Quy luật giá trị và vận dụng nó vào ngành mỹ phẩm của nước ta hiện nay| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA: BẢO HIỂM
_____ _____
BÀI TP LN
HC PHN KINH T CHÍNH TR MÁC LÊNIN
Đ TÀI: TRÌNH BÀY LÝ LUN CA CH NGHĨA MÁC LÊNIN
V QUY LUT GIÁ TR VÀ LIÊN H THC TIN VIT NAM
H và tên sinh viên: Nguyn Kim Hng
Mã sinh viên: 11217684
Lớp: Kinh tế chính tr Mác - Lênin(221)_08
Hà Ni, tháng 4 năm 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
I. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ...............2
1. Nội dung của quy luật giá trị..................................................................................2
2. Tác động của quy luật giá trị..................................................................................3
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN: NGÀNH SẢN XUẤT MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM...........6
1. Thực tiễn ngành mỹ phẩm ở Việt Nam..................................................................6
2. Giải pháp....................................................................................................................................13
III. KẾT LUẬN..................................................................................................................................16
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................................17
LỜI MỞ ĐẦU
Hin nay, kinh tế Vit Nam là mt nn kinh tế th trưng đnh hưng xã hi
ch nghĩa đang phát trin ph thuc ln vào các ngành nông nghip, du
lch, xut khu du thô và đu tư trc tiếp t nưc ngoài. Trong kinh tế th
trưng, các ch th kinh tế luôn b chi phi bi các quy tc cũng như là các
quy lut kinh tế. Các quy lut kinh tế này tn ti khách quan, và đưc ví
như bàn tay vô hình dn dt, điu tiết nn kinh tế. Trong đó, quy lut đin
hình nht chính là quy lut giá tr. Đây chính là quy lut kinh tế cơ bn ca
sn xut hàng hóa, quy đnh bn cht ca sn xut hàng hóa, là cơ s của
tt c các quy lut khác ca sản xut hàng hóa. đâu có sn xut, trao đi,
lưu thông hàng hóa thì đó có sự tn ti và phát trin ca quy lut này.
Vì vy, đ có th có đưc mt ch đứng vng chc trên thương trưng khc
lit, hưng ti mc tiêu đánh bi các đi th cnh tranh, chiếm lĩnh th
trưng, to ra giá tr gia tăng; các doanh nghip cn chú trng vào nghiên
cu kĩ quy lut giá tr.
Qua quá trình hc tp và nghiên cu b môn Kinh tế chính tr Mác-Lênin,
em càng hiu rõ hơn v tính thiết thc ca quy lut này đi vi nn kinh tế;
vy nên em đã đi vào tìm hiu, nghiên cứu đ tài: Trình bày lý lun ca
ch nghĩa Mác-Lênin v quy lut giá tr và liên h thc tin Vit Nam.
Bài tiu lun này ca em trình bày tng quan lý lun ca Mác-Lênin v quy
lut giá tr, t đó đưa ra nhng liên h, vn dụng đi vi thc tin, c th là
ngành m phm nưc ta hin nay. Do trình đ và kiến thc ca em n
hn hp nên không th tránh khi nhng thiếu sót trong quá trình viết tiu
lun. Rt mong cô thông cm, góp ý b sung đ em có th hoàn thin thêm
kiến thc, rút kinh nghim cho nhng bài tp sau.
Em xin chân thành cm ơn!
1
I. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1. Nội dung của quy luật giá trị
- Quy lut giá tr yêu cu vic sản xut và trao đi hàng hóa phi da trên
cơ s hao phí lao đng xã hi cần thiết. Ni dung này chia thành hai phm
vi: sn xut và trao đi hàng hóa
+ Trong sn xut hàng hóa: Ngưi sn xut hàng hóa có kh năng t quyết
đnh hao phí lao đng cá bit riêng của mình. Tuy nhiên, đ bán đưc hàng
hóa, bù đp các khon chi phí và to ra li nhun thì li phi căn c vào
hao phí lao đng xã hi. Ngưi sn xut hàng hóa phi t điu chnh chi phí
lao đng cá bit đ phù hp vi hao phí lao đng xã hi ca hàng hóa đó.
Mun vy, h phi tìm cách h thp giá tr cá bit ngang bng hoc nh hơn
lưng giá tr xã hi.
: Đ sn xut ra mt cái áo, ngưi sn xut A phi tn chi p lao Ví d
đng cá bit là 30000VND/ sn phm. Tuy nhiên, hao p lao đng xã hi
tc là mc hao phí lao đng trung bình mà xã hi chp nhn ch là
20000VND/ sn phm. Như vy, nếu bán ra th trưng theo mc hao phí lao
đng cá bit là 30000VND thì ngưi sản xut A không bán đưc hàng, dn
ti quy mô sn xut b thu hp.
+ Trong trao đi, lưu thông hàng hóa: Ni dung quy lut giá tr yêu cu
phi tiến hành theo quy tc ngang giá, tc là: hai hàng hóa trao đi đưc
vi nhau phi cùng kết tinh mt lưng lao động xã hi như nhau. Tuy
nhiên, trong quá trình mua bán cái mà người ta quan tâm cui cùng li là
giá c hàng hóa ch không phi giá tr hàng hóa. Giá c hàng hóa là biu
hin b ngoài ca giá tr, hay nói cách khác giá c là biu hin bng tin
ca giá tr hàng hóa. Thông thưng, giá tr càng ln thì giá c càng cao và
ngưc li. Tuy nhiên, trên thc tế, giá tr hàng hóa và giá c không nht
thiết phi bng nhau. Mc giá c hàng hóa còn ph thuc vào nhiu yếu t
2
khác, chng hn như quan h cung cu, cnh tranh, sc mua ca đng
tin Giá c ch bng giá tr khi và ch khi thtrưng cân bng (tc là khi
cung bng cu).
Ví d: Mt cái áo có giá tr xã hi là 30000đ, trong trưng hp th
trưng cân bng, cung bng cu thì trong trưng hp này nhà sn xut s
bán cái áo theo đúng giá tr ca nó, tc là lúc đó giá c ca cái áo bng giá
tr cái áo và bng 20000đ. Trong trưng hp cung ln hơn cu, tc là sn
xut dư tha, buc nhà sn xut phi gim giá c cái áo xung còn 10000đ,
khi đó giá c hàng hóa s nh hơn giá tr. Ngưc li, trong trưng hp cung
nh hơn cu, tc là hàng hóa khan hiếm thì g c s cao hơn giá tr.
- Quy lut giá tr hot đng và phát huy tác dng thông qua s vn đng
ca giá c xung quanh giá tr dưi tác đng ca quan h cung cu. Giá c
th trưng lên xung xoay quanh giá tr hàng hoá tr thành cơ chế tác đng
ca quy lut giá tr. Thông qua s vn đng ca giá c th trưng s thy
đưc s hot đng ca quy lut giá tr
2. Tác động của quy luật giá trị
- Th nht: Điu tiết sn xut và lưu thông hàng hoá trên th trưng.
Điu tiết sn xut tc là điu khin, phân b các yếu t sn xut gia các
ngành kinh tế, các lĩnh vc sn xut khác nhau.
+ Nếu cung < cu: giá c ln hơn giá tr, nghĩa là hàng hóa sản xut ra có
lãi, bán chy. Nếu Giá c hàng hóa cao hơn giá tr s làm cho m rng và
đy mnh sn xut đ tăng cung; ngưc li cầu gim vì giá c ca hàng hóa
tăng
+ Nếu cung > cu, hàng hóa sn xut ra nhiu so vi nhu cu của th
trưng, giá c thp hơn giá tr, hàng a khó bán, sn xut không lãi. Vì
vy, ngưi sn xut ngng hoặc gim sn xut; nếu giá c gim thì cu hàng
hóa s tăng.
3
+ Nếu cung = cu: giá c trùng hp vi giá tr. Do đó, nn kinh tế ngưi
ta thưng gi là bão hòa.
- Điu tiết lưu thông là s điu chnh mt cách t phát khi lưng hàng
hoá t nơi giá c thp đến nơi giá c cao, t nơi cung ln hơn cu đến nơi
cung nh hơn cu, to ra mt bng giá c xã hi.Giá tr hàng hoá mà thay
đi ,thì nhng điu kin làm cho tng khi ng hàng hoá có th tiêu th
đưc cũng s thay đi .Nếu giá tr th trưng h thp thì nói chung nhu cu
xã hi s m rng thêm và trong nhng giới hn nht đnh ,có th thu hút
nhng khi lưng hàng hoá ln hơn.
Ví d: Tại Hi Dương vào dp hè lưng vải thiu rt di dào nhưng nếu
ch bán đa phương thì s không thu đưc li nhun cao vì giá thp do
cung ln hơn cu. Do đó, tiu thương và ngưi nông dân có xu hưng vn
chuyn vi thiu đến các tnh thành khác, các quc gia khác có cung vi
thiu nh hơn cu đ bán đưc giá cao hơn, thu v li nhun ln hơn.
=> Điu tiết lưu thông ca quy lut giá tr da vào s thay đi ca giá c
hàng hóa trên th trưng. Như vy, s biến đng ca gi c trên th trưng
không nhng ch rõ s biến đng v kinh tế, mà còn có tác đng điu tiết
nn kinh tế hàng hoá.
- Th hai: Thúc đy ci tiến k thut, hp lý hoá sn xut, tăng năng sut
lao đng, làm cho lc lưng sn xut xã hi pt trin.
Trong nn kinh tế hàng hoá, mi ngưi sn xut hàng hoá là mt ch th
sn xut có tính đc lp trong quá trình sn xut và vì vy nên s ho tn
lao đng ca các ch th cũng sẽ khác nhau, ngưi sn xut nào có hao phí
lao đng cá bit nh hơn hao phí lao đng xã hi ca hàng hoá thế li
s thu đưc lãi cao. Nhà sn xut nào có hao phí lao đng cá bit ln hơn
hao phí lao đng xã hi cn thiết sẽ thua l. Đ giành li thế trong cnh
tranh, và tránh nguy cơ v n, phá sn, h phi h thp hao phí lao động cá
bit ca mình sao cho nh hơn hoc bng hao phí lao đng xã hi cn thiết.
4
Mun vy, nhà sn xut phi dùng các bin pháp đ ti đa hoa hóa chi phí
sn xut, áp dng khoa hc kĩ thuật vào sn xut đ tăng năng sut, to ra
cho mình nhng li thế cnh tranh.
Ví d: Trong lĩnh vc kinh doanh đin thoi di đng, đ h thp hao phí
lao đng cá bit, các hãng đin thoại không ngng đi mi công ngh, cải
tiến k thut, đi mi phương thc qun lý Điu y đã làm cho lc
lưng sn xut phát trin, giá thành sản phm đin thoi ngày càng r hơn,
cht lưng, tính năng vưt tri hơn. Hơn na, ngoài vic đi mi k thut,
công ngh sn xut, dch v cm sóc, hu mãi khách hàng cũng ngày ng
tt hơn.
- Th ba: Làm cho s phân hoá ngưi sn xut hàng hoá thành ngưi giàu,
ngưi nghèo.
Quá trình cnh tranh theo đui giá tr tt yếu dn đến kết qu là: nhng
ngưi có điu kin sn xut thun li, có trình đ, kiến thc cao, trang b
k thut tt nên có hao phí lao đng cá bit thp hơn hao phí lao đng xã
hi cn thiết, t đó mà thu đưc nhiu li nhuận, h tr thành ngưi giàu.
H m rng thêm sn xut, quy mô. Ngưc li nhng ngưi không có đưc
các li thế cnh tranh s dn thua l, tr tnh ngưi nghèo.
Nói tóm li, ta thy quy lut giá tr va có tác dng đào thi cái lc hu, li
thi, kích thích s tiến b, làm cho lc lưng sản xut phát trin mnh m;
va có tác dng la chn, đánh giá ngưi sản xut, bo đm s bình đng
đi vi ngưi sn xut; va có c nhng tác đng tích cc ln tiêu cc. Các
tác đng đó din ra mt cách khách quan trên th trưng.
5
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN: NGÀNH SẢN XUẤT MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM
Th trưng Vit Nam ngày càng m rng và sôi đng vi s đa dng ca
nhiu chng loi hàng hóa, dch v khác nhau. Trong đó, m phm đang là
mt ngành rt tim năng vi sức phát trin vô cùng nhanh chóng và mnh
m. Bi l, ngành kinh tế ngày càng phát trin, nhu cu làm đp, chăm c,
hoàn thin bn thân ca con ngưi cũng theo đó mà tăng lên.
1. Thực tiễn ngành mỹ phẩm ở Việt Nam
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỹ phẩm đã trở thành một thứ sản phẩm thiết yếu
của cuộc sống. Dường như ai ai cũng cần đến mỹ phẩm do mức sống ngày càng được
nâng cao, phụ nữ Việt càng gia tăng nhu cầu sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc sắc đẹp.
Theo dữ liệu từ Mintel – công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu có trụ sở tại London,
thị trường mỹ phẩm của Việt Nam đang có trị giá khoảng 2,3 tỷ USD.
6
Tổng quan tình hình thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2020-2021
Thống kê doanh thu thị trường mỹ phẩm Việt Nam qua từng năm, đơn vị triệu đô la
(Số liệu thống kê của trang Statista)
7
Theo thống kê của Q&ME cho thấy:
+ Thói quen người ta sử dụng mỹ phẩm sẽ khác nhau theo từng độ tuổi. Hơn phân
nửa số người từ 23 tuổi trở lên thường xuyên trang điểm khi đi làm hay đi học, đi
chơi hoặc tham dự các buổi tiệc.
+ Các sản phẩm chăm sóc da được dùng nhiều hơn, 60% những người trong độ tuổi
23 trở lên sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da hàng ngày.
+ Đối tượng không dùng trang điểm thường là những người trẻ, không biết cách
trang điểm hoặc không có thời gian để trang điểm.
+ Son môi và sửa rữa mặt là hai sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong nhóm các
sản phẩm trang điểm và dưỡng da.
+ Các cửa hàng trong trung tâm thương mại và các cửa hàng bên ngoài của thương
hiệu là nơi mua sắm mỹ phẩm phổ biến nhất. Ngoài ra, các trang thương mại điện tử
cũng dần trở thành một phương thức quan trọng với 73% người tiêu dùng đã từng
mua sắm mỹ phẩm tại đây.
+ Chi tiêu cho mỹ phẩm tăng 10% trong nhóm những người sử dụng mỹ phẩm
thường
xuyên.
+ Do thói quen trang điểm với tần suất thường xuyên dẫn đến nhu cầu sản phẩm
chăm sóc da rất được quan tâm để cải thiện làn da và tránh những tác hại từ mỹ
phẩm. Và đối tượng khách hàng không dùng trang điểm không có nghĩa họ không
phải là khách hàng tiềm năng của sản phẩm chăm sóc da.
Thống kê chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm của TP Hồ Chí Minh
(Dữ liệu của Q&ME)
8
Thống kê tần suất trang điểm của người Việt
Như những điều ta thấy trên, cùng với tốc độ tăng trưởng bình quân 20-30% một
năm, Việt Nam chính là thị trường màu mỡ cho các thương hiệu nước ngoài như Mỹ,
Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Anh… Chi nhánh cửa hàng của các nhãn hàng mỹ phẩm này
trải dài khắp ba miền, sản phẩm đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng. Đặc biệt, người
Việt Nam ưa thích nhất là mỹ phẩm Hàn Quốc khi thị phần sản phẩm đến từ các
9
thương hiệu của quốc gia này chiếm phần lớn nhất trong thị trường mỹ phẩm ở Việt
Nam (35%). Đây là điều dễ hiểu khi mỹ phẩm Hàn Quốc có chất lượng tốt, giá thành
phù hợp, có nhiều phân khúc sản phẩm, lại đa dạng về mẫu mã và thiết kế bao bì vô
cùng đẹp mắt.
Mỹ phẩm Hàn Quốc
Ngoài Hàn Quốc, các nhãn hàng phương Tây như Lancome, Chanel, Dior…, các
nhãn hàng phương Đông như Shiseido, Shu Uemura, Laneige,… cũng đã khẳng định
được vị trí vững chắc. Các thương hiệu này liên tục ra mắt các sản phẩm mới với bao
bì, thiết kế bắt mắt. Đồng thời họ cũng tổ chức các chương trình tri ân khách hàng
thường xuyên. Thật không khó để bạn bắt gặp các gian hàng của Vichy, La Roche
Posay, Yves Rocher,… tổ chức khám da miễn phí, tư vấn sản phẩm cho người tiêu
dùng. Những hoạt động này lập tức đánh vào tâm lý thích đồ miễn phí của người
Việt, lôi kéo được sự chú ý của người tiêu dùng vào các sản phẩm của thương hiệu.
Vậy nên người Việt có thể không biết tới nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam,
nhưng mỹ phẩm ngoại họ lại rất rành! Đây là một điều rất đáng tiếc.
Vậy thị trường mỹ phẩm nội địa Việt Nam đang ở đâu trong sự phát triển nhanh
chóng kia? Khi các nhà đầu tư nước ngoài đang dốc vốn đầu tư vào Việt Nam với
nhiều dự án và kế hoạch trong tương lai thì nhiều nhãn hàng nội địa Việt Nam vẫn
còn đang chật vật tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Thị phần tiêu thụ của
các thương hiệu nôị địa đang bị thu hẹp đáng kể. Theo thống kê, thị trường mỹ phẩm
Việt Nam có giá trị 2.35 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018, trong đó thương hiệu nội điạ chỉ
10
chiếm 10% với một số ít nhãn hàng như Mỹ phẩm Sài Gòn, Thorakao, … Người tiêu
dùng chủ yếu tiêu tiền vào các thương hiệu, sản phẩm nhập khẩu như Hàn Quốc
(35%), Singrapore (15%), Nhật (11%), Pháp (6%), Mỹ (6%), … theo dữ liệu của UN-
Comtrade.
Các công ty mỹ phẩm Việt Nam, với 10% thị phần, hầu hết chỉ có thể bán sản phẩm ở
phân khúc thị trường giá rẻ và xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường lân cận.
90% các công ty Việt Nam làm đại lý bán hàng cho các thương hiệu nước ngoài. Tại
các trung tâm mua sắm, các sản phẩm sản xuất từ nước ngoài đang chiếm ưu thế. Ví
dụ như Mỹ Phẩm Sài Gòn, một công ty do Việt Nam sở hữu, chủ yếu bán sản phẩm ở
khu vực nông thôn và các chợ truyền thống. Khoảng 500.000 chai nước hoa được bán
ra trong một năm với giá 60.000 đồng/chai 50 ml. Việc xuất khẩu sản phẩm này sang
Campuchia, Lào và Thái Lan mang lại 40% tổng doanh thu. Tuy nhiên, đến nay, sản
phẩm của hãng vẫn chưa có mặt trong các trung tâm thương mại. Tương tự, Lan Hao-
Thorakao báo cáo tốc độ tăng trưởng doanh thu 30% từ thị trường nội địa, nhưng vẫn
chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu.
Vậy nguyên nhận của sự yếu thế này là do đâu? Phó Chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu -
Hương liệu - Mỹ phẩm Nguyễn Văn Minh đã chỉ ra một số nguyên nhân đằng sau
việc này: “Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà chưa
chú trọng đến bao bì, thiết kế và tiếp thị. Ngoài ra, một số thương hiệu Việt Nam
nhắm đến thị trường xuất khẩu và không chi tiền cho quảng cáo tại Việt Nam. Do đó,
các sản phẩm của họ vẫn chưa được khách hàng Việt Nam biết đến. Còn người Việt
Nam có thu nhập cao thì chuộng hàng ngoại hơn”. Có thể chất lượng sản phẩm giữa
mỹ phẩm Việt Nam và nước ngoài không có nhiều chênh lệch, nhưng bao bì không
đẹp mắt đã khiến mỹ phẩm Việt Nam nhanh chóng bị khách hàng “ghẻ lạnh”. Cùng
một sản phẩm kem dưỡng da, mỹ phẩm Hàn Quốc có các loại bao bì từ nhí nhảnh, dễ
thương đến đơn giản, sang trọng. Điều này đã tạo ưu thế cho mỹ phẩm nước bạn
chiếm thị phần lớn. Các hãng nước ngoài họ đầu tư không chỉ nội dung bên trong mà
còn bao bì bên ngoài thu hút người mua. Họ đặc biệt tập trung vào quảng cáo đánh
vào tâm lí đối tượng mà họ nhắm tới bởi việc thiết kế bao bì sản phẩm để gia tăng giá
11
trị cho thương hiệu cũng quan trọng không kém chất lượng sản phẩm. Ví dụ như Mỹ
phẩm Ngọc Lan bác sĩ Khuông, hẳn là người tiêu dùng sẽ cảm thấy sến khi lấy hình
tượng cô Lan khá đứng tuổi để làm hình tượng cho sản phẩm. Song các doanh
nghiệpkhông tận dụng hết các kênh quảng bá. Điều đó khiến cho sản phẩm không
tiếp cận được người tiêu dùng.
Hình ảnh bao bì Mỹ phẩm Ngọc Lan
Bên cạnh đó, hiện nay các nhà sản xuất Việt Nam phải nhập hầu hết nguyên liệu đầu
vào, ví dụ như hóa chất từ Đức và tinh dầu từ Pháp. Họ chủ yếu làm công việc chuẩn
bị và bán hàng. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết tận
dụng triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có. Điều này cũng là lý do của sự hạn
chế trong phân khúc, phân loại, đa dạng sản phẩm của các doanh nghiệp.
Mặt khác, vấn đề chất lượng cũng là một điều đáng bàn đến. Mỹ phẩm kém chất
lượng hiện nay vãn đang tràn lan trên thị trường. Điển hình là vấn nạn “kem trộn”,
đây là hiện tượng quá phổ biến trong thi trường mỹ phẩm Việt. Làn sóng kem trộn đã
có từ rất nhiều năm nay, trải dài từ các doanh nghiệp lớn đến các thương nhân nhỏ lẻ.
Hình thức bán hàng, quảng cáo có khi còn bài bản hơn cả các doanh nghiệp mỹ phẩm
chính thống. Từ quảng cáo trên khắp các trang mạng, livestream bán hàng,… thậm
chí nhiều người nổi tiếng vì tư lợi đã không ngần ngại tiếp tay pr cho các sản phẩm
độc hại này. Bên cạnh đó, việc kiểm tra xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu mỹ phẩm tại
Việt Nam còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng mỹ phẩm giả, kém chất lượng và hoá
12
chất cấm bày bán tràn lan ra thị trường. Nhiều doanh nghiệp không có giấy phép
cũng lách luật sản xuất mỹ phẩm.
Mỹ phẩm giả, kem trộn
Những hạn chế về mặt quy mô doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, vốn đầu tư ít ỏi
cũng là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp Việt. Trong khi đó, để có thể có được
những sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại, thì các doanh nghiệp
trong nước cần có đủ tài nguyên cũng như tài chính. Phải có dây chuyền tiên tiến, vốn
đầu tư mạnh thì mới có thể biến các nguyên liệu thô thành một sản phẩm cao cấp. Mà
những vấn đề trên cũng không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.
Có thể thấy rằng, các vấn đề nêu trên đã gây gây ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin tiêu
dùng của người Việt. Thực tế này kéo theo hệ quả dòng sản phẩm mỹ phẩm nội có uy
tín và thương hiệu, thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng tại Việt Nam đã khiêm
tốn lại ngày càng teo tóp hơn. Vậy, chúng ta nên làm gì để cải thiện các vấn đề trên?
13
2. Giải pháp
Để có thể tồn tại, đứng vững được cũng như là không để bị thua lỗ trên thị trường
cạnh tranh khốc liệt này, đầu tiên nhà sản xuất phải nắm rõ được tình hình cung-cầu
về hàng hoá mà họ đang sản xuất. Một điều hiển nhiên là nếu như có những dấu hiệu
về việc hàng hoá đó có thể đang hoặc sẽ dư cung so với nhu cầu xã hội, tức là giá cả
hàng hoá thấp hơn giá trị, thì lựa chọn tiếp tục sản xuất hàng hoá đó là một sai lầm
ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Muốn hàng hoá,
dịch vụ của mình sinh lãi, thì nhà sản xuất phải đảm bảo rằng giá cả của nó phải cao
hơn giá trị, hay ít nhất phải bằng với giá trị. Như thế thì doanh nghiệp mới có đủ khả
năng để bù lỗ, hoà vốn hay thuận lợi hơn là có thể mở rộng sản xuất để cung ứng
thêm hàng hoá ra thị trường nếu hàng đó đang khan hiếm. Đây là cách để nhà sản
xuất điều tiết quá trình sản xuất của mình.
Dựa theo quy luật giá trị, ta thấy các doanh nghiệp nên phân ra nhiều phân khúc sản
phẩm, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hơn là tập trung vào một cái duy nhất. Điều
này vừa giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực, vừa cho người tiêu dùng
nhiều lựa chọn hơn khi mua sắm.
Thứ hai, doanh nghiệp phải nhìn ra được dòng chảy của hàng hoá. Quy luật giá trị đã
phát biểu rằng hàng hoá được điều tiết từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao và
từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Nhà sản xuất cần nắm được lưu
thông hàng hoá, hiểu được hàng hoá, dịch vụ mà mình đang cung cấp đang khan
hiếm ở nơi nào, dư thừa ở nơi nào, rồi điều chỉnh nguồn cung của mình cho phù hợp
với từng thị trường cụ thể, hoặc có thể xem xét sản xuất mặt hàng nào đang khan
hiếm và ngừng sản xuất hàng hoá đang có hiện tượng dư thừa. Hơn nữa, nếu thành
công trong việc điều tiết sản xuất và cung cấp hàng hoá, nhà sản xuất sẽ nằm ở thế
chủ động vì họ có thể cân bằng cung cầu hàng hoá, phân phối lại thu nhập giữa các
thị trường, thậm chí điều chỉnh sức mua của thị trường. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi cho
doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn và chiếm lĩnh thị trường mà mình đang hướng
14
đến. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ thị trường và cả
người tiêu dùng.
Ví dụ như thị trường ở TP Hồ Chí Minh với mật độ dân đông thu nhập cao theo ghi
nhận ta thấy lượng mua sắm sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm ở đây là rất cao. Vậy
nên nếu một doanh nghiệp chọn nơi đây làm thị trường mục tiêu, cơ hội làm ăn rất
lớn nhưng bên cạnh đó thì sức cạnh tranh từ các doanh nghiệp bên ngoài cũng rất
cao. Một ví dụ khác về thói quen tiêu dùng, hiện nay, mua sắm online đang rất được
ưa chuộng. Người Việt càng ngày càng sử dụng các trang mua bán điện tử nhiều hơn
đặc biệt là những người từ 16-22 tuổi đối với mỹ phẩm khiến cho chi tiêu cho ngành
này cũng tăng. Vì thế các doanh nghiệp nên biết tận dụng các trang thương mại cũng
như mạng xã hội để bán và quảng bá sản phẩm.
Song bên cạnh đó phải thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất và tăng năng
suất lao động. Nếu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất qua nhiều quá trình rườm rà,
phức tạpquá mức cần thiết, cộng thêm công nghệ sản xuất yếu kém, lạc hậu thì năng
suất sẽrất thấp, và chi phí bỏ ra để sản xuất cũng sẽ bị nâng lên rất cao. Kế đó, giá cả
của hàng hoá cũng phải được nâng lên cao để có thể bù lại chi phí sản xuất. Kết quả
là doanh nghiệp sẽ gặp bất lợi, thậm chí thua lỗ, vì giá cả hàng hoá quá cao thì sẽ rất
khó cạnh tranh với các đối thủ khác cũng như thu hút người tiêu dùng. Vốn dĩ, để bán
được hàng hoá và dịch vụ đã khó, nay với giá cả cao “ngất ngưởng” thì thất bại trên
thị trường, hay phải phá sản gần như là chắc chắn. Vì vậy, để thu được lợi nhuận, nhà
sản xuất phải tìm mọi cách để cải thiện khâu sản xuất của mình, làm sao cho giá trị cá
biệt hàng hoá luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Giải pháp cho vấn đề này có thể
là việc đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, áp dụng những công nghệ mới hơn, tiên
tiến hơn, đổi mới phương pháp quản trị vận hành… Thêm vào đó, để hàng hoá dịch
vụ được biết đến rộng rãi và tiêu thụ mạnh mẽ, doanh nghiệp nên tăng chất lượng
phục vụ, đẩy mạnh quảng cáo và xúc tiến bán hàng…
15
16
III. KẾT LUẬN
Quy luật giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế thị trường, nó
là quy luật kinh tế căn bản chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường. Sự tác
động của quy luật giá trị một mặt thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác gây
ra các hệ quả tiêu cực… Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta giai đoạn hiện nay, quy luật giá trị đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy
nhiên có phát huy được các mặt tích cực, đẩy lùi các mặt tiêu cực còn là một vấn đề
phụ thuộc nhiều vào vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước và nhận thức của mỗi doanh
nghiệp nói chung và công dân nói riêng. Có thể kết luận rằng, nếu ta nắm rõ quy luật
giá trị và biết vận dụng nó đúng cách, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình sản
xuất, lưu thông hàng hóa.
17
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin. Xuất bản năm 2019
2. Slide học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin của trường Đại học Kinh tế quốc dân
3. Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020
4. Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm Việt Nam 2021
5. Báo cáo thị trường mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam năm 2021
6. https://kinhdoanhthongminh.net/thi-truong-my-pham-1646903926
7. https://mekoong.vn/thi-truong-my-pham-viet-nam-1640678302/
18
| 1/20

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA: BẢO HIỂM __________ BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Kim Hằng
Mã sinh viên: 11217684
Lớp: Kinh tế chính trị Mác - Lênin(221)_08
Hà Nội, tháng 4 năm 2022 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
I. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ...............2
1. Nội dung của quy luật giá trị..................................................................................2
2. Tác động của quy luật giá trị..................................................................................3
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN: NGÀNH SẢN XUẤT MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM...........6
1. Thực tiễn ngành mỹ phẩm ở Việt Nam..................................................................6
2. Giải pháp....................................................................................................................................13
III. KẾT LUẬN..................................................................................................................................16
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................................17 LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đang phát triển phụ thuộc lớn vào các ngành nông nghiệp, du
lịch, xuất khẩu dầu thô và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Trong kinh tế thị
trường, các chủ thể kinh tế luôn bị chi phối bởi các quy tắc cũng như là các
quy luật kinh tế. Các quy luật kinh tế này tồn tại khách quan, và được ví
như bàn tay vô hình dẫn dắt, điều tiết nền kinh tế. Trong đó, quy luật điển
hình nhất chính là quy luật giá trị. Đây chính là quy luật kinh tế cơ bản của
sản xuất hàng hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của
tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất, trao đổi,
lưu thông hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát triển của quy luật này.
Vì vậy, để có thể có được một chỗ đứng vững chắc trên thương trường khốc
liệt, hướng tới mục tiêu đánh bại các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị
trường, tạo ra giá trị gia tăng; các doanh nghiệp cần chú trọng vào nghiên
cứu kĩ quy luật giá trị.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin,
em càng hiểu rõ hơn về tính thiết thực cửa quy luật này đối với nền kinh tế;
vậy nên em đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Trình bày lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin về quy luật giá trị và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam”.
Bài tiểu luận này của em trình bày tổng quan lý luận của Mác-Lênin về quy
luật giá trị, từ đó đưa ra những liên hệ, vận dụng đối với thực tiễn, cụ thể là
ngành mỹ phẩm ở nước ta hiện nay. Do trình độ và kiến thức của em còn
hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết tiểu
luận. Rất mong cô thông cảm, góp ý bổ sung để em có thể hoàn thiện thêm
kiến thức, rút kinh nghiệm cho những bài tập sau. Em xin chân thành cảm ơn! 1
I. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ
1. Nội dung của quy luật giá trị
- Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Nội dung này chia thành hai phạm
vi: sản xuất và trao đổi hàng hóa
+ Trong sản xuất hàng hóa: Người sản xuất hàng hóa có khả năng tự quyết
định hao phí lao động cá biệt riêng của mình. Tuy nhiên, để bán được hàng
hóa, bù đắp các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận thì lại phải căn cứ vào
hao phí lao động xã hội. Người sản xuất hàng hóa phải tự điều chỉnh chi phí
lao động cá biệt để phù hợp với hao phí lao động xã hội của hàng hóa đó.
Muốn vậy, họ phải tìm cách hạ thấp giá trị cá biệt ngang bằng hoặc nhỏ hơn lượng giá trị xã hội.
Ví dụ: Để sản xuất ra một cái áo, người sản xuất A phải tốn chi phí lao
động cá biệt là 30000VND/ sản phẩm. Tuy nhiên, hao phí lao động xã hội
tức là mức hao phí lao động trung bình mà xã hội chấp nhận chỉ là
20000VND/ sản phẩm. Như vậy, nếu bán ra thị trường theo mức hao phí lao
động cá biệt là 30000VND thì người sản xuất A không bán được hàng, dẫn
tới quy mô sản xuất bị thu hẹp.
+ Trong trao đổi, lưu thông hàng hóa: Nội dung quy luật giá trị yêu cầu
phải tiến hành theo quy tắc ngang giá, tức là: hai hàng hóa trao đổi được
với nhau phải cùng kết tinh một lượng lao động xã hội như nhau. Tuy
nhiên, trong quá trình mua bán cái mà người ta quan tâm cuối cùng lại là
giá cả hàng hóa chứ không phải giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa là biểu
hiện bề ngoài của giá trị, hay nói cách khác giá cả là biểu hiện bằng tiền
của giá trị hàng hóa. Thông thường, giá trị càng lớn thì giá cả càng cao và
ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị hàng hóa và giá cả không nhất
thiết phải bằng nhau. Mức giá cả hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố 2
khác, chẳng hạn như quan hệ cung cầu, cạnh tranh, sức mua của đồng
tiền… Giá cả chỉ bằng giá trị khi và chỉ khi thị trường cân bằng (tức là khi cung bằng cầu).
Ví dụ: Một cái áo có giá trị xã hội là 30000đ, trong trường hợp thị
trường cân bằng, cung bằng cầu thì trong trường hợp này nhà sản xuất sẽ
bán cái áo theo đúng giá trị của nó, tức là lúc đó giá cả của cái áo bằng giá
trị cái áo và bằng 20000đ. Trong trường hợp cung lớn hơn cầu, tức là sản
xuất dư thừa, buộc nhà sản xuất phải giảm giá cả cái áo xuống còn 10000đ,
khi đó giá cả hàng hóa sẽ nhỏ hơn giá trị. Ngược lại, trong trường hợp cung
nhỏ hơn cầu, tức là hàng hóa khan hiếm thì giá cả sẽ cao hơn giá trị.
- Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động
của giá cả xung quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung – cầu. Giá cả
thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá trở thành cơ chế tác động
của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy
được sự hoạt động của quy luật giá trị
2. Tác động của quy luật giá trị
- Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường.
Điều tiết sản xuất tức là điều khiển, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các
ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
+ Nếu cung < cầu: giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có
lãi, bán chạy. Nếu Giá cả hàng hóa cao hơn giá trị sẽ làm cho mở rộng và
đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá cả của hàng hóa tăng
+ Nếu cung > cầu, hàng hóa sản xuất ra nhiều so với nhu cầu của thị
trường, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Vì
vậy, người sản xuất ngừng hoặc giảm sản xuất; nếu giá cả giảm thì cầu hàng hóa sẽ tăng. 3
+ Nếu cung = cầu: giá cả trùng hợp với giá trị. Do đó, nền kinh tế người
ta thường gọi là “bão hòa”.
- Điều tiết lưu thông là sự điều chỉnh một cách tự phát khối lượng hàng
hoá từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi
cung nhỏ hơn cầu, tạo ra mặt bằng giá cả xã hội.Giá trị hàng hoá mà thay
đổi ,thì những điều kiện làm cho tổng khối lượng hàng hoá có thể tiêu thụ
được cũng sẽ thay đổi .Nếu giá trị thị trường hạ thấp thì nói chung nhu cầu
xã hội sẽ mở rộng thêm và trong những giới hạn nhất định ,có thể thu hút
những khối lượng hàng hoá lớn hơn.
Ví dụ: Tại Hải Dương vào dịp hè lượng vải thiều rất dồi dào nhưng nếu
chỉ bán ở địa phương thì sẽ không thu được lợi nhuận cao vì giá thấp do
cung lớn hơn cầu. Do đó, tiểu thương và người nông dân có xu hướng vận
chuyển vải thiều đến các tỉnh thành khác, các quốc gia khác có cung vải
thiều nhỏ hơn cầu để bán được giá cao hơn, thu về lợi nhuận lớn hơn.
=> Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị dựa vào sự thay đổi của giá cả
hàng hóa trên thị trường. Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường
không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
- Thứ hai: Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất
lao động, làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể
sản xuất có tính độc lập trong quá trình sản xuất và vì vậy nên sự hảo tổn
lao động của các chủ thể cũng sẽ khác nhau, người sản xuất nào có hao phí
lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi
sẽ thu được lãi cao. Nhà sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn
hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thua lỗ. Để giành lợi thế trong cạnh
tranh, và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá
biệt của mình sao cho nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. 4
Muốn vậy, nhà sản xuất phải dùng các biện pháp để tối đa hoa hóa chi phí
sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tạo ra
cho mình những lợi thế cạnh tranh.
Ví dụ: Trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động, để hạ thấp hao phí
lao động cá biệt, các hãng điện thoại không ngừng đổi mới công nghệ, cải
tiến kỹ thuật, đổi mới phương thức quản lý… Điều này đã làm cho lực
lượng sản xuất phát triển, giá thành sản phẩm điện thoại ngày càng rẻ hơn,
chất lượng, tính năng vượt trội hơn. Hơn nữa, ngoài việc đổi mới kỹ thuật,
công nghệ sản xuất, dịch vụ chăm sóc, hậu mãi khách hàng cũng ngày càng tốt hơn.
- Thứ ba: Làm cho sự phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những
người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị
kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã
hội cần thiết, từ đó mà thu được nhiều lợi nhuận, họ trở thành người giàu.
Họ mở rộng thêm sản xuất, quy mô. Ngược lại những người không có được
các lợi thế cạnh tranh sẽ dần thua lỗ, trở thành người nghèo.
Nói tóm lại, ta thấy quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi
thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ;
vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng
đối với người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các
tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường. 5
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN: NGÀNH SẢN XUẤT MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM
Thị trường Việt Nam ngày càng mở rộng và sôi động với sự đa dạng của
nhiều chủng loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Trong đó, mỹ phẩm đang là
một ngành rất tiềm năng với sức phát triển vô cùng nhanh chóng và mạnh
mẽ. Bởi lẽ, ngành kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp, chăm sóc,
hoàn thiện bản thân của con người cũng theo đó mà tăng lên.
1. Thực tiễn ngành mỹ phẩm ở Việt Nam
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mỹ phẩm đã trở thành một thứ sản phẩm thiết yếu
của cuộc sống. Dường như ai ai cũng cần đến mỹ phẩm do mức sống ngày càng được
nâng cao, phụ nữ Việt càng gia tăng nhu cầu sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc sắc đẹp.
Theo dữ liệu từ Mintel – công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu có trụ sở tại London,
thị trường mỹ phẩm của Việt Nam đang có trị giá khoảng 2,3 tỷ USD. 6
Tổng quan tình hình thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2020-2021
Thống kê doanh thu thị trường mỹ phẩm Việt Nam qua từng năm, đơn vị triệu đô la
(Số liệu thống kê của trang Statista) 7
Theo thống kê của Q&ME cho thấy:
+ Thói quen người ta sử dụng mỹ phẩm sẽ khác nhau theo từng độ tuổi. Hơn phân
nửa số người từ 23 tuổi trở lên thường xuyên trang điểm khi đi làm hay đi học, đi
chơi hoặc tham dự các buổi tiệc.
+ Các sản phẩm chăm sóc da được dùng nhiều hơn, 60% những người trong độ tuổi
23 trở lên sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da hàng ngày.
+ Đối tượng không dùng trang điểm thường là những người trẻ, không biết cách
trang điểm hoặc không có thời gian để trang điểm.
+ Son môi và sửa rữa mặt là hai sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trong nhóm các
sản phẩm trang điểm và dưỡng da.
+ Các cửa hàng trong trung tâm thương mại và các cửa hàng bên ngoài của thương
hiệu là nơi mua sắm mỹ phẩm phổ biến nhất. Ngoài ra, các trang thương mại điện tử
cũng dần trở thành một phương thức quan trọng với 73% người tiêu dùng đã từng
mua sắm mỹ phẩm tại đây.
+ Chi tiêu cho mỹ phẩm tăng 10% trong nhóm những người sử dụng mỹ phẩm thường xuyên.
+ Do thói quen trang điểm với tần suất thường xuyên dẫn đến nhu cầu sản phẩm
chăm sóc da rất được quan tâm để cải thiện làn da và tránh những tác hại từ mỹ
phẩm. Và đối tượng khách hàng không dùng trang điểm không có nghĩa họ không
phải là khách hàng tiềm năng của sản phẩm chăm sóc da.
Thống kê chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm của TP Hồ Chí Minh (Dữ liệu của Q&ME) 8
Thống kê tần suất trang điểm của người Việt
Như những điều ta thấy trên, cùng với tốc độ tăng trưởng bình quân 20-30% một
năm, Việt Nam chính là thị trường màu mỡ cho các thương hiệu nước ngoài như Mỹ,
Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Anh… Chi nhánh cửa hàng của các nhãn hàng mỹ phẩm này
trải dài khắp ba miền, sản phẩm đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng. Đặc biệt, người
Việt Nam ưa thích nhất là mỹ phẩm Hàn Quốc khi thị phần sản phẩm đến từ các 9
thương hiệu của quốc gia này chiếm phần lớn nhất trong thị trường mỹ phẩm ở Việt
Nam (35%). Đây là điều dễ hiểu khi mỹ phẩm Hàn Quốc có chất lượng tốt, giá thành
phù hợp, có nhiều phân khúc sản phẩm, lại đa dạng về mẫu mã và thiết kế bao bì vô cùng đẹp mắt.
Mỹ phẩm Hàn Quốc
Ngoài Hàn Quốc, các nhãn hàng phương Tây như Lancome, Chanel, Dior…, các
nhãn hàng phương Đông như Shiseido, Shu Uemura, Laneige,… cũng đã khẳng định
được vị trí vững chắc. Các thương hiệu này liên tục ra mắt các sản phẩm mới với bao
bì, thiết kế bắt mắt. Đồng thời họ cũng tổ chức các chương trình tri ân khách hàng
thường xuyên. Thật không khó để bạn bắt gặp các gian hàng của Vichy, La Roche
Posay, Yves Rocher,… tổ chức khám da miễn phí, tư vấn sản phẩm cho người tiêu
dùng. Những hoạt động này lập tức đánh vào tâm lý thích đồ miễn phí của người
Việt, lôi kéo được sự chú ý của người tiêu dùng vào các sản phẩm của thương hiệu.
Vậy nên người Việt có thể không biết tới nhiều thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam,
nhưng mỹ phẩm ngoại họ lại rất rành! Đây là một điều rất đáng tiếc.
Vậy thị trường mỹ phẩm nội địa Việt Nam đang ở đâu trong sự phát triển nhanh
chóng kia? Khi các nhà đầu tư nước ngoài đang dốc vốn đầu tư vào Việt Nam với
nhiều dự án và kế hoạch trong tương lai thì nhiều nhãn hàng nội địa Việt Nam vẫn
còn đang chật vật tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Thị phần tiêu thụ của
các thương hiệu nôị địa đang bị thu hẹp đáng kể. Theo thống kê, thị trường mỹ phẩm
Việt Nam có giá trị 2.35 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018, trong đó thương hiệu nội điạ chỉ 10
chiếm 10% với một số ít nhãn hàng như Mỹ phẩm Sài Gòn, Thorakao, … Người tiêu
dùng chủ yếu tiêu tiền vào các thương hiệu, sản phẩm nhập khẩu như Hàn Quốc
(35%), Singrapore (15%), Nhật (11%), Pháp (6%), Mỹ (6%), … theo dữ liệu của UN- Comtrade.
Các công ty mỹ phẩm Việt Nam, với 10% thị phần, hầu hết chỉ có thể bán sản phẩm ở
phân khúc thị trường giá rẻ và xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường lân cận.
90% các công ty Việt Nam làm đại lý bán hàng cho các thương hiệu nước ngoài. Tại
các trung tâm mua sắm, các sản phẩm sản xuất từ nước ngoài đang chiếm ưu thế. Ví
dụ như Mỹ Phẩm Sài Gòn, một công ty do Việt Nam sở hữu, chủ yếu bán sản phẩm ở
khu vực nông thôn và các chợ truyền thống. Khoảng 500.000 chai nước hoa được bán
ra trong một năm với giá 60.000 đồng/chai 50 ml. Việc xuất khẩu sản phẩm này sang
Campuchia, Lào và Thái Lan mang lại 40% tổng doanh thu. Tuy nhiên, đến nay, sản
phẩm của hãng vẫn chưa có mặt trong các trung tâm thương mại. Tương tự, Lan Hao-
Thorakao báo cáo tốc độ tăng trưởng doanh thu 30% từ thị trường nội địa, nhưng vẫn
chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu.
Vậy nguyên nhận của sự yếu thế này là do đâu? Phó Chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu -
Hương liệu - Mỹ phẩm Nguyễn Văn Minh đã chỉ ra một số nguyên nhân đằng sau
việc này: “Các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà chưa
chú trọng đến bao bì, thiết kế và tiếp thị. Ngoài ra, một số thương hiệu Việt Nam
nhắm đến thị trường xuất khẩu và không chi tiền cho quảng cáo tại Việt Nam. Do đó,
các sản phẩm của họ vẫn chưa được khách hàng Việt Nam biết đến. Còn người Việt
Nam có thu nhập cao thì chuộng hàng ngoại hơn”. Có thể chất lượng sản phẩm giữa
mỹ phẩm Việt Nam và nước ngoài không có nhiều chênh lệch, nhưng bao bì không
đẹp mắt đã khiến mỹ phẩm Việt Nam nhanh chóng bị khách hàng “ghẻ lạnh”. Cùng
một sản phẩm kem dưỡng da, mỹ phẩm Hàn Quốc có các loại bao bì từ nhí nhảnh, dễ
thương đến đơn giản, sang trọng. Điều này đã tạo ưu thế cho mỹ phẩm nước bạn
chiếm thị phần lớn. Các hãng nước ngoài họ đầu tư không chỉ nội dung bên trong mà
còn bao bì bên ngoài thu hút người mua. Họ đặc biệt tập trung vào quảng cáo đánh
vào tâm lí đối tượng mà họ nhắm tới bởi việc thiết kế bao bì sản phẩm để gia tăng giá 11
trị cho thương hiệu cũng quan trọng không kém chất lượng sản phẩm. Ví dụ như Mỹ
phẩm Ngọc Lan bác sĩ Khuông, hẳn là người tiêu dùng sẽ cảm thấy sến khi lấy hình
tượng cô Lan khá đứng tuổi để làm hình tượng cho sản phẩm. Song các doanh
nghiệpkhông tận dụng hết các kênh quảng bá. Điều đó khiến cho sản phẩm không
tiếp cận được người tiêu dùng.
Hình ảnh bao bì Mỹ phẩm Ngọc Lan
Bên cạnh đó, hiện nay các nhà sản xuất Việt Nam phải nhập hầu hết nguyên liệu đầu
vào, ví dụ như hóa chất từ Đức và tinh dầu từ Pháp. Họ chủ yếu làm công việc chuẩn
bị và bán hàng. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa biết tận
dụng triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có. Điều này cũng là lý do của sự hạn
chế trong phân khúc, phân loại, đa dạng sản phẩm của các doanh nghiệp.
Mặt khác, vấn đề chất lượng cũng là một điều đáng bàn đến. Mỹ phẩm kém chất
lượng hiện nay vãn đang tràn lan trên thị trường. Điển hình là vấn nạn “kem trộn”,
đây là hiện tượng quá phổ biến trong thi trường mỹ phẩm Việt. Làn sóng kem trộn đã
có từ rất nhiều năm nay, trải dài từ các doanh nghiệp lớn đến các thương nhân nhỏ lẻ.
Hình thức bán hàng, quảng cáo có khi còn bài bản hơn cả các doanh nghiệp mỹ phẩm
chính thống. Từ quảng cáo trên khắp các trang mạng, livestream bán hàng,… thậm
chí nhiều người nổi tiếng vì tư lợi đã không ngần ngại tiếp tay pr cho các sản phẩm
độc hại này. Bên cạnh đó, việc kiểm tra xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu mỹ phẩm tại
Việt Nam còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng mỹ phẩm giả, kém chất lượng và hoá 12
chất cấm bày bán tràn lan ra thị trường. Nhiều doanh nghiệp không có giấy phép
cũng lách luật sản xuất mỹ phẩm.
Mỹ phẩm giả, kem trộn
Những hạn chế về mặt quy mô doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, vốn đầu tư ít ỏi
cũng là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp Việt. Trong khi đó, để có thể có được
những sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại, thì các doanh nghiệp
trong nước cần có đủ tài nguyên cũng như tài chính. Phải có dây chuyền tiên tiến, vốn
đầu tư mạnh thì mới có thể biến các nguyên liệu thô thành một sản phẩm cao cấp. Mà
những vấn đề trên cũng không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.
Có thể thấy rằng, các vấn đề nêu trên đã gây gây ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin tiêu
dùng của người Việt. Thực tế này kéo theo hệ quả dòng sản phẩm mỹ phẩm nội có uy
tín và thương hiệu, thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng tại Việt Nam đã khiêm
tốn lại ngày càng teo tóp hơn. Vậy, chúng ta nên làm gì để cải thiện các vấn đề trên? 13 2. Giải pháp
Để có thể tồn tại, đứng vững được cũng như là không để bị thua lỗ trên thị trường
cạnh tranh khốc liệt này, đầu tiên nhà sản xuất phải nắm rõ được tình hình cung-cầu
về hàng hoá mà họ đang sản xuất. Một điều hiển nhiên là nếu như có những dấu hiệu
về việc hàng hoá đó có thể đang hoặc sẽ dư cung so với nhu cầu xã hội, tức là giá cả
hàng hoá thấp hơn giá trị, thì lựa chọn tiếp tục sản xuất hàng hoá đó là một sai lầm
ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Muốn hàng hoá,
dịch vụ của mình sinh lãi, thì nhà sản xuất phải đảm bảo rằng giá cả của nó phải cao
hơn giá trị, hay ít nhất phải bằng với giá trị. Như thế thì doanh nghiệp mới có đủ khả
năng để bù lỗ, hoà vốn hay thuận lợi hơn là có thể mở rộng sản xuất để cung ứng
thêm hàng hoá ra thị trường nếu hàng đó đang khan hiếm. Đây là cách để nhà sản
xuất điều tiết quá trình sản xuất của mình.
Dựa theo quy luật giá trị, ta thấy các doanh nghiệp nên phân ra nhiều phân khúc sản
phẩm, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hơn là tập trung vào một cái duy nhất. Điều
này vừa giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực, vừa cho người tiêu dùng
nhiều lựa chọn hơn khi mua sắm.
Thứ hai, doanh nghiệp phải nhìn ra được dòng chảy của hàng hoá. Quy luật giá trị đã
phát biểu rằng hàng hoá được điều tiết từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao và
từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Nhà sản xuất cần nắm được lưu
thông hàng hoá, hiểu được hàng hoá, dịch vụ mà mình đang cung cấp đang khan
hiếm ở nơi nào, dư thừa ở nơi nào, rồi điều chỉnh nguồn cung của mình cho phù hợp
với từng thị trường cụ thể, hoặc có thể xem xét sản xuất mặt hàng nào đang khan
hiếm và ngừng sản xuất hàng hoá đang có hiện tượng dư thừa. Hơn nữa, nếu thành
công trong việc điều tiết sản xuất và cung cấp hàng hoá, nhà sản xuất sẽ nằm ở thế
chủ động vì họ có thể cân bằng cung cầu hàng hoá, phân phối lại thu nhập giữa các
thị trường, thậm chí điều chỉnh sức mua của thị trường. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi cho
doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn và chiếm lĩnh thị trường mà mình đang hướng 14
đến. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ thị trường và cả người tiêu dùng.
Ví dụ như thị trường ở TP Hồ Chí Minh với mật độ dân đông thu nhập cao theo ghi
nhận ta thấy lượng mua sắm sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm ở đây là rất cao. Vậy
nên nếu một doanh nghiệp chọn nơi đây làm thị trường mục tiêu, cơ hội làm ăn rất
lớn nhưng bên cạnh đó thì sức cạnh tranh từ các doanh nghiệp bên ngoài cũng rất
cao. Một ví dụ khác về thói quen tiêu dùng, hiện nay, mua sắm online đang rất được
ưa chuộng. Người Việt càng ngày càng sử dụng các trang mua bán điện tử nhiều hơn
đặc biệt là những người từ 16-22 tuổi đối với mỹ phẩm khiến cho chi tiêu cho ngành
này cũng tăng. Vì thế các doanh nghiệp nên biết tận dụng các trang thương mại cũng
như mạng xã hội để bán và quảng bá sản phẩm.
Song bên cạnh đó phải thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất và tăng năng
suất lao động. Nếu hàng hoá, dịch vụ được sản xuất qua nhiều quá trình rườm rà,
phức tạpquá mức cần thiết, cộng thêm công nghệ sản xuất yếu kém, lạc hậu thì năng
suất sẽrất thấp, và chi phí bỏ ra để sản xuất cũng sẽ bị nâng lên rất cao. Kế đó, giá cả
của hàng hoá cũng phải được nâng lên cao để có thể bù lại chi phí sản xuất. Kết quả
là doanh nghiệp sẽ gặp bất lợi, thậm chí thua lỗ, vì giá cả hàng hoá quá cao thì sẽ rất
khó cạnh tranh với các đối thủ khác cũng như thu hút người tiêu dùng. Vốn dĩ, để bán
được hàng hoá và dịch vụ đã khó, nay với giá cả cao “ngất ngưởng” thì thất bại trên
thị trường, hay phải phá sản gần như là chắc chắn. Vì vậy, để thu được lợi nhuận, nhà
sản xuất phải tìm mọi cách để cải thiện khâu sản xuất của mình, làm sao cho giá trị cá
biệt hàng hoá luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Giải pháp cho vấn đề này có thể
là việc đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, áp dụng những công nghệ mới hơn, tiên
tiến hơn, đổi mới phương pháp quản trị vận hành… Thêm vào đó, để hàng hoá dịch
vụ được biết đến rộng rãi và tiêu thụ mạnh mẽ, doanh nghiệp nên tăng chất lượng
phục vụ, đẩy mạnh quảng cáo và xúc tiến bán hàng… 15 16 III. KẾT LUẬN
Quy luật giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế thị trường, nó
là quy luật kinh tế căn bản chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường. Sự tác
động của quy luật giá trị một mặt thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác gây
ra các hệ quả tiêu cực… Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta giai đoạn hiện nay, quy luật giá trị đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy
nhiên có phát huy được các mặt tích cực, đẩy lùi các mặt tiêu cực còn là một vấn đề
phụ thuộc nhiều vào vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước và nhận thức của mỗi doanh
nghiệp nói chung và công dân nói riêng. Có thể kết luận rằng, nếu ta nắm rõ quy luật
giá trị và biết vận dụng nó đúng cách, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình sản
xuất, lưu thông hàng hóa. 17 Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin. Xuất bản năm 2019
2. Slide học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin của trường Đại học Kinh tế quốc dân
3. Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam 2020
4. Báo cáo xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm Việt Nam 2021
5. Báo cáo thị trường mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam năm 2021
6. https://kinhdoanhthongminh.net/thi-truong-my-pham-1646903926
7. https://mekoong.vn/thi-truong-my-pham-viet-nam-1640678302/ 18