh viên NEU/Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện
chứng của đời sống xã hội. Thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để
thay đổi ý thức xã hội; mặt khác tồn tại xã hội và ý thức xã hội còn tác động
lẫn nhau, tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc.
Đối với sinh viên NEU nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung, việc
nghiên cứu mối quan hệ biện chứng này đóng góp một phần không nhỏ vào
sự phát triển của đất nước khi hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng. 9
Một mặt, cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa cần được coi trọng hơn
bằng cách chọn lọc, kế thừa những giá trị của nhân loại, của cha ông trước
đây trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá mới, tinh thần mới; khắc phục
những biểu hiện lạc hậu của ý thức xã hội bằng con đường phát triển kinh tế –
xã hội, phát triển khoa học – kỹ thuật; tuyên truyền, giáo dục ý thức tiến bộ và
đấu tranh chống lại lực lượng bảo thủ, phản tiến bộ.
Mặt khác cần phát huy vai trò của đời sống tinh thần xã hội đối với quá
trình phát triển kinh tế và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hóa, con
người mới; nhất là ở Việt Nam hiện nay, nếu xa rời định hướng và đường lối
chính trị đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế hay mọi mặt khác của
xã hội như giáo dục, nghệ thuật sẽ không tránh khỏi sai lầm trong quá trình phát triển của mình.
Là thế hệ trẻ tuổi, có học vấn, đã và đang tham gia vào lực lượng lao
động, sinh viên nên học tập, nghiên cứu và nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của
mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, qua đó tự nâng cao ý thức xã
hội của bản thân, đồng thời giúp tuyên truyền những quan điểm, tư tưởng tiến
bộ về tồn tại xã hội trong cộng đồng khi đất nước đang bước vào kỉ nguyên
hội nhập quốc tế rộng rãi và sâu sắc, để dân tộc Việt Nam có thể “hòa nhập nhưng không hòa tan”. 10 KẾT LUẬN
Quan điểm duy vật lịch sử nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh
thể thống nhất, vì vậy quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là một mảnh ghép không thể thiếu. Quan
điểm này bao gồm nguyên lý “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội” và tính
độc lập tương đối của ý thức xã hội. Trong nguyên lý “Tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội”, tồn tại xã hội và ý thức xã hội lần lượt được nghiên cứu
dưới góc độ khái niệm và kết cấu; đồng thời vai trò quyết định của tồn tại xã
hội đối với ý thức xã hội cũng được chỉ ra. Bên cạnh đó, tính độc lập tương
đối của ý thức xã hội được phân tích thành 5 ý lớn bao gồm: (1) Ý thức xã hội
thường lạc hậu so với tồn tại xã hội, (2) Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn
tại xã hội, (3) Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó, (4) Sự
tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng
và (5) Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Trong phần ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm duy vật lịch sử về
mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong nghiên cứu,
học tập của sinh viên NEU/Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện
nay, một số điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay được chỉ ra và ý nghĩa của
việc nghiên cứu này trong học tập của sinh viên cũng được bản thân em - một
sinh viên NEU tự rút ra qua những trải nghiệm hết sức non nớt.
Quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội và ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ ấy trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên là một vấn đề vô cùng sâu rộng, vậy nên bài
làm của em vẫn còn nhiều điều thiếu sót và chưa thể đề cập hết. Nếu có bất kì
lỗi sai nào, em kính mong cô có thể đóng góp và nhận xét chi tiết cho em. Em
xin chân thành cảm ơn cô ạ. 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. nhasachmienphi.com, https://nhasachmienphi.com/doc-online/giao-
trinh-nhung-nguyen-ly-co-ban-cua-chu-nghia-mac-lenin-208037, 07/05/2022.
2. daihocnguyentrai.edu.vn, http://daihocnguyentrai.edu.vn/de-cuong-
chuyen-de-2-chu-nghia-mac-lenin/, 08/03/2022, 07/05/2022.
3. tinhdoan.quangngai.gov.vn,
https://tinhdoan.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=4820, 07/05/2022.