Quan điểm toàn diện và việc vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng, phát triển trường Đại học kinh tế Quốc dân hiện nay | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Quan điểm toàn diện và việc vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng, phát triển trường Đại học kinh tế Quốc dân hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 㵢㵢㵢㵢㵢 BÀI TẬP LỚN
Môn: Triết học Mác – Lênin
Đề tài: Quan điểm toàn diện và việc vận dụng quan điểm
toàn diện trong quá trình xây dựng, phát triển trường Đại
học kinh tế Quốc dân hiện nay
Họ và tên: Hoàng Vân Anh
Lớp: Bất động sản 63B
Mã sinh viên: 11217334
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thuân lOMoAR cPSD| 23022540 Hà N i, 202ộ2 1 lOMoAR cPSD| 23022540 MỤC LỤC 2 lOMoAR cPSD| 23022540 A.LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu “ dân giàu , nước
mạnh , dân chủ , công bằng , văn minh ”. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi
mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo ; phát triển và ứng dụng khoa học và
công nghệ ; coi giáo dục và đào tạo , khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu
, đầu tư cho giáo dục và đào tạo , khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển .
Theo tinh thần Đại hội XII của Đảng , đổi mới giáo dục , đào tạo nhằm phát
triển tiềm năng , kỹ năng sáng tạo , ứng dụng khoa học , công nghệ của con người.
Mục đích của việc đổi mới giáo dục , đào tạo và phát triển , ứng dụng khoa học ,
công nghệ chính là để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa , hội
nhập quốc tế , trước hết là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , theo đó là chất
lượng , hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế , củng cố quốc phòng , an ninh ,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc , giữ vững môi trường hòa bình , ổn định
Trên tinh thần đó, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - trải qua hơn 60 năm
xây dựng và phát triển luôn không ngừng đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt, đặc
biệt là chất lượng giảng dạy. Do đó, trường đã vươn lên trở thành một trong những
trường top đầu trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quản lí kinh tế và quản trị kinh doanh
của nước ta. Trong quá trình trưởng thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn và được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đây, với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đòi
hỏi nhà trường phải tiếp tục nỗ lực, phấn đấu để có thể vươn xa hơn trong tương
lai. Quá trình đó đòi hỏi một đường lối phát triển rõ ràng. Và đó cũng là lí do em
lựa chọn đề tài: “Quan điểm toàn diện và sự vận dụng vào quá trình xây dựng và
phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân ” . Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở
những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin , thế giới quan
duy vật biện chứng , lịch sử xây dựng và phát triển của nhà trường. 3 lOMoAR cPSD| 23022540 B.NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
1. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1.1.Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
“ Mối liên hệ ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc
tương hỗ , quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố , bộ phận trong một đối
tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau . Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu
sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi . Phép
biện chứng duy vật từ cho rằng mọi tồn tại trong thế giới đều là những mắt khâu
của một thực thể vật chất duy nhất, là những trạng thái và hình thức tồn tại khác
nhau của nó đã thừa nhận có mối liên hệ phổ biến giữa các đối tượng. Tuy nhiên
vẫn có sự phân biệt giữa hai khái niệm “mối liên hệ phổ biến” và “ mối liên hệ”.
“Mối liên hệ phổ biến” dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại
ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự
vật, hiện tượng của thế giới là những mối liên hệ phổ biến nhất nó thuộc đối tượng
nghiên cứu của phép biện chứng. Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng
và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng,...
Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại mối liên hệ cụ
thể vừa tồn tại mối liên hệ phổ biến trong những lĩnh vực nhất định. Đồng thời
cũng tồn tại những mối liên hệ chung nhất, trong đó những mối liên hệ cụ thể là sự
thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Tất cả những
mối liên hệ cụ thể và phổ biến đó tạo nên sự thống nhất trong tính đa dạng và
ngược lại, sự đa dạng trong sự thống nhất của các mối quan hệ trong thế giới tự
nhiên, xã hội và tư tưởng.
1.2. Các tính chất của mối liên hệ
a. Tính khách quan của mối liên hệ
Theo quan điểm duy vật biện chứng, các mối liên hệ của các sự vật và hiện
tượng của thế giới là khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và
chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc tự chúng) là sự tồn tại 4 lOMoAR cPSD| 23022540
vốn có, độc lập của nó, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Mọi người; con
người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối quan hệ đó vào hoạt động thực tiễn của mình.
b. Tính phổ biến của mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng, không có sự vật, hiện tượng, quá trình nào tồn
tại tuyệt đối tách biệt với sự vật, hiện tượng, quá trình khác. Đồng thời, không có
sự vật, hiện tượng nào không phải là hệ thống cấu trúc, bao gồm các yếu tố cấu
thành nó có mối quan hệ bên trong của nó, tức là bất kỳ tồn tại nào cũng là aa hệ
thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong quan hệ với các hệ thống khác, tác
động qua lại. và chuyển hóa lẫn nhau.
c. Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
Quan đi m bi n ch ng c a ch nghĩa Mác – Lênin còn nhấnấ m nh ể ệ ứ ủ ủ ạ c
tnh ả phong phú, đa d ng c a các mốấi liên hạ ủ ệ. Tính đa dạng, phong phú của các
mối liên hệ thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau đều có những
mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ những vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại
và phát triển của nó; Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng
nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau của
quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng có những điểm khác
nhau. vai trò và chức năng khác nhau. Như vậy không xác định được bản chất và vị
trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với từng sự vật, hiện tượng nhất
định, trong những điều kiện nhất định. Đó là các mối quan hệ bên trong và bên ngoài,
mối quan hệ thực chất và hiện tượng, mối quan hệ chính và phụ, mối quan hệ trực
tiếp và gián tiếp, v.v. của mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới.
Quan điểm về sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm khái
niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến trong các mối
liên hệ cụ thể ở mỗi sự vật, mỗi hiện tượng. , từng quá trình cụ thể, trong điều kiện
không gian và thời gian cụ thể. 5
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến lOMoAR cPSD| 23022540
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung quan trọng
của phép duy vật biện chứng. Đồng thời nó cũng là cơ sở lí luận của quan điểm
phép duy vật biện chứng. Đồng thời nó cũng là cơ sở lí luận của quan điểm toàn
diện. Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật , hiện tượng ,
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa như sau : Bất cứ sự vật , hiện tượng
nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với sự vật , hiện tượng khác và mối
liên hệ rất đa dạng và phức tạp ,do đó , khi nhận thức về sự vật , hiện tượng , chúng
ta phải có quan điểm toàn diện , để đánh giá đúng về sự vật , hiện tượng , tránh
quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật , hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết
luận về bản chất hay tính quy luật của chúng
2. Quan điểm toàn diện trong triết học Mác Lê-nin 2.1. Khái niệm
Trong nhận thức và xử lý tình huống trong thực tiễn cần phải xem xét sự vật
hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các sự vật các mặt, các yếu
tố của chính sự vật hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật hiện tượng
đó đối với sự vật, hiện tượng khác. Đây chính là quan điểm toàn diện. 2.2. Nội dung
Hiện tượng triết học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã rút ra nguyên tắc toàn
diện về tri thức từ việc nghiên cứu các nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các
sự vật. Là một nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật và hiện tượng, để
có nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng thì cần có quan điểm toàn diện.
Một mặt chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau trong chính thể của sự vật, hiện tượng
đó. Mặt khác chúng ta phải xem xét trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện
tượng đó với các sự vật hiện tượng khác, tránh cách xem xét phiến diện, một chiều.
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi phải xem xét, đánh giá từng các mặt, từng mối
quan hệ, hiểu rõ mối quan hệ chủ yếu là gì, thực chất của nó chi phối sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng; tránh khái quát hóa, kết hợp vô nguyên tắc giữa
mối quan hệ; tránh sai sót, phù phép, ngụy biện. Biến cái cơ bản thành cái không
cơ bản, biến cái không cơ bản thành cái cơ bản và ngược lại, dẫn đến biến dạng
bản chất của sự vật, hiện tượng. 6 lOMoAR cPSD| 23022540
Về mặt nhận thức, phương pháp tổng hợp là yêu cầu tất yếu của phương
pháp khoa học, nó cho phép xem xét mọi khả năng vận động và phát triển có thể có
của sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu, tức là quan sát bao quát mọi mặt của sự
vật, hiện tượng trong một thể thống nhất với tất cả các mặt , các bộ phận , các yếu
tố , các thuộc tính cùng các mối liên hệ của chúng.
Ngoài ra nhìn tổng thể cần phải xem xét mối quan hệ của nó với nhu cầu
thực tế của con người. Nhận thức được điều này, chúng ta có thể tránh tuyệt đối
hóa kiến thức hiện có của mình về sự vật và tránh coi chúng như những chân lý bất
biến, không thể bổ sung hay phát triển được. Để nhận thức sự vật, chúng ta cần
nghiên cứu tất cả các mối quan hệ, cần xem xét tất cả các khía cạnh để tránh cho
chúng ta những sai lầm và cứng nhắc.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều. Quan
điểm khác chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện. Chủ nghĩa chiết trung dường
như cũng tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng nó kết hợp một cách vô
nguyên tắc những thứ khác nhau thành những hình ảnh sai lệch về các cặp sự vật.
Phép ngụy biện chỉ tập trung vào các khía cạnh và mối quan hệ khác nhau của sự
vật, đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại.
Có thể kết luận , quá trình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư
cách là nguyên tắc phương pháp luận. Như vậy , quan điểm toàn diện cũng không
đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự
vật hiện tượng, nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hiện tượng đó . 7 lOMoAR cPSD| 23022540
II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Giới thiệu về trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678TTg
ngày 25 tháng 01 năm 1956, với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Khi
đó, trường nằm trong hệ thống Đại học Nhân dân Việt Nam dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 22/5/1958, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 252-TTg, đổi
tên trường thành Trường Đại học Kinh tế - Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.
Tháng 1 năm 1965, trường được đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.
Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và Dạy nghề (nay là Bộ
Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443 / QĐ-KH, trường được đổi tên thành
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Năm 1989, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được chính phủ giao đảm
nhận 3 nhiệm vụ chính: Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô, Đào tạo trình độ đại học,
cao học ngành kinh tế, quản lý và quản lý doanh nghiệp, Đào tạo cán bộ quản lý
cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế .
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân luôn luôn giữ vững vị trí là trường trọng điểm của quốc gia và là một trong
những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh
doanh lớn nhất ở Việt Nam. Vì vậy, trường luôn được Nhà nước cùng toàn thể xã
hội đánh giá cao. Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là một trong những trường đại
học tự chủ đầu tiên với mục tiêu năm trong top 1000 trường đại học hàng đầu thế
giới . Suốt quãng thời gian phát triển , cho đến nay , Đến nay, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân đã đào tạo ra nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, có nghị lực, dễ
thích ứng với kinh tế thị trường, có khả năng tiếp thu công nghệ mới. Nhiều sinh
viên tốt nghiệp đại học hiện đang giữ các vị trí quan trọng trong đảng, Quốc hội,
chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp.Những cựu sinh viên của trường đều 8 Downloaded by Hoàng Kim Chi (chi.qh2002@gmail.com) lOMoAR cPSD| 23022540
đang nắm giữ những vị trí chủ chốt tại các cơ quan Chính phủ , các cơ quan Nhà
nước cũng như các doanh nghiệp như : Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc , Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân còn là nơi hội tụ nhưng giáo sư , phó giáo
sư tiến sĩ , nhà giáo hùng hậu , tâm huyết . Bên cạnh đó , nguồn nhân lực cũng
ngày càng được trẻ hóa Hệ thống các chương trình đào tạo của trường Đại học
Kinh tế Quốc dân cũng không ngừng được mở rộng và nâng cao chất lượng với 16
chương trình đại học . 36 chương trình cao học . 26 chương trình nghiên cứu sinh
và 8 chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh và nhiều chương trình chất lượng cao
khác. Nhà trường luôn quan tâm đến việc áp dụng các mô hình đào tạo mới, như:
đào tạo theo tín chỉ, đào tạo tiếng Anh, đào tạo liên kết cấp chứng chỉ và đánh giá
chất lượng. Chính vì điều này mà chất lượng của trường ngày một nâng cao, sau 60
năm phát triển, quan hệ hợp tác với trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã mở rộng
ra năm châu. Trường có đối tác tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Đến nay, trường
đã ký kết và triển khai hàng chục dự án kinh tế trọng điểm. Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân cũng là một trong những trường đại học đầu tiên của Việt Nam thực hiện
đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, thu hút hàng nghìn sinh viên Việt Nam và quốc tế
theo học. Các hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
không chỉ giúp thúc đẩy sự kết nối giữa trường với các đối tác mà còn giúp tăng
cường sự đoàn kết và quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới.
Tuổi trẻ trường Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị dẫn đầu phong trào sinh
viên Việt Nam. Việc đầu tư và tổ chức các hoạt động truyền thống, nề nếp hơn,
chất lượng hơn như thể thao mùa hè xanh, hoạt động tiếp sức mùa thi, hoạt động
hiến máu nhân đạo, hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng ... Ngoài ra, còn có
các hoạt động ngoại khóa giúp nâng cao trình độ sức khoẻ thể chất và tinh thần của
học sinh. Ngoài việc chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến nhất thì đây
còn là nơi học tập và nghiên cứu thực tế hơn bao giờ hết. Sự gắn kết giữa các thế
hệ sinh viên không chỉ là sự giao lưu giữa các khóa đào tạo, mà quan trọng hơn,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn cam kết xây dựng một cộng đồng, nơi mỗi
thành viên đều tràn đầy nhiệt huyết với công việc, đóng góp và xây dựng đất nước. 9
Downloaded by Hoàng Kim Chi (chi.qh2002@gmail.com) lOMoAR cPSD| 23022540
Hiện nay nhà trường có 21 khoa , 12 viện và đào tạo 38 chuyên ngành . Nhà
trường cũng đã được Đảng , Nhà nước , Bộ Giáo Dục và Đào tạo tặng thưởng
nhiều phần thưởng cao quý.
Huân chương Hồ Chí Minh (2001, 2011) Anh hùng lao động (2000)
Huân chương độc lập hạng nhất (1996)
Huân chương độc lập hạng nhì (199 )
Huân chương độc lập hạng ba (1986)
Huân chương lao động hạng nhất (1983,2016)
Huân chương lao động hạng nhì (1978)
Huân chương lao động hạng ba (1961-1972)
2. Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng trường
Đạihọc Kinh tế Quốc dân
2.1. Mục tiêu, mô hình xây dựng, phát triển của nhà trường -Mục tiêu
Trở thành một trường đại học quốc tế và tự chủ với hệ thống quản lý hiện
đại, thông minh và chuyên nghiệp. Trụ sở tích cực thu hút và ươm mầm nhân tài,
trở thành nơi làm việc của các chuyên gia đào tạo và nghiên cứu hàng đầu trong
lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là lựa
chọn ưu tiên hàng đầu cho những sinh viên ưu tú, có khát vọng và cống hiến đóng
góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
-Mô hình xây dựng, phát triển
Trở thành đại học với ba cấp 1) Đại học
2) Các trường thành viên; các viện, trung tâm nghiên cứu
3) Các khoa, bộ môn hoặc đơn vị chuyên môn 10 Downloaded by Hoàng Kim Chi (chi.qh2002@gmail.com) lOMoAR cPSD| 23022540
Bên cạnh các đơn vị này là hệ thống các đơn vị sự nghiệp chức năng và đơn vị hỗ trợ đào tạo.
Tăng cường quyền tự chủ của các đơn vị trong trường là chủ trương xuyên
suốt mô hình tổ chức của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngoài tự chủ về học
thuật, mỗi đơn vị cũng sẽ thực hiện phân cấp quản lý tài chính.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ tập trung các nguồn lực để xây dựng
nhà trường thành một trong những trung tâm khởi nghiệp lớn nhất trong nước.
Không chỉ cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn đầu tư, nhà
trường còn cung cấp cơ sở vật chất dưới hình thức các vườn ươm doanh nghiệp
cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
2.2. Vận dụng quan điểm toàn diện thực hiện chiến lược phát triển nhà trường a. Nhân lực
Về đội ngũ cán bộ, giảng viên
- Tiếp tục xây dựng, phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ
cùng với các chính sách ưu đãi, cấp kinh phí nghiên cứu hàng năm
- Tăng cường liên kết, trao đổi các giảng viên từ các trường trong và
ngoài nước, cơ quan quản lí, quốc tế hóa đội ngũ giảng viên của nhà trường
- Chú trọng tăng cường kiến thức thực tiễn trong đội ngũ cán bộ, giảng
viên, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giảng viên được thâm nhập,
tiếp cận với thực tế đời sống kinh tế xã hội.
- Chuẩn hóa năng lực cũng như các vị trí chức danh
- Đồng thời cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ trong nhà trường Về sinh viên, học viên
- Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, học bổng,… nhằm thu hút
các sinh viên, học viên xuất sắc, ưu tú
- Thu hút thêm sinh viên từ mọi miền tổ quốc cũng như sinh viên quốc
tế. Bên cạnh đó tổ chức các kế hoạch trao đổi sinh viên giữa các
trường trong nước và ngoài nước 11
Downloaded by Hoàng Kim Chi (chi.qh2002@gmail.com) lOMoAR cPSD| 23022540
b. Phương pháp giáo dục và giảng dạy
- Thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện chương trình đào tạo theo hướng
hội nhập quốc tế, đồng thời mở thêm các ngành đào tạo đưa vào
chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu
- Quá trình đạo tạo gắn kết chặt chẽ với thực tiễn
- Phát triển nghiên cứu khoa học theo hai hướng: hàn lâm và ứng dụng -
Đưa các kết quả nghiên cứu vào trong quá trình đào tạo và
giảng dạy c. Cơ sở vật chất
- Quy hoạch và phát triển tổng thể nhà trường như hệ thống giảng
đường, các phòng chức năng, kí túc xá, nhà thi đấu thể thao,…
- Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất ngày một hiện đại và thông minh
hơn để phục vụ cho việc giảng dạy thuận tiện, dễ dàng và đạt được hiệu quả cao hơn
- Xây dựng cơ sở 2 hướng tới tiền đề mở rộng đào tạo thêm các ngành,các lĩnh vực khác 12 Downloaded by Hoàng Kim Chi (chi.qh2002@gmail.com) lOMoAR cPSD| 23022540 C.KẾT LUẬN
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn là một trong số những trường đứng
đầu cả nước và đã khẳng định được vị thế trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để có
thể tiếp tục giữ vững, củng cố và khẳng định được vị trí của mình thì trường Đại
học Kinh tế Quốc dân nói riêng và các trường đại học khác nói chung phải tiếp tục
đổi mới và phát triển toàn diện. Muốn vậy, chúng ta cần không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo chất
lượng, làm rõ mục tiêu, rõ cơ cấu chuyên môn, quy hoạch đội ngũ giáo viên để đạt kết quả cao nhất
Với tầm nhìn đúng đắn, khoa học, hiện đại, đặc biệt là vận dụng sáng tạo tầm
nhìn toàn diện trong xây dựng nhà trường, em tin rằng nhà trường sẽ thực hiện
thắng lợi mục tiêu phát triển và làm rõ giá trị cốt lõi của mình. Cốt lõi của các
trường đại học hàng đầu Việt Nam: sáng tạo - thống nhất - liêm chính - hiệu quả.
Qua quá trình nghiên cứu các đề tài trên, em đã tích lũy được nhiều kiến
thức, tài liệu bổ ích cho bản than để có thể vận dụng vào công việc hiện tại và
tương lai. Từ đó, em thấy rằng là một sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, em cần phải học tập chăm chỉ hơn nữa để đóng góp một phần nhỏ bé của mình
vào quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường. Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân sẽ luôn là ước mơ và là nơi quy tụ của bao thế hệ sinh viên Việt Nam và trên toàn thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Triết học Mác – Lê nin ”
2. Cổng thông tin điện tử Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: neu.edu.vn
3. Viện pháp luật ứng dụng Việt Nam: vienphapluatungdung.vn 13
Downloaded by Hoàng Kim Chi (chi.qh2002@gmail.com)