Sơ lược về Tây Bắc, những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tây Bắc luôn là 1 vùng văn hóa đặc trưng nổi bật trong các vùng văn hóa của Việt Nam ta. Vùng văn hóa này mang nhiều màu sắc của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, thể hiện nét đẹp truyền thống đặc trưng, bản sắc văn hóa của từng dân tộc khác nhau, nhưng đồng thời cũng mang 1 nét đặc trưng chung của của cả 1 vùng văn hóa rộng lớn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
21 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Sơ lược về Tây Bắc, những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc | Tiểu luận môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tây Bắc luôn là 1 vùng văn hóa đặc trưng nổi bật trong các vùng văn hóa của Việt Nam ta. Vùng văn hóa này mang nhiều màu sắc của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, thể hiện nét đẹp truyền thống đặc trưng, bản sắc văn hóa của từng dân tộc khác nhau, nhưng đồng thời cũng mang 1 nét đặc trưng chung của của cả 1 vùng văn hóa rộng lớn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

132 66 lượt tải Tải xuống
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
ĐIỂM (BẰNG SỐ): ……………….
BẰNG CHỮ:………………………..
CHỮ KÍ GV: ……………………….
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 12
STT Họ và Tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả
1
Tôn Phước Dương( Nhóm Trưởng)
22140009 Phần 2.3, Tổng hợp
word, Chương III
Hoàn
Thành
2
Bùi Quang Lâm
22140023 Phần 2.1 Hoàn
Thành
3
Nguyễn Thiên Phước
22140038 Chương 1 Hoàn
Thành
4
Nguyễn Tuấn Kiệt
22140022 Phần Mở đầu Hoàn
Thành
5
Phạm Hồng Thịnh
22140044 Phần 2.2 Hoàn
Thành
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
B. NỘI DUNG
Chương 1. Sơ lược về Tây Bắc, những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc
1.1 Sơ lược về Tây Bắc
1.2 Văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc
1.3 Đặc trưng văn hóa mặc , sự hòa hợp văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc
-1.3.1 Đặc trưng văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc
-1.3.2 Sự hòa hợp văn hóa mặc của các dân tộc Tây Bắc
Chương 2. Đặc điểm và những nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc vùng Tây
Bắc
2.1 Trang phục dân tộc người Tày
2.1.1 Trang phục nữ giới
2.1.2 Trang phục nam giới
2.1.3 Trang phục dân tộc Tày xưa - nay
2.2 Trang phục người H’Mông
2.2.1 Trang phục nữ giới
2.2.2 Trang phục nam giới
2.2.3 Sự khác biệt trong trang phục của người H’mông
2.3 Trang phục người Thái
2.3.1 Trang phục nữ giới
2.3.2, Trang phục nam giới
Chương 3. Kết luận và liên hệ
C. KẾT LUẬN
D. LIÊN HỆ
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.MỞ ĐẦU
1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Tây Bắc luôn là 1 vùng văn hóa đặc trưng nổi bật trong các vùng văn hóa của Việt Nam
ta. Vùng văn hóa này mang nhiều màu sắc của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, thể hiện
nét đẹp truyền thống đặc trưng, bản sắc văn hóa của từng dân tộc khác nhau, nhưng đồng
thời cũng mang 1 nét đặc trưng chung của của cả 1 vùng văn hóa rộng lớn. Nét đặc trưng ấy
nổi bật đến độ, rằng những người chưa tìm hiểu sâu về vùng đất Tây Bắc này cũng có thể
dễ dàng nhận ra “Đây là Tây Bắc”, ”Đây là dân tộc vùng Tây Bắc” chỉ bằng những bức
ảnh, đoạn phim về dân tộc con người nơi đây.
- Cũng chính vì nét đặc trưng rất nổi bật đấy, nhóm chúng em đã rất hứng thú về vùng
văn hóa này, và cũng rất tò mò rằng điều gì đã tạo nên nét đặc trưng chung của vùng đất
Tây Bắc qua góc nhìn của những dân tộc khác, để khiến họ dễ dàng nhận định rằng đó là
Tây Bắc. Đó cũng chính là lý do nhóm em quyết định chọn đề tài tìm hiểu về văn hóa Tây
Bắc, cụ thể hơn là văn hóa trang phục truyền thống - Yếu tố mang đậm nét đặc trưng nhất
của nền văn hóa Tây Bắc
2/ Lịch sử vấn đề
-Trang phục truyền thống của các dân tộc ở đây cũng được tạo ra với những mục đích
giống như bao dân tộc khác trên thế giới, đầu tiên đó là để bảo vệ, giữ ấm cho cơ thể và thứ
hai đó là để thể hiện quan niệm văn hóa, nét đẹp riêng trong phong tục của dân tộc.
-Điều tạo nên những nét đặc trưng riêng của từng dân tộc trong trang phục của họ dựa vào
quan điểm của cộng đồng xã hội xung quanh họ, những câu truyện cổ và dựa vào cả tài
nguyên, địa hình, khí hậu của khu vực đó.
+Lấy ví dụ như trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái, chiếc khăn Piêu
đội đầu. Mỗi chiếc khăn là một câu chuyện thể hiện qua họa tiết, sắc màu, nói lên tâm tư,
tính cách của mỗi người phụ nữ làm ra nó.
-Nét đặc chưng chung của trang phục các dân tộc ở đây đó là sự sặc sỡ, màu sắc có sự
tương đồng giữa các dân tộc, cùng với đó là địa hình khí hậu khu vực giống nhau về tổng
thể.
- Về màu sắc và chất liệu, các màu sắc có sự tương đồng giữa các dân tộc đó là do đều
được nhuộm từ vật liệu thiên nhiên, điển hình như chất liệu chàm, các dân tộc sử dụng
chàm để nhuộm vải cho trang phục của họ. Còn về chất liệu, các loại cây được dùng làm
sợi vải hầu hết được các dân tộc vùng này sử dụng là cây lanh, đều dùng để dệt vải thổ cẩm.
Vậy nên sự tương đồng trong màu sắc và chất liệu có thể nói là do vị trí địa lý có phần
tương đồng về địa hình, khí hậu và đặc trưng thiên nhiên.
3/ Phương pháp nghiên cứu
Về chủ đề này, phương pháp nghiên cứu của nhóm chúng em có quy trình như sau :
* Xác định chủ đề
- Cả nhóm sẽ cùng đưa ra quan điểm, ý kiến để lựa chọn ra chủ đề cả nhóm ưng ý nhất
để nghiên cứu
- Xác định chủ thể chính trong chủ đề đã chọn
- Sắp xếp bố cục bài tiểu luận và chia nhỏ vấn đề nghiên cứu
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên, mỗi người sẽ đảm nhận 1 phần của vấn đề đã
được chia nhỏ.
* Tìm hiểu, làm rõ vấn đề
Mỗi một thành viên được giao nhiệm vụ sẽ có quy trình nghiên cứu như sau:
-Tìm kiếm, thu thập thông tin
+ Xem video, tìm kiếm thông tin trên các nguồn thông tin chính thống
+ Lưu địa chỉ, liên kết của các nguồn thông tin đã tìm kiếm
- Chắt lọc thông tin
+ Ghi chú lại những thông tin cần thiết , liên quan nhất tới vấn đề cần nghiên cứu
(đặc biệt là thông tin ít người biết ), loại bỏ những thông tin không liên quan
+ Xác thực lại những thông tin đó qua nhiều nguồn, qua những nguồn chính thống.
- Hệ thống lại thông tin
+ Viết lại những thông tin vừa chắt lọc bằng văn phong của 1 bài tiểu luận, điều này
sẽ khiến cho bài tiểu luận chỉnh chu,phù hợp hơn, văn phong được thống nhất, loại bỏ đi
văn phong của những loại văn bản thông tin khác như thuyết minh, báo chí.
+ Sắp xếp lại bố cục và thứ tự của từng nhóm thông tin (vd như trang phục nam, nữ,
lịch sử trang phục,…)
* Tổng hợp thông tin, thống nhất ý kiến chung
- Từng thành viên sau khi đã hoàn thành phần nhiệm vụ của mình sẽ gửi về cho nhóm
trưởng, nhóm trưởng sẽ nhận bài và tổng hợp chắt lọc và sắp xếp lại thông tin 1 cách sơ bộ
- Sau khi có bản tổng hợp của nhóm trưởng, cả nhóm sẽ cùng nhau xem và đóng góp ý
kiến để hoàn chỉnh bài tiểu luận ( sửa thông tin, sắp xếp lại theo ý kiến thống nhất của cả
nhóm)
- Hoàn thiện bài tiểu luận (chỉnh sửa lỗi trình bày, trang trí,... )
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu :
- Sơ lược văn hóa của vùng Tây Bắc
- Trang phục truyền thống của 1 số dân tộc đặc trưng của khu vực Tây Bắc.
2 Phạm vi nghiên cứu :
-Trang phục truyền thống của dân tộc Thái, H’mông, Tày
+ Trang phục nam
+ Trang phục nữ
+ Trang phục truyền thống xưa và nay
B. NỘI DUNG
Chương 1. Sơ lược về Tây Bắc, những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc
1.1 Sơ lược về Tây Bắc
-Dưới thời kì Pháp thuộc, Tây Bắc lúc đó được gọi là xứ Thái tự trị. Mãi đến năm
1955 được đổi thành khu tự trị Thái Mèo, gồm 3 tỉnh : Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ và
đến năm 1962 thành khu tự trị Tây bắc và kết thúc vào năm 1975. Cái tên Tây Bắc ngày
nay chỉ giúp ta xác định phương hướng và vị trí địa lý ngoài ra không còn mang ý nghĩa gì
khác.
-Vùng văn hóa ở Tây Bắc là khu vực gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn
sông Hồng (lưu vực sông Đà ) kéo dài cho tới bắc Thanh Nghệ. Ta có ở đây trên 20 tộc
người cư trú, chính vì đó mà văn hóa Tây Bắc ở đây rất đa dạng tất cả là sự đan xen là các
bản sắc riêng của hơn 20 dân tộc ấy, trong đó Tày, H’mông, Thái được xem là nổi bật và
tiểu biểu, góp phần lớn trong việc hình thành văn hóa khu vực. Như là hệ thống mương
phai dẫn nước vào đồng; nghệ thuật trang trí trêb chiếc khăn piêu thái, chiếc cạp váy
Mường; trang phục nữ H’mông; những điệu múa xòe và còn nhiều thứ khác nữa mà không
thể kể hết ở đây.
-Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên: Là miền núi về phía Tây thuộc miền Bắc Việt
Nam, có đường biên giới chung với Trung Quốc và Lào. Là một trong 3 tiểu vùng của Bắc
Bộ Việt Nam, gồm có 6 tỉnh: Lai châu, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái và Mường
Lay.Địa hình hiểm trở, có núi cao và chia cắt sâu, khối núi và dãy núi chạy theo hướng Tây
Bắc-Đông Nam và phải kể đến là dãy hoang Liên Sơn dài 180km, rộng 30km, cao từ
1500km đổ lên, hay các đỉnh núi cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu
Luông 2.983m. Ngoài ra dãy Hoàng Liên Sơn được người Thái sinh sống ở đây thường hay
gọi là "sừng trời" (Khau phạ), được ví là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc. Sông
Đà và sông Hồng là hai con sông lớn thuộc Tây bắc, các con sông này không chỉ là nơi định
cư cho người dân mà còn là những nguồn cảm hứng cho những sáng tác và câu hát, truyền
thuyết của các dân tộc Thái, Mường....
-Về khí hậu: Mặc dù cùng nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng vì nằm ở độ
cao từ 800-3000m nên khí hậu ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao hơn như Sin Hồ có khí
hậu ôn đới. Và vì là có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao như kể trên thì tạo ra các địa hình
chia cắt làm nên những thung lũng lớn như lòng chảo ở vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên. Trong
lúc đó ở thung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông, còn ở Mộc Châu
phải mặc áo bông dày mà không khỏi rét. Vì chính vì đó mà thiên nhiên Tây Bắc trở nên đa
dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình và cũng chính những điều này làm nên nét đa dạng trong
văn hóa của dân tộc Tây Bắc.
1.2 Văn hóa đặc trưng vùng Tây Bắc
-Văn hóa nông nghiệp: do địa hình hiểm trở nên nông nghiệp thung lũng Thái nổi
tiếng về hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong 4 từ “ Mường- Phai- Lái- Lịn” được biết qua
những cách người dân ở đây sử dụng địa hình lấy nó làm lợi thế như lợi dụng độ dốc của
dòng chảy dốc người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai". Phía trên
"phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ "mương" xẻ những
rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái". Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về
ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng nối tiếp nhau và có khi dài hàng cây số. Vì chủ
động trong việc tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong ruộng lúa, gặt xong là tháo
nước bắt cá, cá cộng sinh với ruộng lúa vừa ăn sâu bọ vừa khoắng bùn làm cho tốt lúa.
-Văn hóa ẩm thực vùng tây Bắc: với sự kết hợp của 20 dân tộc khác nhau tạo ra
những sắc thái văn hóa dân tộc độc đáo của họ là những món ăn truyền thống nổi tiếng chỉ
có tại vùng này. Va những món ăn độc đáo đó thường được người Tây Bắc thưởng thức vào
không khí tại các lễ hội, chợ và những ngày tết xuân về. Phần lớn khẩu vị của người dân ở
đây là thích những thứ đậm đà in sâu vào tâm trí mỗi lần thưởng thức và không thể nào
quên được như món đặc sản canh da trâu, rượi sâu chít, cơm lam, chéo,....
-Về kiến trúc nhà ở: mỗi dân tộc có những kiểu kiến trúc khác nhau tạo nên vùng
Tây Bắc rất riêng. Người Thái thường xây theo “hướn hạn phủ táy” người Thái thường làm
nhà gian lẻ, hai đầu khum lại như mái rùa. Ngôi nhà được xây lên vô cùng tài hoa và với vẻ
rất riêng hài hòa giữa thiên nhiên núi đồi và con người
1.3 Đặc trưng văn hóa mặc, sự hòa hợp văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc
1.3.1 Đặc trưng văn hóa mặc các vùng dân tộc Tây Bắc
-20 dân tộc 20 màu sắc riêng vô cùng đặc trưng và khó hòa lẫn vào nhau. Từ ăn mặc,
lối sống, tín ngưỡng, phong tục, nghệ thuật kiến trúc... làm nên sự khác biệt đa dạng phong
phú dù trải qua bao lịch sử biến cố nhưng Tây bắc vẫn giữ được cho mình những bản sắc
riêng biệt.
-Trong văn hóa vùng Tây Bắc, trang phục truyền thống hay văn hóa mặc phản ánh rõ
nhất phong tục, vẻ đẹp và bản sắc mỗi dân tộc là những gì chúng ta được chiêm ngưỡng và
trải nghiệm với những trang phục của bà con đồng bào Tây Bắc
-Trang phục truyền thông của nam giới thường không cầu kì mà vô cùng đơn giản
còn ở phái nữ, trang phục của họ luôn được thiết kế cầu kì từ kiểu cách mặc đến hoa văn
trang trí vô cùng bắt mắt.
-Đơn giản nhưng tinh tế, cầu kì nhưng bắt mắt là những gì ta cảm thấy được qua
trang phục người Tày. Bộ trang phục hòa vào giữa sắc xanh của thiên rừng núi Tây Bắc đôi
lúc hiện lúc ẩn, thấy được sự đơn giản mà nó mang lại. Nói về trang phục đẹp thì trang
phục Thái có lẽ nổi bất hơn cả với những họa tiết mang một nét văn hóa riêng, hấp dẫn và
độc đáo. Điểm nổi bật trong bộ trang phục này là chiếc khăn Piêu đội đầu.
-Còn người Mông thường sử dụng chủ đạo 4 màu xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên hình
họa tiết sắc màu rực rỡ. Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc mông thường có khăn quấn đầu,
khăn len và đều được dệt bằng tay. Trên bộ trang phục đó được làm rất công phu và tỉ mỉ
trong từng đoạn công đoạn may.
-Trang phục của người dân tộc Tày thường có màu trầm và giản dị. Nhìn chung,
người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm màu chàm nên trang phục của họ màu chủ
đạo là màu chàm, còn ở phụ nữ thường quấn khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng,
đeo vòng cổ, tay, chân được làm từ bạc.
.
1.3.2 Sự hòa hợp văn hóa mặc của các dân tộc Tây Bắc
-Mặc dù mỗi dân tộc mang bản sắc riêng là thế, nhưng vẫn có sự hòa hợp đến lạ kì,
hòa quyện trong văn hóa mặc tạo nên chỉnh thể văn hóa
-Như trang phục của nhóm Thái Đen và Thái mặc dù chỉ có một vài chi tiết thể hiện
sự khác biệt, nhưng xét về kết cấu, kiểu cách, trang trí, trang phục đều giống nhau. Khăn
piêu thêu hoa văn không chỉ là vật để đội đầu mà còn là vật định tình của các cô gái Thái.
Hay ngày nay áo cóm cững được may với chất liệu khác nhau, màu sắc cũng phong phú
hơn.
-Chiếc khăn piêu quên thuộc của các cô gái Thái thì lại được chị em Khơ Mú quấn
trên đầu theo phong cách riêng. Phụ nữ Khơ Mú thích thêm vào chiếc piêu chùm tua màu
hồng hay màu đỏ, để thêm phần nổi bật hơn tạo ra cái riêng hơn.
Chiếc áo cóm có cổ cao và kín thì lại được phụ nữ Khơ Mú biến tấu khéo léo bằng cách xẻ
sâu hơn kết hợp với chiếc áo đã biến tấu qua vô cùng độc đáo là chiếc váy dài chấm gót.
Chương 2. Đặc điểm và những nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc vùng Tây
Bắc.
2.1 Trang phục dân tộc người Tày
Trên đất nước ta quy tụ tới 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc
riêng biệt và phong tục tập quán của họ. Và một trong những điểm nhấn tạo nên sắc thái
riêng biệt của mỗi dân tộc hay còn gọi khác là đặc điểm nhận diện đặc trưng của 1 dân tộc ,
đó chính là bộ trang phục truyền thống của dân tộc Tày. Bộ trang phục truyền thống của
mỗi dân tộc sẽ có kiểu dáng, màu sắc và cách bố trí hoa văn khác nhau. Tuy dân số đông,
địa bàn phân tán nhưng dân tộc Tày lại là một cộng đồng đồng nhất với một ý thức rõ rệt ,
ta có thể thấy điều đó được thể hiện qua bộ trang phục truyền thống với tông sắc màu chủ
đạo là màu chàm. Nói tới trang phục của người Tày, thì hoa văn trên trang phục là dấu ấn
đặc biệt để làm nổi bật lên đặc trưng của họ. Nhưng điều đặc biệt nhất là cách phối màu
chàm phổ biến đồng nhất trên trang phục hai giới nam và nữ xen với đó là lối mặc lót áo
trắng bên trong áo chàm
Cái lưu ý không phải là lối tạo dáng mà là phong cascg mỹ thuật như đã nói trên.
Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn về phần trang trí các màu khác hay họa
tiết trên trang phục, thì ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được phối hòa hợp trong hoa
văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm. Riêng nhóm Pa dí (Lào Cai) có phong cách khác lạ
trông khá độc đáo ở lối đội khăn và y phục
Nét đặc sắc trên trang phục người Tày lại được thể hiện qua những mẫu hoa văn trên
vải. Sự kết hợp phối màu một cách tinh tế và khéo léo tạo đồ họa trên mặt vải khiến cho
trang phục của người Tày trở nên sinh động và sặc sỡ hơn , mang đậm bản sắc của người
dân tộc
Trang phục cổ truyền của người Tày chủ yếu được làm từ sợi vải bông tự dệt,
nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không thêu thùa và không có
hoa văn trang trí. Không ai biết rõ nghề dệt thổ cầm của người dân tộc Tày ra đời từ bao
giờ, mà chỉ biết là từ lâu đời những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra đã nổi tiếng với
những họa tiết đẹp mắt, sinh động, mang đậm sắc thái dân tộc.
Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là phương pháp nhuộm chàm sợi bông và nhuộm
màu tơ tàm. Tuy nhiên, để hạn chế về mặt tài sản, tơ tằm đắt nên ngày nay dệt thổ cầm đã
thay bằng len có chi phí thấp hơn để tiết kiệm chi tiêu. Quy trình dệt thổ cẩm diễn ra hoàn
toàn thủ công và chính đôi tay khéo léo và kiên trì của người phụ nữ Tày mà những tấm thổ
cẩm nên hình nên dạng vô cùng chất lượng và đặc sắc. Từ những sản phầm đó người phụ
nữ Tảy đã dệt nên mặt chăn , mặt địu, khăn trải giường và đặc biệt nhất là những bộ trang
phục đặc sắc của dân tộc. Đồ trang sức được cả nam và nữ ưa thích sử dụng đó là vòng cổ ,
chân, tay,... theo phong tục, trẻ em đeo đồ trang sức bằng bạc để trừ tà ma và tránh gió. Cả
bộ quần áo của dân tộc Tày bao gồm: khăn, áo, quần, dây lưng, tạp đề, guốc hoặc dép.
2.1.1 Trang phục nữ giới
Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Tuy
cùng 1 dân tộc nhưng tùy vào vùng phân bố khác nhau mà trang phục người Tày có những
đặc điểm khác nhau. Ta có thể nhận diện qua như là: Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn một
chút , nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao khăn thành hình chóp nón nhọn lên đỉnh
đầu, nhóm Pa Dí sử dụng mũ hình ngói mái còn nhóm Thổ ăn mặc như người Thái ở Mai
Châu(Hòa Bình)
Y phục nữ gồm áo cánh, áo dài năm thân, trong đó bốn thân dài và một thân hụt nằm
phía bên ngực phải, cắt chéo ngay dưới cổ sang bên mép phải nách, thường y phục nữ
không dài quá bắp chân, thân áo và tay bó hẹp cơ thể. Kèm theo còn có quần váy, thắt lưng,
khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh loại 4 thân xẻ trước ngực, cổ tròn, được may 2 túi nhỏ
phía dưới 2 vạt trước, hay được dệt bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội họ thường mặc lót
trong áo dài. Nếu vật người Tày còn tên gọi khác cần Slửa khao (người áo trắng) để
phân biệt với người nùng chỉ dùng mỗi màu chàm. Áo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải
được cài cúc vải hoặc cúc đồng, cổ ống tay may tròn thân eo được may hẹp. Nón của
phụ nữ Tày lại khá thú vị. Nón bằng nan tre kết lá với mái che bằng và rộng.
Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng
tay, vòng chân, xà tich... Ngoài ra còn có nơi kết hợp trang phục với túi vải.
Phụ nữ Tày thường để tóc dài kết hợp với đội khăn. Điều này làm tăng thêm vẻ đẹp
thiếu nữ người Tày. Khăn là loại hình vuông gấp chéo giống hình mỏ quạ, đội lên đầu và
cài ở sau gáy, đồng hợp như phong cách đội khăn mỏ quạ của người Kinh
2.1.2 Trang phục nam giới
-So với y phục nữ thì quần áo nam giới lại khá là đơn giản với áo ngắn, có xẻ ngực,
cúc cài trước ngực (khoảng 5 cái). Trang phục nam giới Tày có quần chân què, đũng rộng,
cạp lá tọa và áo ngắn được may như áo năm thân có cổ đứng. Giống như giới nữ, nam cũng
có áo dài như cái áo ngắn kéo dài hơn đầu gối 1 chút. Y phục của nam giới Tày còn có loại
áo cánh 4 thân (Slửa cỏm), áo dài 5 thân, có khăn đội đầu, quần và mang giày vải. Aó cánh
4 thân là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải khoảng 7 cái và được
may hai túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong dịp tết hay lễ hội nam giới mặc thêm loại áo
dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Vải sợi bông nhuộm chàm để làm quần
(khóa) như áo, cắt theo kiểu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải kéo dài tới mắt cá chân.
Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài để thêm phần chắc chắn.
Khăn đội đầu màu chàm vải sợi bông quấn trên đầu theo lối dấu X
2.1.3 Trang phục dân tộc Tày xưa –nay
-Ngày xưa phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần, đó là loại quần về
nguyên tắc dệt nên giống nam giới nhưng kích thước có phần hẹp hơn. Là quần chân què,
cắt hình lá tọa, đũng rộng để có thể thoải mái hoạt động trong nhiều tư thế lao động. Đồng
bào thường đeo thắt lưng dệt vải rất thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm bốn, chiều dài
quấn được hai vòng thân người. Buộc lại cố định phía sau và thả buông dải đuôi xuống sau
lưng.
-Khăn phụ nữ Tày màu chàm cũng là loại khăn vuông đội gập giống kiểu mỏ quạ
như người Kinh.
-Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn được sử dụng phổ biến nhất là trong các
dịp lễ hội hay ngày lễ cổ truyền, nhưng bên cạnh đó, áo cánh, áo sơ mi vẫn được nhiều
thanh niên ưa mặc, còn những ngày thường, họ ăn mặc trang phục gần như người Kinh.
2.2 Trang phục người H’Mông
- Người H’Mông phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, có nhiều nhóm
khác nhau nhưng lại có điểm chung về trang phục. Quần áo của người H’Mông chủ yếu
may bằng vải tự dệt, đậm đà tính cánh tộc người. Chỉ với 4 màu chủ đạo xanh, đỏ, trắng,
vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu. Đó là sự phối kết
hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Phần họa tiết không có gì đặc biệt
nhưng hoa văn trên váy, áo của người H’Mông là sự phối hợp màu sắc cũng như đan xen,
thay đổi chất liệu vải bằng các mảng trơn, mảng nổi hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật
trang trí trên trang phục của người H,Mông thật độc đáo và khác biệt so với một số các dân
tộc khác.
2.2.1 Trang phục nữ giới
-Phụ nữ H’Mông có trang phục rất đẹp và độc đáo, chiếc áo bốn thân, xẻ ngực không
cài nút, gấu áo (phần gấp mếp dưới cùng của thân áo) không khâu hoặc được cho vào trong
váy. Váy là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn có nhiều màu sắc
trang trí trên váy rất khỏe khoắn. Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được
thiêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang theo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng
phủ xuống chân là ‘giao thoa’ giữa miếng vải hình tam giác và hình chữ nhật. Phần trang trí
hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen,
kích thước tùy tường bộ phận người H’Mông. Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có
một sồ nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu.
- Phụ nữ H’Mông có những đồ trang sức: khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn đồng,
nhẫn bạc, nhẫn vàng. Nếu trên tay người phụ nữ có 2 nhẫn thì người đó đã có chồng. Vòng
cổ có nhiều loại: vòng thuần túy trang sức và vòng bảo mệnh trong đó vòng thuần túy chỉ
có tính trang trí còn vòng bảo mệnh thì mang giá trị tâm linh. Phụ nữ thích dùng nhiều ô
màu sắc đẹp, vừa có tác dụng che mưa, che nắng và làm vật trang sức cho mình, tạo nét đẹp
duyên dáng.
2.2.2 Trang phục nam giới
- Ngược với trang phục nữ giới, trang phục nam giới H’Mông rất thống nhất. Trang
phục nam giới đơn giản chủ yếu là màu tối tím than và xen kẻ một số họa tiết đơn giản.
Trang phục nam giới thường là áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay
hơi rộng, áo có hàng cúc vải ở phía trước.
- Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Quần được may bằng vải bông là loại
chân què ống, cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt
lưng vải hoặc da thắt lại. Ống quần rộng so với các dân tộc trong khu vực. Đầu thường chít
khăn, có nhóm người đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn,
có khi mang vòng cổ bạc, ngày lễ tết đi chối có khi họ mang đủ bộ từ 2-7 chiếc. Ngoài ra họ
còn có vòng tay, nhẫn.
- Nam giới người H’Mông đi giày vải và đội mũ nồi. Chiếc mũ nồi là một bộ phận
không thể thiếu trong bộ trang phục nam truyền thống của người H’Mông. Chiếc mũ nồi
tạo cho đàn ông người H’Mông có một sắc thái riêng tạo nên sự khác biệt của dân tộc với
các dân tộc khác. Ngoài tính thầm mỹ thì mũ nồi rất phù hợp với điều kiện trời rét ở vùng
núi phía Bắc. Mũ nồi rất gọn nhẹ, linh hoạt khi vui chơi, di chuyển và lao động sản xuất.
Khi đội mũ nồi, người ta thường đội hơi lệch về một bên, tôn vẻ đẹp của người đàn ông.
Những lúc thổi khèn, chơi quay, phi ngựa, chiếc mũ nồi vẫn bám chắc trên đầu mà không bị
rơi ra, vì nó được thiết kế và đội đúng kỹ thuật.
2.2.3 Sự khác biệt trong trang phục người H’Mông
- Người H’Mông có nhiều nhóm người điều đó tạo nên nét đa dạng và phong phú
trong văn hóa trang phục của họ nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và nết đặt trưng riêng của
trang phục người H’Mông.
- Có 4 nhóm người H’Mông: H’Mông Trắng, H’Mông Hoa, H’Mông Đen, H’Mông
Xanh, H’Mông Đỏ. Dù mang nét trang phục đặc trưng riêng của dân tộc nhưng vẫn có sự
khác nhau trong trang phục của từng nhóm người đặt biệt là trang phục của nữ.
- Như nhóm người H’Mông trắng thù họ sẽ có thêm váy trắng trong trang phục của
họ. Đặt biệt họ sẽ cạo tạo xung quanh chỉ để một phần tóc ở đỉnh đầu sau đó dùng khăn để
quấn xung quanh.
- Người H’Mông Hoa thì trang phục sặc sỡ hơn với nhiều màu sắc, váy thường là
váy màu chàm ở gấu váy thường có nhiều họa tiết. Họ mặc áo xẻ nách, trên vai, ngực được
cạp thâm một tấm vải màu có thiêu hình hoa văn ốc, Trên trang phục của người H’Mông
Hoa màu đỏ đóng vai trò chủ đạo. Màu này phối hợp màu vàng, trắng tạo độ tương phản
với nền chàm làm bộ trang phục trở nên rực rỡ. Tóc thì để dài sau đó quấn quanh đầu.
- Người H’Mông đen thì không có nhiều điểm riêng nào. Họ cũng mặc váy áo như
phụ nữ Mông Trắng và Mông Hoa nhưng ngắn hơn, áo của họ cũng mở ngực và thêu hoa.
Chiếc khăn quấn trên đầu được làm bằng sợi vỏ cây rừng được nhuộm nhiều màu rực rỡ, và
trang trí bằng những chiếc lắc chuông, vừa để làm đẹp và giữ ấm khi trời lạnh.
- Cuối cùng là người H’Mông Xanh. Sự khác niệt trong trang phục của họ là họ mặc
váy hình ống, dưới gấu có các hoa văn hình chữ thập nhỏ trong cấc ô vông. Áo xẻ ngực thì
sẽ được xẻ thẳng về phía bên trái và cài một cúc, cánh tay sẽ được đắp thêm các mảnh vải
màu đỏ có nhiều hoa văn. Người phụ nũ H’Mông Xanh trước khi lấy chồng thì được xỏa
tóc ngáng vai còn sau khi lấy chồng thì phải búi tóc lên đỉnh đầu.
- Phụ nữ H’Mông Đỏ mặc trang phục đỏ rừng rực rất độc đáo, có thể một nửa áo,
váy là các mảng thêu đỏ, hồng và màu vàng và cũng có thể từ đầu đến chân họ phủ những
mảng vải rực rỡ xếp kề nhau. Ở áo người H’Mông Đỏ, nhiều khi còn có cổ xếp hình chữ T.
Xung quanh phần ngực, bụng, ống tay đính các tua hạt cườm, giữa gấu váy ghim diềm đăng
ten.
- Sự đa dạng về trang phục trong các nhóm người của đân tộc H’Mông đã tạo nên vẻ
đẹp và luôn toát lên sự độc đáo và mang đậm chất truyền thống. Điều này không những tạo
nên bản sắc riêng mà còn giữ được nét đa dạng trong văn hóa của người Việt Nam.
2.3 Trang Phục Người Thái
Ở mỗi dân tộc khác nhau đều có cho mình những nét đặc sắc rất riêng biệt thể hiện
qua cách sinh hoạt trong lối sống thường ngày, qua kiến trúc nhà ở và ẩm thực của mỗi dân
tộc. Nhưng có lẽ để dễ nhận biết nhất thì thể hiện thông qua trang phục mà họ khoác lên
người. Trong số đó là dân tộc Thái được biết đến rộng rãi thông qua những chiếc váy đỏ,
đen và chiếc khăn piêu. Đặc biệt là trang phục của phụ nữ Thái. Đố không chỉ là niềm tự
hòa của họ mà còn là nét văn hóa đặc sắc trong kho tang văn hóa vật thể dân tộc
2.3.1 Trang phục nữ giới
Trong văn hóa của người Thái, họ luôn khuyến khích những người phụ nữ chăm chỉ
làm việc, thêu giỏi, dệt đẹp. Đó được xem là một chuẩn mực đạo đức, là phẩm chất tư cách
con người nhất là đối với các cô gái chưa chồng. Qua đó đã tọa nên cho học những đôi bàn
tay khéo léo cùng với óc thẩm mỹ tinh tế người Thái đã tạo nên những loại vải không
những đáp ứng nhu cầu mặc mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người.
Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa
chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn
khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích
*ĐỒ MẶC TRÊN
+Áo ngắn (Xửa cỏm) của phụ nữ Thái trở thành một ấn tượng khá đặc biệt, nó thể
hiện những đường nét tự nhiên của cơ thể, được may từ nhiều loại vải với nhiều màu sắc
khác nhau. Áo bó sát người với hàng cúc bằng kim loại hoặc bằng bạc ở giữa đã tạo nên
một nét đặc trưng cho trang phục của người phụ nữ Thái. Bên cạnh đó, trong quan niệm dân
gian Thái, hai hàng cúc trên hai vạt áo của xửa cỏm là tượng trưng cho sự hòa hợp giữa
nam và nữ, cài đan xen vào nhau mang ý nghĩa về sự trường tồn của giống nòi
+Áo dài (xửa chái và xửa luổng): bên cạnh xửa cỏm thì phụ nữ Thái còn mặc thêm 2
loại áo dài là xửa chải và xửa luổng
-Xửa chái may bằng vải chàm đen, màu chàm – màu đặc trưng của trang phục bắt
nguồn từ cỏ cây trong thiên nhiên, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo
phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xưa chải vào dịp cưới xin, hội hè.
-Xa luống là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc không có tay. Phụ
nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành
biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luồng lộn trái vào ngày thường, chỉ
khi chết mới mặc mặt phải.
*ĐỒ MẶC DƯỚI
+ Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. Phụ nữ
Thái mặc váy hai lớp: váy trắng lót bên trong và và váy chàm mặc ngoài. Qua sự quan sát ta
có thể thấy rõ hoa văn được trang trí lên váy thường thêu hai loại mô típ là hoa văn tả thực
và hoa văn cách điệu. Có bốn dạng hoa văn cơ bản được sử dụng: hoa văn động vật, hoa
văn thực vật, hoa văn đồ vật, hoa văn cách điệu trừu tượng. Từ những hoa văn trang trí đã
thể hiện quan niệm về cái đẹp hài hoà, đó là sự phối hợp màu cơ bản một cách nhuần nhị,
tinh thế trong quá trình thêu dệt trang phục ở người Thái.
+ Thắt lưng (xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím
xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng.
+ Khăn Piêu là vật dụng “cầm tay” của các cô gái Thái mỗi khi đi ra đường hay
trong các dịp hội hè. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện
sự khéo léo của mỗi cô gái. Khăn piêu hoa văn thêu chủ yếu có 3 mô típ là “kút piêu”, “xai
peng” và “ta leo”. Mỗi một hoa văn là một biểu tượng của sự sống và tình yêu: “Xai peng”
là “dây tình” của đôi lứa; “Kút piêu” là phẩm vật cao quý biếu bề trên; “Ta leo” là vật trừ
đuổi tà ma bảo vệ “thần hồn” cho người đội khăn. + Bên cạnh đó còn là các món đồ trang
sức vô cùng đặc trưng của phụ nữ Thái như: Vòng tay, vòng cổ, xà tích bạc, trâm cài đầu là
những trang sức quan trọng của phụ nữ Thái. Những trang sức này kết hợp với váy, áo,
khăn thêu, túi đeo khiến phụ nữ Thái có nét rất riêng trong phong cách ăn mặc. Một phụ nữ
Thái truyền thống khi đi hội hoặc tham gia các sự kiện của làng bản như cưới hỏi, dựng
nhà, chơi tết thường mặc váy và áo truyền thống, đầu đội khăn thêu, bên hông đeo túi vải.
Ngoài ra bên hông còn đeo một chùm xà tích như là vật trang trí. Trên tay cũng đeo vòng
bạc. Những chiếc vòng này thường tròn hoặc dẹt tùy theo sở thích từng người. Tất cả trang
sức này đều được chế tác bởi những thợ kim hoàn am hiểu về văn hóa ăn mặc của người
Thái. Đối với trang phục của phụ nữ Thái còn chia ra 2 sắc thái riêng biệt là Thái trắng (Táy
khao) và Thái đen (Táy đăm) +Trang phục Thái trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái mặc xửa
cỏm cùng với váy đen không có họa tiết và áo thường có màu sáng hoặc trắng. Với cổ áo
hình chữ V, thân áo ngắn và ôm chặt vào thân. Váy có màu đen là được gấp vải đổ bên
trong, Khăn đội đầu không có hoa văn.
Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dàu thụng thân thẳng,
không lượn nách, được trang trí bằng vải "khít" ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống
ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ
chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành
+Trang phục Thái đen: Phụ nữ Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc
đen), cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn “piêu” thêu hoa văn
nhiềumô-típ trang tri mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái trắng đã
nói ở trên. Lối để tóc có chồng và chưa chồng cũng giống hệ Thái trắng. Trong lễ, tết áo dài
Thái đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và
màu mà mô-típ hơn Thái trắng.
2.3.2 Trang phục nam giới
-Trang phục nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc thái tộc người và cũng
biến đổi nhanh hơn so với phụ nữ Thái. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt lưng và
các loại khăn.
-Trang phục nam Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới dân tộc Thái
mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng.
-Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương.
-Đặc điểm của áo cánh nam giới dân tộc Thái khu Tây Bắc là ở màu sắc đa dạng của
loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có
màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê...
-Trong các ngày lễ, tết, họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn,
chân đi guốc. Trong tang lễ họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày
thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ
nách, chui đầu.
+ Qua đó có thể nói, trang phục của người Thái là những tuyệt phẩm do chính bàn
tay con người tạo nên. Để tạo ra một bộ trang phục là cả một quá trình rèn luyện đức tính
kiên trì, nhẫn nại, sự thông minh, khéo léo. Thế hệ đi sau ngoài việc tiếp thu, bảo lưu những
giá trị truyền thống của cha ông, họ còn cải tiến và phát triển thêm những giá trị văn hoá
mới.Tất cả đều rất tự hào về bản sắc riêng của mình và không ngừng bảo tồn, phát huy, phát
triển những giá trị văn hóa truyền thống tộc người, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt
Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Chương 3. Kết luận và liên hệ
C. KẾT LUẬN
Văn hóa dân gian Tây Bắc được hiện hữu trong đời sống của đồng bào vùng cao rất
tự nhiên, giản dị mà vẫn có những nét riêng độc đáo. Vùng Tây Bắc xa xôi còn chứa đựng
biết bao điều kỳ diệu về văn hóa dân gian. Mỗi bản làng, mỗi vùng đất là mỗi phong tục,
tập quán mà dù có đi nhiều, cảm nhận nhiều cũng khó lòng kể hết. Bằng những nét văn hóa
mặc rất riêng ấy, trang phục không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn
thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ thẩm mỹ và văn hoá các dân tộc.
Nổi bật qua mỗi dân tộc ở Tây Bắc, Đối với dân tộc Thái trang phục là nơi trú ngụ
linh hồn của con người, tuy đơn giản nhưng duyên dáng và thanh lịch, tôn lên vẻ đẹp chân
chất, tạo nên một vẻ đẹp rất riêng cho dân tộc Thái. Nó không chỉ là niềm tự hào của dân
tộc Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc trong kho tàn văn hóa dân tộc, Trang phục của dân
tộc Tày là trang phục đơn giản nhất trong số 54 dân tộc Việt Nam, thể hiện chủ yếu quá
tông màu chàm, tuy đơn giản nhưng chứa đựng trong đó là những ý nghĩa sâu sắc, độc đáo
và đặt biệt. Trang phục của dân tộcH’Mông tuy chỉ với 4 màu chủ đạo xanh, đỏ, trắng, vàng
của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu. Đó là sự phối kết hợp
giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa
văn trên váy áo, thay bằng sự phối màu cũng như đan xen, thay đổi chất liệu bằng các mảng
trơn, mảng nổi hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người
Mông thật độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác.
Trang phục của các dân tộc Tây Bắc không chỉ góp phần làm nên sự đa dạng phong
phú của văn hóa mặc ở Vùng Tây Bắc nói riêng và của cả văn hóa mặc của Việt Nam nói
chung.
D. LIÊN HỆ
Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu về ăn mặc đẹp, hợp thời rất được nhiều người
quan tâm. Vấn đề ăn mặc không đơn thuần chỉ là ăn cho no, mặc cho ấm mà nó còn thể
hiện nhân cách, vẻ đẹp và gu thẩm mỹ của mỗi con người. Xã hội ngày càng phát triển, vấn
đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến đông
đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là giới trẻ.
Tuy vậy, ngày nay, văn hóa mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi
ngược truyền thống. Đặt ra nhiều vấn đề đáng để suy ngẫm đối với thế hệ trẻ, những đối
tượng nhạy bén với thời trang và nhanh chóng thích ứng với nhiều xu hướng, trường phái,
phong cách khác nhau. Một số đã tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa,
phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp biến ấy giúp các bạn trẻ có
phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu
thời trang lý tưởng.
Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, ngày nay có một số bạn trẻ bắt chước cách ăn mặc của các thần tượng để gây sự
chú ý. Nhưng điều mà người ta chú ý không phải là phong cách đẹp đẽ, phù hợp mà là lập
dị, bụi bặm hoặc hở hang. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi
công sở, chốn công cộng gây sự phản cảm cho mọi người.Vẻ đẹp trong cách ăn mặc truyền
thống vốn tồn tại trong đời sống thường ngày dần mất đi bản sắc. Điều này khiến chúng ta
lo lắng trước những đổi thay về văn hóa trong quá trình hội nhập. Từ trước đến nay, chưa
bao giờ cách ăn mặc của người Việt Nam, nhất là một bộ phận giới trẻ ngày nay lại gây đau
đầu cho những cơ quan văn hóa đến vậy.
Vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong cách ăn mặc
cần được chú trọng. Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người
mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội. Qua phong cách ăn mặc của giới trẻ ta hiểu đất
nước đó phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao
cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không
làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Thế giới di sản: Trang phục dân tộc tày (http://thegioidisan.vn/vi/trang-phuc-dan-toc-
tay.html)
2/ Báo Thái Nguyên: Dân tộc Tày (https://baothainguyen.vn/que-huong-dat-
nuoc/201406/trang-phuc-dan-toc-tay-367F486/)
3/ Trang phục độc đáo của người Mông - Checkin Travel
4/ Công Thương: Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người dân tộc Thái
(https://congthuong.vn/net-dep-trong-trang-phuc-truyen-thong-cua-nguoi-dan-toc-thai-o-
xu-thanh-215662.html)
5/ Cổng thông tin điện tử tỉnh Điệun Biên: Trang phục phụ nữ dân tộc Thái
(http://www.dienbien.gov.vn/portal/Pages/2018-6-16/Trang-phuc-cua-phu-nu-dan-toc-
Thai8ba17n.aspx)
| 1/21

Preview text:

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………......
ĐIỂM (BẰNG SỐ): ……………….
BẰNG CHỮ:………………………..
CHỮ KÍ GV: ……………………….
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 12 STT Họ và Tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả 1
Tôn Phước Dương( Nhóm Trưởng) 22140009 Phần 2.3, Tổng hợp Hoàn word, Chương III Thành 2 Bùi Quang Lâm 22140023 Phần 2.1 Hoàn Thành 3 22140038 Chương 1 Hoàn Nguyễn Thiên Phước Thành 4 22140022 Phần Mở đầu Hoàn Nguyễn Tuấn Kiệt Thành 5 22140044 Phần 2.2 Hoàn Phạm Hồng Thịnh Thành MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu B. NỘI DUNG
Chương 1. Sơ lược về Tây Bắc, những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc
1.1 Sơ lược về Tây Bắc
1.2 Văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc
1.3 Đặc trưng văn hóa mặc , sự hòa hợp văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc
-1.3.1 Đặc trưng văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc
-1.3.2 Sự hòa hợp văn hóa mặc của các dân tộc Tây Bắc
Chương 2. Đặc điểm và những nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc vùng Tây Bắc
2.1 Trang phục dân tộc người Tày 2.1.1 Trang phục nữ giới 2.1.2 Trang phục nam giới
2.1.3 Trang phục dân tộc Tày xưa - nay
2.2 Trang phục người H’Mông 2.2.1 Trang phục nữ giới 2.2.2 Trang phục nam giới
2.2.3 Sự khác biệt trong trang phục của người H’mông
2.3 Trang phục người Thái 2.3.1 Trang phục nữ giới 2.3.2, Trang phục nam giới
Chương 3. Kết luận và liên hệ C. KẾT LUẬN D. LIÊN HỆ E. TÀI LIỆU THAM KHẢO A.MỞ ĐẦU
1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Tây Bắc luôn là 1 vùng văn hóa đặc trưng nổi bật trong các vùng văn hóa của Việt Nam
ta. Vùng văn hóa này mang nhiều màu sắc của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, thể hiện
nét đẹp truyền thống đặc trưng, bản sắc văn hóa của từng dân tộc khác nhau, nhưng đồng
thời cũng mang 1 nét đặc trưng chung của của cả 1 vùng văn hóa rộng lớn. Nét đặc trưng ấy
nổi bật đến độ, rằng những người chưa tìm hiểu sâu về vùng đất Tây Bắc này cũng có thể
dễ dàng nhận ra “Đây là Tây Bắc”, ”Đây là dân tộc vùng Tây Bắc” chỉ bằng những bức
ảnh, đoạn phim về dân tộc con người nơi đây.
- Cũng chính vì nét đặc trưng rất nổi bật đấy, nhóm chúng em đã rất hứng thú về vùng
văn hóa này, và cũng rất tò mò rằng điều gì đã tạo nên nét đặc trưng chung của vùng đất
Tây Bắc qua góc nhìn của những dân tộc khác, để khiến họ dễ dàng nhận định rằng đó là
Tây Bắc. Đó cũng chính là lý do nhóm em quyết định chọn đề tài tìm hiểu về văn hóa Tây
Bắc, cụ thể hơn là văn hóa trang phục truyền thống - Yếu tố mang đậm nét đặc trưng nhất
của nền văn hóa Tây Bắc
2/ Lịch sử vấn đề
-Trang phục truyền thống của các dân tộc ở đây cũng được tạo ra với những mục đích
giống như bao dân tộc khác trên thế giới, đầu tiên đó là để bảo vệ, giữ ấm cho cơ thể và thứ
hai đó là để thể hiện quan niệm văn hóa, nét đẹp riêng trong phong tục của dân tộc.
-Điều tạo nên những nét đặc trưng riêng của từng dân tộc trong trang phục của họ dựa vào
quan điểm của cộng đồng xã hội xung quanh họ, những câu truyện cổ và dựa vào cả tài
nguyên, địa hình, khí hậu của khu vực đó.
+Lấy ví dụ như trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái, chiếc khăn Piêu
đội đầu. Mỗi chiếc khăn là một câu chuyện thể hiện qua họa tiết, sắc màu, nói lên tâm tư,
tính cách của mỗi người phụ nữ làm ra nó.
-Nét đặc chưng chung của trang phục các dân tộc ở đây đó là sự sặc sỡ, màu sắc có sự
tương đồng giữa các dân tộc, cùng với đó là địa hình khí hậu khu vực giống nhau về tổng thể.
- Về màu sắc và chất liệu, các màu sắc có sự tương đồng giữa các dân tộc đó là do đều
được nhuộm từ vật liệu thiên nhiên, điển hình như chất liệu chàm, các dân tộc sử dụng
chàm để nhuộm vải cho trang phục của họ. Còn về chất liệu, các loại cây được dùng làm
sợi vải hầu hết được các dân tộc vùng này sử dụng là cây lanh, đều dùng để dệt vải thổ cẩm.
Vậy nên sự tương đồng trong màu sắc và chất liệu có thể nói là do vị trí địa lý có phần
tương đồng về địa hình, khí hậu và đặc trưng thiên nhiên.
3/ Phương pháp nghiên cứu
Về chủ đề này, phương pháp nghiên cứu của nhóm chúng em có quy trình như sau :
* Xác định chủ đề
- Cả nhóm sẽ cùng đưa ra quan điểm, ý kiến để lựa chọn ra chủ đề cả nhóm ưng ý nhất để nghiên cứu
- Xác định chủ thể chính trong chủ đề đã chọn
- Sắp xếp bố cục bài tiểu luận và chia nhỏ vấn đề nghiên cứu
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên, mỗi người sẽ đảm nhận 1 phần của vấn đề đã được chia nhỏ.
* Tìm hiểu, làm rõ vấn đề
Mỗi một thành viên được giao nhiệm vụ sẽ có quy trình nghiên cứu như sau:
-Tìm kiếm, thu thập thông tin
+ Xem video, tìm kiếm thông tin trên các nguồn thông tin chính thống
+ Lưu địa chỉ, liên kết của các nguồn thông tin đã tìm kiếm - Chắt lọc thông tin
+ Ghi chú lại những thông tin cần thiết , liên quan nhất tới vấn đề cần nghiên cứu
(đặc biệt là thông tin ít người biết ), loại bỏ những thông tin không liên quan
+ Xác thực lại những thông tin đó qua nhiều nguồn, qua những nguồn chính thống.
- Hệ thống lại thông tin
+ Viết lại những thông tin vừa chắt lọc bằng văn phong của 1 bài tiểu luận, điều này
sẽ khiến cho bài tiểu luận chỉnh chu,phù hợp hơn, văn phong được thống nhất, loại bỏ đi
văn phong của những loại văn bản thông tin khác như thuyết minh, báo chí.
+ Sắp xếp lại bố cục và thứ tự của từng nhóm thông tin (vd như trang phục nam, nữ, lịch sử trang phục,…)
* Tổng hợp thông tin, thống nhất ý kiến chung
- Từng thành viên sau khi đã hoàn thành phần nhiệm vụ của mình sẽ gửi về cho nhóm
trưởng, nhóm trưởng sẽ nhận bài và tổng hợp chắt lọc và sắp xếp lại thông tin 1 cách sơ bộ
- Sau khi có bản tổng hợp của nhóm trưởng, cả nhóm sẽ cùng nhau xem và đóng góp ý
kiến để hoàn chỉnh bài tiểu luận ( sửa thông tin, sắp xếp lại theo ý kiến thống nhất của cả nhóm)
- Hoàn thiện bài tiểu luận (chỉnh sửa lỗi trình bày, trang trí,... )
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu :
- Sơ lược văn hóa của vùng Tây Bắc
- Trang phục truyền thống của 1 số dân tộc đặc trưng của khu vực Tây Bắc. 2 Phạm vi nghiên cứu :
-Trang phục truyền thống của dân tộc Thái, H’mông, Tày + Trang phục nam + Trang phục nữ
+ Trang phục truyền thống xưa và nay B. NỘI DUNG
Chương 1. Sơ lược về Tây Bắc, những nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc
1.1 Sơ lược về Tây Bắc
-Dưới thời kì Pháp thuộc, Tây Bắc lúc đó được gọi là xứ Thái tự trị. Mãi đến năm
1955 được đổi thành khu tự trị Thái Mèo, gồm 3 tỉnh : Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ và
đến năm 1962 thành khu tự trị Tây bắc và kết thúc vào năm 1975. Cái tên Tây Bắc ngày
nay chỉ giúp ta xác định phương hướng và vị trí địa lý ngoài ra không còn mang ý nghĩa gì khác.
-Vùng văn hóa ở Tây Bắc là khu vực gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn
sông Hồng (lưu vực sông Đà ) kéo dài cho tới bắc Thanh Nghệ. Ta có ở đây trên 20 tộc
người cư trú, chính vì đó mà văn hóa Tây Bắc ở đây rất đa dạng tất cả là sự đan xen là các
bản sắc riêng của hơn 20 dân tộc ấy, trong đó Tày, H’mông, Thái được xem là nổi bật và
tiểu biểu, góp phần lớn trong việc hình thành văn hóa khu vực. Như là hệ thống mương
phai dẫn nước vào đồng; nghệ thuật trang trí trêb chiếc khăn piêu thái, chiếc cạp váy
Mường; trang phục nữ H’mông; những điệu múa xòe và còn nhiều thứ khác nữa mà không thể kể hết ở đây.
-Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên: Là miền núi về phía Tây thuộc miền Bắc Việt
Nam, có đường biên giới chung với Trung Quốc và Lào. Là một trong 3 tiểu vùng của Bắc
Bộ Việt Nam, gồm có 6 tỉnh: Lai châu, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái và Mường
Lay.Địa hình hiểm trở, có núi cao và chia cắt sâu, khối núi và dãy núi chạy theo hướng Tây
Bắc-Đông Nam và phải kể đến là dãy hoang Liên Sơn dài 180km, rộng 30km, cao từ
1500km đổ lên, hay các đỉnh núi cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu
Luông 2.983m. Ngoài ra dãy Hoàng Liên Sơn được người Thái sinh sống ở đây thường hay
gọi là "sừng trời" (Khau phạ), được ví là bức tường thành phía đông và vùng Tây Bắc. Sông
Đà và sông Hồng là hai con sông lớn thuộc Tây bắc, các con sông này không chỉ là nơi định
cư cho người dân mà còn là những nguồn cảm hứng cho những sáng tác và câu hát, truyền
thuyết của các dân tộc Thái, Mường....
-Về khí hậu: Mặc dù cùng nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng vì nằm ở độ
cao từ 800-3000m nên khí hậu ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao hơn như Sin Hồ có khí
hậu ôn đới. Và vì là có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao như kể trên thì tạo ra các địa hình
chia cắt làm nên những thung lũng lớn như lòng chảo ở vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên. Trong
lúc đó ở thung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông, còn ở Mộc Châu
phải mặc áo bông dày mà không khỏi rét. Vì chính vì đó mà thiên nhiên Tây Bắc trở nên đa
dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình và cũng chính những điều này làm nên nét đa dạng trong
văn hóa của dân tộc Tây Bắc.
1.2 Văn hóa đặc trưng vùng Tây Bắc
-Văn hóa nông nghiệp: do địa hình hiểm trở nên nông nghiệp thung lũng Thái nổi
tiếng về hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong 4 từ “ Mường- Phai- Lái- Lịn” được biết qua
những cách người dân ở đây sử dụng địa hình lấy nó làm lợi thế như lợi dụng độ dốc của
dòng chảy dốc người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai". Phía trên
"phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ "mương" xẻ những
rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái". Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về
ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng nối tiếp nhau và có khi dài hàng cây số. Vì chủ
động trong việc tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong ruộng lúa, gặt xong là tháo
nước bắt cá, cá cộng sinh với ruộng lúa vừa ăn sâu bọ vừa khoắng bùn làm cho tốt lúa.
-Văn hóa ẩm thực vùng tây Bắc: với sự kết hợp của 20 dân tộc khác nhau tạo ra
những sắc thái văn hóa dân tộc độc đáo của họ là những món ăn truyền thống nổi tiếng chỉ
có tại vùng này. Va những món ăn độc đáo đó thường được người Tây Bắc thưởng thức vào
không khí tại các lễ hội, chợ và những ngày tết xuân về. Phần lớn khẩu vị của người dân ở
đây là thích những thứ đậm đà in sâu vào tâm trí mỗi lần thưởng thức và không thể nào
quên được như món đặc sản canh da trâu, rượi sâu chít, cơm lam, chéo,....
-Về kiến trúc nhà ở: mỗi dân tộc có những kiểu kiến trúc khác nhau tạo nên vùng
Tây Bắc rất riêng. Người Thái thường xây theo “hướn hạn phủ táy” người Thái thường làm
nhà gian lẻ, hai đầu khum lại như mái rùa. Ngôi nhà được xây lên vô cùng tài hoa và với vẻ
rất riêng hài hòa giữa thiên nhiên núi đồi và con người
1.3 Đặc trưng văn hóa mặc, sự hòa hợp văn hóa mặc các dân tộc Tây Bắc
1.3.1 Đặc trưng văn hóa mặc các vùng dân tộc Tây Bắc
-20 dân tộc 20 màu sắc riêng vô cùng đặc trưng và khó hòa lẫn vào nhau. Từ ăn mặc,
lối sống, tín ngưỡng, phong tục, nghệ thuật kiến trúc... làm nên sự khác biệt đa dạng phong
phú dù trải qua bao lịch sử biến cố nhưng Tây bắc vẫn giữ được cho mình những bản sắc riêng biệt.
-Trong văn hóa vùng Tây Bắc, trang phục truyền thống hay văn hóa mặc phản ánh rõ
nhất phong tục, vẻ đẹp và bản sắc mỗi dân tộc là những gì chúng ta được chiêm ngưỡng và
trải nghiệm với những trang phục của bà con đồng bào Tây Bắc
-Trang phục truyền thông của nam giới thường không cầu kì mà vô cùng đơn giản
còn ở phái nữ, trang phục của họ luôn được thiết kế cầu kì từ kiểu cách mặc đến hoa văn
trang trí vô cùng bắt mắt.
-Đơn giản nhưng tinh tế, cầu kì nhưng bắt mắt là những gì ta cảm thấy được qua
trang phục người Tày. Bộ trang phục hòa vào giữa sắc xanh của thiên rừng núi Tây Bắc đôi
lúc hiện lúc ẩn, thấy được sự đơn giản mà nó mang lại. Nói về trang phục đẹp thì trang
phục Thái có lẽ nổi bất hơn cả với những họa tiết mang một nét văn hóa riêng, hấp dẫn và
độc đáo. Điểm nổi bật trong bộ trang phục này là chiếc khăn Piêu đội đầu.
-Còn người Mông thường sử dụng chủ đạo 4 màu xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên hình
họa tiết sắc màu rực rỡ. Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc mông thường có khăn quấn đầu,
khăn len và đều được dệt bằng tay. Trên bộ trang phục đó được làm rất công phu và tỉ mỉ
trong từng đoạn công đoạn may.
-Trang phục của người dân tộc Tày thường có màu trầm và giản dị. Nhìn chung,
người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm màu chàm nên trang phục của họ màu chủ
đạo là màu chàm, còn ở phụ nữ thường quấn khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng,
đeo vòng cổ, tay, chân được làm từ bạc. .
1.3.2 Sự hòa hợp văn hóa mặc của các dân tộc Tây Bắc
-Mặc dù mỗi dân tộc mang bản sắc riêng là thế, nhưng vẫn có sự hòa hợp đến lạ kì,
hòa quyện trong văn hóa mặc tạo nên chỉnh thể văn hóa
-Như trang phục của nhóm Thái Đen và Thái mặc dù chỉ có một vài chi tiết thể hiện
sự khác biệt, nhưng xét về kết cấu, kiểu cách, trang trí, trang phục đều giống nhau. Khăn
piêu thêu hoa văn không chỉ là vật để đội đầu mà còn là vật định tình của các cô gái Thái.
Hay ngày nay áo cóm cững được may với chất liệu khác nhau, màu sắc cũng phong phú hơn.
-Chiếc khăn piêu quên thuộc của các cô gái Thái thì lại được chị em Khơ Mú quấn
trên đầu theo phong cách riêng. Phụ nữ Khơ Mú thích thêm vào chiếc piêu chùm tua màu
hồng hay màu đỏ, để thêm phần nổi bật hơn tạo ra cái riêng hơn.
Chiếc áo cóm có cổ cao và kín thì lại được phụ nữ Khơ Mú biến tấu khéo léo bằng cách xẻ
sâu hơn kết hợp với chiếc áo đã biến tấu qua vô cùng độc đáo là chiếc váy dài chấm gót.
Chương 2. Đặc điểm và những nét đặc trưng của một số trang phục dân tộc vùng Tây Bắc.
2.1 Trang phục dân tộc người Tày
Trên đất nước ta quy tụ tới 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc
riêng biệt và phong tục tập quán của họ. Và một trong những điểm nhấn tạo nên sắc thái
riêng biệt của mỗi dân tộc hay còn gọi khác là đặc điểm nhận diện đặc trưng của 1 dân tộc ,
đó chính là bộ trang phục truyền thống của dân tộc Tày. Bộ trang phục truyền thống của
mỗi dân tộc sẽ có kiểu dáng, màu sắc và cách bố trí hoa văn khác nhau. Tuy dân số đông,
địa bàn phân tán nhưng dân tộc Tày lại là một cộng đồng đồng nhất với một ý thức rõ rệt ,
ta có thể thấy điều đó được thể hiện qua bộ trang phục truyền thống với tông sắc màu chủ
đạo là màu chàm. Nói tới trang phục của người Tày, thì hoa văn trên trang phục là dấu ấn
đặc biệt để làm nổi bật lên đặc trưng của họ. Nhưng điều đặc biệt nhất là cách phối màu
chàm phổ biến đồng nhất trên trang phục hai giới nam và nữ xen với đó là lối mặc lót áo trắng bên trong áo chàm
Cái lưu ý không phải là lối tạo dáng mà là phong cascg mỹ thuật như đã nói trên.
Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn về phần trang trí các màu khác hay họa
tiết trên trang phục, thì ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được phối hòa hợp trong hoa
văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm. Riêng nhóm Pa dí (Lào Cai) có phong cách khác lạ
trông khá độc đáo ở lối đội khăn và y phục
Nét đặc sắc trên trang phục người Tày lại được thể hiện qua những mẫu hoa văn trên
vải. Sự kết hợp phối màu một cách tinh tế và khéo léo tạo đồ họa trên mặt vải khiến cho
trang phục của người Tày trở nên sinh động và sặc sỡ hơn , mang đậm bản sắc của người dân tộc
Trang phục cổ truyền của người Tày chủ yếu được làm từ sợi vải bông tự dệt,
nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không thêu thùa và không có
hoa văn trang trí. Không ai biết rõ nghề dệt thổ cầm của người dân tộc Tày ra đời từ bao
giờ, mà chỉ biết là từ lâu đời những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra đã nổi tiếng với
những họa tiết đẹp mắt, sinh động, mang đậm sắc thái dân tộc.
Nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm là phương pháp nhuộm chàm sợi bông và nhuộm
màu tơ tàm. Tuy nhiên, để hạn chế về mặt tài sản, tơ tằm đắt nên ngày nay dệt thổ cầm đã
thay bằng len có chi phí thấp hơn để tiết kiệm chi tiêu. Quy trình dệt thổ cẩm diễn ra hoàn
toàn thủ công và chính đôi tay khéo léo và kiên trì của người phụ nữ Tày mà những tấm thổ
cẩm nên hình nên dạng vô cùng chất lượng và đặc sắc. Từ những sản phầm đó người phụ
nữ Tảy đã dệt nên mặt chăn , mặt địu, khăn trải giường và đặc biệt nhất là những bộ trang
phục đặc sắc của dân tộc. Đồ trang sức được cả nam và nữ ưa thích sử dụng đó là vòng cổ ,
chân, tay,... theo phong tục, trẻ em đeo đồ trang sức bằng bạc để trừ tà ma và tránh gió. Cả
bộ quần áo của dân tộc Tày bao gồm: khăn, áo, quần, dây lưng, tạp đề, guốc hoặc dép.
2.1.1 Trang phục nữ giới
Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Tuy
cùng 1 dân tộc nhưng tùy vào vùng phân bố khác nhau mà trang phục người Tày có những
đặc điểm khác nhau. Ta có thể nhận diện qua như là: Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn một
chút , nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao khăn thành hình chóp nón nhọn lên đỉnh
đầu, nhóm Pa Dí sử dụng mũ hình ngói mái còn nhóm Thổ ăn mặc như người Thái ở Mai Châu(Hòa Bình)
Y phục nữ gồm áo cánh, áo dài năm thân, trong đó bốn thân dài và một thân hụt nằm
phía bên ngực phải, cắt chéo ngay dưới cổ sang bên mép phải nách, thường y phục nữ
không dài quá bắp chân, thân áo và tay bó hẹp cơ thể. Kèm theo còn có quần váy, thắt lưng,
khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ trước ngực, cổ tròn, được may 2 túi nhỏ
phía dưới 2 vạt trước, hay được dệt bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội họ thường mặc lót
trong áo dài. Nếu vật người Tày còn có tên gọi khác là cần Slửa khao (người áo trắng) để
phân biệt với người nùng chỉ dùng mỗi màu chàm. Áo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải
được cài cúc vải hoặc cúc đồng, cổ ống tay may tròn và thân eo được may hẹp. Nón của
phụ nữ Tày lại khá thú vị. Nón bằng nan tre kết lá với mái che bằng và rộng.
Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng
tay, vòng chân, xà tich... Ngoài ra còn có nơi kết hợp trang phục với túi vải.
Phụ nữ Tày thường để tóc dài kết hợp với đội khăn. Điều này làm tăng thêm vẻ đẹp
thiếu nữ người Tày. Khăn là loại hình vuông gấp chéo giống hình mỏ quạ, đội lên đầu và
cài ở sau gáy, đồng hợp như phong cách đội khăn mỏ quạ của người Kinh
2.1.2 Trang phục nam giới
-So với y phục nữ thì quần áo nam giới lại khá là đơn giản với áo ngắn, có xẻ ngực,
cúc cài trước ngực (khoảng 5 cái). Trang phục nam giới Tày có quần chân què, đũng rộng,
cạp lá tọa và áo ngắn được may như áo năm thân có cổ đứng. Giống như giới nữ, nam cũng
có áo dài như cái áo ngắn kéo dài hơn đầu gối 1 chút. Y phục của nam giới Tày còn có loại
áo cánh 4 thân (Slửa cỏm), áo dài 5 thân, có khăn đội đầu, quần và mang giày vải. Aó cánh
4 thân là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải khoảng 7 cái và được
may hai túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong dịp tết hay lễ hội nam giới mặc thêm loại áo
dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Vải sợi bông nhuộm chàm để làm quần
(khóa) như áo, cắt theo kiểu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải kéo dài tới mắt cá chân.
Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài để thêm phần chắc chắn.
Khăn đội đầu màu chàm vải sợi bông quấn trên đầu theo lối dấu X
2.1.3 Trang phục dân tộc Tày xưa –nay
-Ngày xưa phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần, đó là loại quần về
nguyên tắc dệt nên giống nam giới nhưng kích thước có phần hẹp hơn. Là quần chân què,
cắt hình lá tọa, đũng rộng để có thể thoải mái hoạt động trong nhiều tư thế lao động. Đồng
bào thường đeo thắt lưng dệt vải rất thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm bốn, chiều dài
quấn được hai vòng thân người. Buộc lại cố định phía sau và thả buông dải đuôi xuống sau lưng.
-Khăn phụ nữ Tày màu chàm cũng là loại khăn vuông đội gập giống kiểu mỏ quạ như người Kinh.
-Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn được sử dụng phổ biến nhất là trong các
dịp lễ hội hay ngày lễ cổ truyền, nhưng bên cạnh đó, áo cánh, áo sơ mi vẫn được nhiều
thanh niên ưa mặc, còn những ngày thường, họ ăn mặc trang phục gần như người Kinh.
2.2 Trang phục người H’Mông
- Người H’Mông phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, có nhiều nhóm
khác nhau nhưng lại có điểm chung về trang phục. Quần áo của người H’Mông chủ yếu
may bằng vải tự dệt, đậm đà tính cánh tộc người. Chỉ với 4 màu chủ đạo xanh, đỏ, trắng,
vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu. Đó là sự phối kết
hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Phần họa tiết không có gì đặc biệt
nhưng hoa văn trên váy, áo của người H’Mông là sự phối hợp màu sắc cũng như đan xen,
thay đổi chất liệu vải bằng các mảng trơn, mảng nổi hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật
trang trí trên trang phục của người H,Mông thật độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác.
2.2.1 Trang phục nữ giới
-Phụ nữ H’Mông có trang phục rất đẹp và độc đáo, chiếc áo bốn thân, xẻ ngực không
cài nút, gấu áo (phần gấp mếp dưới cùng của thân áo) không khâu hoặc được cho vào trong
váy. Váy là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn có nhiều màu sắc
trang trí trên váy rất khỏe khoắn. Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được
thiêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang theo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng
phủ xuống chân là ‘giao thoa’ giữa miếng vải hình tam giác và hình chữ nhật. Phần trang trí
hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen,
kích thước tùy tường bộ phận người H’Mông. Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có
một sồ nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu.
- Phụ nữ H’Mông có những đồ trang sức: khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn đồng,
nhẫn bạc, nhẫn vàng. Nếu trên tay người phụ nữ có 2 nhẫn thì người đó đã có chồng. Vòng
cổ có nhiều loại: vòng thuần túy trang sức và vòng bảo mệnh trong đó vòng thuần túy chỉ
có tính trang trí còn vòng bảo mệnh thì mang giá trị tâm linh. Phụ nữ thích dùng nhiều ô
màu sắc đẹp, vừa có tác dụng che mưa, che nắng và làm vật trang sức cho mình, tạo nét đẹp duyên dáng.
2.2.2 Trang phục nam giới
- Ngược với trang phục nữ giới, trang phục nam giới H’Mông rất thống nhất. Trang
phục nam giới đơn giản chủ yếu là màu tối tím than và xen kẻ một số họa tiết đơn giản.
Trang phục nam giới thường là áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay
hơi rộng, áo có hàng cúc vải ở phía trước.
- Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Quần được may bằng vải bông là loại
chân què ống, cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt
lưng vải hoặc da thắt lại. Ống quần rộng so với các dân tộc trong khu vực. Đầu thường chít
khăn, có nhóm người đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn,
có khi mang vòng cổ bạc, ngày lễ tết đi chối có khi họ mang đủ bộ từ 2-7 chiếc. Ngoài ra họ còn có vòng tay, nhẫn.
- Nam giới người H’Mông đi giày vải và đội mũ nồi. Chiếc mũ nồi là một bộ phận
không thể thiếu trong bộ trang phục nam truyền thống của người H’Mông. Chiếc mũ nồi
tạo cho đàn ông người H’Mông có một sắc thái riêng tạo nên sự khác biệt của dân tộc với
các dân tộc khác. Ngoài tính thầm mỹ thì mũ nồi rất phù hợp với điều kiện trời rét ở vùng
núi phía Bắc. Mũ nồi rất gọn nhẹ, linh hoạt khi vui chơi, di chuyển và lao động sản xuất.
Khi đội mũ nồi, người ta thường đội hơi lệch về một bên, tôn vẻ đẹp của người đàn ông.
Những lúc thổi khèn, chơi quay, phi ngựa, chiếc mũ nồi vẫn bám chắc trên đầu mà không bị
rơi ra, vì nó được thiết kế và đội đúng kỹ thuật.
2.2.3 Sự khác biệt trong trang phục người H’Mông
- Người H’Mông có nhiều nhóm người điều đó tạo nên nét đa dạng và phong phú
trong văn hóa trang phục của họ nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và nết đặt trưng riêng của
trang phục người H’Mông.
- Có 4 nhóm người H’Mông: H’Mông Trắng, H’Mông Hoa, H’Mông Đen, H’Mông
Xanh, H’Mông Đỏ. Dù mang nét trang phục đặc trưng riêng của dân tộc nhưng vẫn có sự
khác nhau trong trang phục của từng nhóm người đặt biệt là trang phục của nữ.
- Như nhóm người H’Mông trắng thù họ sẽ có thêm váy trắng trong trang phục của
họ. Đặt biệt họ sẽ cạo tạo xung quanh chỉ để một phần tóc ở đỉnh đầu sau đó dùng khăn để quấn xung quanh.
- Người H’Mông Hoa thì trang phục sặc sỡ hơn với nhiều màu sắc, váy thường là
váy màu chàm ở gấu váy thường có nhiều họa tiết. Họ mặc áo xẻ nách, trên vai, ngực được
cạp thâm một tấm vải màu có thiêu hình hoa văn ốc, Trên trang phục của người H’Mông
Hoa màu đỏ đóng vai trò chủ đạo. Màu này phối hợp màu vàng, trắng tạo độ tương phản
với nền chàm làm bộ trang phục trở nên rực rỡ. Tóc thì để dài sau đó quấn quanh đầu.
- Người H’Mông đen thì không có nhiều điểm riêng nào. Họ cũng mặc váy áo như
phụ nữ Mông Trắng và Mông Hoa nhưng ngắn hơn, áo của họ cũng mở ngực và thêu hoa.
Chiếc khăn quấn trên đầu được làm bằng sợi vỏ cây rừng được nhuộm nhiều màu rực rỡ, và
trang trí bằng những chiếc lắc chuông, vừa để làm đẹp và giữ ấm khi trời lạnh.
- Cuối cùng là người H’Mông Xanh. Sự khác niệt trong trang phục của họ là họ mặc
váy hình ống, dưới gấu có các hoa văn hình chữ thập nhỏ trong cấc ô vông. Áo xẻ ngực thì
sẽ được xẻ thẳng về phía bên trái và cài một cúc, cánh tay sẽ được đắp thêm các mảnh vải
màu đỏ có nhiều hoa văn. Người phụ nũ H’Mông Xanh trước khi lấy chồng thì được xỏa
tóc ngáng vai còn sau khi lấy chồng thì phải búi tóc lên đỉnh đầu.
- Phụ nữ H’Mông Đỏ mặc trang phục đỏ rừng rực rất độc đáo, có thể một nửa áo,
váy là các mảng thêu đỏ, hồng và màu vàng và cũng có thể từ đầu đến chân họ phủ những
mảng vải rực rỡ xếp kề nhau. Ở áo người H’Mông Đỏ, nhiều khi còn có cổ xếp hình chữ T.
Xung quanh phần ngực, bụng, ống tay đính các tua hạt cườm, giữa gấu váy ghim diềm đăng ten.
- Sự đa dạng về trang phục trong các nhóm người của đân tộc H’Mông đã tạo nên vẻ
đẹp và luôn toát lên sự độc đáo và mang đậm chất truyền thống. Điều này không những tạo
nên bản sắc riêng mà còn giữ được nét đa dạng trong văn hóa của người Việt Nam.
2.3 Trang Phục Người Thái
Ở mỗi dân tộc khác nhau đều có cho mình những nét đặc sắc rất riêng biệt thể hiện
qua cách sinh hoạt trong lối sống thường ngày, qua kiến trúc nhà ở và ẩm thực của mỗi dân
tộc. Nhưng có lẽ để dễ nhận biết nhất thì thể hiện thông qua trang phục mà họ khoác lên
người. Trong số đó là dân tộc Thái được biết đến rộng rãi thông qua những chiếc váy đỏ,
đen và chiếc khăn piêu. Đặc biệt là trang phục của phụ nữ Thái. Đố không chỉ là niềm tự
hòa của họ mà còn là nét văn hóa đặc sắc trong kho tang văn hóa vật thể dân tộc
2.3.1 Trang phục nữ giới
Trong văn hóa của người Thái, họ luôn khuyến khích những người phụ nữ chăm chỉ
làm việc, thêu giỏi, dệt đẹp. Đó được xem là một chuẩn mực đạo đức, là phẩm chất tư cách
con người nhất là đối với các cô gái chưa chồng. Qua đó đã tọa nên cho học những đôi bàn
tay khéo léo cùng với óc thẩm mỹ tinh tế người Thái đã tạo nên những loại vải không
những đáp ứng nhu cầu mặc mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người.
Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa
chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn
khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích *ĐỒ MẶC TRÊN
+Áo ngắn (Xửa cỏm) của phụ nữ Thái trở thành một ấn tượng khá đặc biệt, nó thể
hiện những đường nét tự nhiên của cơ thể, được may từ nhiều loại vải với nhiều màu sắc
khác nhau. Áo bó sát người với hàng cúc bằng kim loại hoặc bằng bạc ở giữa đã tạo nên
một nét đặc trưng cho trang phục của người phụ nữ Thái. Bên cạnh đó, trong quan niệm dân
gian Thái, hai hàng cúc trên hai vạt áo của xửa cỏm là tượng trưng cho sự hòa hợp giữa
nam và nữ, cài đan xen vào nhau mang ý nghĩa về sự trường tồn của giống nòi
+Áo dài (xửa chái và xửa luổng): bên cạnh xửa cỏm thì phụ nữ Thái còn mặc thêm 2
loại áo dài là xửa chải và xửa luổng
-Xửa chái may bằng vải chàm đen, màu chàm – màu đặc trưng của trang phục bắt
nguồn từ cỏ cây trong thiên nhiên, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo
phủ quá đầu gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xưa chải vào dịp cưới xin, hội hè.
-Xa luống là áo khoác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc không có tay. Phụ
nữ Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một dành
biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luồng lộn trái vào ngày thường, chỉ
khi chết mới mặc mặt phải. *ĐỒ MẶC DƯỚI
+ Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái. Phụ nữ
Thái mặc váy hai lớp: váy trắng lót bên trong và và váy chàm mặc ngoài. Qua sự quan sát ta
có thể thấy rõ hoa văn được trang trí lên váy thư
ờng thêu hai loại mô típ là hoa văn tả thực
và hoa văn cách điệu. Có bốn dạng hoa văn cơ bản được sử dụng: hoa văn động vật, hoa
văn thực vật, hoa văn đồ vật, hoa văn cách điệu trừu tượng. Từ những hoa văn trang trí đã
thể hiện quan niệm về cái đẹp hài hoà, đó là sự phối hợp màu cơ bản một cách nhuần nhị,
tinh thế trong quá trình thêu dệt trang phục ở người Thái.
+ Thắt lưng (xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tím
xẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng.
+ Khăn Piêu là vật dụng “cầm tay” của các cô gái Thái mỗi khi đi ra đường hay
trong các dịp hội hè. Chiếc khăn piêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện
sự khéo léo của mỗi cô gái. Khăn piêu hoa văn thêu chủ yếu có 3 mô típ là “kút piêu”, “xai
peng” và “ta leo”. Mỗi một hoa văn là một biểu tượng của sự sống và tình yêu: “Xai peng”
là “dây tình” của đôi lứa; “Kút piêu” là phẩm vật cao quý biếu bề trên; “Ta leo” là vật trừ
đuổi tà ma bảo vệ “thần hồn” cho người đội khăn. + Bên cạnh đó còn là các món đồ trang
sức vô cùng đặc trưng của phụ nữ Thái như: Vòng tay, vòng cổ, xà tích bạc, trâm cài đầu là
những trang sức quan trọng của phụ nữ Thái. Những trang sức này kết hợp với váy, áo,
khăn thêu, túi đeo khiến phụ nữ Thái có nét rất riêng trong phong cách ăn mặc. Một phụ nữ
Thái truyền thống khi đi hội hoặc tham gia các sự kiện của làng bản như cưới hỏi, dựng
nhà, chơi tết thường mặc váy và áo truyền thống, đầu đội khăn thêu, bên hông đeo túi vải.
Ngoài ra bên hông còn đeo một chùm xà tích như là vật trang trí. Trên tay cũng đeo vòng
bạc. Những chiếc vòng này thường tròn hoặc dẹt tùy theo sở thích từng người. Tất cả trang
sức này đều được chế tác bởi những thợ kim hoàn am hiểu về văn hóa ăn mặc của người
Thái. Đối với trang phục của phụ nữ Thái còn chia ra 2 sắc thái riêng biệt là Thái trắng (Táy
khao) và Thái đen (Táy đăm) +Trang phục Thái trắng: Thường nhật, phụ nữ Thái mặc xửa
cỏm cùng với váy đen không có họa tiết và áo thường có màu sáng hoặc trắng. Với cổ áo
hình chữ V, thân áo ngắn và ôm chặt vào thân. Váy có màu đen là được gấp vải đổ bên
trong, Khăn đội đầu không có hoa văn.
Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dàu thụng thân thẳng,
không lượn nách, được trang trí bằng vải "khít" ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống
ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ
chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành
+Trang phục Thái đen: Phụ nữ Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc
đen), cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn “piêu” thêu hoa văn
nhiềumô-típ trang tri mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái trắng đã
nói ở trên. Lối để tóc có chồng và chưa chồng cũng giống hệ Thái trắng. Trong lễ, tết áo dài
Thái đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và
màu mà mô-típ hơn Thái trắng.
2.3.2 Trang phục nam giới
-Trang phục nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc thái tộc người và cũng
biến đổi nhanh hơn so với phụ nữ Thái. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt lưng và các loại khăn.
-Trang phục nam Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới dân tộc Thái
mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng.
-Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương.
-Đặc điểm của áo cánh nam giới dân tộc Thái khu Tây Bắc là ở màu sắc đa dạng của
loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có
màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê...
-Trong các ngày lễ, tết, họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn,
chân đi guốc. Trong tang lễ họ mặc nhiều loại áo sặc sỡ, tương phản màu sắc với ngày
thường với lối cắt may dài, thụng, không lượn nách với các loại: xẻ ngực, xẻ nách, chui đầu.
+ Qua đó có thể nói, trang phục của người Thái là những tuyệt phẩm do chính bàn
tay con người tạo nên. Để tạo ra một bộ trang phục là cả một quá trình rèn luyện đức tính
kiên trì, nhẫn nại, sự thông minh, khéo léo. Thế hệ đi sau ngoài việc tiếp thu, bảo lưu những
giá trị truyền thống của cha ông, họ còn cải tiến và phát triển thêm những giá trị văn hoá
mới.Tất cả đều rất tự hào về bản sắc riêng của mình và không ngừng bảo tồn, phát huy, phát
triển những giá trị văn hóa truyền thống tộc người, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt
Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Chương 3. Kết luận và liên hệ C. KẾT LUẬN
Văn hóa dân gian Tây Bắc được hiện hữu trong đời sống của đồng bào vùng cao rất
tự nhiên, giản dị mà vẫn có những nét riêng độc đáo. Vùng Tây Bắc xa xôi còn chứa đựng
biết bao điều kỳ diệu về văn hóa dân gian. Mỗi bản làng, mỗi vùng đất là mỗi phong tục,
tập quán mà dù có đi nhiều, cảm nhận nhiều cũng khó lòng kể hết. Bằng những nét văn hóa
mặc rất riêng ấy, trang phục không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà còn
thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ thẩm mỹ và văn hoá các dân tộc.
Nổi bật qua mỗi dân tộc ở Tây Bắc, Đối với dân tộc Thái trang phục là nơi trú ngụ
linh hồn của con người, tuy đơn giản nhưng duyên dáng và thanh lịch, tôn lên vẻ đẹp chân
chất, tạo nên một vẻ đẹp rất riêng cho dân tộc Thái. Nó không chỉ là niềm tự hào của dân
tộc Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc trong kho tàn văn hóa dân tộc, Trang phục của dân
tộc Tày là trang phục đơn giản nhất trong số 54 dân tộc Việt Nam, thể hiện chủ yếu quá
tông màu chàm, tuy đơn giản nhưng chứa đựng trong đó là những ý nghĩa sâu sắc, độc đáo
và đặt biệt. Trang phục của dân tộcH’Mông tuy chỉ với 4 màu chủ đạo xanh, đỏ, trắng, vàng
của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu. Đó là sự phối kết hợp
giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa
văn trên váy áo, thay bằng sự phối màu cũng như đan xen, thay đổi chất liệu bằng các mảng
trơn, mảng nổi hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người
Mông thật độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác.
Trang phục của các dân tộc Tây Bắc không chỉ góp phần làm nên sự đa dạng phong
phú của văn hóa mặc ở Vùng Tây Bắc nói riêng và của cả văn hóa mặc của Việt Nam nói chung. D. LIÊN HỆ
Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu về ăn mặc đẹp, hợp thời rất được nhiều người
quan tâm. Vấn đề ăn mặc không đơn thuần chỉ là ăn cho no, mặc cho ấm mà nó còn thể
hiện nhân cách, vẻ đẹp và gu thẩm mỹ của mỗi con người. Xã hội ngày càng phát triển, vấn
đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến đông
đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là giới trẻ.
Tuy vậy, ngày nay, văn hóa mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi
ngược truyền thống. Đặt ra nhiều vấn đề đáng để suy ngẫm đối với thế hệ trẻ, những đối
tượng nhạy bén với thời trang và nhanh chóng thích ứng với nhiều xu hướng, trường phái,
phong cách khác nhau. Một số đã tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa,
phù hợp với giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh giao tiếp. Sự tiếp biến ấy giúp các bạn trẻ có
phong cách thời trang thanh lịch, nhã nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang lý tưởng.
Đó là phong cách thời trang được mọi người ưa chuộng, tán đồng và ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, ngày nay có một số bạn trẻ bắt chước cách ăn mặc của các thần tượng để gây sự
chú ý. Nhưng điều mà người ta chú ý không phải là phong cách đẹp đẽ, phù hợp mà là lập
dị, bụi bặm hoặc hở hang. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng phong cách ấy ở những nơi
công sở, chốn công cộng gây sự phản cảm cho mọi người.Vẻ đẹp trong cách ăn mặc truyền
thống vốn tồn tại trong đời sống thường ngày dần mất đi bản sắc. Điều này khiến chúng ta
lo lắng trước những đổi thay về văn hóa trong quá trình hội nhập. Từ trước đến nay, chưa
bao giờ cách ăn mặc của người Việt Nam, nhất là một bộ phận giới trẻ ngày nay lại gây đau
đầu cho những cơ quan văn hóa đến vậy.
Vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong cách ăn mặc
cần được chú trọng. Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người
mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội. Qua phong cách ăn mặc của giới trẻ ta hiểu đất
nước đó phát triển đến độ nào. Do vậy, các bạn trẻ cần chú ý khi lựa chọn trang phục sao
cho phù hợp với vóc dáng, hoàn cảnh và xu thế thời đại nhưng quan trọng hơn cả là không
làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt Nam.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Thế giới di sản: Trang phục dân tộc tày (http://thegioidisan.vn/vi/trang-phuc-dan-toc- tay.html)
2/ Báo Thái Nguyên: Dân tộc Tày (https://baothainguyen.vn/que-huong-dat-
nuoc/201406/trang-phuc-dan-toc-tay-367F486/)
3/ Trang phục độc đáo của người Mông - Checkin Travel
4/ Công Thương: Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người dân tộc Thái
(https://congthuong.vn/net-dep-trong-trang-phuc-truyen-thong-cua-nguoi-dan-toc-thai-o- xu-thanh-215662.html)
5/ Cổng thông tin điện tử tỉnh Điệun Biên: Trang phục phụ nữ dân tộc Thái
(http://www.dienbien.gov.vn/portal/Pages/2018-6-16/Trang-phuc-cua-phu-nu-dan-toc- Thai8ba17n.aspx)