-
Thông tin
-
Quiz
Quy luật sản xuất phù hợp với tính chất và trình độphát triển của LLSX và sự vận dụng trong quá trìnhxây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Quy luật sản xuất phù hợp với tính chất và trình độphát triển của LLSX và sự vận dụng trong quá trìnhxây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
……..…...0O0………….. BÀI TẬP LỚN
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề bài: Quy luật SX phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của LLSX và sự vận dụng trong quá trình
xây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Họ tên SV : Đỗ Hoàng Tùng
Mã SV : 11226726
Lớp : Triết học Mác – Lênin(122)_43 Khoá : 64
Giáo viên HD : TS. Lê Ngọc Thông Hà Nội – tháng 1/2023 MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................3
I.Nội dung quy luật................................................................................................4
1.1.Các khái niệm cơ bản.....................................................................................4
1.1.1.Lực lượng sản xuất...................................................................................4
1.1.2. Quan hệ sản xuất.....................................................................................5
1.2.Mối quan hệ biện chứng.................................................................................6
1.2.1.Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển dưới ảnh
hưởng quyết định của lực lượng sản xuất.......................................................6
1.2.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. 8
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận...........................................................................8
II. Sự vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay.........9
2.1. Khái quát chung............................................................................................9
2.2. Quá trình phát triển theo định hướng XHCN ở VN..................................9
2.2.1 Nền kinh tế trong thời kì trước đổi mới ( Trước 1896 )........................9
2.2.2 Nền kinh tế trong thời kì đổi mới ( Sau 1896 ).....................................10
2.2.2.1 Những vấn đề lí luận mới....................................................................10
2.2.2.2 Những vấn đề thực tiễn mới...............................................................12
2.3. Một số định hướng giải pháp phát triển....................................................14
KẾT LUẬN..........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................15 2 LỜI MỞ ĐẦU
Lao động sản xuất là cơ sở tồn tại và phát triển của con người. Trong quá
trình lao động và sản xuất, con người vừa khám phá và vận dụng những thuộc
tính của nó để phục vụ lợi ích của mình, nhưng cũng từ đó mà phát sinh ra nhiều
những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích khi các giai tầng mới liên tục xuất hiện.
Nhận thức được sự vận động phát triển ấy, Triết học Mác-Lênin đã đề cập một
cách đầy đủ mọi mặt của đời sống xã hội, cũng như giải quyết được những mẫu
thuân nảy sinh trong quá trình ấy.Và như là một điều tất yếu, quan hệ kinh tế- một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, đã được Triết học Mác-Lênin
nghiên cứu, thể hiện một cách đầy đủ qua quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Từ quy luật này, người lao động đã đóng một vai trò quyết định trong quá
trình sản xuất. Họ sử dụng sức lực, cơ bắp và trí lực, tri thức, kỹ năng để tạo ra
của cải nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình. Đặc biệt yếu tố trí lực ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này
cũng như quy luật vận động của nền văn minh xã hội ở Việt Nam, em quyết định
chọn đề tài tiểu luận “Quy luật sản xuất phù hợp với tích chất trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế
ở Việt Nam hiện nay”. Từ đó thể hiện quan điểm của bản thân em cũng như giúp
cho mọi nguời hiểu rõ hơn về đường lối phát triển kinh tế và xây dựng nhà nước
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Mặc dù em đã cố gắng tìm tòi với tinh thần trách nhiệm, song do mới tiếp xúc
với triết học, kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong cô chủ nhiệm bộ môn cùng các bạn đọc góp ý bổ sung để em
có thể hoàn thiện thêm kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! 3 I.Nội dung quy luật
1.1.Các khái niệm cơ bản
- Phương thức sản xuất là cách thức mà con người thực hiện trong quá trình sản
xuất ra của cải vật chất ở những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội loài người.
- Trong quá trình sản xuất của mình, con người có những cách thức sản xuất ra
những của cải vật chất khác nhau. Chính sự khác nhau ấy đã tạo ra những đặc
trưng riêng có cho mỗi kiểu xã hội nhất định (xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội
chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội xã hội chủ
nghĩa…). Khi nghiên cứu xã hội loài người, C.Mác đã bắt đầu từ chính quá trình
sản xuất ấy qua những phương thức sản xuất kế tiếp nhau.
- Phương thức sản xuất bao gồm hai mối quan hệ cơ bản: con người quan hệ với
giới tự nhiên, gọi là lực lượng sản xuất và con người quan hệ với nhau, gọi là
quan hệ sản xuất. Vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là gì?
1.1.1.Lực lượng sản xuất
a. Định nghĩa: là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong
quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên
của con người. Lực lượng sản xuất là thước đo quan trọng nhất của sự tiến bộ xã hội. b.Kết cấu của LLSX:
– LLSX là sự thống nhất của hai yếu tố là người lao động và tư liệu sản xuất.
+ Người lao động (sức lao động): toàn bộ năng lực và trí tuệ của con người thông
qua tư liệu lao động được kết tinh vào sản phẩm phụ thuộc vào trình độ, kinh
nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kết hợp với các yếu tố đạo đức, tâm lý, khoa
học … biết sử dụng TLSX để tạo ra của cải vật chất. Lênin nói “Lực lượng sản
xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”
+ Tư liệu sản xuất: là toàn bộ điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất.
Nó bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động.
· Đối tượng lao động: không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ là một bộ phận
của giới tự nhiên được con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất. Đối
tượng lao động gồm 2 dạng: dạng tự nhiên sẵn có và dạng nhân tạo
· Tư liệu lao động: là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt dưới mình
với đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm 2 bộ phận: công cụ lao động và phương tiện lao động: 4
§ Công cụ lao động là vật nối trung gian giữa người và tư liệu lao động. Theo
Ănghen “Công cụ lao động là khí quan của bộ óc người, là tri thức được vật thể
hóa có tác dụng nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh trí tuệ cho con người”
§ Phương tiện lao động (xe, nhà kho): Trong các yếu tố này không thể thiếu
người lao động. Người lao động là nhân tố chủ quan hàng đầu của LLSX. Hơn
thế nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao
động trí tuệ. Khi con người tiến hành lao động sản xuất thì công cụ lao động là
yếu tố quan trọng nhất,đông nhất. Tóm lại, trình độ của công cụ lao động là
thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
Kết luận: Người lao động với tư cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất xã
hội phải là người có thể lực, có tri thức văn hóa, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cao, có kinh nghiệm và thói quen tốt, phẩm chất tư cách lành mạnh, lương tâm
nghề nghiệp và trách nhiệm cao trong công việc. Trước đây, do chưa chú trọng
đúng mức đến vụ trí của người lao động, chúng ta chưa biết khai thác phát huy
mọi sức mạnh của nhân tố con người.
1.1.2. Quan hệ sản xuất
a. Khái niệm: là sự biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
– Quan hệ sản xuất về lĩnh vực đời sống vật chất xã hội do đó nó mang tính khách quan
– Mỗi loại QHSX đặc trưng cho một hình thái kinh tế- xã hội
– Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng sự hình thành và phát triển một
cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí con người.
b.Kết cấu quan hệ sản xuất:
Quan hệ sản xuất bao gồm:
–Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ
yếu (gọi tắt là quan hệ sở hữu).
+ Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi
hoạt động cho nhau (gọi tắt là quan hệ tổ chức, quản lý).
+ Quan hệ giữa người với người trong phân phối, lưu thông sản phẩm làm ra (gọi
tắt là quan hệ phân phối lưu thông). 5
=> 3 mặt của QHSX có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau, trong
đó quan hệ sở hữu đối với TLSX là quan trọng nhất. Nó quyết định và chi phối
tới tất cả các quan hệ khác. Mác nói “Trong mối quan hệ này thì quan hệ sản
xuất là quan trọng nhất nhưng QH sở hữu này không phải đơn giản mà có được”
1.2.Mối quan hệ biện chứng
· Tính chất của LLSX: là tính chất của TLSX và của người lao động. Nền SX đó
bằng thủ công cá thể hoặc bằng máy móc tập thể, thể hiện là sự đòi hỏi phân
công lao động trong nền sản xuất.
· Trình độ của LLSX: được biểu hiện ở trình độ công cụ lao động cộng với trình
độ tổ chức lao động xã hội
+ Trình độ ứng dụng khoa học và sản xuất
+ Kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người
+ Trình độ phân công lao động
=> Sự tác động lẫn nhau giữa LLSX và QHSX biểu hiện thành một mối quan
hệ biện chứng. Mối quan hệ đó lại biểu hiện thành quy luật cơ bản nhất của sự
vận động của đời sống xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.Quy luật đó
được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
1.2.1.Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển dưới ảnh
hưởng quyết định của lực lượng sản xuất
– Lực lượng sản xuất là thành tố động nhất, cách mạng nhất, là nội
dung của phương thức sản xuất. Còn
quan hệ sản xuất là thành tố tương đối ổn
định, là hình thức xã hội của phương thức sản xuất. Trong mối quan hệ đó, nội
dung quyết định hình thức,tức là lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
– Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi và ngày càng
tiến bộ hơn. Xét đến cùng, sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi
của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Do vậy, lực lượng sản
xuất có vai trò quyết định đối với phương thức sản xuất, buộc quan hệ sản
xuất phải hình thành, biến đổi và phát triển phù hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất.
– Nội dung đó thể hiện:
+ Trình độ của lực lượng sản xuất ở một giai đoạn lịch sử nhất định là trình độ,
khả năng chinh phục tự nhiên của con người ở giai đoạn đó. Trình độ đó thể
hiện ở một số điểm sau: 6
Trình độ của công cụ lao động;
Trình độ tổ chức, phân công lao động xã hội;
Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất;
Kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người.
=> Rõ ràng cả ba mặt của quan hệ sản xuất phải phụ thuộc và phù hợp với các
trình độ nêu trên để đảm bảo phương thức sản xuất được vận hành hiệu quả.
+ Tính chất của lực lượng sản xuất là khái niệm thể hiện đặc điểm, quy mô
đặc trưng của lực lượng sản xuất ở một phương thức sản xuất nhất định.Khi
công cụ lao động chỉ ở trình độ thủ công, lực lượng sản xuất chủ yếu mang tính
cá nhân. Còn khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khi hóa, tự động hóa, hoặc “inter-
net hóa” như hiện nay, lực lượng sản xuất đòi hỏi sự hợp tác xã hội mang tính
chất rộng rãi trên cơ sở chuyên môn hóa, thậm chí là sự hợp tác mang tính toàn
cầu. Trên thực tế, tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách biệt nhau.
– Như thế, quan hệ sản xuất luôn được lực lượng sản xuất thúc đẩy đến trạng
thái phù hợp với lực lượng sản xuất. Đó là trạng thái mà trong đó quan hệ sản
xuất là hình thức phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất. Nghĩa là, trạng thái
mà ở đó các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất tạo ra dư địa đầy đủ cho lực
lượng sản xuất phát triển. Trong trạng thái ấy, cả ba mặt của quan hệ sản
xuất thích ứng với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tối
ưu cho việc sử dụng, kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất. Khi đó, lực
lượng sản xuất sẽ có điều kiện để phát triển hết khả năng của nó.
– Tuy nhiên, trạng thái phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất sẽ
không đứng yên một chỗ mà sẽ dần biến đổi đến trạng thái mâu thuẫn giữa quan
hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Sở dĩ như vậy bởi khi tới một giai đoạn nào
đó, lực lượng sản xuất sẽ phát triển lên một trình độ mới với tính chất xã hội
hóa cao hơn. Ví dụ như khi người lao động không sử dụng các công cụ thô sơ,
năng suất kém mà chuyển sang công cụ máy móc, năng suất cao hơn để sản xuất.
– Khi đó, tình trạng phù hợp sẽ bị phá vỡ. Mâu thuẫn sẽ ngày càng gay gắt và
đến một lúc nào đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” trói buộc khiến lực
lượng sản xuất không thể phát triển hơn. Đòi hỏi khách quan khi đó là phải thay
quan hệ sản xuất cũ, đã lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn.
Chỉ có như vậy thì lực lượng sản xuất mới được “cởi trói” để phát triển lên những trình độ cao hơn.
– Việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay thế nó bằng quan hệ sản xuất mới có
nghĩa là ở đó diễn ra sự diệt vong của phương thức sản xuất lỗi thời, kéo theo 7
sự ra đời của một phương thức sản xuất mới. Đó là thời đại của cách mạng xã hội Ví dụ:
Cách mạng tư sản ở Anh (1642 – 1651), ở Pháp (1789 – 1799) đã xóa
bỏ phương thức sản xuất phong kiến và thay bằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Cách mạng vô sản năm 1917 ở Nga đã đưa phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa lần đầu tiên xuất hiện trên thực tế…
1.2.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản
xuất song cũng khẳng định: Quan hệ sản xuất bao giờ cũng có tính độc lập tương
đối và sẽ tác động trở lại lực lượng sản xuất. Điều đó thể hiện ở một số điểm sau:
– Quan hệ sản xuất quy định mục đích xã hội của sản xuất, ảnh hưởng đến thái
độ lao động của công nhân, nông dân, việc hợp tác và phân công lao động, kích
thích hoặc hạn chế hoạt động cải tiến công cụ, ứng dụng khoa học, công nghệ
vào sản xuất. Bằng nhiều cách như vậy, quan hệ sản xuất có nhiều ảnh hưởng lên
lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất.
– Nếu được vận dụng khoa học, phù hợp với tính chất và trình động của lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất sẽ tạo dư địa rộng lớn để lực lượng sản
xuất phát triển. Khi đó, quan hệ sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển hết khả năng của nó.
– Nếu đã lỗi thời, không còn phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất sẽ kìm kẹp, cản trở lực lượng sản xuất phát triển. Kéo theo đó, hiệu năng
sản xuất của nền kinh tế sẽ suy giảm, xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng bất công trong xã hội.
– Lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất hợp lý,
đồng bộ. Quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc tiến bộ hơn một cách giả tạo cũng
sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất đã bộc lộ gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết nhưng
con người không phát hiện được những mâu thuẫn ấy; hoặc khi mâu thuẫn đã
được phát hiện mà không được giải quyết hoặc giải quyết một cách sai lầm, chủ
quan… thì tác động kìm hãm của quan hệ sản xuất sẽ trở thành nhân tố phá hoại
đối với lực lượng sản xuất.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là 1 quy
luật chung nhất của sự phát triển XH, sự tác động của quy luật này đã khẳng 8
định tính tất yếu k.quan của sự phát triển XH loài người từ PTSX Xã hội
nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và PTSX CSCN tương lai.
- Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là quy
luật về sự vận động và phát triển từ thấp đến cao. Nhưng trong những ĐK khách
quan cụ thể một nước hoặc nhiều nước có thể bỏ qua 1 trong 2 PTSX để tiến lên một PTSX cao hơn.
II. Sự vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế ở Việt Nam hiện nay 2.1. Khái quát chung
- Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khâu đột
phá của Đảng Cộng Sản Việt Nam về lý luận và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bước
đột phá này là kết quả của quá trình không ngừng đổi mới, sáng tạo trên cơ sở vận
dụng kiên định, đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa Mác -
Lênin trong lý luận, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh tiếp thu
có chọn lọc những tri thức mới nhất của thế giới, những thành tựu lý luận và
không ngừng tổng kết thực tiễn của mình.
- Sự tác động qua lại của năng suất và quan hệ sản xuất hình thành nên quy luật
bầy đàn, được coi là quy luật cơ bản và phổ biến nhất chi phối sự vận động và
phát triển của xã hội, không chỉ vậy xã hội loài người còn tác động đến nền kinh
tế của các quốc gia trên thế giới. Điều này đòi hỏi chúng ta muốn phát triển kinh tế
đất nước cần phải có một quá trình đổi mới song song với việc giải quyết những lý
luận đã và đang được đặt ra, cần nhận thức đúng đắn để hành động phù hợp, đẩy
nhanh tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2.2. Quá trình phát triển theo định hướng XHCN ở VN
2.2.1 Nền kinh tế trong thời kì trước đổi mới ( Trước 1896 )
- Về bản chất, muốn xây dựng CNXH ngay là đẩy quan hệ sản xuất lên quá cao,
khi sức sản xuất còn yếu thì chỉ chủ trương phát triển quan hệ sở hữu bao gồm sở
hữu nhà nước và sở hữu tập thể, nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân. Chủ trương
phát triển mạnh kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, không phân biệt tư hữu,
không theo hình thức sở hữu tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân hay quan niệm
tồn tại để tìm cách phát triển kinh tế tư nhân, lo ngại Việt Nam sẽ đi theo con
đường tư bản chủ nghĩa. Về tổ chức quản lý, nước ta thực hiện cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta lúc
bấy giờ chưa tuân theo quy luật thị trường, trên trang web đã nêu rõ như vậy là
chúng ta đã vi phạm pháp luật của Nhà nước, thị trường, ngôi trường. Về phân
phối, chúng ta thực hiện nguyên tắc phân phối đều, lúc bấy giờ công cụ lao động 9
và khoa học kỹ thuật còn rất lạc hậu, chất lượng và tay nghề của người lao động
còn hạn chế, ý thức lao động tự giác và trách nhiệm còn rất hạn chế thấp. Có thể
thấy, chúng ta đã nâng quan hệ sản xuất lên quá cao mà năng suất còn yếu như vậy, hoàn toàn không
phù hợp với sự hội nhập của quan hệ sản xuất và năng suất, kìm hãm sự phát
triển của năng suất, khiến kinh tế Việt Nam suy giảm, trì trệ, dẫn đến khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
- Trước thời đại mới, đã có những lệch lạc, sai lầm, chủ quan trong việc hiểu và
áp dụng quy luật này ở nước ta. Hiểu sai lệch dẫn đến định hướng sai trong thực
tiễn, dẫn đến những chính sách của đảng và nhà nước đưa ra không phù hợp.Cụ thể:
+ Xoá bỏ sở hữu tư nhân về tài nguyên trên quy mô lớn, trong khi hệ thống đang
tạo ra không gian cho việc khai thác tài nguyên.
+ Xây dựng chế độ công hữu về TLSX 1 cách tràn lan, trong khi nước ta có xuất
phát điểm đi lên CNXH thấp. Chúng ta đã nóng vội, chủ quan, duy ý chí khi chủ
trương xây dựng sớm 1 nền kinh tế XHCN thuần nhất với 2 hình thức sở hữu là sở
hữu nhà nước và sở hữu tập thể trong lúc trình độ LLSX còn thấp kém và phát
triển không đồng đều (công cụ lao động còn lạc hậu, trình độ tổ chức lao động
XH, ứng dụng KHKT vào SX chưa cao, kinh nghiệm và kỹ năng của người lao
động, trình độ phân công lao động còn thấp, khả năng quản lý còn yếu kém) mà
đã xây dựng chế độ công hữu, quốc doanh hóa, tập thể hóa tư liệu sản xuất và tổ
chức sản xuất quy mô lớn, chế độ SX lớn XHCN (công nghiệp nặng hiện đại, SX
NN lớn...) vượt quá khả năng quản lý điều hành sản xuất của người lãnh đạo và
người lao động. Duy trì quá lâu và bất hợp lý cơ chế tập trung bao cấp, tổ chức hệ
thống phân phối theo chế độ tem phiếu, quản lý XH theo kiểu tập trung. Tức là,
chúng ta chỉ mới xác lập được chế độ sở hữu nhưng chưa có hình thức tổ chức
quản lý và cách thức phân phối phù hợp với chế độ sở hữu. Chính những sai lầm
chủ quan đó đã đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ trong thời gian dài.
2.2.2 Nền kinh tế trong thời kì đổi mới ( Sau 1896 )
2.2.2.1 Những vấn đề lí luận mới
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng
quan của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là nền kinh tế thị trường
hiện đại, vận hành đầy đủ, hội nhập quốc tế, đồng bộ theo các quy luật của kinh
tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu” dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” luôn phù hợp với thời kì phát triển của đất
nước ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều
hình thức sở hữu, nhiều mô hình kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò to 10
lớn; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác luôn phát triển và được củng cố; kinh tế tư
nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được đề
cao với lối phát triển phù hợp, phát huy,quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội”. Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là sự kế
thừa và phát triển nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa qua các Đại hội Đảng từ khi
đổi mới đến nay, chủ yếu là 10 năm từ Đại hội XI và thực hiện Cương lĩnh bổ
sung, phát triển năm 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế thị
trường văn minh, hiện đại, có sự hội nhập quốc tế. Sự văn minh, hiện đại và hội
nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được kế
thừa, phát huy từ Đại hội XII và được thể hiện ở nhiều mảng đánh giá khác nhau
như sự phát triển, phù hợp với thông lệ quốc tế của thể chế, pháp luật, chính sách;
sự hiện đại của quản lí nhà nước; sự đồng bộ, gắn kết với thị trường trong các khu
vực và cả thế giới nói chung của hệ thống các loại thị trường, yếu tố thị trường trong nền kinh tế…
Thứ hai, dựa vào nền móng phát triển nhận thức lý luận về các yếu tố kinh tế
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
đã xác định rõ, đầy đủ hơn vai trò cũng như vị trí các thành phần yếu tốc kinh tế,
quan tâm việc gắn kết giữa các thành phần kinh tế trong tổng thể nền kinh tế:
Kinh tế nhà nước là bước đệm, lực lượng quan trọng để nhà nước ổn định kinh tế
vĩ mô, phát triển, định hướng và điều tiết thúc đẩy phát triển KT-XH, khắc phục
các điểm yếu của thị trường. Đây là vai trò rất quan trọng của kinh tế nhà nước,
đồng thời cũng là điểm đặc trưng làm nên sự khác biệt, phát triển của kinh tế thị
trường định hướng XHCN Việt Nam. Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, các hợp tác
xã, tổ hợp tác có phạm vi hoạt động rộng lớn, có vai trò thông báo cung cấp các
dịch vụ cho các thành viên kinh tế; liên minh, hợp tác sản xuất kinh doanh, bảo vệ
lợi ích và tạo điều kiện phát triển để các thành viên nâng cao hiệu quả, năng suất
sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững. Tăng cường liên minh, phối hợp giữa
các hợp tác xã, hình thành các liên hiệp, hiệp hội hợp tác xã. Kinh tế tư nhân là
động lực quan trọng của nền kinh tế, được đầu tư, khuyến khích phát triển ở tất cả
các ngành, lĩnh vực, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư
nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận
không thể thiếu của kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong huy động, lấy thêm các
nguồn vốn đầu tư về tiền bạc, công nghệ sản xuất, cách thức quản trị văn minh,
mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.
Thứ ba, vẫn tiếp tục hoàn thiện và phát triển chất lượng thể chế phát triển kinh
tế thị trường định hướng XHCN với nội dung và các mục đích mới khác. Nếu ở
Đại hội XII, việc hoàn thiện thể chế nhằm “nâng cao hiệu lực” quản trị kinh tế và
quản trị nhà nước về kinh tế, thì Đại hội XIII đề cao vai trò xây dựng “thể chế 11
kinh tế thị trường định hướng XHCN đầy đủ, thống nhất, hiện đại, văn minh, hội
nhập” và “tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn
nhân lực hiệu quả, thúc đẩy đầu tư, sản xuất trong kinh doanh”.
Thứ tư, phát huy đầy đủ, thống nhất các yếu tố thị trường, các loại thị trường.
Điểm mới ở đây là khẳng định thực hiện cơ chế giá thị trường đối với hàng hóa
và dịch vụ, kể cả các dịch vụ công cơ bản. Trong bao nhiêu năm qua, cơ chế thị
trường của chúng ta còn rất nhiều hoang mang và lúng túng, nhất là xác định giá
cả đối với các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ công. Cụ thể phát triển thị trường hàng
hóa, dịch vụ theo các cách thức tổ chức giao dịch thông minh, hiện đại, thương
mại điện tử. Phát huy tiềm năng khoa học và công nghệ, phát triển đồng đều thị
trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trưởng bất động sản, tiền tệ, thị
trường bảo hiểm…trên các lĩnh vực công nghệ số với kết cấu cơ sở hạ tầng khoa
học và phương thức giao dịch văn minh. Phát triển và quản trị nghiêm ngặt, sát
sao các thị trường về bất động sản và sử dụng đất đai. Phát triển thị trường lao
động, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Phát huy vai trò của các tổ
chức xã hội, xã hội nghề nghiệp tham gia hình thành và điều tiết các quan hệ kinh
tế thị trường. Xử lý tốt những bất cập của cơ chế thị trường, bảo đảm phúc lợi và
an sinh xã hội, quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
Thứ năm, về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội trong vận hành
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điểm mới nổi bật
chính là trong mối quan hệ này bổ sung thêm nhân tố xã hội so với nhận thức
trong các Đại hội trước đó. Trong đó, nêu rõ vai trò, chức năng của nhà nước, thị
trường và xã hội trong mối quan hệ chung. Nội dung xã hội được hiện ở chỗ hỗ
trợ, bổ sung, khắc phục các khiếm khuyết cho các yếu tố nhà nước, thị trường
nhằm tạo cơ chế vận hành hoàn chỉnh, đồng bộ nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ sáu, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập
kinh tế quốc tế. Văn kiện Đại hội XIII xác định rõ: “Giữ vững độc lập tự chủ
trong việc xác định chủ trương, đường lối chiến lược phát triển kinh tế đất nước;
Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất
nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế; không ngừng
tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh
tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng
chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên
ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh
nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều
hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều
kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
phù hợp với điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tăng
cường bồi dưỡng đào tạo cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế, thương mại, 12
đầu tư quốc tế, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, trước hết là cán
bộ trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế”.
2.2.2.2 Những vấn đề thực tiễn mới
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định đất nước đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,
tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, trong đó có những đánh giá khách
quan, khoa học thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nổi bật là những thành tựu: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn
của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao;
quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy
đủ hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp
với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các
yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị
trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi
trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát
triển doanh nghiệp khá sôi động. Doanh nghiệp nhà nước từng bước được sắp
xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một
động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với
cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận
quan trọng của nền kinh tế nước ta... Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu,
rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều hiệp định thương mại
song phương, đa phương thế hệ mới; xuất, nhập khẩu, thu hút vôh đầu tư nước
ngoài tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Đại hội XIII của Đảng cũng
khách quan, thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm: Thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập; nhiều doanh
nghiệp nhà nước chậm thực hiện cơ cấu lại và đổi mới cơ chế quản trị; phần lớn
doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài
chính và quản trị yếu; nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công nghệ
trung bình, gia công, lắp ráp, thiếu gắn kết, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy
doanh nghiệp trong nước phát triển; đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác còn
chậm, nhiều hợp tác xã chưa làm tốt vai trò liên kết, hỗ trợ kinh tế hộ; thực hiện
cơ chế giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ công còn lúng túng; một
số loại thị trường, phương thức giao dịch thị trường hiện đại chậm hình thành và
phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, chưa hiệu quả, nhất là thị trường các 13
yếu tố sản xuất; hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả có mặt chưa cao... Những hạn
chế, bất cập này được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cần kiên quyết khắc
phục và giải quyết trong thời gian tới.
Về dự báo bối cảnh, tình hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian tới, Văn kiện Đại hội XIII cũng đã chú trọng
phân tích, cập nhật những vấn đề mới, biểu hiện mới, xu hướng mới, yêu cầu
mới, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đặt ra đối với đất nước trong
bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển nhanh, sâu rộng; tình
hình thế giới, khu vực thay đổi nhanh, có nhiều đột biến, đặc biệt là sự tác động
toàn diện, mạnh mẽ của khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng kinh tế thế giới, của biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường… trước mắt là đại dịch Covid-19.
2.3. Một số định hướng giải pháp phát triển
Để đất nước chúng ta tiếp tục phát triển và đi lên, đạt nhiều thành quả tốt đẹp
trong việc xây dựng, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của quốc gia, em xin đưa
ra một vài ý kiến đóng góp sau. Cần xác định rõ phương hướng phát triển lượng
sản xuất song song hoàn thiện quan hệ sản xuất. Thực hiện hiệu quả quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thông qua việc
nâng cao trình độ học vấn, đào tạo tay nghề cho người lao động , đẩy mạnh quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
thiết bị kĩ thuật, trang bị máy móc hiện đại theo kịp sự phát triển của khoa học kĩ
thuật. Phát triển nền kinh kế phong phú đa dạng theo định hướng XHCN, xây
dựng nền kinh tế tri thức hội nhập với nền kinh tế quốc tế đa phương. Phát huy
tích cực vai trò quản lí, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong mọi vấn đề xã hội
cũng như trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế thị trường, đổi mới về
chính trị xã hội, ổn định đời sống của nhân dân. KẾT LUẬN
Sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hình
thành nên các quy luật về sự phù hợp, đây được xem là quy luật cơ bản nhất,
phổ biến nhất chi phối sự vận động và phát triển của xã hội loài người,
không những thế mà còn tác động đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế
giới. Quy luật này có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng, việc nhận
thức đúng đắn giúp quán triệt, xác lập quan điểm, hoàn thiện đường lối,
chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế
của Đảng và nhà nước ta. Điều này đòi hỏi chúng ta muốn phát triển kinh tế
đất nước cần phải có một quá trình đổi mới song song với việc giải quyết 14
những lý luận đã và đang được đặt ra, cần nhận thức đúng đắn để hành động
phù hợp, giúp đẩy nhanh tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Muốn đất nước phát triển toàn diện cần đầu tư, nâng cao trình độ của lực
lượng sản xuất đi đôi với việc xây dựng quan hệ sản xuất sao cho phù hợp
luôn là yếu tố tất yếu của một chế độ xã hội, kinh tế quốc gia. Tóm lại Quy ,
luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là
quy luật cơ bản, tất yếu của mọi nền kinh tế. Việc nhận thức đúng đắn và vận
dụng 1 cách sáng tạo quy luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các
nước đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
2. Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
3. Một số vấn đề Triết học Mác – Lênin: Lý luận và thực tiễn (tái bản có bổ
sung), Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003 4.
https://k55.tracuuphapluat.info/2016/05/qhsx-phu-hop-voi-trinh-do-phat- trien-cua-llsx.html 15