-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sự biến đổi về cơ cấu, cấu trúc của gia đình Việt Nam thời kỳ quá độ | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu
Sự biến đổi về cơ cấu, cấu trúc của gia đình Việt Nam thời kỳ quá độ | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLNL1107)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740153
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TIỂU LUẬN
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI : Sự biến đổi về cơ cấu, cấu trúc của gia đình
Việt Nam thời kỳ quá độ Nhóm: Kẹo Mút
Lớp học phần: LLNL1107(123)_14-CNXHKH
HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2023 1 lOMoAR cPSD| 45740153 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
1.1. Mục đích nghiên cứu 1
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.1.2. Khái quát về gia đình Việt Nam hiện nay 2 1.1.3. Mục đích 4
1.2. Đối tượng nghiên cứu 4
1.2.1. Gia đình truyền thống xưa trong thời kỳ chống Mỹ, chống Pháp 4
1.2.2. Gia đình Việt Nam hiện nay trong thời kỳ đổi mới 7
1.3. Cơ sở lý luận 8
1.3.1. Khái niệm gia đình 9
1.3.2. Vị trí của gia đình trong xã hội 9
1.3.3. Chức năng cơ bản của gia đình 11
1.4. Phương pháp nghiên cứu 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 15
2.1. Sự biến đổi về cơ cấu gia đình 15
2.1.1. Cấu trúc gia đình Việt Nam thế kỉ XVIII-XX 15
2.1.2. Đặc điểm gia đình hiện nay 19
2.1.3. So sánh gia đình xưa và nay 23
2.2. Khảo sát nghiên cứu 25
2.3. Nguyên nhân sự thay đổi cơ cấu, cấu trúc gia đình 36 2.4. Các tác động 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 47
3.1. Phân tích bối cảnh hiện nay 47
3.2. Phương hướng xây dựng gia đình hiện nay ở Việt Nam 50 3.3. Giải pháp 53 3.4. Kiến nghị 56 0 lOMoAR cPSD| 45740153 KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo & Phân công công việc LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Nơi mà mỗi người tự
tạo vị thế cho riêng mình, tạo tiếng nói và cải thiện cuộc sống dựa trên nền tảng mình sẵn
có, học hỏi nếu chưa có. Đòi hỏi mỗi người phải có một trình độ học vấn, kiến thức
chuyên môn cùng sự phát triển trong tư duy, hiểu biết, để đạt được những điều kiện đó
chúng ta cần có một nền tảng vững mạnh để phát triển bản thân một cách toàn diện nhất.
Từ đó tạo nên một xã hội bền vững, mà muốn xã hội bền vững thì cần có những cá nhân
tốt. Để tạo dựng nên một cá nhân tốt, thì gia đình chính là tiền đề cho sự phát triển đó,
bởi gia đình là một tế bào của xã hội, tế bào khỏe thì cơ thể khỏe, vững mạnh. Trong tình
hình hiện nay, khi mà xã hội có sự biến đổi, thì sự thay đổi trong cấu trúc gia đình là điều
khó tránh. Đứng trước sự thay đổi đó, câu hỏi được đặt ra là: “Sự thay đổi cơ cấu, cấu
trúc đang diễn ra như thế nào với chúng ta cần làm gì để thích nghi với điều đó?”. Từ đấy
cần tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục hạn chế đồng thời thúc đẩy những yếu tố tích cực.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Mục đích nghiên cứu
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Gia đình có vai trò quyết
định sự tồn tại, vận động, phát triển của xã hội. Muốn có một xã hội phát triển lành mạnh
thì phải quan tâm đến xây dựng tế bào gia đình thật tốt. Trong xã hội dựa trên cơ sở của
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia
đình cũng đã làm hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội. Chỉ khi con
người được yên ấm mọi nhà được hạnh phúc, hòa thuận trong gia đình, thì mới có thể
yên tâm lao động sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại. Chính vì vậy
quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng hạnh phúc là vấn đề hết
sức quan trọng trong xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ bối cảnh trên đặt ra câu hỏi: Thực
trạng của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? 1 lOMoAR cPSD| 45740153
1.1.2. Khái quát về gia đình Việt Nam hiện nay
1.1.2.1. Mặt tích cực
Xã hội Việt Nam hiện nay đang tồn tại song song hai loại gia đình đó là gia đình
truyền thống và gia đình hạt nhân.
Hiện nay gia đình ở Việt Nam vẫn là gia đình truyền thống đa chức năng. Vẫn có các
chức năng cơ bản như: chức năng kinh tế, chức năng tiêu dùng, chức năng tái sản xuất,
chức năng nuôi dưỡng, giáo dục... Các chức năng này không những có vai trò quan trọng
đối với từng thành viên trong gia đình mà còn tác động mạnh mẽ tới sự phát triển về kinh
tế xã hội của nước ta.
Trình độ kinh tế - xã hội phát triển, sự du nhập hòa nhập của nhiều nền văn hóa
khác nhau trên thế giới cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng
nhanh chóng đã tác động sâu sắc đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam. Quy
mô của gia đình ngày nay ngày càng thu nhỏ, phần lớn là các gia đình hạt nhân trong đó
chỉ có một cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái của họ sinh ra. Gia đình hạt nhân đang có xu
hướng ngày càng tăng. Theo kết quả tổng điều tra năm 2023, số người bình quân trong
hộ liên tục giảm, TĐTDS 1979 là 5,22 người/ hộ; 1989 là 4,84 người/ hộ; 1999 là 4,5
người/hộ; 2009 là 3,8 người/hộ; 2019 là 3,7 người/hộ; 2020 là 3.6 người/hộ; 2021 là 3.6
người/hộ và gần đây nhất là năm 2022 với 3,6 người/ hộ. Điều này cho thấy xu thế quy
mô hộ gia đình nhỏ đã hình thành, vẫn đang theo chiều hướng giảm nhưng hiện tại thì
đang ổn định ở nước ta.
Trước hết, gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có
khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về
quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên khoảng không gian tự do
tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Vai trò cá nhân được đề cao. Sự bình đẳng giữa
nam và nữ hiện nay, đời sống riêng tư của con người ngày càng được tôn trọng hơn, các
mâu thuẫn giữa xung đột phát sinh từ gia đình cũng giảm đi, cha mẹ có thể chăm sóc con
cái tốt hơn toàn diện hơn. Sự bình đẳng giới là một nét biến đổi trong gia đình Việt Nam
hiện nay và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đồng tình của xã hội. Phụ nữ ngày
càng có tiếng nói hơn, có quyền quyết định, được nêu ý kiến của mình hơn trước đây,
góp phần tạo điều kiện cho người phụ nữ được phát huy hết mọi tiềm năng của mình
trong quá trình hội nhập và phát triển.
1.1.2.2. Mặt tiêu cực
Lẽ đương nhiên, bên cạnh những điểm sáng của gia đình hiện nay thì còn khá nhiều
thách thức. Trong những năm gần đây xã hội Việt Nam có những chuyển biến cực nhanh
so với các giai đoạn trước, biểu hiện rõ ở những vấn đề sau: 2 lOMoAR cPSD| 45740153
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nam và nữ có xu hướng tăng. Theo kết quả
Tổng điều tra năm 2009, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới là 26,2 tuổi và của
nữ giới là 22,8 tuổi; gần đây nhất năm 2019 của nam là 27,2 tuổi và của nữ là 23,1 tuổi.
Trong đó, tuổi kết hôn trung bình của nam giới cao hơn 4 tuổi so với nữ giới. Qua số liệu
trên ta thấy rằng cả nam và nữ ở nước ta đang có xu hướng lập gia đình muộn bởi nhiều lý do khác nhau.
Hiện nay ở nước ta vẫn còn tình trạng tảo hôn. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
quy định độ tuổi kết hôn đối với nam giới là đủ 20 tuổi, đối với nữ giới là đủ 18 tuổi.
Như vậy, kết hôn trước 15 tuổi hoặc trước 18 tuổi sẽ không được pháp luật thừa nhận và
được gọi là “tảo hôn”. Theo số liệu thống kê của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2019, tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi là 0,4% và kết hôn lần đầu
trước 18 tuổi là 9,1%. Vấn đề này xảy ra chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số.
“Sống thử” cũng đang là một hiện tượng xã hội xuất hiện khá phổ biến đối với sinh
viên, công nhân ở các khu công nghiệp, các đô thị. Hiện tượng này đang gia tăng cho
thấy gia đình đang mất cân bằng dần chức năng kiểm soát tình dục. Điều đó dẫn đến tình
trạng nạo phá thai ngày càng tăng. Tỉ lệ nạo phá thai độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam
cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Việt Nam cũng là một trong 5 quốc gia có tỷ lệ
nạo phá thai cao nhất thế giới.
Một vấn đề khác cũng đáng báo động đó là tình trạng li hôn. Số vụ li hôn ngày càng
tăng dần và phía sau đó kéo theo nhiều hệ lụy đau lòng không chỉ cho gia đình mà còn
tác động tiêu cực đến toàn xã hội, đến sự phát triển về giáo dục của trẻ...Con cái không
được sống đầy đủ trong sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ, ảnh hưởng tới tâm lý, sự hình
thành nhân cách của trẻ em. Những số liệu gần đây cho thấy, hơn 30% các cặp vợ chồng
trẻ ly hôn sau chưa đầy 3 năm chung sống. Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 vụ ly
hôn, trong đó 70% vụ do phụ nữ đệ đơn.
Ngoài ra một vấn đề nhức nhối hơn nữa đó là bạo lực gia đình. Đây cũng đang là
vấn nạn của xã hội, gây ảnh hưởng không chỉ về thể xác mà còn về tinh thần cho nhân
loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ trẻ em.
Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao nhiều phụ nữ đứng đơn ly hôn. Chính vì
thế nên pháp luật cần nghiêm khắc xử lý vấn đề này.
Gần đây tệ nạn xã hội thâm nhập vào gia đình và tội phạm trẻ em có nguyên nhân
xuất phát từ gia đình tăng mạnh. Sự giảm sút của vai trò gia đình trong giáo dục trẻ em,
truyền thống, kỷ cương, nề nếp trong gia đình bị buông lỏng làm cho chức năng kiểm
soát trẻ em mất hiệu quả.
Đất nước thời kỳ cách mạng 4.0 rồi đến 5.0, internet và mạng xã hội đang phổ biến ở
mỗi gia đình. Chính vì thế tình trạng ở nhiều gia đình, các thành viên dành thời gian cho
smartphone, mạng xã hội... hơn là việc trò chuyện với gia đình. Nó khiến cho mối quan
hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo, bố mẹ và con cái không gắn kết với nhau. 3 lOMoAR cPSD| 45740153 1.1.3. Mục đích
Chính vì những lý do nêu trên nên chúng ta cần phải hiểu được giá trị của gia đình,
phải biết được rằng gia đình là nền tảng, là cội nguồn của sự phát triển của những khó
khăn thử thách để ta có được những thành công như ngày hôm nay. Từ đó chúng ta phải
có thái độ hành vi đúng đắn trong nhận thức và có trách nhiệm xây dựng gia đình, xây
dựng mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Những điều tích cực thì chúng ta học
hỏi và noi theo còn những gì tiêu cực thì ta phải rút ra bài học và cải thiện. Gia đình chỉ
là một thứ nhỏ bé trong cả một xã hội to lớn nhưng phải có gia đình thì mới hình thành
nên xã hội. Vì vậy nên để giúp cho bản thân cùng với các bạn sinh viên NEU hiểu rõ hơn
về gia đình cũng như thực trạng, giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu về đề tài này.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Gia đình truyền thống xưa trong thời kỳ chống Mỹ, chống Pháp
Khi nhắc đến thời kỳ xưa thì người ta sẽ nghĩ về những điều như gia trưởng, chế độ
phụ hệ, người đàn ông làm chủ trong gia đình, những việc lớn nhỏ đều do người đàn ông
quyết định và phụ nữ sẽ không có tiếng nói. Không chỉ là trong thời phong kiến mà mãi
về sau đến tận thời chống Pháp, chống Mĩ và sau này vẫn còn những thủ tục cổ hủ trọng
nam khinh nữ. Thời xưa phụ nữ chỉ có thể ở nhà làm những việc lặt vặt, nhỏ nhặt, thậm
chí quá đáng hơn nữa là trước và trong thời kì kháng chiến chống Pháp chống Mĩ phụ nữ
còn không được đi học, tuy không phải là học tiếng Việt như bây giờ nhưng thời xưa đã
có chữ Nho, chữ Hán Việt nhưng vẫn là hình thức cũ: Trọng nam khinh nữ nên phụ nữ
thời kì này không được học hành tử tế chỉ có thể ở nhà lấy chồng sinh con. Chính vì thế
thời xưa hầu hết trong một hộ gia đình thì thường khá đông con. Từ đó cũng không thể
tránh khỏi việc cha mẹ không thể chăm lo đầy đủ cho những đứa con của mình. Cũng vì
sự tăng dân số không có kế hoạch của các hộ gia đình cũng đã khiến cho nhiều gia đình
không đủ cơm ăn, áo mặc.
Hơn thế nữa thời kì này lại là thời kì chiến tranh, người chết trên chiến trường
không đếm xuể, những hoàn cảnh không khỏi thương xót như: con chưa chào đời thì cha
đã mất, vợ chồng mới cưới chưa được bao lâu thì đã cách biệt hai nơi, mẹ già ở nhà
ngóng chờ con trở về,… Những điều mà chiến tranh đã gây ra, đã tàn phá không chỉ là
một đất nước, một xã hội mà còn là một gia đình đã tổn thương về cả vật chất lẫn tinh
thần rất nặng nề. Nhưng để giành lại độc lập dân tộc chủ quyền của Đất nước thì những
người chồng, người con, người anh/em, người cha, đã không ngại hy sinh thân mình, đã
hi sinh cả hạnh phúc gia đình nhỏ của mình để đổi lấy một đại gia đình to lớn là đất nước
hòa bình của chúng ta ngày hôm nay.
Mặc dù thời xưa có những điều tiêu cực như vậy nhưng sau tất cả thì giá trị của gia
đình vẫn được mọi người coi trọng bằng chứng là thời xưa rất ít cặp đôi ly hôn hay chia
tay. Cũng có thể một phần là vì quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, phải đặt chữ hiếu
lên đầu nên dù cho có miễn cưỡng thì cũng không thể phản kháng chỉ có thể chấp nhận. 4 lOMoAR cPSD| 45740153
Tuy nói là vậy nhưng thời xưa nhìn từ ngoài vào thì hầu hết các gia đình đều ấm êm hạnh
phúc và đều mong muốn xây dựng gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu.
Ngót nửa thế kỷ qua, kể từ khi nước Việt Nam được thu về một mối trong thống
nhất, độc lập tự do, lịch sử dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lật sang trang mới.
Một kỷ nguyên của những tháng năm hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nước
Việt Nam vững mạnh, dân giàu, xã hội mở cửa hội nhập với văn minh thế giới đã và
đang lộ diện, tạo đà cho truyền thống và bản sắc dân tộc gắn với tầm cao mới.
Không gian cư trú, hữu hạn gia đình với sự cố kết huyết thống luôn bao bọc và
nuôi dưỡng một không gian văn hoá rộng lớn gồm các lề thói, phép tắc, nề nếp, tập quán
của những gia lễ, gia pháp, gia huấn và gia phong của văn hóa dòng họ, văn hóa làng trên
tiến trình lịch sử. Trên trục vận hành của gia đình từ khi hình thành đến quá trình tồn tại,
mở rộng và tiếp biến cũng như tích hợp văn hoá đa phương, mọi nề nếp và phong cách
sống (gọi là gia phong) trong gia đình người Việt cũng vì thế mà hình thành và nảy nở,
định hình ra những sắc thái riêng có tính truyền thống tộc người. Có thể coi gia phong là
một trong những thành tố tạo nên một thứ “thiết chế” vô hình của văn hoá gia đình, với
chức năng cao cả là giáo dục cho các thành viên từ đời này sang đời khác.
Từ thời xa xưa Phật giáo và Nho giáo là cội nguồn để răn dạy, để tạo nên một gia
đình văn hóa, kiểu mẫu. Thứ đạo đức Phật giáo cao cả đó như một triết lý sống động góp
phần xây đắp nền tảng gia phong trong gia đình phong kiến Việt Nam qua hàng chục thế
kỷ ngày một vững chắc. Ví dụ, vào đời nhà Trần thế kỷ 14, vua tôi chủ yếu truyền bá đạo
đức nhà Phật đến tận từng chúng sinh và từng gia đình. Vua Trần Nhân Tông (1279 -
1293), một Quốc vương anh minh và quyết đoán đã nêu ra Mười điều thiện (Thập thiện)
để răn dạy mọi người theo cốt lõi giáo lý nhà Phật: “Không sát sinh; không trộm cắp;
không tà dâm; không nói dối; không nói lời ly gián; không nói lời ác; không nói lời tạp
uế; không tham lam; không giận dữ; không tà kiến”. Những lời dạy này đã được “gia
đình hóa” và trở thành những bài học luân lý cực kỳ thiết thực và bổ ích cho nề nếp gia
đình và vì thế, ý nghĩa giáo dục của nó đã tạo nên nét truyền thống chung của mọi người,
mọi gia đình. Đây cũng là đặc trưng độc đáo của nếp sống văn hóa gia đình Việt Nam
thời phong kiến. Chính vì thế, nhiều nét biểu hiện cụ thể của gia phong trong gia đình
người Việt đã được ghi lại trong các hương ước hoặc gắn với các phong tục, tập quán (dù
bất thành văn) và được con cháu các đời lưu giữ, noi theo. Những từ đã ghi những lời đã
nói thứ Phật giáo ấy đã là làm con người thay đổi, đã tu dưỡng bản tính của con người.
Trong đời sống gia đình, con người dường như chỉ đón nhận những bộ kinh nhà Phật gần
với nếp sống cụ thể và phục vụ cho chức năng giáo dục của gia đình. Nhiều điều có trong
lời dạy của Đức Phật đã được dân chúng tiếp nhận một cách trọn vẹn và trân trọng, được
coi như một thứ “gia phong”, con người cần tiếp thu và giáo dục cho các thành viên
trong gia đình. Bên cạnh đó, rất nhiều điều chỉ bảo của Đức Phật đã mang ý nghĩa và giá
trị như thứ gia phong quý báu đối với gia đình phong kiến Việt Nam và được ghi nhận,
lưu truyền vào trong kho tàng tục ngữ, ca dao của dân gian. Cũng nhờ đó, dù người dân
xưa không có chữ viết, không đọc được chữ Hán hoặc không muốn dùng chữ Hán của
ngoại bang để ghi chép, thì nề nếp gia phong vẫn được dân gian bảo lưu và truyền 5 lOMoAR cPSD| 45740153
dạy/truyền miệng từ đời này sang đời khác, luôn gắn kết với đời sống gia đình một cách
thường trực và thiết thực.
Ở thời kì này hay thậm chí là cả thời kỳ sau tư tưởng nho giáo vẫn luôn gắn liền,
bền chặt và không thể tách rời với việc đặt chữ hiếu ở hàng thứ hai sau chữ trung. Pháp
luật phong kiến Việt Nam quy định việc bất hiếu của con cái được coi là một trong mười
tội ác (thập ác). Điều này biểu hiện rõ ở những hành động bất hiếu: “Tố cáo hay chửi
mắng ông bà, cha mẹ; không tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ; không săn sóc, phụng
dưỡng cha mẹ; kết hôn trong thời kỳ để tang cha mẹ, ông bà, cha mẹ chết mà dấu không
cử người tổ chức tang lễ; nói dối là ông bà, cha mẹ đã chết”. Nếu con cháu vi phạm vào
một trong các điều nêu trên thì sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc.
Với mục đích duy trì sự hòa thuận trong gia đình, pháp luật trừng phạt nặng việc
anh em đánh lộn nhau. Việc anh em đánh lộn nhau là không phù hợp với đạo đức, làm
cha mẹ đau lòng, bại hoại gia phong, phải xử lý để anh em phân biệt phải trái giữ gìn tình
cảm anh em. Ngoài ra, thời xưa còn quy định nếu anh em trong nhà kiện cáo thì sẽ bị xử
nặng hơn người thường một bậc.
Cho nên, có thể nói rằng, vấn đề gia phong trong gia đình người Việt khi bắt gặp
Nho giáo đã được nâng lên tầm cao mới về chất và có vai trò chủ lực cho việc thực hiện
chức năng giáo dục của mọi gia đình trải qua nhiều thế kỷ. Từ nguyên lý của cái lý và cái
tình tạo gốc trong Nho giáo như vậy mà vấn đề xoay quanh các mệnh đề tu thân và tề gia
của Nho giáo đã được thể hiện vào thực tiễn đời sống gia đình một cách cụ thể và có tác
động trực diện đến mọi hành vi đạo đức của các thành viên. Từ thực tiễn đó, theo tư
tưởng Nho giáo, tất phải soạn ra các gia lễ, đặt ra các gia pháp và tạo thành những gia
phong, được truyền bá từ đời này sang đời khác. Suy cho cùng, vấn đề mà Nho giáo đặt
ra khái quát nhất là vấn đề mang tính chiến lược: Tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên
hạ. Điều đó phù hợp với ước nguyện truyền thống của người Việt về ý thức quan hệ: Cá
nhân - xây dựng và ổn định gia đình - xây dựng họ tộc - làng xóm và xây dựng xã hội.
Nho giáo đã đẩy gia phong trong gia đình phong kiến Việt Nam lên mức hoàn chỉnh theo
tính thời đại của nó, tạo thành những “công thức” và “liều lượng” cần thiết đủ để thực
hiện mục đích giáo dục nhân cách và định hình nếp sống, phong cách sống cho một kiểu
gia đình phong kiến hoàn thiện, có văn hoá. Các công thức của Nho giáo đều hướng vào
việc thiết lập các mối quan hệ. Nền gia phong cũng không thể nằm ngoài các quan hệ
đó: Từ quan hệ hẹp trong phạm vi gia đình như cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em
(gia đình hạt nhân), quan hệ họ hàng thân tộc (gia đình mở rộng) đến quan hệ hàng xóm
láng giềng, thầy - trò, vua - tôi, đồng niên - đồng lứa... Và từ môi trường xã hội đó, gia
phong đã được cố kết cùng các thứ gia lễ, gia pháp, gia huấn trong phạm vi gia đình (và
dòng họ), có vai trò giúp cho con người của các thế hệ nhận thức và tuân theo những
phong cách, cách thức tu dưỡng nhất định để tự nâng cao mình, để chung sống và hoà
hợp được với hoàn cảnh và các mối quan hệ (huyết thống, làng xã ...). Và như thế, những
yếu tố có tính quyết định đến sự hình thành nhân cách con người lại nằm trong phạm vi
không gian văn hoá gia đình, trong đó gia phong đóng vai trò chủ đạo. Thời xưa là vậy
luôn coi trọng quy củ nề nếp để ngày nay chúng ta có được một bản sắc dân tộc riêng, để
từ đó gia đình ngày càng phát triển, đổi mới sáng tạo hơn. 6 lOMoAR cPSD| 45740153
1.2.2. Gia đình Việt Nam hiện nay trong thời kỳ đổi mới
Nếu như thời xưa gắn liền với hai chữ gia đình sẽ gồm có ông bà bố mẹ và con cái
thì gia đình thời nay- thời hiện đại đổi mới cho phép mọi người được sống như mình
mong muốn, dám nghĩ dám làm thì gia đình cũng đã được phân nhóm. Ví dụ như mẹ đơn
thân, gia đình chỉ có vợ chồng và không sinh con, hay như cộng đồng LGBT, hôn nhân
đồng giới, … tuy chưa phổ biến lắm nhưng đã có những người can đảm bước ra với con
người thật của mình. Từ những phần trên, có thể thấy gia đình Việt Nam hiện nay đã và
đang biến đổi dưới tác động của những chuyển biến xã hội. Tuy nhiên, sự biến đổi này
không hẳn sẽ tách rời những đặc trưng truyền thống của gia đình Việt Nam mà vẫn tiếp
tục kế thừa trên cơ sở thích nghi với những điều kiện hoàn cảnh mới.
Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người. Trong đời sống xã hội từ xưa
đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng. Hồ Chủ tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia
đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Chính vì vậy, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc”. Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một loạt thử thách
lớn khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Để tồn tại và
phát triển, mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng với những điều kiện mới, từng thành
viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình. Thực tế cho thấy,
sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với những trào lưu tiến bộ về khoa học công
nghệ, tiếp thu văn hóa thế giới có phần không tương xứng với sự phát không chọn lọc đã
làm đổ vỡ, mờ nhạt một số hệ thống giá trị văn hóa, tinh thần trong một số gia đình Việt
Nam. Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ thì xu hướng biến đổi giá trị đạo đức,
tâm lý và tình cảm của gia đình Việt Nam đương đại cũng là một vấn đề đáng quan tâm
trong xã hội hiện đại ngày nay. Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua
những biến chuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc
điểm mới, hiện đại và tự do hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và
giao lưu văn hóa làm xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Bình đẳng là một giá trị của xã hội hiện đại. Đa số người dân đánh giá khá cao
tầm quan trọng của bình đẳng, cho thấy gia đình Việt Nam đang thích ứng với sự thay
đổi của xã hội hiện đại, ủng hộ bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Cùng với đó là
những thay đổi trong quan niệm về việc sống chung hoặc riêng trong gia đình. Sự xuất
hiện các nhân tố mới, như di cư lao động, tôn trọng tự do cá nhân, sự độc lập về kinh tế
giữa bố mẹ và con cái trong đời sống gia đình hiện đại cũng góp phần làm chuyển dịch từ
gia đình lớn nhiều thế hệ (ông bà - cha mẹ - con cháu) sang gia đình nhỏ (1 hoặc 2 thế hệ).
Hiên nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách ̣
nhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình. Đó là viêc chia sẻ những mối quan tâm, lắng ̣
nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình. Các gia đình có mức độ hiện đại
hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, như sống ở đô thị, có việc làm, có học vấn
cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn thì các giá trị chia sẻ và trân trọng 7 lOMoAR cPSD| 45740153
càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, người phụ nữ vẫn
chưa bình đẳng thực sự với nam giới, thể hiện trong tỷ lệ được người chồng chia sẻ, lắng
nghe tâm tư và chia sẻ suy nghĩ. Các gia đình được khảo sát ở khu vực Đông Nam Bộ đạt
điểm số trung bình cao nhất trong các hoạt động chia sẻ, lắng nghe những mối quan tâm,
tâm tư của vợ/chồng. Còn nhóm nữ giới, dân tộc thiểu số, có mức sống thấp, ở nông
thôn, học vấn thấp thì có tỷ lệ cao trong việc cho rằng bạn đời coi thường hoặc đánh giá
thấp việc ứng xử hằng ngày hoặc đóng góp của họ đối với gia đình.
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi mọi người mức độ chấp nhận, cởi mở dần với
một số hiện tượng hôn nhân gia đình mới. Các kiểu loại gia đình mới như hôn nhân đồng
giới, chung sống không kết hôn, làm mẹ đơn thân, tùy từng giai đoạn, thường rất hiếm
hoặc không có trong truyền thống nhưng lại có xu hướng gia tăng trong các xã hội đang
chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, hiện đại. Ở Việt Nam hiện
nay, một bộ phận người dân, chủ yếu là người dân tộc Kinh, trẻ tuổi, học vấn cao, ở
thành thị có tỷ lệ chấp nhận những kiểu loại gia đình mới cao hơn, tuy rằng có thể chưa
thực sự hiểu rõ những hệ quả tiêu cực của nó.
Hiện nay, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những ảnh hưởng trực tiếp đến
quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Việc bùng nổ các thiết bị thông minh khiến cá
nhân dễ dàng chìm đắm trong thế giới ảo và giảm các giao tiếp trực tiếp trong gia đình,
trong xã hội, khiến lối sống, cảm xúc, ứng xử, hệ giá trị của con người và đặc biệt là sự
duy trì các quan hệ xã hội có thể bị đảo lộn. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, một mặt,
mang lại tiềm năng lớn giải phóng sức lao động của con người, mặt khác, tạo nên một thế
giới tình yêu, hôn nhân ảo, như hẹn hò trực tuyến, thâm chí là rô-bốt tình dục,... dẫn ̣ đến
nguy cơ tạo ra một thế hệ trẻ không cần tình yêu, không cần gia đình, không cần con cái,
từ đó đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và bền vững của các quan hệ gia đình trong thế giới
thực. Thực tế, một số quốc gia trên thế giới đã ghi nhận hiện tượng nam giới hẹn hò và
cưới rô-bốt tình dục hoặc một thế hệ trẻ đắm chìm trong thế giới công nghệ mà lảng tránh đời sống thực.
Từ những điều kể trên có lẽ một phần nào đó chúng ta cũng hiểu được phần nào giá trị
của gia đình, tầm quan trọng, cốt lõi của gia đình là gì. Cho dù trong hoàn cảnh nào trong
thế hệ nào hay trong thời kỳ nào thì chỉ khi chúng ta thật sự hiểu được giá trị của nó thì
gia đình dù lớn hay nhỏ vẫn luôn đầy ắp sự yêu thương, đoàn kết tương trợ lẫn nha
1.3. Cơ sở lý luận
1.3.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của xã hội.
C.Mác và Ph.Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham
dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản
thân mình, con người đã bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ
giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Từ đó ta có thể nhận thấy rằng cơ 8 lOMoAR cPSD| 45740153
sở hình thành của gia đình chính là dựa trên hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân
giữa vợ và chồng và quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái, … Những mối quan hệ
này tồn tại trong sự liên kết, gắn bó, một gia đình chỉ trọn vẹn và đầy đủ khi có đủ cả cha
mẹ lẫn con cái. Những mối quan hệ này ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau giống như cha
mẹ là người sinh con và nuôi con khôn lớn, sau này con cái lại là những người con phụng
dưỡng cha mẹ khi về già, sự ràng buộc này không chỉ bởi nghĩa vụ và quyền lợi mà còn
là trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý.
Quan hệ hôn nhân chính là cơ sở, là nền tảng để hình thành các mối quan hệ khác
trong gia đình và cũng là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình. Quan hệ huyết
thống là quan hệ chỉ giữa những người có cùng dòng máu, được nảy sinh từ quan hệ hôn
nhân. Quan hệ huyết thống chỉ những người có cùng một dòng máu trong gia đình, giữa
họ có một sự gắn bó và liên kết chặt chẽ như giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và cháu
chắt và cả giữa các anh chị em trong gia đình, cô, dì, chú, bác với cháu, v.v.. và những
quan hệ huyết thống này đều được hình thành và lớn lên từ quan hệ hôn nhân. Quan hệ
hôn nhân chính là tiền đề để hình thành các mối quan hệ khác trong gia đình.
Ngay từ thời phong kiến, nhiều nhà tư tưởng, nhà sử học, nhà văn nhà thơ đều đã
chú ý tới vấn đề về gia đình trong cuộc sống, nhưng mãi đến sau này, các nghiên cứu về
gia đình mới ngày càng được hiểu và làm rõ. Cũng giống như các nước trên thế giới, các
nghiên cứu về gia đình Việt Nam cũng xuất phát từ nhiều nguồn nghiên cứu như Triết
học, Sử học, Văn học, Giáo dục học, Xã hội học, Tâm lý học, nhân loại học, phụ nữ học, giới,…
Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới không chỉ thừa nhận mối quan hệ huyết
thống mà còn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công
nhận bằng thủ tục pháp lý) trong quan hệ gia đình. Cho dù dưới bất cứ hình thức nào, gia
đình tất nhiên được hình thành bởi sự gieo trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng. Đó chính là
những sự quan tâm, chăm sóc nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình. Đây vừa là
trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành viên trong gia đình.
Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và luôn biến đổi, phát triển phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội.
1.3.2. Vị trí của gia đình trong xã hội
- Gia đình là tế bào của xã hội
Mỗi một gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên, và từ đó hình thành nên từng
cộng đồng, từng xã hội. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và
phát triển của xã hội. Gia đình giữ vị trí trung tâm trong đời sống vật chất và tinh thần
của con người, là một trong những giá trị bậc nhất không thể thiếu trong cuộc sống.
Xã hội luôn là một phạm trù rộng lớn, bởi vậy muốn xã hội vững mạnh hơn, thì
đòi hỏi các tế bào phải không ngừng vận động và phát triển. Bởi vậy, không thể thiếu đi 9 lOMoAR cPSD| 45740153
yếu tố sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Sản xuất không chỉ là sản xuất ra tư
liệu sinh hoạt như thực phẩm, quần áo, công cụ cần thiết mà sản xuất còn mang nghĩa là
sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Sự phát triển của xã hội không
chỉ nằm trong sự phát triển của tư liệu sản xuất mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự phát
triển của các tế bào. Gia đình là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội, không có gia
đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói: “…nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Vì vậy, muốn
có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt.
Tuy nhiên, các đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền là yếu tố quan trọng
thể hiện mức độ tác động của gia đình đối với xã hội, mức độ đó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan cũng như chính bản thân mô hình, đặc điểm của mỗi hình thức gia
đình trong giai đoạn lịch sử. Vì vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, sự tác động của gia đình
đối với xã hội hoàn toàn giống nhau. Ngoài ra, sự bất bình đẳng giữa quan hệ gia đình
với quan hệ xã hội trong các xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng gây ra
nhiều hạn chế lớn đến sự tác động này, nên giữ quan hệ bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề
cực kì quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, hài hòa trong đời sống cá
nhân của các thành viên
Từ khi được sinh ra cho đến lúc lớn lên, mỗi đứa trẻ đều được sống và gắn bó chặt
chẽ với gia đình. Những đứa trẻ sẽ được nuôi dưỡng, trưởng thành và phát triển tốt nhất
trong sự bao bọc, chăm sóc của gia đình. Chính vì vậy, yếu tố về vấn đề môi trường trong
gia đình đó như thế nào sẽ có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến nhận thức và
sự trưởng thành của đứa trẻ. Nếu một đứa trẻ được sống trong một gia đình đầm ấm, tràn
ngập sự yêu thương, thì đứa trẻ đấy sẽ có một cuộc sống đầy hạnh phúc, vô lo vô nghĩ, sẽ
được sống và có những ước mơ tương lai cho bản thân mình. Đối với đứa trẻ sống trong
một gia đình có môi trường tiêu cực như gia đình không hòa thuận, cha mẹ cãi nhau,…
và bỏ qua đi sự trưởng thành từng ngày của đứa trẻ, như vậy đứa trẻ sẽ sống trong sự lo
lắng, không biết ngày mai sẽ như thế nào, tương lai sẽ đi về đâu. Từ đó, yếu tố môi
trường trong gia đình hết sức quan trọng, gia đình chính là tiền đề, điều kiện quan trọng
trong sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã
hội. Chỉ có sống trong môi trường yên ấm, hạnh phúc của gia đình, cá nhân mới cảm
thấy bình yên, có động lực để phấn đấu trở thành một người tốt trong xã hội.
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Mỗi cá nhân chỉ có thể được sinh ra trong gia đình - cộng đồng xã hội đầu tiên mà
mỗi cá nhân sinh sống. Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của từng người. Mỗi gia đình đều chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, gắn
bó nhất giữa các thành viên mà khó có cộng đồng xã hội nào khác đạt được hoặc có thể
thay thế. Tại đó, cá nhân sẽ được học cách đối nhân xử thế, cho nên mỗi người sẽ không 10 lOMoAR cPSD| 45740153
chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn sống trong cả quan hệ xã hội, mối quan hệ với
những người khác ngoài các thành viên trong gia đình. Quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội, không có cá
nhân bên ngoài gia đình, cũng không thể có cá nhân bên ngoài xã hội. Gia đình là môi
trường đầu tiên để mỗi cá nhân tiếp xúc, đáp ứng nhu cầu và thực hiện các quan hệ xã hội.
Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến cá nhân. Nhiều
hiện tượng của xã hội thông qua gia đình mà tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát
triển của mỗi cá nhân về tư tưởng đạo đức, lối sống,… Chính vì vậy, ở trong bất cứ xã
hội nào, giai cấp cầm quyền muốn tác động đến cá nhân đều coi trọng việc xây dựng và
củng cố gia đình. Mỗi thời kỳ xã hội khác nhau thì đặc điểm chế độ xã hội cũng khác
nhau. Trong xã hội phong kiến, để duy trì chế độ bóc lột, gia trưởng, chuyên quyền mà
đã có những quy định rất khắt khe đối với phụ nữ, đòi hỏi phụ nữ phải nghe theo lời của
chồng, người cha – những người đàn ông trong gia đình, người phụ nữ bắt buộc phải
“tam tòng tứ đức” nếu không họ sẽ bị xã hội lên án và đào thải. Trong xã hội chủ nghĩa
giai cấp công nhân chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, thực hiện sự
bình đẳng trong gia đình, giải phóng phụ nữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu
không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Sau cách mạng
tháng 8 năm 1945, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam ‘kiên cường, bất khuất, trung hậu,
đảm đang’ tràn ngập trên khắp đất nước Việt. Đúng như câu “giặc đến nhà, đàn bà cũng
đánh” là vậy, trong hai cuộc kháng chiến Pháp và Mỹ, xuất hiện nhiều hình ảnh người
phụ nữ là những người mẹ Việt Nam anh hùng, hàng ngàn, hàng vạn vị anh hùng, liệt sĩ
nữ hi sinh, trở thành dấu ấn khó phai trong lịch sử dân tộc. Vì vậy, phụ nữ cũng là một
thành phần quan trọng trong xã hội, cho thấy quan hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội có
đặc điểm rất khác về chất so với chế độ xã hội trước đó.
1.3.3. Chức năng cơ bản của gia đình
- Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng cơ bản và đặc thù của gia đình. Chức năng này trước hết là đáp
ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ; đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự
nhiên của con người. Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người còn
liên quan đến các vấn đề xã hội, như việc quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao
động của một quốc gia. Điều này đặc biệt ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển mọi
mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, tùy từng quốc gia sẽ có những chính sách dân số - kế
hoạch hóa gia đình khác nhau mà chức năng này được thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích.
Ở Việt Nam với quy mô gia đình ít còn theo xu hướng hạn chế vì sự phát triển nền
kinh tế nước ta còn thấp, tùy từng đối tượng và tùy vùng miền sẽ chỉ được sinh từ 2-3
con. Với các thành tựu về ngành y học đang được ứng dụng rộng rãi như hiện nay, các
biện pháp tránh thai hiện đại sẽ giúp các cặp vợ chồng có sự chuẩn bị, chủ động chọn 11 lOMoAR cPSD| 45740153
thời điểm mang thai, điều này mang đến ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn nhân
lực tương lai mà gia đình cung cấp.
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Mỗi gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái trở thành người có ích
cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Quan niệm về cách nuôi dạy con cái của từng gia đình
là khác nhau, song cùng chung mục tiêu hướng con cái trở thành những công dân tốt cho
xã hội, đất nước. Điều này cho thấy ý nghĩa của gia đình vô cùng quan trọng đối với sự
hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống mỗi người. Trẻ thường có xu hướng học tập và
làm theo những gì người lớn dạy bảo, vậy phương pháp dạy con đúng đắn của từng gia
đình rất quan trọng và cấp thiết. Nhân cách của trẻ sẽ hình thành từ khi có ý thức cho đến
mãi sau này, vì vậy gia đình chính là một môi trường văn hóa, giáo dục mỗi cá nhân
trước khi tham gia vào bất cứ một môi trường nào khác.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời của
mỗi thành viên. Mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí, vai trò nhất định, vừa là chủ
thể vừa là khách thể trong việc nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình. Đây là chức năng hết
sức quan trọng, mặc dù nhiều cộng đồng khác cũng sử dụng chức năng này nhưng không
thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình. Gia đình có vai trò đóng góp to lớn vào sự
đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của xã hội, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng để
duy trì sự phát triển và tồn tại của xã hội. Vì vậy, giáo dục của gia đình gắn liền với giáo
dục của xã hội. Nếu không, mỗi cá nhân sẽ khó khăn khi hòa nhập với xã hội, và đồng
thời xã hội sẽ thiếu đi một nguồn nhân lực đáng kể hoặc sẽ tồn tại sự thiếu chất lượng về
nguồn nhân lực. Do vậy, cần phải kết hợp giáo dục gia đình với giáo dục xã hội, cần cân
bằng sự coi trọng đối với cả hai khuynh hướng giáo dục này.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay thì
gia đình Việt Nam truyền thống đang có những thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc, hình
thái, quy mô và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Trong đó, không ít
những gia đình, mối quan tâm của các bậc cha mẹ dành cho con trẻ đang dần suy giảm,
bởi với cuộc sống bận rộn với công việc, họ lựa chọn phương pháp thuê những người
giúp việc, thuê bảo mẫu hoặc thậm chí gửi trẻ vào các trung tâm giáo dục để chăm lo
thay vì họ trực tiếp dành thời gian ‘quý báu’ của mình. Từ đó đã gây nên những hệ lụy
không đáng có, ảnh hưởng đến tâm lý, sự hình thành nhân cách, lối sống đúng đắn,… Do
vậy, gia đình cần thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, cần trang bị đầy đủ các
kiến thức cơ bản và toàn diện cũng như phương pháp giáo dục đúng đắn để góp phần tạo
dựng, thiết lập một thế hệ trẻ tương lai chất lượng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Gia đình là đơn vị tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Gia đình khác so với các đơn vị kinh tế khác ở chỗ gia đình
là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã 12 lOMoAR cPSD| 45740153
hội. Sức lao động của các thành viên trong gia đình hoặc các hoạt động kinh tế trong gia
đình nhằm tạo ra các nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, gia đình không chỉ tham gia vào các hoạt động sản xuất và tái sản xuất sức lao
động mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Việc tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa
dịch vụ không những nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng mà còn tác động tích cực đến sản
xuất, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành
phần, gia đình đã dần trở thành một nền kinh tế tự chủ. Tạo điều kiện cho sự phát triển
đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp nhằm thúc đẩy
gia đình lao động, nâng cao đời sống bằng chính sức lao động của mình. Ngoài ra, tại
nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước còn có những chính sách khác như khuyến khích và
bảo vệ kinh tế gia đình.
Việc tổ chức đời sống gia đình chính là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập và
thời gian nhàn rỗi của các thành viên trong gia đình, từ đó tạo ra môi trường lành mạnh,
nâng cao đời sống vật chất, sức khỏe của mỗi cá nhân. Xã hội ngày càng phát triển và có
nhiều sự biến đổi, điều này dẫn đến các hình thức gia đình ở mỗi giai đoạn xã hội là khác
nhau về chức năng kinh tế, quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức
sản xuất, phân phối. Vị trí, vai trò của kinh tế gia đình và các đơn vị kinh tế khác cũng
không hoàn toàn giống nhau.
Thực hiện chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng, gia đình phải đảm bảo nguồn sinh
sống, sử dụng hiệu quả các hoạt động kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần
của các thành viên trong gia đình. Đồng thời, quá trình sử dụng sức lao động tham gia
sản xuất và tái sản xuất cũng đóng góp lớn vào của cải và sự giàu có của xã hội.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm sự thỏa mãn về nhu cầu tình
cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ, chăm
sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Sự chăm sóc đó vừa là tình cảm gia đình
thiêng liêng, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình với nhau.
Do vậy, gia đình chính là chỗ dựa vững chắc về tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân, là nơi
thành viên coi là ‘nhà’, là ‘tổ ấm’, là nơi để nương tựa cả về mặt tinh thần lẫn mặt vật
chất của con người. Gia đình chính là một cộng đồng xã hội thu nhỏ, bởi vậy nếu tình
cảm giữa các thành viên không ổn, quan hệ tình cảm gia đình bị rạn nứt thì quan hệ tình
cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
Ngoài ra, gia đình còn có chức năng khác như chức năng văn hóa, chức năng chính
trị… Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của đất nước,
cũng như phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau. Những phong tục tập quán
đó được lưu truyền và thực hiện trong gia đình. Gia đình không những lưu giữ mà còn
thụ hưởng và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa của cha ông, của xã hội. Với
chức năng chính trị, gia đình còn là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi thực hiện các 13 lOMoAR cPSD| 45740153
chính sách, quy chế pháp luật của nhà nước, của địa phương nơi gia đình đang sinh sống.
Từ đó, gia đình cũng được hưởng lợi từ các hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế
đó. Vì vậy, gia đình chính là cầu nối mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.
Hiện nay, trong mỗi gia đình Việt Nam, nhu cầu thỏa mãn tâm lý – tình cảm đang
tăng lên do gia đình có xu hướng chuyển đổi tình cảm. Chức năng này rất quan trọng đối
với mọi gia đình bởi nó là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển và bền vững của
hôn nhân, hạnh phúc trong gia đình. Tuy nhiên hiện nay, gia đình Việt Nam phải đối mặt
với nhiều thách thức, nhiều sự biến đổi. Khoảng cách giữa các thế hệ là khái niệm cũ
nhưng có sự đổi mới cho đến ngày nay, trở thành mối quan tâm đáng lo ngại trong gần
một thập kỷ gần đây, khoảng cách càng lớn, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
càng khó được thấu hiểu. Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng, những
người trẻ được học tập và tiếp xúc trong môi trường hiện đại, chịu ảnh hưởng bởi nhiều
nền văn hóa khác như đặc biệt là văn hóa phương Tây, vì vậy mà họ có những quan
điểm, lối sống khác xa với các thế hệ trước như bố mẹ, ông bà… Từ đó, thế hệ già đang
đánh giá và nhìn nhận thế hệ trẻ bằng cách nhìn của họ và ngược lại, thế hệ trẻ cũng cho
rằng các thế hệ đi trước là bảo thủ, lạc hậu không chịu đổi mới, trình độ công nghệ kém,
khó tính… Mỗi một thế hệ đều có cách nhìn khác về nhau, chủ yếu là dùng quan điểm
của mình để đánh giá và nhìn nhận người khác. Nhìn chung cũng nhờ sự khác biệt đó mà
tạo ra sự đa dạng trong văn hóa gia đình, các thế hệ nên tôn trọng lẫn nhau, tránh khác
biệt thái quá dẫn đến đẩy khoảng cách quá xa, ảnh hưởng đến tình cảm trong gia đình.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, dưới tác động của các yếu tố khách quan
và chủ quan; sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển gắn với phát triển tri thức, xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng hiện
đại, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thay đổi,… do vậy mà yếu tố
gia đình cũng không ngừng phát triển và thay đổi để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Gia
đình Việt Nam đã có những sự biến đổi tương đối về quy mô, cơ cấu trong gia đình.
Phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Sự kết hợp này có thể nghiên cứu và ghi lại các xu hướng xã hội có thể đo lường được
hoặc có thể đánh giá ảnh hưởng trên các phương diện khác nhau, hai phương pháp này
có thể tập trung vào sự việc thu thập và phân tích dữ liệu hoặc cũng có thể đánh giá quan
điểm của những người khác về vấn đề biến đổi cơ cấu gia đình hiện nay. 14 lOMoAR cPSD| 45740153
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG
2.1. Sự biến đổi về cơ cấu gia đình
2.1.1. Cấu trúc gia đình Việt Nam thế kỉ XVIII-XX:
Sau hàng ngàn năm của chế độ mẫu hệ, xã hội chứng kiến sự biến đổi lớn về vai
trò của người đàn ông, trong bối cảnh hình thức sản xuất của cải vật chất chuyển mình từ
săn bắt, hái lượm, trồng trọt chăn nuôi nguyên thủy sang sản xuất nông nghiệp với quy
mô lớn. Người đàn ông trở thành trụ cột chính và giữ vai trò kinh tế trong gia đình khi
việc tạo ra lương thực và sản xuất cần nhiều sức lao động hơn. Đó là khởi đầu cho sự
phát triển của kiểu gia đình theo chế độ phụ hệ.
Về định nghĩa, chế độ phụ hệ là một hệ thống xã hội trong đó người cha là chủ gia
đình. Trái ngược với chế độ mẫu hệ trước đó, quyền lực lớn nhất trong gia đình thuộc về
đàn ông, và được truyền lại qua nhiều thế hệ từ đời cha sang con trai. Không dừng lại
trong phạm vi gia đình, sự tín nhiệm dành cho nam giới còn được áp dụng trong mọi mặt
đời sống từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, quân sự, chính trị,.. Trong chế độ xã hội này, vai
trò của nữ giới ở mọi mặt đều bị đánh giá thấp hơn. Một số nhà triết gia đã phiếm luận về
sự thấp kém, khiếm khuyết của người phụ nữ như sau:
“Đàn bà là cái gì đó vô cùng cực đoan, họ hoặc vượt trội hoặc thấp kém hơn so với đàn
ông” - J. Bruyère, nhà phê bình người Pháp.
“Phụ nữ chỉ là một người đàn ông khiếm khuyết” - Aristotle, triết gia cổ đại Hy Lạp.
“Trước lúc đến với đàn bà, mi đừng quên mang theo một cây roi!” - Nietzsche.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những đặc điểm của chế độ phụ hệ trong xã hội
Việt Nam thế kỷ XIX - XX vẫn biểu hiện rõ nét và có sự tiến bộ, văn minh hơn, đặc biệt
là trong văn hóa gia đình, dòng họ. Ở giai đoạn này, vai trò của người đàn ông vẫn được
xem trọng và tôn kính hơn, trong khi giá trị của nữ giới vẫn bị đánh giá là thấp kém.
Cùng với các yếu tố như điều kiện kinh tế, quan niệm, pháp luật,... của con người thế kỷ
trước, kiểu gia đình theo chế độ phụ hệ ở Việt Nam có các đặc điểm chính là:
Thứ nhất, là gia đình đa thế hệ. Gia đình có các thế hệ cùng huyết thống: cụ kỵ,
ông bà, bố mẹ, con cái, cháu chắt,... chung sống cùng nhau dưới một mái nhà.
Kiểu gia đình đa thế hệ thể hiện sự gắn kết, hòa thuận giữa các thành viên của
nhiều thế hệ trong dòng tộc. Họ có sự giao tiếp gần gũi, thường xuyên và lâu dài. Các gia
đình trong giai đoạn này hầu hết đều theo mô hình “tam đại đồng đường’’ (gia đình có ba
thế hệ cùng chung sống), “tứ đại đồng đường’’ (gia đình có bốn thế hệ cùng chung sống).
Nhờ có sự tiếp xúc gần gũi, các thành viên trong gia đình có sự gắn bó cao về tình cảm
theo huyết thống, lưu truyền và phát huy được các giá trị truyền thống của dòng họ, gia
đình và các phong tục tập quán, văn hóa dân tộc. 15 lOMoAR cPSD| 45740153
Trong gia đình đa thế hệ, con người được giáo dục phải coi trọng tinh thần tương
thân tương ái, kính trên nhường dưới và đạo đức làm người. Mỗi con người cần biết kính
trọng, hiếu thảo với người ở thế hệ trước (ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác,...) và nhường
nhịn, chăm sóc người ở thế hệ sau mình (con cái, cháu chắt,...). Nét văn hóa trong gia
đình này còn đại diện cho tinh thần yêu quê hương, hướng về gia đình, nơi chôn rau cắt
rốn; nó đi vào gốc rễ, trở thành phép lễ nghĩa cơ bản và đòi hỏi mỗi con người cần phải biết và tuân theo.
Tuy nhiên, việc có nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà cũng gây ra nhiều
vấn đề ảnh hưởng. Trước tiên phải kể đến gánh nặng tài chính khi phải kiếm đủ tiền để
nuôi sống tất cả các thành viên trong gia đình, nhất là trong xã hội xưa, khi mỗi cặp vợ
chồng đều sinh nhiều con cái. Việc làm thuê, mướn có thể không đủ để chi trả cho các
khoản sinh hoạt trong gia đình, cũng như các khoản tô thuế,... dẫn đến việc đói nghèo là
điều phổ biến. Bên cạnh đó, không thể tránh khỏi xung đột giữa các thành viên và thế hệ
trong gia đình đông người về lối suy nghĩ cũng như văn hóa, khi các thành viên có sự
tiếp xúc hàng ngày và gần gũi.
Thứ hai, có sự phân chia quyền lực không đều nhau giữa các thành viên. Xã hội
Việt Nam ở thế kỷ XIX - XX thường tuân theo hệ thống địa vị và vai trò xã hội để quyết
định quyền lực của một con người. Trong gia đình, người được tôn trọng và có quyền
quyết định nhiều nhất được dựa theo hai thang đo là tuổi tác và giới tính:
Những người lớn tuổi sẽ có sức ảnh hưởng và tiếng nói lớn hơn trong gia đình bởi
có quan niệm “kính lão đắc thọ’’. Người lớn tuổi luôn được tôn kính và nghe theo bởi từ
xưa, con người quan niệm rằng người tuổi đời càng cao thì càng có nhiều kiến thức, kinh
nghiệm và trải nghiệm trong cuộc sống. Trong gia đình, từ những sinh hoạt hàng ngày
đến các sự kiện trọng đại của dòng họ, vai trò của các cụ, các ông,... luôn là lớn nhất và
có ảnh hưởng lớn nhất. Mọi quyết định trong gia đình, dòng tộc trước khi được đưa ra
đều phải thông qua người lớn tuổi. Trong nếp sống hàng ngày, những thứ có giá trị, lợi
ích lớn cũng được biếu cho người già trước tiên. Hay trong việc kết hôn của con cái,
người xưa thường cho rằng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy’’, người lớn có quyền quyết
định con cái của họ sẽ kết hôn và sinh sống với ai, con cái có bổn phận phải nghe theo
sắp đặt của người lớn.
Nam giới được tôn trọng và được coi là có vai trò cao cả hơn nữ giới. Chính vì
vậy, tiếng nói của đàn ông có sức nặng hơn đáng kể so với phụ nữ. Trong một cặp hôn
nhân, đặc điểm này có thể được biểu hiện rõ nét nhất ở vai trò của người vợ và người
chồng. Người vợ đảm nhận công việc nội trợ, chăm con, chăm sóc gia đình, người chồng
đảm nhận vai trò trụ cột, ra ngoài kiếm tiền. Các yếu tố chi phối cuộc sống con người
như tiền bạc, sức khỏe, địa vị... đều tập trung ở người đàn ông, họ là người trụ cột đảm
bảo cuộc sống cho các thành viên trong gia đình. Chính vì thế, quyền lực và tiếng nói của
người chồng là lớn hơn rất nhiều so với người vợ. Mọi công việc lớn trong gia đình đều 16 lOMoAR cPSD| 45740153
được quyết định bởi người chồng và người vợ hầu như không có ảnh hưởng gì lớn đến
quyết định của gia đình. Nam giới có quyền sở hữu tài sản của gia đình, quyết định các
công việc quan trọng của gia đình, kể cả quyền dạy vợ, đánh con. Con trai, cháu trai
trong gia đình được phép đi học, được kỳ vọng thi cử đỗ đạt, làm quan, rạng danh dòng
tộc và nối dõi sự nghiệp của ông cha. Sự bất cân xứng quyền lực này dẫn đến tư tưởng
“trọng nam khinh nữ’’ ở đại đa số gia đình Việt Nam thời kỳ đó, khi mà mọi cặp vợ
chồng đều muốn sinh “quý tử’’ để nối dõi tông đường và nghĩ rằng “sinh con gái sau này
khổ’’, sinh con gái sẽ không có người chăm sóc khi về già,... Ở một quy mô lớn hơn là
gia đình, đặc điểm này lại càng được biểu hiện rõ nét hơn khi công việc nội trợ, bếp núc
đều được giao cho các bà, mẹ, chị, em gái,... và các ông, chồng, anh em trai,... được yêu
cầu phải có kiến thức, “văn võ song toàn’’ để kế nghiệp cha anh.
Thứ ba, có đời sống tâm linh phong phú. Các sự kiện trọng đại trong gia đình
truyền thống đều có quy trình thực hiện gồm nhiều bước khác nhau và đặc biệt liên quan
tới chủ nghĩa duy tâm. Từ các dịp lễ tết đến các sự kiện trọng đại như xây nhà, cưới xin,
sinh con đẻ cái,... gia đình Việt Nam thời xưa không bao giờ bỏ qua việc đi đền chùa,
cúng bái, lễ lộc cho các thần, các quan và tổ tiên dòng họ. Đó là truyền thống, và cũng
được quan niệm là thủ tục bắt buộc phải có, được coi là hành động báo cáo, xin phép bề
trên để được tiến hành một sự kiện đặc biệt và cầu phước, cầu mọi điều an lành sẽ diễn ra.
Việc lập gia đình của nam và nữ giới thời xưa bao gồm nhiều thủ tục: lễ dạm ngõ,
lễ ăn hỏi, lễ thành hôn. Nếu có mong muốn được kết duyên, bên nhà trai và bên nhà gái
bắt buộc phải thực hiện các nghi lễ trên. Các hành động này cần được tổ tiên “chứng
giám’’ và “phù hộ’’, do đó việc cúng bái, lễ thờ cũng là điều không thể bỏ qua. Ở mỗi thủ
tục, bên nhà trai, nhà gái còn cần xem ngày lành tháng tốt, xem giờ “hoàng đạo” để tiến
hành nghi lễ bởi có quan niệm rằng nếu không chọn giờ chọn ngày, thủ tục sẽ không diễn
ra suôn sẻ và trót lọt, thậm chí còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình về sau. Bên cạnh
đó, gia đình xưa còn quan niệm rằng hai người khi kết hôn với nhau cần phải “hợp’’ về
tuổi tác, vận mệnh cuộc đời,... thông qua xem bói chứ không chỉ đơn thuần là tình yêu,
tính cách, sự hòa thuận.
Thứ tư, có đời sống vô cùng phong phú. Từ những bữa cơm hàng ngày, quần áo,
đến lao động và các mối quan hệ xã hội, gia đình truyền thống Việt Nam đều bộc sự chân
chất, giản dị, tiết kiệm nhưng đậm chất văn hóa Việt.
Mâm cơm truyền thống trong gia đình xưa thường bao gồm: Cơm - rau - cá - thịt
canh. Thực phẩm được tiêu thụ chủ yếu trong gia đình là gạo và rau, gắn liền với sự phát
triển mạnh của trồng trọt và nền văn minh lúa nước. Mâm cơm gia đình Việt Nam không
đơn thuần chỉ là một bữa ăn, mà ẩn chứa nhiều ý nghĩa và văn hóa con người. Mâm cơm
tượng trưng cho sự sum vầy, ấm áp của gia đình và sự quan tâm, đảm đang của người
phụ nữ. Trong bữa ăn, người ngồi trong mâm cơm phải tuân thủ theo các quy tắc trên bàn 17 lOMoAR cPSD| 45740153
ăn của người Việt. Văn hóa đó có thể được truyền lại qua lời răn dạy của cha mẹ, ông bà,
hoặc qua những câu thành ngữ, tục ngữ dân gian. Ví dụ, người xưa thường có câu “ăn
trông nồi, ngồi trông hướng”, “kính trên nhường dưới”,... để nói rằng trước bữa ăn thì
cần “mời cơm” và phải theo thứ tự mời từ người lớn đến người ít tuổi nhất; giữ ý tứ khi
ngồi và ăn cơm; khi sắp xếp bàn ăn cũng cần lưu ý chỗ của người lớn tuổi ngồi cần được
sắp xếp tỉ mỉ và cẩn thận;...
Người xưa có câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần” để nói về việc họ rất coi
trọng tình làng nghĩa xóm. Nhắc đến những xóm làng Việt Nam xưa, không thể không
nhắc đến mối quan hệ gắn bó của những người hàng xóm. Mặc dù có thể không có quan
hệ huyết thống, người xưa “tối lửa, tắt đèn có nhau”, luôn giúp đỡ nhau khi có khó khăn
và chia sẻ, chan hòa với nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Nói tóm lại, những đặc điểm của gia đình Việt Nam thời xưa chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ từ các yếu tố văn hóa, tôn giáo,... và phản ánh tương đối tình hình xã hội thời
bấy giờ. Gia đình được đặt ở vị trí quan trọng trong đời sống, là nguồn cội, nơi “chôn rau
cắt rốn” của mỗi con người và là cái nôi nuôi dưỡng, giáo dục con người về truyền
thống, tri thức và các giá trị văn hóa:
Gia đình truyền thống có sự gắn bó thân thiết về huyết thống à có nhiều thế hệ cùng
chung sống dưới một mái nhà, là nơi mọi người học hỏi về đạo đức, đạo pháp và truyền
thống gia đình từ thế hệ này đến các thế hệ tiếp sau.
Người Việt Nam thời xưa coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ xã hội, cụ thể là
sự đoàn kết, gần gũi trong gia đình và sự gắn bó, chia sẻ và quan tâm làng xóm. Gia
đình Việt Nam thời xưa thường có sự phân bổ rõ ràng về vai trò và quyền lực trong gia
đình, theo giới tính nam - nữ và theo độ tuổi, từ đó có các định kiến khác nhau liên
quan đến sự phân bổ này.
Những giá trị gia đình cốt lõi về văn hóa được thể hiện rõ nét trong cuộc sống của
gia đình truyền thống Việt Nam, từ nếp sinh hoạt hàng ngày đến công việc lao động và
các mối quan hệ xã hội, đã tồn tại và duy trì trong xã hội qua nhiều thế hệ.
2.1.2. Đặc điểm gia đình hiện nay
Cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay có thể thay đổi tùy theo vùng miền, giai cấp
xã hội và sự phát triển kinh tế của gia đình. Và cách mạng 4.0 đã làm biến đổi vị thế của
gia đình trong kiến trúc thượng tầng khi mô hình chính phủ số, xã hội số… và nhiều thiết
chế xã hội số ra đời. Sự trỗi dậy của kinh tế số và các tổ chức xã hội số trên thế giới mô
hình chung đang làm cho gia đình yếu thế trong kiến trúc thượng tầng xã hội ở nhiều
quốc gia. Ở nước ta, sự thay đổi của lực lượng sản xuất xã hội (hạt nhân là cách mạng
4.0) cùng những quan hệ sản xuất mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đang làm thay đổi cấu trúc gia đình truyền thống.
Trước những biến đổi cấu trúc của gia đình Việt Nam hiện nay, một số quan niệm
truyền thống trong các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời và đi đến hôn nhân của người Việt 18