Sự biến đổi của gia đình Việt Nam và phương hướng xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu

Sự biến đổi của gia đình Việt Nam và phương hướng xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
12 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Sự biến đổi của gia đình Việt Nam và phương hướng xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu

Sự biến đổi của gia đình Việt Nam và phương hướng xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

47 24 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa lý luận chính trị
BÀI TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Tên đề tài : “Sự biến đổi của gia đình Việt Nam và phương hướng
xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam”
Họ và tên: Lê Diệu Linh
Mã SV: 11218127
Khóa: 63
Lớp: Quản trị nhân lực 63A
Hà Nội – 3/2023
Mục lục
lOMoARcPSD| 45740413
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn .......................................................................... 1
Nội dung ........................................................................................................................ 3
I. Khái quát về gia đình ............................................................................................... 3
II. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay .................................. 4
III. Thái độ, trách nhiệm công dân của sinh viên: ...................................................... 7
Kết luận........................................................................................................................8
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................9
lOMoARcPSD| 45740413
1
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan
hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc
quan hệ giáo dục, đó là một trong những điểm trung tâm của xã hội và văn hóa. Gia
đình không chỉ là nơi để sinh sống, mà còn là nơi giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc và
phát triển các thành viên. Nó là nơi để truyền lại các giá trị, truyền thống và văn hóa
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Khoan bàn đến mối quan hệ của gia đình và xã hội, gia đình bao hàm giá trị tinh
thần lớn lao, là nơi để trở về, để được nuôi dưỡng, chăm sóc về mặt tinh thần và là
nơi để các thành viên trong gia đình, ngay cả những người đã ở độ tuổi trưởng thành,
cùng lớn lên và phát triển cùng nhau. Một trong những vấn đề nổi trội trong gia đình
hiện nay, đó là khoảng cách thế hệ hay trách nhiệm bản thân,… gây ra bất đồng quan
điểm và đôi lúc điều này trở thành gánh nặng lớn khiến gia đình không còn giữ được
bản chất nguyên thủy của nó nữa.
Về mối quan hệ của gia đình với xã hội, không thể phủ định sự nhận thức sâu sắc
của con người trước những biến chuyển của xã hội, vậy nên, có những gia đình trở
nên tâm lý và nhạy cảm hơn với những vấn đề của con cái, thậm chí đẻ ít hơn để nuôi
dưỡng đứa trẻ tốt hơn; nhưng đồng thời cũng có những gia đình lại vẫn còn những xu
hướng áp đặt cái tôi cản trở sức sáng tạo và khả năng phát triển của chính bản thân và
cả con cái, đồng thời dẫn đến những vấn đề tiêu cực. Có thể nói, điều này ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của xã hội, khi những đứa trẻ sẽ trở thành người trực tiếp lo cho
cuộc sống của chúng và tham gia vào sự phát triển của xã hội trong tương lai. Đi theo
đam mê, bản chất cốt lõi và có tình trạng thể chất tinh thần tốt khiến cho chất lượng
công việc và sức sáng tạo của một người được trở bên tốt và đặc biệt hơn. Từ đó, tạo
nên nguồn lao động chất lượng cho xã hội.
Về mặt lý luận, đề tài “Sự biến đổi của gia đình Việt Nam và phương hướng xây
dựng, phát triển gia đình Việt Nam” nhằm nghiên cứu làm rõ, đầy đủ những lý luận
lOMoARcPSD| 45740413
2
chung về vấn đề gia đình và những cơ sở lý luận về gia đình trong thời kỳ phát triển
của xã hội. Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích, nghiên cứu tác động, nguyên nhân sự
biến đổi chức năng gia đình và thực trạng một số vấn đề gia đình ở Việt Nam, từ đó
đề xuất giải pháp phù hợp.
lOMoARcPSD| 45740413
3
Nội dung
I. Khái quát về gia đình
Định nghĩa về gia đình
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế
văn hóa-xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại phát triển trêm sở của quan hệ
hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục...giữa các thành viên.
Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình:
Quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển
gia đình. Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa hai người ở bất kì giới
tính nào nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và nhằm duy trì, phát triển các
thế hệ. Cũng như mọi quan hệ khác trong xã hội, hôn nhân luôn chịu sự chi phối của
quan hệ kinh tế và bản chất chế độ xã hội. Vì vậy, ở bất cứ thời đại nào hôn nhân
cũng có thể và cần phải được xã hội thừa nhận.
Quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đặc trưng của gia đình. Quan hệ huyết
thống là mối quan hệ giữa những người có cùng dòng họ, có quan hệ máu mủ ruột
thịt với nhau. Cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản
nhất trong gia đình, cũng chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị
của xã hội.
Quan hệ quần tụ trong cùng một không gian sinh tồn. Quan hệ quần tụ là quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình, trong một không gian nhất định, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi chăm sóc lẫn nhau để cùng tồn tại. Từ sự phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội nên không gian sinh tồn của con người có xu hướng mở rộng, song nhu cầu quần
tụ của các thành viên trong gia đình vẫn luôn đặt ra.
Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình. Nuôi
dưỡng vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là quyền lợi thiêng liêng của gia đình và của
lOMoARcPSD| 45740413
4
các thành viên trong gia đình. Nuôi dưỡng bao gồm ông bà, cha mẹ nuôi dưỡng chăm
sóc con cháu; con cháu chăm sóc ông bà, cha mẹ ... Ngày nay, với sự phát triển của
xã hội, hoạt động nuôi dưỡng của gia đình đã được chia sẻ thông qua các chính sách
bảo hiểm xã hội, chăm sóc y tế, các viện dưỡng lão....
II. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay
1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước và cuộc sống gia đình Sự
xung đột giá trị giữa cũ – mới, truyền thống – hiện đại:
Trong số các giá trị đảm bảo sự bền vững của gia đình, tình yêu thương, sự bình
đẳng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Con cái là một giá trị gắn kết trong
hôn nhân. Trong bối cảnh chuyển đổi của Việt Nam hiện nay, sự xung đột giá trị
giữa cũ - mới, truyền thống - hiện đại là một quá trình tất yếu và được thúc đẩy để các
mối quan hệ phát triển hơn. Việc chia sẻ và theo đuổi hệ giá trị quyết định đến quá
trình thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình. Thực tế trong nhiều năm qua cho
thấy một bộ phận gia đình Việt Nam đang gặp khó khăn với việc duy trì, thực hiện
chức năng từ sinh đẻ, giáo dục, kinh tế cho đến tâm lý - tình cảm. Thậm chí, ở nhiều
nơi, giá trị gia đình còn bị đảo lộn, dẫn đến sự khủng hoảng của chức năng gia đình.
Phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, phúc lợi, chất lượng sống của gia đình, cần
hết sức chú ý đến việc định hướng giá trị cho các thành viên gia đình, đặc biệt là thế
hệ trẻ. Quan điểm sống cho bản thân trong bối cảnh kinh tế thị trường là đúng đắn
song không vì thế mà làm tổn hại đến các giá trị khác của gia đình. Nhiều người hiện
nay hay bị hiểu lầm việc sống cho bản thân là ích kỉ, thâm chí phê phán điều đó. Con
lOMoARcPSD| 45740413
5
người ai cũng có bản năng yêu thương, yêu bản thân tức là yêu và tôn trọng bản thân
và chính cảm xúc của mình, đó là gốc rễ của tình yêu. Vì chỉ có vậy, ta mới có thể
yêu những người khác một cách bình đẳng và trọn vẹn hơn. Thái độ xử sự yêu thương
không phải là biểu hiện duy nhất của tình yêu. Đồng thời, các bậc phụ huynh nên có
sự chọn lọc và rõ ràng trong việc lưu giữ các giá trị truyền thống của gia đình, giữa
giá trị cốt lõi và giá trị con người trong xã hội, tránh áp đặt và cũng nên quan tâm đến
sức khỏe tinh thần của con cái.
2. Sự biến đổi các mi quan hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay
Sự biến đổi về mối quan hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay là một vấn đề đang
được quan tâm và thảo luận nhiều trong xã hội. Mối quan hệ ngày nay cần trân trọng
các giá trị văn hoá, đạo đức, nếp sống truyền thống tốt đẹp, đồng thời tạo lập môi
trường dân chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên và thế hệ thành
viên. Song tình cảm không thể có được dựa trên việc đòi hỏi sự nhẫn nhục, chịu đựng
một chiều mà phải dựa trên cơ sở tình yêu thương, sự tôn trọng lẫn nhau, sự bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm với
gia đình và tham gia vào công việc xã hội. Trong bài tiểu luận này, em xin phép được
trình bày 4 mối quan hệ chính có ảnh hưởng lớn đề các mối quan hệ trong gia đình:
Quan hệ vợ chồng
Mối quan hệ vợ chồng trong xã hội Việt Nam hiện nay không chỉ có cái truyền
thống mà còn tiếp thu những yếu tố, nét hiện đại, loại bỏ những tập tục lạc hậu. Nhìn
chung, xã hội ta đang tiến đến những chuẩn mực mới, hiện đại hơn, công bằng hơn.
Để tiến đến quan hệ hôn nhân, vợ chồng, cả nam và nữ được quyền tự do lựa chọn
lOMoARcPSD| 45740413
6
bạn đời sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của bản thân, không còn tình cảnh cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy. Hơn nữa, vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình đạt
đến một sự bình đẳng tương đối.
Quan hệ cha mẹ và con cái
Tính độc lập của con cái trong gia đình ngày nay cao hơn nhiều so với trước đây.
Ngay cả khi con cái còn đang cắp sách đến trường, chúng vẫn có những khía cạnh
riêng tư mà cha mẹ buộc phải tôn trọng. Cho đến tuổi trưởng thành thì quyền quyết
định cuộc đời mình khi đã trưởng thành có khi còn được pháp luật bảo vệ, không còn
chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.
Người ta được dạy rằng “cha mẹ là trời biển”. Cho dù người con có lớn lên ra sao
đi nữa thì họ vẫn giữ một sự thành kính nhất định với đấng sinh thành của mình. Vẫn
phải nhấn mạnh là chỉ một bộ phận người làm con rơi vào tình trạng có những hành
động bất kính với cha mẹ, điều này có thể xuất phát từ xung đột trong mối quan hệ
khiến đôi bên không chịu hiểu nhau hoặc chịu tác động từ bên ngoài.
Hầu hết mọi người đều tìm được cho mình sự tự do nhưng trong một giới hạn nhất
định, không xóa mờ ranh giới giữa cha mẹ và con cái. Nhưng đó cũng là nỗ lực từ cả
hai. Đứa trẻ cố gắng yêu thương và cũng như chữa lành cho cha mẹ, thì cha mẹ cũng
cần học cách chấp nhận như cách đứa con chấp nhận và cố gắng dù có bị dồn né hay
mất cả một quãng thời gian dài để bước ra khỏi các vấn đề tâm lý xuất phát từ cha
mẹ.
lOMoARcPSD| 45740413
7
Quan hệ người cao tuổi với con cháu
Nhìn chung, nét nghĩa truyền thống “kính trên ngường dưới” vẫn không thay
đổi. Ngày nay, chính những đứa cháu đóng vai trò như một sự kết nối trực tiếp giữa
người già và thế giới đang thay đổi. Trong thời đại hiện nay, khi đứa trẻ dần có suy
nghĩ độc lập và có tầm nhìn hơn, mối quan hệ với người lớn tuổi có sự khác biệt giữa
các gia đình. Đứa trẻ có thể trở thành người bầu bạn, hay chỉ là người chăm sóc, cũng
có những đứa trẻ mong muốn trở về để nhận được sự khuyên bảo, an ủi và vỗ về của
ông bà.
Mối quan hệ anh chị em
Anh chị em trong gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng
và hình thành tính cách, nhân cách của trẻ. Anh chị em không chỉ là nguồn gắn bó
cảm xúc giữa trẻ mà còn là một khuôn khổ học hỏi các mối liên hệ xã hội và cũng là
một nhân tố an ủi, bảo vệ trẻ, đặc biệt trong trường hợp hôn nhân của phụ huynh
không suôn sẻ.
III. Thái độ, trách nhiệm công dân của sinh viên:
Thứ nhất, xây dựng gia đình hiện tại và giải quyết các khúc mắc trong gia đình của
mình. Với tư cách là người con, người cháu, mỗi sinh viên cần thể hiện thái độ tôn
trọng, lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, họ hàng, giải quyết những khúc mắc
trong mối quan hệ bằng việc chia sẻ, tâm sự thay vì trách móc. Với anh chị em, mỗi
lOMoARcPSD| 45740413
8
người cần giữ gìn mối quan hệ hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau. Ngoài ra, nên có tính
chủ động trong các mối quan hệ.
Thứ hai, chuẩn bị cho việc lập gia đình riêng trong tương lai. Học hỏi kiến thứcvề
cách xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững và cần có thái độ nghiêm túc về các mối
quan hệ tình cảm, cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định lập gia đình, tránh việc
lặp lại những tổn thương cũ với các thế hệ sau.
Thứ ba, nên sắp xếp một lần gặp bác sĩ tâm lý hoặc nhà trị liệu tâm lý, để giải
quyết được vấn đề, khúc mắc của bản thân. Điều này, tránh việc khiến mọi người hiểu
lầm hoặc gây tổn thương người khác vì các tổn thương và thói quen tiêu cực. Người
ta thường nói “Người mẹ tổn thương sẽ nuôi dạy những đứa con tổn thương và người
mẹ hạnh phúc sẽ nuôi dạy những đứa con hạnh phúc”.
lOMoARcPSD| 45740413
9
Kết luận
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống. Gia đình thể hiện
quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị
em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế. gia đình truyền
thống luôn là một nét riêng biệt trong văn hóa phương Đông, nhiều thế hệ cùng sống
chung đầm ấm dưới một mái nhà, mọi người che chở, thương yêu, nương tựa vào
nhau.Các kết quả nghiên cứu về giá trị gia đình Việt Nam hiện nay cho thấy có sự
dịch chuyển từ các giá trị gia đình truyền thống sang giá trị gia đình hiện đại, đồng
thời có sự bền vững tương đối của văn hóa trong quá trình hiện đại hóa. Trong gia
đình hiện đại, tôn ti trật tự đó đã có phần bình đẳng và hài hòa hơn so với trước kia,
chủ yếu là do mỗi cá nhân tự ý thức được vai trò của mình... Điều đó cho thấy xu
hướng cá nhân hóa và sự tôn trọng tự do cá nhân đã được đề cao hơn. Tuy nhiên với
xã hội ngày càng phát triển, có các thành viên ít quan tâm lo lắng đến nhau và giao
tiếp với nhau hơn, làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo... Gia đình,
dù được nhìn nhận với tư cách là một thiết chế xã hội cơ bản hay với tư cách là một
nhóm xã hội, đều chứa đựng nhiều yếu tố tạo nên sự thay đổi. Sự thay đổi đó điều
chỉnh chính bản thân gia đình cho phù hợp với xã hội và đồng thời cũng điều chỉnh xã
hội cho phù hợp với điều kiện cụ thể bên ngoài. Hệ quả tạo ra là một mô hình gia
đình mới có khả năng thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của xã hội để thay thế gia
đình truyền thống cũ. Đó là xu hướng tiến bộ chung dù cho cũng còn tồn tại nhiều
khía cạnh mơ hồ. Điều quan trọng nhất là phải gìn giữ được những giá trị tốt đẹp, quý
báu của gia đình truyền thống, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và phát huy
những mặt tích cực của gia đình hiện đại, tạo ra những tổ ấm tiến bộ, lý tưởng.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021.
lOMoARcPSD| 45740413
10
| 1/12

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa lý luận chính trị
BÀI TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Tên đề tài : “Sự biến đổi của gia đình Việt Nam và phương hướng
xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam”
Họ và tên: Lê Diệu Linh Mã SV: 11218127 Khóa: 63
Lớp: Quản trị nhân lực 63A Hà Nội – 3/2023 Mục lục lOMoAR cPSD| 45740413
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn .......................................................................... 1
Nội dung ........................................................................................................................ 3
I. Khái quát về gia đình ............................................................................................... 3
II. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay .................................. 4
III. Thái độ, trách nhiệm công dân của sinh viên: ...................................................... 7
Kết luận........................................................................................................................8
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................9 lOMoAR cPSD| 45740413
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan
hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc
quan hệ giáo dục, đó là một trong những điểm trung tâm của xã hội và văn hóa. Gia
đình không chỉ là nơi để sinh sống, mà còn là nơi giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc và
phát triển các thành viên. Nó là nơi để truyền lại các giá trị, truyền thống và văn hóa
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Khoan bàn đến mối quan hệ của gia đình và xã hội, gia đình bao hàm giá trị tinh
thần lớn lao, là nơi để trở về, để được nuôi dưỡng, chăm sóc về mặt tinh thần và là
nơi để các thành viên trong gia đình, ngay cả những người đã ở độ tuổi trưởng thành,
cùng lớn lên và phát triển cùng nhau. Một trong những vấn đề nổi trội trong gia đình
hiện nay, đó là khoảng cách thế hệ hay trách nhiệm bản thân,… gây ra bất đồng quan
điểm và đôi lúc điều này trở thành gánh nặng lớn khiến gia đình không còn giữ được
bản chất nguyên thủy của nó nữa.
Về mối quan hệ của gia đình với xã hội, không thể phủ định sự nhận thức sâu sắc
của con người trước những biến chuyển của xã hội, vậy nên, có những gia đình trở
nên tâm lý và nhạy cảm hơn với những vấn đề của con cái, thậm chí đẻ ít hơn để nuôi
dưỡng đứa trẻ tốt hơn; nhưng đồng thời cũng có những gia đình lại vẫn còn những xu
hướng áp đặt cái tôi cản trở sức sáng tạo và khả năng phát triển của chính bản thân và
cả con cái, đồng thời dẫn đến những vấn đề tiêu cực. Có thể nói, điều này ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của xã hội, khi những đứa trẻ sẽ trở thành người trực tiếp lo cho
cuộc sống của chúng và tham gia vào sự phát triển của xã hội trong tương lai. Đi theo
đam mê, bản chất cốt lõi và có tình trạng thể chất tinh thần tốt khiến cho chất lượng
công việc và sức sáng tạo của một người được trở bên tốt và đặc biệt hơn. Từ đó, tạo
nên nguồn lao động chất lượng cho xã hội.
Về mặt lý luận, đề tài “Sự biến đổi của gia đình Việt Nam và phương hướng xây
dựng, phát triển gia đình Việt Nam” nhằm nghiên cứu làm rõ, đầy đủ những lý luận 1 lOMoAR cPSD| 45740413
chung về vấn đề gia đình và những cơ sở lý luận về gia đình trong thời kỳ phát triển
của xã hội. Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích, nghiên cứu tác động, nguyên nhân sự
biến đổi chức năng gia đình và thực trạng một số vấn đề gia đình ở Việt Nam, từ đó
đề xuất giải pháp phù hợp. 2 lOMoAR cPSD| 45740413 Nội dung
I. Khái quát về gia đình
Định nghĩa về gia đình
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế
văn hóa-xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trêm cơ sở của quan hệ
hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục...giữa các thành viên.
Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình:
Quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển
gia đình. Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa hai người ở bất kì giới
tính nào nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và nhằm duy trì, phát triển các
thế hệ. Cũng như mọi quan hệ khác trong xã hội, hôn nhân luôn chịu sự chi phối của
quan hệ kinh tế và bản chất chế độ xã hội. Vì vậy, ở bất cứ thời đại nào hôn nhân
cũng có thể và cần phải được xã hội thừa nhận.
Quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đặc trưng của gia đình. Quan hệ huyết
thống là mối quan hệ giữa những người có cùng dòng họ, có quan hệ máu mủ ruột
thịt với nhau. Cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản
nhất trong gia đình, cũng chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị của xã hội.
Quan hệ quần tụ trong cùng một không gian sinh tồn. Quan hệ quần tụ là quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình, trong một không gian nhất định, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi chăm sóc lẫn nhau để cùng tồn tại. Từ sự phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội nên không gian sinh tồn của con người có xu hướng mở rộng, song nhu cầu quần
tụ của các thành viên trong gia đình vẫn luôn đặt ra.
Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia đình. Nuôi
dưỡng vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là quyền lợi thiêng liêng của gia đình và của 3 lOMoAR cPSD| 45740413
các thành viên trong gia đình. Nuôi dưỡng bao gồm ông bà, cha mẹ nuôi dưỡng chăm
sóc con cháu; con cháu chăm sóc ông bà, cha mẹ ... Ngày nay, với sự phát triển của
xã hội, hoạt động nuôi dưỡng của gia đình đã được chia sẻ thông qua các chính sách
bảo hiểm xã hội, chăm sóc y tế, các viện dưỡng lão....
II. Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay
1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước và cuộc sống gia đình Sự
xung đột giá trị giữa cũ – mới, truyền thống – hiện đại:
Trong số các giá trị đảm bảo sự bền vững của gia đình, tình yêu thương, sự bình
đẳng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Con cái là một giá trị gắn kết trong
hôn nhân. Trong bối cảnh chuyển đổi của Việt Nam hiện nay, sự xung đột giá trị
giữa cũ - mới, truyền thống - hiện đại là một quá trình tất yếu và được thúc đẩy để các
mối quan hệ phát triển hơn. Việc chia sẻ và theo đuổi hệ giá trị quyết định đến quá
trình thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình. Thực tế trong nhiều năm qua cho
thấy một bộ phận gia đình Việt Nam đang gặp khó khăn với việc duy trì, thực hiện
chức năng từ sinh đẻ, giáo dục, kinh tế cho đến tâm lý - tình cảm. Thậm chí, ở nhiều
nơi, giá trị gia đình còn bị đảo lộn, dẫn đến sự khủng hoảng của chức năng gia đình.
Phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, phúc lợi, chất lượng sống của gia đình, cần
hết sức chú ý đến việc định hướng giá trị cho các thành viên gia đình, đặc biệt là thế
hệ trẻ. Quan điểm sống cho bản thân trong bối cảnh kinh tế thị trường là đúng đắn
song không vì thế mà làm tổn hại đến các giá trị khác của gia đình. Nhiều người hiện
nay hay bị hiểu lầm việc sống cho bản thân là ích kỉ, thâm chí phê phán điều đó. Con 4 lOMoAR cPSD| 45740413
người ai cũng có bản năng yêu thương, yêu bản thân tức là yêu và tôn trọng bản thân
và chính cảm xúc của mình, đó là gốc rễ của tình yêu. Vì chỉ có vậy, ta mới có thể
yêu những người khác một cách bình đẳng và trọn vẹn hơn. Thái độ xử sự yêu thương
không phải là biểu hiện duy nhất của tình yêu. Đồng thời, các bậc phụ huynh nên có
sự chọn lọc và rõ ràng trong việc lưu giữ các giá trị truyền thống của gia đình, giữa
giá trị cốt lõi và giá trị con người trong xã hội, tránh áp đặt và cũng nên quan tâm đến
sức khỏe tinh thần của con cái.
2. Sự biến đổi các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay
Sự biến đổi về mối quan hệ trong gia đình Việt Nam hiện nay là một vấn đề đang
được quan tâm và thảo luận nhiều trong xã hội. Mối quan hệ ngày nay cần trân trọng
các giá trị văn hoá, đạo đức, nếp sống truyền thống tốt đẹp, đồng thời tạo lập môi
trường dân chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên và thế hệ thành
viên. Song tình cảm không thể có được dựa trên việc đòi hỏi sự nhẫn nhục, chịu đựng
một chiều mà phải dựa trên cơ sở tình yêu thương, sự tôn trọng lẫn nhau, sự bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm với
gia đình và tham gia vào công việc xã hội. Trong bài tiểu luận này, em xin phép được
trình bày 4 mối quan hệ chính có ảnh hưởng lớn đề các mối quan hệ trong gia đình:
Quan hệ vợ chồng
Mối quan hệ vợ chồng trong xã hội Việt Nam hiện nay không chỉ có cái truyền
thống mà còn tiếp thu những yếu tố, nét hiện đại, loại bỏ những tập tục lạc hậu. Nhìn
chung, xã hội ta đang tiến đến những chuẩn mực mới, hiện đại hơn, công bằng hơn.
Để tiến đến quan hệ hôn nhân, vợ chồng, cả nam và nữ được quyền tự do lựa chọn 5 lOMoAR cPSD| 45740413
bạn đời sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của bản thân, không còn tình cảnh cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy. Hơn nữa, vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình đạt
đến một sự bình đẳng tương đối.
Quan hệ cha mẹ và con cái
Tính độc lập của con cái trong gia đình ngày nay cao hơn nhiều so với trước đây.
Ngay cả khi con cái còn đang cắp sách đến trường, chúng vẫn có những khía cạnh
riêng tư mà cha mẹ buộc phải tôn trọng. Cho đến tuổi trưởng thành thì quyền quyết
định cuộc đời mình khi đã trưởng thành có khi còn được pháp luật bảo vệ, không còn
chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.
Người ta được dạy rằng “cha mẹ là trời biển”. Cho dù người con có lớn lên ra sao
đi nữa thì họ vẫn giữ một sự thành kính nhất định với đấng sinh thành của mình. Vẫn
phải nhấn mạnh là chỉ một bộ phận người làm con rơi vào tình trạng có những hành
động bất kính với cha mẹ, điều này có thể xuất phát từ xung đột trong mối quan hệ
khiến đôi bên không chịu hiểu nhau hoặc chịu tác động từ bên ngoài.
Hầu hết mọi người đều tìm được cho mình sự tự do nhưng trong một giới hạn nhất
định, không xóa mờ ranh giới giữa cha mẹ và con cái. Nhưng đó cũng là nỗ lực từ cả
hai. Đứa trẻ cố gắng yêu thương và cũng như chữa lành cho cha mẹ, thì cha mẹ cũng
cần học cách chấp nhận như cách đứa con chấp nhận và cố gắng dù có bị dồn né hay
mất cả một quãng thời gian dài để bước ra khỏi các vấn đề tâm lý xuất phát từ cha mẹ. 6 lOMoAR cPSD| 45740413
Quan hệ người cao tuổi với con cháu
Nhìn chung, nét nghĩa truyền thống “kính trên ngường dưới” vẫn không thay
đổi. Ngày nay, chính những đứa cháu đóng vai trò như một sự kết nối trực tiếp giữa
người già và thế giới đang thay đổi. Trong thời đại hiện nay, khi đứa trẻ dần có suy
nghĩ độc lập và có tầm nhìn hơn, mối quan hệ với người lớn tuổi có sự khác biệt giữa
các gia đình. Đứa trẻ có thể trở thành người bầu bạn, hay chỉ là người chăm sóc, cũng
có những đứa trẻ mong muốn trở về để nhận được sự khuyên bảo, an ủi và vỗ về của ông bà.
Mối quan hệ anh chị em
Anh chị em trong gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng
và hình thành tính cách, nhân cách của trẻ. Anh chị em không chỉ là nguồn gắn bó
cảm xúc giữa trẻ mà còn là một khuôn khổ học hỏi các mối liên hệ xã hội và cũng là
một nhân tố an ủi, bảo vệ trẻ, đặc biệt trong trường hợp hôn nhân của phụ huynh không suôn sẻ.
III. Thái độ, trách nhiệm công dân của sinh viên:
Thứ nhất, xây dựng gia đình hiện tại và giải quyết các khúc mắc trong gia đình của
mình. Với tư cách là người con, người cháu, mỗi sinh viên cần thể hiện thái độ tôn
trọng, lễ phép, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, họ hàng, giải quyết những khúc mắc
trong mối quan hệ bằng việc chia sẻ, tâm sự thay vì trách móc. Với anh chị em, mỗi 7 lOMoAR cPSD| 45740413
người cần giữ gìn mối quan hệ hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau. Ngoài ra, nên có tính
chủ động trong các mối quan hệ.
Thứ hai, chuẩn bị cho việc lập gia đình riêng trong tương lai. Học hỏi kiến thứcvề
cách xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững và cần có thái độ nghiêm túc về các mối
quan hệ tình cảm, cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định lập gia đình, tránh việc
lặp lại những tổn thương cũ với các thế hệ sau.
Thứ ba, nên sắp xếp một lần gặp bác sĩ tâm lý hoặc nhà trị liệu tâm lý, để giải
quyết được vấn đề, khúc mắc của bản thân. Điều này, tránh việc khiến mọi người hiểu
lầm hoặc gây tổn thương người khác vì các tổn thương và thói quen tiêu cực. Người
ta thường nói “Người mẹ tổn thương sẽ nuôi dạy những đứa con tổn thương và người
mẹ hạnh phúc sẽ nuôi dạy những đứa con hạnh phúc”. 8 lOMoAR cPSD| 45740413 Kết luận
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống. Gia đình thể hiện
quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị
em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế. gia đình truyền
thống luôn là một nét riêng biệt trong văn hóa phương Đông, nhiều thế hệ cùng sống
chung đầm ấm dưới một mái nhà, mọi người che chở, thương yêu, nương tựa vào
nhau.Các kết quả nghiên cứu về giá trị gia đình Việt Nam hiện nay cho thấy có sự
dịch chuyển từ các giá trị gia đình truyền thống sang giá trị gia đình hiện đại, đồng
thời có sự bền vững tương đối của văn hóa trong quá trình hiện đại hóa. Trong gia
đình hiện đại, tôn ti trật tự đó đã có phần bình đẳng và hài hòa hơn so với trước kia,
chủ yếu là do mỗi cá nhân tự ý thức được vai trò của mình... Điều đó cho thấy xu
hướng cá nhân hóa và sự tôn trọng tự do cá nhân đã được đề cao hơn. Tuy nhiên với
xã hội ngày càng phát triển, có các thành viên ít quan tâm lo lắng đến nhau và giao
tiếp với nhau hơn, làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo... Gia đình,
dù được nhìn nhận với tư cách là một thiết chế xã hội cơ bản hay với tư cách là một
nhóm xã hội, đều chứa đựng nhiều yếu tố tạo nên sự thay đổi. Sự thay đổi đó điều
chỉnh chính bản thân gia đình cho phù hợp với xã hội và đồng thời cũng điều chỉnh xã
hội cho phù hợp với điều kiện cụ thể bên ngoài. Hệ quả tạo ra là một mô hình gia
đình mới có khả năng thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của xã hội để thay thế gia
đình truyền thống cũ. Đó là xu hướng tiến bộ chung dù cho cũng còn tồn tại nhiều
khía cạnh mơ hồ. Điều quan trọng nhất là phải gìn giữ được những giá trị tốt đẹp, quý
báu của gia đình truyền thống, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và phát huy
những mặt tích cực của gia đình hiện đại, tạo ra những tổ ấm tiến bộ, lý tưởng.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021. 9 lOMoAR cPSD| 45740413 10