-
Thông tin
-
Quiz
Quy luật mâu thuẫn - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Quy luật mâu thuẫn - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: QUY LUẬT MÂU THUẪN
( QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA
CÁC MẶT ĐỐI LẬP ) Nhóm 4 – Lớp 01
Nguyễn Mai Linh (Nhóm trưởng) - 11223595
Trần Thị Thu Hà - 11221990
Nguyễn Ánh Ngọc - 11224688
Nguyễn Thanh Vân - 11226860 Trịnh Thanh Mai - 11224093 Lê Hoàng Minh - 11224190 HÀ NỘI – 2023 1 MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT
CHUNG…………………………………………………………….03
II. NỘI DUNG………………………………………………………………………..03
1. Các khái niệm…………………………………………………………………..03
2. Tính chất của mâu thuẫn……………………………………………………… 04 2.1.
Tính khách quan……………………………………………………....04 2.2.
Tính phổ biến………………………………………………………….04 2.3.
Tính đa dạng, phong phú……………………………………………..05
3. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập……………………… 07
III. Ý NGHĨA QUY LUẬT MÂU THUẪN………………………………………… 09 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt
nhân của phép biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng
nhất của phép biện chứng duy vật, đó là vấn đề nguyên nhân, động lực của mọi quá
trình vận động và phát triển. Ta có thể hiểu rằng trong mỗi sự vật, hiện tượng hoặc quá
trình luôn chứa đựng những mặt đối lập, tạo thành những mâu thuẫn bên trong bản
thân sự vật, hiện tượng đó. Sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguồn
gốc tạo nên sự vận động và phát triển, dẫn đến cái mới ra đời và thay thế cái cũ.
Theo V.I. Lênin, “có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự
thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng…”
Ví dụ (Thanh Vân): Bạn X có mâu thuẫn về sự thiếu hụt về tài chính và mong
muốn được mua sắm thỏa thích. Khi mâu thuẫn này phát triển tới mức bạn X cảm thấy
không thỏa mãn nhu cầu nếu không được mua sắm, bạn X sẽ phải học thêm ngoại ngữ,
kỹ năng chuyên ngành để nâng cao thu nhập tài chính của bản thân. Khi tài chính ổn
định hơn, mâu thuẫn đã được giải quyết. II. NỘI DUNG 1. Các khái niệm
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ các bộ phận, các thuộc tính... có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng đồng thời tồn tại khách quan trong mỗi sự vật,
hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. 3
Ví dụ (Thanh Mai): Quá trình quang hợp và hô hấp trong cây cối, điện tích âm
và điện tích dương trong một nguyên tử, mặt sản xuất và mặt tiêu dùng trong mọi hoạt động kinh tế…
Mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu thuẫn) là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ,
tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa
chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau.
Ví dụ (Thanh Vân): Trong cơ thể của ta, hệ tiêu hóa có hoạt động ăn và hoạt
động bài tiết đối lập nhau. Mặc dù chúng đối lập nhau về cơ chế (hoạt động ăn thể hiện
tính chất hấp thụ dinh dưỡng và hoạt động bài tiết thì loại bỏ chất thải không được cơ
thể hấp thụ), nhưng lại không thể tách rời nhau và phụ thuộc vào nhau. Là cần thiết đối
với cơ thể trong duy trì sự sống.
2. Tính chất của mâu thuẫn
2.1. Tính khách quan
Mâu thuẫn mang tính khách quan: là hiện tượng vốn có trong bản thân sự vật,
hiện tượng, do vậy tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người. Ngay cả mâu thuẫn
xã hội cũng phát sinh và tồn tại khách quan.
2.2. Tính phổ biến
Mâu thuẫn mang tính phổ biến: tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng, có mâu
thuẫn trong tự nhiên, mâu thuẫn trong xã hội và trong tư duy.
+ Trong tự nhiên: cơ thể mỗi sinh vật luôn có mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa, nếu
mâu thuẫn mất đi thì sinh vật sẽ chết. Nguyên tử bao hàm mâu thuẫn giữa điện tích âm
và điện tích dương, làm cho nguyên tử vận động. Thế giới sinh vật có thiên địch, làm
phát sinh cuộc đấu tranh sinh tồn. Ăngghen cho rằng vận động cũng là một mâu thuẫn,
vì sự vật lúc ở nơi này, lúc ở nơi khác. Bản thân sự sống cũng là một mâu thuẫn, vì
trong sự sống đã bao hàm cái chết.
Giải thích mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa:
Đồng hóa: là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp
đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng. 4
Dị hóa: là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa, dị hóa cung cấp năng lượng cho
đồng hóa. Nếu không có đồng hóa sẽ không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược
lại nếu không có dị hóa sẽ không có năng lượng để đồng hóa hoạt động. Đồng
hóa và dị hóa cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một trong hai quá
trình thì sự sống không tồn tại.
Nếu mâu thuẫn mất đi thì cơ thể sẽ chết vì mọi hoạt động sống của cơ thể đều
cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu
không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.
+ Trong xã hội có các mâu thuẫn giữa: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; các giai
cấp, lực lượng, đảng phái; cá nhân và xã hội, quốc gia với quốc gia, kinh tế và chính
trị, nông thôn và thành thị;…
+ Trong tư duy có mâu thuẫn giữa chân lý và sai lầm, giữa khoa học và tôn giáo; mâu
thuẫn giữa hệ tư tưởng này với hệ tư tưởng khác (xung đột ý thức hệ), giữa nền văn
minh này với nền văn minh khác. Giáo dục là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa cái
đã biết và cái chưa biết, là quá trình tìm tòi chân lý để đi đến các giá trị chân, thiện, mỹ.
2.3. Tính đa dạng, phong phú
Mâu thuẫn mang tính đa dạng, phong phú: phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt
đối lập, vào điều kiện mà trong đó sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập triển khai,
vào trình độ tổ chức của sự vật, hiện tượng mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
+ Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn cơ bản và ko cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản: tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng;
quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong.
Mâu thuẫn không cơ bản: đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ quy định
sự vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu
sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản. Ví dụ (Hoàng Minh): 5
Mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB: đây là mâu thuẫn cơ bản
bao trùm và xuyên suốt thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi thế giới, được
mở đầu bằng thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười.
Mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc
với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Hiện nay mâu thuẫn này dần
chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển với các nước đế quốc phát triển.
+ Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng trong mỗi giai đoạn nhất định có mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật,
hiện tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng một
giai đoạn đó của quá trình phát triển. Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu sẽ tạo điều
kiện để giải quyết các mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu với mâu thuẫn thứ yếu chỉ là tương đối, tùy theo
từng hoàn cảnh cụ thể để xác định mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Ví dụ (Thu Hà): Ở nước ta, trong giai đoạn 1930-1945, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai là mâu thuẫn chủ yếu => Đây là mâu
thuẫn nổi lên hàng đầu và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Cũng ở
nước ta, trong giai đoạn 1930-1945 thì mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản là mâu thuẫn thứ yếu => Bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
+ Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng, có mâu thuẫn
bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng…
đối lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng; có vai trò quy định trực tiếp
quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
với nhau; tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng, nhưng
phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng. 6
Ví dụ (Thanh Vân): Xem xét trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn nội bộ nền kinh tế của
ta là mâu thuẫn bên trong. Còn mâu thuẫn giữa kinh tế nước ta và các nước khác trên
thị trường quốc tế là mâu thuẫn bên ngoài. (Nhưng khi ta xét phạm vi quốc tế thì mâu
thuẫn giữa kinh tế các nước là mâu thuẫn bên trong).
+ Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các
giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và
mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng,
xu hướng xã hội… có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực
lượng, xu hướng xã hội… có lợi ích cơ bản không đối lập nhau, dẫn đến mâu
thuẫn cục bộ, tạm thời. Ví dụ (Ánh Ngọc):
Mâu thuẫn đối kháng: Mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Nô lệ chiếm số lượng lớn trong xã hội, có địa vị vô cùng thấp kém, bị mất
quyền con người và quyền tự do, bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô. Chủ
nô chiếm thiểu số trong xã hội, nắm trong tay mọi tư liệu sản xuất và nắm
quyền lực về chính trị, có quyền tuyệt đối đối với nô lệ: khai thác bóc lột sức
lao động, đánh đập, đem bán, tặng cho, bỏ đói hay giết chết…
Mâu thuẫn đối kháng ở đây là chủ nô muốn duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ để
áp bức, bóc lột nô lệ. Còn nô lệ muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào chủ nô, muốn
có được quyền tự do, quyền con người thì phải đấu tranh xóa bỏ chế độ chiếm
hữu nô lệ. Vì vậy, nhiều cuộc đấu tranh, khởi nghĩa của nô lệ lần lượt nổ ra từ
hình thức đơn giản, tự phát đến những cuộc khởi nghĩa vũ trang với quy mô lớn.
Mâu thuẫn không đối kháng: Trong kế hoạch quy hoạch đô thị của Sở kế hoạch
và đầu tư cùng HĐND, UBND Tỉnh, người dân trong vùng quy hoạch sẽ phải di
dời nơi ở để dành đất cho việc quy hoạch xây dựng đường cao tốc, đại diện cơ
quan được giao nhiệm vụ đi thông báo và đàm phán giải quyết với người dân. 7
Từ đây nảy sinh mâu thuẫn giữa vấn đề di dời để quy hoạch và vấn đề người
dân muốn giữ lại cuộc sống lâu nay không muốn thay đổi.
3. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh
lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng. Khi mâu thuẫn
giữa các mặt đối lập trở nên gay gắt, đến một mức độ nhất định, chúng sẽ bài trừ,
chuyển hoá lẫn nhau để mâu thuẫn được giải quyết, dẫn đến sự phát triển. Khi mâu
thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới sẽ được hình thành, và quá trình chuyển hoá, tác động
giữa các mặt đối lập sẽ lại tiếp diễn, làm cho sự vật luôn luôn vận động và phát triển.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa
chúng và được thể hiện ở việc:
Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho
nhau tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia.
Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối
lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau. Do sự đồng nhất này mà trong nhiều
trường hợp, khi mâu thuẫn xuất hiện và tác động ở điều kiện phù hợp, các mặt
đối lập chuyển hoá vào nhau.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại
theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó không tách rời sự
khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn.
So với đấu tranh giữa các mặt đối lập thì sự thống nhất có tính tạm thời, tương
đối, có điều kiện, nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương
đối của sự vật, hiện tượng. Còn sự đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá
vỡ sự ổn định tương đối của chúng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng. Tính
tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động, phát triển diễn ra không ngừng
của sự vật, hiện tượng. Về vấn đề này, khi chú ý nhiều hơn đến tính tuyệt đối của “đấu
tranh”, V.I. Lênin đã viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. 8
Tóm lại, nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là:
Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực lượng... đối lập
nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho
cái cũ mất đi và cái mới ra đời.
Ví dụ (Thanh Mai): Trong cơ thể con người có hai quá trình đồng hoá và dị hoá
tồn tại thống nhất, phụ thuộc vào nhau nhưng lại đối lập nhau. Quá trình đồng hoá
tổng hợp các thành phần nhỏ, đơn giản, tạo nên các phân tử lớn, phức tạp để tích luỹ
năng lượng. Quá trình dị hoá phân giải các phân tử lớn, phức tạp thành các phân tử
nhỏ, đơn giản hơn để giải phóng năng lượng cho hoạt động sống. Nhờ có hai quá trình
này, cơ thể con người mới từ từ từng ngày phát triển.
III. Ý NGHĨA QUY LUẬT MÂU THUẪN
Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến (mâu thuẫn là nguồn gốc động
lực của sự vận động phát triển nằm trong chính sự vật hiện tượng. Vì vậy, nó là hiện
tượng khách quan, nhưng cũng phổ biến vì nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi thời kỳ).
Ví dụ (Mai Linh): Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Phải biết phát hiện mâu thuẫn (phát hiện những mặt đối lập) và giải quyết mâu
thuẫn (bằng cách đấu tranh của các mặt đối lập), (giải quyết mâu thuẫn cần có lực
lượng, phương thức, phương tiện), không được điều hòa mâu thuẫn mà phải xác định
đúng phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn; chống lại biểu
hiện sai lầm, nóng vội, chủ quan duy ý chí và trì trệ bảo thủ trong việc giải quyết mâu thuẫn.
Ví dụ (Mai Linh): Giới trẻ ngày nay sau khi ra trường, bắt đầu đi làm và thấy
bản thân không hợp với công ty và xảy ra mâu thuẫn dẫn đến việc chán nản rồi chuyển
đến nơi làm việc khác (biểu hiện của lảng tránh mâu thuẫn). Nhưng sau đó lại thấy
mâu thuẫn ở nơi mới còn căng thẳng hơn. 9
=> Không được né tránh mâu thuẫn, phải giải quyết mâu thuẫn.
Ví dụ (Mai Linh): Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản trong chủ nghĩa tư
bản bằng cách đấu tranh, cách mạng xã hội Chủ nghĩa (phương thức) thông qua bạo
lực cách mạng, đấu tranh chính trị và khởi nghĩa giành chính quyền (phương tiện) và
lực lượng là nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác với lãnh đạo là Đảng
Cộng Sản. Từ đấy mới giải quyết được mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, xóa bỏ được
chế độ tư bản, xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Giáo trình Triết học Mác - Lênin ( Dành cho bậc đại
học hệ không chuyên lý luận chính trị )”.
2. Trường ĐH Hà Nội ( Khoa giáo dục chính trị ), “Bài giảng và bài tập Triết học Mác - Lênin”. STT Tên Thành Viên Công Việc 1 Nguyễn Mai Linh 2 Trịnh Thanh Mai Nội Dung 3 Nguyễn Ánh Ngọc 4 Lê Hoàng Minh Kỹ Thuật 5 Nguyễn Thanh Vân 6 Trần Thị Thu Hà Thuyết Trình 10