-
Thông tin
-
Quiz
Quan điểm toàn diện và ý nghĩa của việc nghiêncứu quan điểm đó trong học tập, rèn luyện củasinh viên - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Quan điểm toàn diện và ý nghĩa của việc nghiêncứu quan điểm đó trong học tập, rèn luyện củasinh viên - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
Quan điểm toàn diện và ý nghĩa của việc nghiên
cứu quan điểm đó trong học tập, rèn luyện của sinh viên Lời mở đầu
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn
diện, góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được
chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng – nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách
sáng tạo trong hoạt động của mình. Trong bài thuyết trình này, với sự hướng dẫn
của giáo viên bộ môn, nhóm chúng tôi tập trung vào phân tích tìm hiểu nội
dung của quan điểm toàn diện từ đó có thể vận dụng một cách hợp lý vào cuộc
sống cũng như trong quá trình học tập của sinh viên nói chung và bản thân nói riêng.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là
Tiếp cận được nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Nhận xét liên hệ với việc vận dụng trong học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay.
Qua đó bài thuyết trình có nhiệm vụ:
+ Phân tích nguyên tắc khách quan toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Đánh giá ý nghĩa và giải pháp áp dụng nguyên tắc đối với sinh viên
hiện nay trong học tập và rèn luyện.
Vậy Phương pháp nghiên cứu là gì?
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin bởi vì đó cơ sơ
phương pháp luận định hướng nghiên cứu.
Ngoài các phương pháp luận, bài thuyết trình sử dụng các phương
pháp cụ thể, phân tích, tổng hợp và tổng kết thực tiễn, …
VÀ sau đây, chúng ta sẽ đến với vấn đề lớn thứ nhất của bài:
PHẦN I: QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
1. Quan điểm toàn diện là gì?
Quan điểm toàn diện là quan điểm được phản ánh trong phương pháp luận
triết học. Khi các nhìn nhận phải được thể hiện một cách toàn diện. Quan điểm
này mang đến tính đúng đắn trong hoạt động xem xét hay đánh giá một đối
tượng nhất định. Các nhà nghiên cứu chỉ ra tính hợp lý cần thiết trong nhu cầu
phản ánh chính xác và hiệu quả đối tượng. Từ đó mà các đánh giá mới mang đến
tính chất khách quan, hiệu quả. Trên thực tế, quan điểm này giữ nguyên giá trị
của nó. Khi mà ta cần đánh giá hay phán xét đối tượng.
Quan điểm này thể hiện vai trò của người thực hiện các phân tích trên đối
tượng. Khi nghiên cứu và xem xét hiện tượng, sự vật hay sự việc. Chúng ta phải
quan tâm đến tất cả các yếu tố kể cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan
đến sự vật. Tức là tất cả những tác động có thể lên chủ thể đang quan tâm.
Không chỉ nhìn nhận với tính chất tiêu cực hay tích cực theo cả xúc. Mà phải là
những tiến hành trên lý trí, kinh nghiệm và trình độ đánh giá chuyên môn. Như
vậy các hướng tác động mới mang đến hiệu quả.
1.1. Nguồn gốc của quan điểm toàn diện
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các
hiện tượng, sự vật trên thế giới. Với các tính chất trong tác động và phản ánh kết
quả khác nhau. Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào
cũng tồn tại sự vật, sự việc. Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách
riêng biệt, hay chỉ chịu tác động từ duy nhất một yếu tố.
Tính chất trong những ảnh hưởng từ chủ quan và khách quan là rất đa
dạng. Nghiên cứu và phân tích cho thấy rằng, nếu muốn đánh giá chủ thể một
cách hiệu quả nhất, cần nhìn nhận vào toàn diện và bày tỏ quan điểm.
1.2. Ví dụ về quan điểm toàn diện
Quan điểm này thể hiện trong tất cả các hoạt động có tác động của
phản ánh quan điểm. Không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể
hiện bên ngoài để đánh giá tính cách hay thái độ, năng lực của họ. Cũng không
thể chỉ dựa trên một hành động để phán xét con người và cách sống của họ.
Khi đánh giá, cần có thời gian cho sự quan sát tổng thể. Từ những phản
ánh trong bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác.
Cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Những nhìn nhận và
đánh giá trên từng khía cạnh và kết hợp với nhau sẽ cho ra những quan điểm
toàn diện. Từ đó mà cách nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các
căn cứ rõ ràng. Nó không phải là những phù phiếm của nhận định. Chỉ khi hiểu
hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét
2. Cơ sở lý luận, nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình trong thế giới đều tồn tại trong
muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.
Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối
liên hệ phổ biến. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi
phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện
tượng xảy ra trong thế giới.
Sau khi ta biết được cơ sở lý luận của quan điểm
toàn diện, ta sẽ đến phần nội dung của nó 2.2. Nội dung
- Nhận thức sự vật trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động của chính sự vật đó với các sự vật khác.
- Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm
nổi bật cái cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng.
- Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt mối liên hệ bản
chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể.
- Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện.
3. Mặt không gian, cấu tạo, thời gian của quan điểm toàn di ện
3.1. Xét về mặt không gian
Mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song chúng tồn tại
không phải trong trạng thái biệt lập tách rời tuyệt đối với các sự vật hiện tượng
khác. Ngược lại, trong sự tồn tại của mình thì chúng tác động lẫn nhau và nhận
sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác. Chúng vừa phụ thuộc nhau, chế
ước nhau làm tiền đề cho nhau tồn tại và phát triển, đó chính là hai mặt của quá
trình tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng.
Ăngghen đã khẳng định: “Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên
cứu được là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khăng khít với nhau
và các vật thể ấy có mối liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể
này tác động qua lại lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động”.
Trong đời sống xã hội ngày nay không có một quốc gia dân tộc nào mà
không có mối quan hệ, liên hệ với quốc gia phải dân tộc khác về mọi mặt của
đời sống xã hội. Đây chính là sự tồn tại, phát triển cho mỗi quốc gia, dân tộc.
trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi mặt
của đời sống xã hội. Các quốc gia dân tộc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, tác
động lẫn nhau trên con đường phát triển của mình.
3.2. Xét về mặt cấu tạo
Cấu trúc bên trong sự vật hiện tượng thì mỗi sự vật hiện tượng đều được
tạo thành bởi nhiều nhân tố, nhiều bộ phận khác nhau và các nhân tố, bộ phận đó
không tồn tại riêng lẻ mà chúng được tổ chức sắp xếp theo một logic nhất định,
trật tự nhất định để tạo thành chỉnh thể.
Mỗi biện pháp, yếu tố trong đó vừa có vai trò vị trí riêng của mình,
lại vừa tạo điều kiện cho các bộ phận, yếu tố khác. Nghĩa là giữa chúng có sự
ảnh hưởng, ràng buộc tác động lẫn nhau. Sự biến đổi bộ phận nào đó trong cấu
trúc của sự vật hiện tượng sẽ ảnh hưởng đến bộ phận khác và cả chỉnh thể sự vật, hiện tượng.
3.3. Xét về mặt thời gian
Mỗi một sự vật hiện tượng nói riêng và cả thế giới nói chung trong sự tồn
tại, phát triển của mình đều phải trải qua các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau và
các giai đoạn đó không tách rời nhau, có liên hệ làm tiền đề cho nhau, sự kết
thúc của giai đoạn này là mở đầu cho giai đoạn khác tiếp theo. Quan điểm
duy vật biện chứng không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến vốn có
của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình mà nó còn nêu rõ tính
phong phú, đa dạng và phức tạp của mối liên hệ qua lại đó. Khi nghiên cứu hiện
thực khách quan có thể phân chia mối liên hệ thành từng loại khác nhau tùy tính
chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò
trực tiếp hay gián tiếp… khái quát lại có những mối quan hệ sau đây: mối liên
hệ bên trong-bên ngoài, chủ yếu-thứ yếu, chung-riêng, trực tiếp-gián tiếp, bản
chất-không bản chất, ngẫu nhiên-tất nhiên. Trong đó có những mối liên hệ bên
trong, trực tiếp, chủ yếu, bản chất và tất nhiên bao giờ cũng giữ vai trò quan
trọng, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Tiếp sau đây, xin mời bạn Tấn Dũng lên tiếp tục
bài thuyết trình của nhóm mình.
PHẦN II: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN
ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG VIỆC HỌC TẬP VÀ
NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN
1. Ý nghĩa của việc ứng dụng quan điểm toàn diện
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng,
chúng ra rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật
hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Về mặt nhận thức, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong mối
liên hệ tác động qua lại với sự vật, hiên tượng khác và cần phải phát hiện ra
những mối liên hệ giữa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính, các giai đoạn khác
nhau của bản thân sự vật. Lênin đã khẳng định: “Muốn thực sự hiểu được sự vật,
cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt của mối liên hệ và quan hệ
của sự vật đó.”. Để nhận thức đúng được sự vật, hiện tượng cần phải xem xét nó
trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn, ứng với mỗi thời kỳ, giai đoạn, thế hệ
thì con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được số lượng hữu hạn các mối liên hệ.
Vì vậy tri thức về các sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không đầy đủ và
chúng ta phải phát hiện ra không chỉ là mối liên hệ của nó mà còn phải biết xác
định phân loại tính chất, vai trò, vị trí của mỗi loại liên hệ đối với sự phát triển
của sự vật. Cần chống lại cả khuynh hướng sai lầm phiến diện một chiều, cũng
như đánh giá ngang bằng vị trí của các loại quan hệ.
Về mặt thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo sự vật, hiện tượng
cần làm thay đổi mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng cũng như mối liên
hệ giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Muốn vậy, cần phải
xác định, sử dụng đồng bộ các phương pháp, các biện pháp, phương tiện để giải
quyết sự vật. Mặt khác, quan điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn
cần phải kết hợp chính sách dàn đều và chính sách có trọng tâm, trọng điểm.
Vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa biết lựa chọn những vấn đề trọng tâm
để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho việc giải quyết những vấn đề khác.
2. Vận dụng quan điểm toàn diện vào quá trình học tập và rèn
luyện của sinh viên hiện nay
2.1. Vận dụng bản thân
Là một sinh viên thì việc vận dụng quan điểm toàn diện có ý nghĩa rất
quan trọng đối với quá trình học tập và phát triển của mỗi chúng ta. Nó góp
phần định hướng, chỉ đạo các hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn cải tạo
bản thân. Nhưng ta phải biết vận dụng nó thế nào là tốt nhất đối với chúng ta
trong từng không gian, thời gian cụ thể.
2.2. Áp dụng trong học tập
Một ví dụ cho quan điểm toàn diện nữa chính là trong học tập. Một cá
nhân để đạt được kết quả tốt trong học tập cần đến nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan tác động. Bạn không những cần đến nỗ lực và trí tuệ của bản thân mà
còn cần học thêm các kiến thức từ sách vở và cuộc sống. Kiến thức cần bồi đắp
từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể hoàn thiện được. Một cá nhân không
thể toàn diện nếu chỉ có học mà không có hành.
Học tập là việc vô cùng quan trọng đối với sinh viên để có thể phát triển
và hoàn thiện bản thân. Nhưng học như thế nào để có thể đạt được kết quả như
mong đợi thì không phải chuyện dễ dàng. Việc áp dụng quan điểm toàn diện
trong học tập là việc rất cần thiết để ta có thể nắm bắt toàn diện những điều cần
học hỏi rồi từ đó đưa ra phương pháp học tập thích hợp cho bản thân. Cụ thể là
khi áp dụng quan điểm toàn diện thì ta sẽ đặt việc học tập vào các mối liên hệ
khác nhau: cần học cái gì, khi nào học, học như thế nào, áp dụng ở đau, áp dụng
như thế nào…, từ đó ta có thể rút ra mối quan hệ giữa những điều ta học để tạo
nên một hệ thống cần thiết cho quá trình học tập. Như người ta vẫn thường nói
“học đi đôi với hành”, và chỉ khi nào áp dụng những thứ học được vào thực tế
thì mới có thể đối chiếu và so sánh xem những điều mình học đã đúng hay chưa,
có phát sinh ra những vấn đề khác hay không. Qua quan điểm toàn diện ta có thể
thấy mối quan hệ của việc học, và việc vận dụng quan điểm toàn diện không chỉ
áp dụng trong việc học tập mà còn áp dụng trong quá trình tu dưỡng đạo đức để
hoàn thiện bản thân. Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người
vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” đây là hai mặt khác
nhau về nội dung nhưng thống nhất với nhau để tạo nên ý nghĩa hoàn chỉnh. Khi
tài đã được trui rèn qua quá trình học tập thì đức sẽ làm cho cái tài của ta được
tỏa sáng. Đức không chỉ được thể hiện qua một vài hành động, lời nói mà chủ
yếu là do cái tâm của ta mà ra. Nó có thể được bộc lộ trong mọi khía cạnh,
không gian, thời gian, nó phản ánh đúng bản chất nội tại của mỗi con người
trong việc đối nhân xử thế.
2.3. Áp dụng trong cuộc sống hàng ngày
Có vô số sự vật hiên tượng xảy ra trước mắt chúng ta mỗi ngày mà nếu
không được nhìn nhận một cách đúng đắn sẽ gây cho ta những hiểu lầm về bản
chất của chúng. Ví dụ như việc tìm mua một cuốn sách. Chúng ta thường có xu
hướng bị thu hút bởi những thứ có vẻ ngoài bắt mắt mà bỏ qua những giá trị cốt
lõi. Tri thức trong cuốn sách không thể được nhìn thấy qua trang bìa mà cần thời
gian để khám phá, nghiền ngẫm. Hay trong việc nhìn nhận con người, vẻ bề
ngoài không phải lúc nào cũng thể hiện được bản chất của một con người. Việc
đánh giá ai đó chỉ thông qua vẻ bề ngoài là một cách đánh giá phiến diện. Nếu
chỉ dựa vào những ấn tượng ban đầu mà đưa ra kết luận về cả một con người, ta
có thể đã hiểu nhầm về họ. Con người cũng là một phần của thế giới, luôn thay
đổi và phát triển. Bác Hồ từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”. Việc xây dựng nhân cách một người không thể hoàn
thành trong ngày một ngày hai mà là cả một đời người. Chúng ta luôn hướng
đến sự tốt đẹp về cả ngoại hình lẫn nội tại. Vì vậy, hãy nhìn nhận một con người
thông qua quá trình chứ không phải kết quả của họ để có cách ứng xử phù hợp.
Từ đó suy ra, khi nhìn nhận một vấn đề, ta cần đặt nó vào trong những mối liên
hệ, xem xét tất cả các mặt để đưa ra những kết luận đúng đắn.
Áp dụng quan điểm toàn diện vào trong đời sống không những giúp
chúng ta đánh giá đúng bản chất của sự vật hiện tượng mà còn giúp chúng ta có
những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Kết luận
Quan điểm toàn diện đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, khách
quan về sự vật, hiện tượng để rút ra bản chất. Phải đặt nó giữa các yếu tố bộ
phận, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó và mối quan hệ giữa sự vật
đó với sự vật khác, đồng thời luôn đặt trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn
của con người. Chỉ khi nhìn theo quan điểm cụ thể, chúng ta mới có thể đưa ra
những nhận thức đúng đắn.