Quan điểm triết học của Mác-Lênin về bản chất, vai trò của ý thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam hiện nay | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Quan điểm triết học của Mác-Lênin về bản chất, vai trò của ý thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ QUỐC DÂN ***** BÀI TẬP LỚN
Môn: Triết học Mác - Lênin
Đề tài: Quan điểm triết học của Mác-Lênin về bản chất,
vai trò của ý thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm
đó trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam hiện nay.
SV thực hiện: Nguyễn Ngọc Linh Mã SV: 11223604
Lớp TC: LLNL1105(122)CLC_24
GV hướng dẫn: Lê Thị Hồng
Hà Nội, tháng 01/2023 Lời mở đầu
Triết học đã có từ thời văn minh sơ khai. Nhiều nhánh của triết học đã phát triển
ra khắp thế giới và mỗi nhánh đều đang kích thích mỗi tư duy khác nhau. Khác với
các quan điểm thường thấy, triết học không phải là một chủ đề khô khan và ít các ứng lOMoAR cPSD| 23022540
dụng thực tế. Triết học có thể mang lại lợi ích cho chúng ta theo nhiều cách và là nơi
ta có thể đến để tìm câu trả lời về các sự vật hiện tượng quanh ta. Hơn nữa, triết học
không chỉ cung cấp những tri thức về thế giới, mà còn giúp con người đi sâu vào
chính bản thân mình, nhận diện quá trình diễn ra bên trong tư duy của mình, đánh giá
những tri thức, hiểu biết của mình, do vậy triết học cũng là “tư duy về tư duy”.
Và thế giới rộng lớn quanh ta thì luôn có vô số sự vật, hiện tượng phong phú, đa
dạng. Tuy nhiên, dù phong phú và đa dạng đến đâu thì chúng cũng đều sẽ được xem
xét dưới những phạm trù nhất định, được tuân theo những quy luật chung. “Phạm trù
triết học” là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện
thực. Phạm trù triết học cũng là một vấn đề được nhiều các triết gia nghiên cứu, xem
xét và trình bày trong nhiều thập kỷ nhưng quan điểm triết học mà V.I.Lênin đúc rút ra
mới là đúng đắn và đầy đủ nhất.
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù được quyết định với
phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ
óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật
chất. Thực hiện các yêu cầu bộ môn cần thiết, em đã nghiên cứu và xin trình bày hiểu
biết của em về quan điểm triết học của Mác-Lênin về bản chất, vai trò của ý thức và ý
nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam hiện nay.
Lần đầu tiên làm bài tập lớn, em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những lời góp ý của cô.
Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC
I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA Ý
THỨC.....................................................................................................................................4
1. Theo quan điểm của Mác, ý thức là gì ?..............................................................................4
2. Ý thức bắt nguồn từ đâu theo quan điểm của Mác………………………………………..5
3. Bản chất của ý thức theo quan điểm của Mác…………………………………………….6
4. Vai trò của ý thức theo quan điểm của Mác………………………………………………8 lOMoAR cPSD| 23022540
II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ BẢN CHẤT, VAI
TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Ý THỨC XÃ HỘI MỚI
HIỆN NAY..............................................................................................................................9 lOMoAR cPSD| 23022540
I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA Ý THỨC
1. Ý thức là gì ?
Theo tâm lý học thì ý thức được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ
có ở con người. Ý thức được hiểu theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm
trù song song với phạm trù vật chất.
Ý thức là trạng thái có ý thức về một cái gì đó. Cụ thể hơn, đó là khả năng trực tiếp biết
và nhận thức, cảm nhận hoặc nhận thức được các sự kiện. Một định nghĩa khác mô tả
nó là trạng thái trong đó chủ thể nhận thức được một số thông tin khi thông tin đó trực
tiếp có sẵn để thực hiện theo hướng của một loạt các hành động.
Ý thức được xác định là một khái niệm tương đối. Nó có thể tập trung vào một trạng
thái bên trong, chẳng hạn như cảm giác nội tạng, hoặc vào các sự kiện bên ngoài bằng
cách nhận thức cảm tính. Nó tương tự như cảm nhận một cái gì đó, một quá trình phân
biệt với quan sát và nhận thức (bao gồm một quá trình cơ bản làm quen với các mục
mà chúng ta nhận thức được).
Ý thức hoặc “cảm nhận” có thể được mô tả là một cái gì đó xảy ra khi não được kích
hoạt theo những cách nhất định, chẳng hạn như khi màu đỏ là những gì được nhìn thấy
sau khi võng mạc được kích thích bởi sóng ánh sáng. Việc hình thành khái niệm này
được đặt ra trong bối cảnh khó khăn trong việc phát triển một định nghĩa phân tích về
nhận thức hoặc nhận thức cảm tính.
Ý thức cũng được kết hợp với ý thức theo nghĩa là khái niệm này biểu thị một kinh
nghiệm cơ bản như cảm giác hoặc trực giác đi kèm với kinh nghiệm về hiện tượng. Cụ
thể, điều này được gọi là ý thức về kinh nghiệm. Đối với ý thức, nó đã được mặc định
là phải trải qua các cấp độ thay đổi liên tục.
2. Nguồn gốc của ý thức:
( Gồm 2 nguồn gốc của ý thức: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội )
2.1. Nguồn gốc tự nhiên: lOMoAR cPSD| 23022540
Bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người được
nhận định là các yếu tố tự nhiên là sự bắt nguồn và cũng là nguồn gốc tự nhiên của ý
thức. Sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan là do có sự tác
động của thế giới khách quan tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành
ý này. Như vậy, có thể nhận định một điều rằng sự phản ánh về thế giới khách quan từ
con người được xem là ý thức. Mà trong đó, phản ảnh được hiểu là sự sự tái tạo về đặc
điểm dạng vật chất này bởi dạng vật chất khác khi tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Phản ánh sinh học, phản ánh tâm lý, phản ánh vật lý hóa học, phản ánh năng động sáng
tạo được hiểu là hình thức của những sự phản ánh và phản ánh là một thuộc tính từ tất
cả các dạng vật chất.
Một hình thức thấp nhất và đặc trưng cho vật chất vô sinh là phản ánh về hóa học vật
lý. Những biến đổi về lý, hóa, cơ khi có sự tác động lẫn nhau bởi các dạng vật chất vô
sinh được nhận định là phản ánh về hóa học vật lý. Hình thức được phản ánh chỉ mang
tính thụ động của vật nhận tác động chứ phản ánh chưa định hướng lựa chọn. Phản ánh
tâm lý được nhận định là sự phản ánh cho động vật đặc trưng đã được phát triển đến
trình độ mà có hệ thần kinh trung ương, phản ánh này thể hiện dưới cơ chế phản xạ có
điều kiện lên những tác động môi trường sống. Hình thức để phản ánh năng động và
sáng tạo bởi con người đó chính là phản ánh ý thức.
Hình thức được phản ánh cao hơn và đặc trưng giới tự nhiên hữu sinh đó là phản ánh
sinh học. Quá trình phát triển giới tự nhiên hữu sinh, được thể hiện qua tính kích thích,
phản xạ và tính cảm ứng.
2.2. Nguồn gốc xã hội:
Nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm các nhân tố cơ bản nhất như lao động và ngôn
ngữ, nó trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức. Một quá trình con người sử
dụng về công cụ tác động với giới tự nhiên để thay đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu
con người được nhận định là lao động. Còn cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật
chất nhân tạo có vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức thì chính là ngôn ngữ.
3. Bản chất của ý thức:
Trong lịch sử phát triển của triết học đã có nhiều quan điểm nói về bản chất của ý thức, cụ thể:
- Chủ nghĩa duy tâm với sự thiếu hiểu biết về nguồn gốc của ý thức nên
đãcường điệu hóa ý thức, cho rằng ý thức là một thực thể tồn tại độc lập và
duy nhất, sáng tạo ra thế giới vật chất. lOMoAR cPSD| 23022540
- Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình thì làm ngược lại, họ cho rằng bản
chấtcủa ý thức chỉ là những sự phản ánh giản đơn, thụ động thế giới vật chất,
sao chép y nguyên đối tượng.
Tất cả những quan niệm sai lầm đó đã ngăn cản không cho những lớp người đi trước
hiểu một cách đúng đắn về bản chất của ý thức. Kế thừa và sáng tạo các quan niệm
cũ, triết học duy vật biện chứng đã chia bản chất của ý thức ra làm 4 ý cô đọng:
3.1. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ
quan.Ta có thể hiểu là thế giới quan là tiền dề cho sự phản ánh của ý thức , cũng là
thứ quy định nội dung nhưng sự phản ánh đó không y nguyên như một tấm ảnh mà
khi được đưa vào não bộ của chúng ta , kết quả sự phản ánh của ý thức đã bị thay
đổi , bị cải biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đối tượng phản ánh, điều kiện xã
hội- lịch sử, phẩm chất, năng lực , kinh nghiệm của chủ thể phản ánh . Như vậy
cùng một đối tượng được phản ánh nhưng với mỗi người khác nhau , có các đặc
điểm tâm lý, trí thức, điều kiện lịch sử xã hội khác nhau , kinh nghiệm sống khác
nhau thì kết quả phản ánh cũng rất khác nhau. Ta lấy ví dụ như sau các vùng hoang
mạc ở các tỉnh Ninh Thuận , Bình Thuận trong con mắt dân địa phương thì chỉ là
những vùng đất khô cằn không thể trồng trọt được, nhưng trong con mắt của một
nhà kinh tế thì nó là vùng đất hoàn hảo để phát triển điện mặt trời và điện gió.
Trong trường hợp cùng một sự vật được phản ánh và cùng một chủ thể phản ánh thì
kết quả nhận được nhiều khi cũng khác nhau bởi điều kiện lịch sử và các đặc điểm
về thể chất và tinh thần của con người. Như khi buồn thì ta nhìn đâu cũng thấy cảnh
vật như nhuốm một gam màu buồn trong khi mọi khi ta thấy vui thì chúng không như vậy.
3.2. Ý thức phản ánh thế giới một cách chủ động sáng tạo:
Ý thức không phản ánh một cách thụ động, y nguyên đối tượng được phản ánh mà
là sự phản ánh chủ động,có chọn lọc , có định hướng có mục đích rõ rệt nhằm tìm
hiểu về thế giới khách quan.Không những vậy, sau khi tổng hợp kiến thức , ý thức
còn biến đổi chúng theo mong muốn từ đó tạo ra những thông tin mới, phát hiện ra
bản chất ,ý nghĩa của sự vật hiện tượng, từ đó đưa ra các dự báo, giả thiết về sự phát
triển của vật.Như Mác và Ăng-ghen đã dự báo về một sự thay đổi của xã hội tư bản
chủ nghĩa hay như chúng ta dựa trên các kiến thức về khí tượng đã có thể dự báo
được thời tiết, và từ ý thức chúng ta cũng phát triển các khả năng đặc biệt như ngoại
cảm.Ý thức cũng giúp ta tạo ra những thứ hoàn toàn không có trong tự nhiên, hoàn
toàn là nhân tạo như là vô tuyến , máy giặt,… lOMoAR cPSD| 23022540
3.3. Ý thức mang bản chất xã hội:
Mặc dù ý thức được thực hiện dựa trên hoạt động sinh lí , thần kinh của bộ não
người nhưng nó không phải là một hoạt động mang tính riêng lẻ, cá nhân của từng
người . Nó là một hoạt động mang bản chất xã hội , gắn liền với thực tiễn, chịu ảnh
hưởng của các quy luật tự nhiên, xã hội và điều kiện kinh tế- xã hội của mỗi thời
đại. Một ví dụ thích hợp cho đặc điểm này đó chính là về các máy móc nông nghiệp,
những người nông dân thời xưa luôn cho rằng công việc nhà nông rất nặng nhọc,
do hạn chế của của thời đại nên họ không thể hình dụng được về viễn cảnh một
ngày công việc nhà nông sẽ thật nhàn nhã với sự giúp đỡ của máy móc, của công
nghệ như nông dân ngày nay.
3.4. Sự phản ánh của ý thức là sự thống nhất của ba mặt:
Đầu tiên đó chính là sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh , quá
trình này mang tính hai chiều và có định hướng , mục đích và có sự chọn lọc, biến đổi
Thứ hai đó chính là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh
thần , mã hóa các đói tượng vật chất trở thành hình ảnh tinh thần.
Thứ ba đó là chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quas
trình thực hiện hóa tư tưởng thông qua các hoạt động thực tiễn, quá trình lao động
để biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến ý tưởng thành các dạng vật chất ngoài hiện thực.
Một ví dụ rõ ràng nhất để có thể hiểu hơn về quá trình này đó chính là khi ta xây
một ngôi nhà, đầu tiên ta cần lấy thông tin về kích thước của mảnh đất ta định xây,
sau đó lấy thông tin về nhu cầu của người chủ nhà như về kiểu nhà, số vốn xây nhà
hiện có, số phòng,… từ đó dựa trên các thông tin thì người kĩ sư sẽ hình thành nên
ý tưởng về ngôi nhà thông qua bản vẽ.Sau đó từ bản vẽ thì thông quá trình lao động
thì ngôi nhà đó sẽ được hoàn thành.
4. Vai trò của ý thức: lOMoAR cPSD| 23022540
Thứ nhất, ý thức là cơ sở để phân biệt giữa con người và động vật, bởi chỉ có con người mới có ý thức.
Thứ hai, sự ra đời của ý thức đã khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là
cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách
quan bởi vậy trong nhận thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ
hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ, nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con
người, phụ thuộc vào nội dung, tính chất và trình độ phản ánh thế giới khách quan
mà ý thức có thể tác động trở lại thế giới khách quan theo các chiều hướng khác nhau.
Thứ tư, tính năng động, sáng tạo của ý thức có vai trò rất to lớn khi mà ngày nay
tri thức khoa học trở thành nòng cốt cho sự phát triển văn minh nhân loại. Tuy
nhiên tính năng động, sáng tạo cũng không thể vượt quá tính quy định của những
tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực
chủ quan của các chủ thể hoạt động, nếu không sẽ không tránh khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn.
II. Ý NGHĨA QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ BẢN CHẤT, VAI
TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG Ý THỨC XÃ HỘI MỚI HIỆN NAY:
Nhận thức sâu sắc những vấn đề lý luận về ý thức xã hội của triết học Mác và vận dụng
hợp lý chúng trong xây dựng ý thức xã hội mới nói riêng và đời sống tinh thần nói
chung sẽ góp phần thiết thực vào thành công của công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng XHCN:
Trước hết, cần phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quá trình CNH, HĐH chính là nhằm tạo
nền tảng vật chất cho sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội mới. Ở nước ta, sự
tồn tại của xã hội nông nghiệp cổ truyền mang tính chất tự cấp, tự túc được tiến hành
theo kinh nghiệm; công cụ thủ công, thô sơ, lạc hậu đã kéo dài hàng nghìn năm. Vì
vậy, muốn xây dựng ý thức xã hội mới thì nhiệm vụ quan trọng có tính nền tảng là cần
phải xóa bỏ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Cho nên, khi tham gia vào quá trình
CNH, HĐH, thực tiễn của quá trình này đòi hỏi những con người đó buộc phải thay lOMoAR cPSD| 23022540
đổi, phải từ bỏ những tư tưởng, thói quen, nếp nghĩ, tập quán... cũ, không còn phù hợp
để hình thành nên những tư tưởng, quan điểm, lối sống... mới, đáp ứng được yêu cầu
của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay.
Thứ hai, cần coi trọng việc đấu tranh ngăn ngừa, khắc phục tàn dư tư tưởng, phong tục,
tập quán lạc hậu. Quan điểm triết học Mác - Lênin đã chỉ rõ, sự lạc hậu trong quá trình
phát triển của ý thức xã hội là điều không tránh khỏi. Một trong những nhiệm vụ quan
trọng của việc xây dựng đời sống tinh thần nói chung và ý thức xã hội mới nói riêng
hiện nay ở nước ta là tiến hành đấu tranh hạn chế và khắc phục các loại hình tư tưởng,
phong tục, tập quán cũ, lạc hậu đó. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này,
sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải thay đổi triệt để những
nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm... chúng ta
phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”
Thứ ba, phải chú ý kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa
văn hóa của nhân loại. Nhận thức sâu sắc quan điểm mác lê nin về tính kế thừa trong
sự phát triển của ý thức xã hội, trong quá trình lãnh đạo xây dựng nền văn hóa nói
chung, ý thức xã hội nói riêng, Đảng ta đã luôn chú ý kế thừa và phát huy các giá trị
truyền thống. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống tinh thần xã hội
mà còn đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Thứ tư, cần chú ý phát huy vai trò của ý thức xã hội mới Việt Nam hiện nay. Triết học
Mác - Lênin khẳng định, ý thức xã hội có thể tác động mạnh mẽ trở lại sự phát triển
của tồn tại xã hội. Phát huy vai trò của ý thức xã hội mới hiện nay là tổng hợp những
biện pháp, cách thức làm cho ý thức xã hội mới được ăn sâu, bám rễ, thẩm thấu vào
đời sống tinh thần, tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân. Với hạt nhân tư tưởng là
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng; chính
sách, pháp luật của Nhà nước, có thể nói, ý thức xã hội mới đóng vai trò quan trọng
nhất trong việc định hướng tư tưởng, văn hóa xã hội; góp phần xây dựng đạo đức, lối
sống mới, tiến bộ cho nhân dân. lOMoAR cPSD| 23022540 KẾT LUẬN
Theo quan điểm của chủ nghĩa Lenin thì trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản
chất của ý thức là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Triết học duy vật biện chứng khẳng định, ý thức của con
người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Vấn đề ý thức xã hội là một nội
dung quan trọng của triết học Mác - Lênin. Việc tìm hiểu sâu sắc vấn đề này có ý nghĩa
rất lớn đối với nhiệm vụ xây dựng ý thức xã hội mới, từ đó góp phần vào thành công
của quá trình xây dựng đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.