Tài liệu Báo cáo thực hành nghiên cứu thị trường của các thương hiệu sữa | Đại học Tài Chính - Marketing
Tài liệu Báo cáo thực hành nghiên cứu thị trường của các thương hiệu sữa | Đại học Tài Chính - Marketing. Tài liệu gồm 171 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi. Mời bạn đọc đón xem!
45
23 lượt tải
Tải xuống
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
PHẢN ỨNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ CHIÊU THỊ
CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU SỮA TƯƠI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths.TRẦN NHẬT MINH
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING TỔNG HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2
PHẢN ỨNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ CHIÊU THỊ
CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU SỮA TƯƠI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths.TRẦN NHẬT MINH
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING TỔNG HỢP
Thành phồ Hồ Chí Minh – 2015
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Trần Thị Nhã Phương 1212020158
2 Nguyễn Đức Huy 1212020068
3 Huỳnh Khắc Kiệt 1212020099
4 Phan Thị Kim Ngân 1212020131
5 Trương Hoài Trinh 1212020214
6 Lê Thúy Oanh 1212020150
7 Ngụy Thị Bích Thảo 1112020137
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG...............................................9
C. PHẦN KẾT LUẬN...........................................101
PHỤ LỤC...............................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................112
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Tên Hình Trang
Hình 1.1 Mô hình AIDMA 11
Hình 1.2 Mô hình AISAS 12
Hình 1.3 Quá trình phát triển sản phẩm mới 28
Hình 1.4 Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm 29
Hình 2.1 Tăng trưởng doanh thu ngành sữa Việt Nam 41
Hình 2.2 Cơ cấu mặt hàng sữa theo giá trị năm 2013 42
Hình 2.3 Tỉ lệ giới tính trong mẫu 48
Hình 2.4 Tỉ lệ thu nhập của đáp viên trong mẫu khảo sát 49
Hình 2.5 Độ tuổi trung bình của đáp viên 50
Hình 2.6 Nghề nghiệp của đáp viên 51
Hình 2.7 Top of mind 52
Hình 2.8 Tỉ lệ sử dụng sữa tươi 53
Hình 2.9 Mục đích sử dụng 54
Hình 2.10 Mức độ sử dụng sữa trong 1 tuần 55
Hình 2.11 Các phương tiện để biết đến thương hiệu 57
Hình 2.12 Mối liên hệ giữa giới tính và phương tiện tiếp cận 58
Hình 2.13 Phương tiện quảng cáo 59
Hình 2.14 Mức độ nhận biết đúng thương hiệu 60
Hình 2.15 Mức độ thu hút của quảng cáo 63
Hình 2.16 ảnh hưởng của quảng cáo đến quyết định mua hàng 66
Hình 2.17
Các chương trình khuyến mãi khách hàng nhận
được
67
Hình 2.18 Hình thức khuyến mãi khách hàng mong muốn 68
Hình 2.19 Chương trình xã hội được biết đến 72
Hình 2.20
Nhận biết chương trình xã hội của thương hiệu sữa
đang dùng
73
Hình 2.21
Ảnh hưởng của độ béo đối với việc chọn mua sữa
của khách hàng
75
Hình 2.22
Ảnh hưởng của độ nguyên chất đối với việc chọn
mua sữa của khách hàng
77
Hình 2.23
Ảnh hưởng của mùi vị đối với việc chọn mua sữa
của khách hàng
78
Hình 2.24 Ảnh hưởng của sự đa dạng của sản phẩm đến việc 79
chọn mua sữa tươi của khách hàng
Hình 2.25
Ảnh hưởng của bao bì đối với việc chọn mua sản
phẩm của khách hàng
80
Hình 2.26
So sánh ảnh hưởng của mùi vị đối với việc chọn
mua sữa tươi của khách hàng ở 3 thương hiệu
Vinamilk, Dutch Lady, TH True Milk
81
Hình 2.27
So sánh ảnh hưởng của độ nguyên chất đối với việc
chọn mua sữa tươi của khách hàng ở 3 thương hiệu
Vinamilk, Dutch Lady, TH True Milk
82
Hình 2.28
So sánh ảnh hưởng của độ béo đồi với việc chọn
mua sữa tươi của khách hàng ở 3 thương hiệu
Vinamilk, Dutch Lady và TH True Milk
83
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Hệ thống câu hỏi nghiên cứu khám phá 45
Bảng 2.2 Không có sự khác biệt về mức độ sử dụng giữa nam và nữ 56
Bảng 2.3
Kết quả phần tích điểm định Independent về sự khác biệt trong
ảnh hưởng của yếu tố độ béo đối với chọn mua sữa tươi giữa
khách hàng nam và nữ
84
Bảng 2.4
Kết quả phần tích điểm định Independent về sự khác biệt trong
ảnh hưởng của yếu tố độ nguyên chất đối với việc chọn mua
sữa tươi giữa khách hàng nam và nữ
85
Bảng 2.5
Kết quả phần tích điểm định Independent về sự khác biệt trong
ảnh hưởng của yếu tố mùi vị đối với việc chọn mua sữa tươi
giữa khách hàng nam và nữ
86
Bảng 2.6
Kết quả phần tích điểm định Independent về sự khác biệt trong
ảnh hưởng của yếu tố sự đa dạng của sản phẩm đối với việc
chọn mua sữa tươi giữa khách hàng nam và nữ
87
Bảng 2.7
Kết quả phần tích điểm định Independent về sự khác biệt trong
ảnh hưởng của yếu tố bao bì biểu mẫu đối với việc chọn mua
sữa tươi giữa khách hàng nam và nữ
88
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của con người tăng lên, thì tất yếu
nhu cầu về ước muốn, sở thích, và những yêu cầu cũng như là những hành vi về sử
dụng sản phẩm sẽ ngày càng cao. Nhu cầu của khách hàng có được thỏa mãn hay
không, phản ứng của họ như thế nào trước sản phẩm của họ sử dụng là động cơ thúc
đẩy đến việc lựa chọn cũng như sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Do nhu cầu ngày càng cao nên sự nhìn nhận, đánh giá của khách hàng về sản phẩm
ngày càng khắc khe hơn. Nếu như lúc trước người ta khi sử dụng một loại thực
phẩm thì hầu như là chỉ quan tâm đến việc ăn cho no, thì ngày hôm nay yếu tố
ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe mới là yếu tố con người quan tâm. Các doanh
nghiệp hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực này nhận biết được sự thay đổi đó nên
không ngừng đổi mới sản phẩm của mình đề thúc đẩy hành vi mua của người tiêu
dùng, và các doanh nghiệp trong ngành sữa tươi cũng không ngoại lệ, khi mà sữa
tươi hiện là một sản phẩm vô cùng thiết yếu và ngày càng được nhiều người sử
dụng. Các doanh nghiệp không ngừng thực hiện các chiến lược marketing để thu
hút khách hàng về phía họ. Cụ thể là tập trung vào chiến lược sản phẩm, đẩy mạnh
các hoạt động chiêu thị để cạnh tranh với các thương hiệu khác.
Nhóm người viết quyết định tiến hành một cuộc nghiên cứu về phản ứng của khách
hàng đối với chiến lược sản phẩm và chiến lược chiêu thị của các thương hiệu sữa
tươi. Qua đó giúp bản thân người nghiên cứu và doanh nghiệp cũng như những
người quan tâm đến sản phẩm sữa tươi, có được cái nhìn khái quát nhất về những
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng sữa tươi và biết được phản ứng của
họ như thế nào đối với các chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ngày nay, marketing hiện đại ngày càng thay thế marketing truyền thống. Vì vậy,
việc chú trọng vào chiến lược sản phẩm, sản xuất sản phẩm theo nhu cầu người tiêu
2
dùng và chiến lược chiêu thị theo những phương pháp mới ngày càng được các
doanh nghiệp chú trọng. Do đó, để nhìn nhận xem những yếu tố trong chiến lược
chiêu thị và sản phẩm tác động như thế nào đến người tiêu dùng, nhóm chúng tôi đề
ra những mục tiêu sau:
Khi doanh nghiệp thực hiện một chiến lược nào đó, như chiến lược sản phẩm và
chiêu thị, điều họ mong muốn cuối cùng vẫn là quyết định mua hàng của khách
hàng. Nghiên cứu này sẽ xác định phản ứng của người tiêu dùng trước các nhân tố
tác động đến yếu tố quyết định mua hàng của họ.
Đánh giá hiệu quả của chiến lược sản phẩm và chiến lược chiêu thị của những
thương hiệu, từ đó so sánh đặc điểm các chiến lược giữa các thương hiệu.
Từ những nhận xét, đánh giá về chiến lược cũng như phản ứng của khách hàng để
đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của chiến lược sản phẩm và chiêu thị. Từ
những nhận xét, đánh giá về chiến lược cũng như phản ứng của khách hàng.
3. Thuận lợi, khó khăn
Bất cứ một bất cứ một kế hoạch nghiên cứu nào, khó khăn cũng luôn là một yếu tố
khách quan mà chúng ta không thể nào lường trước được. Tuy nhiên, bên cạnh
những khó khăn, vẫn có những điểm thuận lợi hỗ trợ rất lớn cho người thực hiện.
3.1 Thuận lợi
• Sự định hướng đúng từ nhà trường: Đề tài nghiên cứu nhận được sự định hướng
rõ ràng từ nhà trường và khoa Marketing thông qua các hoạt động như: thường
xuyên cập nhật thông tin, hướng dẫn cụ thể về nội dung và hình thức của một
bài nghiên cứu chuyên nghiệp cũng như giải quyết các thắc mắc cho sinh viên.
• Sự hướng dẫn tận tâm từ giáo viên: Trong quá trình hướng dẫn đề tài nghiên
cứu, giáo viên đã khuyến khích sinh viên vận dụng các kiến thức đã học và phát
huy tối đa tính sáng tạo, chất sinh viên đó là những ý tưởng đề xuất táo bạo và
mới mẻ nhưng cũng không thiếu tính hiệu quả và khả thi cao. Nội dung giảng
3
dạy theo hướng gợi mở, giới thiệu những vấn đề mới, cập nhật những kiến thức
và thông tin thời sự về mặt khoa học cho sinh viên rất nhiều trong việc lựa chọn
đề tài nghiên cứu.
• Hỗ trợ từ nhà trường: Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc
nghiên cứu của sinh viên như: không ngừng cải thiện cơ sở vật chất (thư viện,
giáo trình, tài liệu tham khảo, phòng máy, internet…) giúp sinh viên cảm thấy
yên tâm về mặt vật chất lẫn tinh thần trong quá trình nghiên cứu.
3.2 Khó khăn
• Sinh viên thiếu kinh nghiệm thực tế: Kinh nghiệm thực tế của sinh viên còn khá
hạn chế trong khi một bài nghiên cứu khoa học, đặc biệt nghiên cứu trong lĩnh
vực kinh tế luôn đòi hỏi phân tích, đánh giá kết quả thu thập được từ những kiến
thức sẵn có.
• Hạn chế về thời gian và không gian: Mỗi giảng viên phải hướng dẫn đề tài
nghiên cứu cho rất nhiều nhóm và mỗi nhóm lại thực hiện đề tài khác nhau. Vì
vậy, mỗi giảng viên không thể dành nhiều thời gian để phân tích tỉ mỉ cho từng
đề tài nghiên cứu được. Do đó, sinh viên gặp khá nhiều khó khăn trong việc liên
lạc và gặp giáo viên hướng dẫn về mặt thời gian và không gian.
• Sự thiếu hợp tác từ đối tượng phỏng vấn: Trong quá trình khảo sát thực tế, nhóm
thực hiện đề tài nghiên cứu cũng vấp phải không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất
chính là không tìm được người trả lời phỏng vấn thích hợp hoặc tìm được nhưng
họ không tỏ thái độ hợp tác, có thái độ không thích hoặc trả lời những bảng câu
hỏi không hợp lệ, không đúng với yêu cầu mong muốn của người khảo sát được
đặt ra lúc đầu. Điều này dẫn đến sai lệch về kết quả nghiên cứu, khiến người
nghiên cứu đưa ra những nhận định, đánh giá không chính xác, không nắm bắt
bắt đúng nhu cầu thị trường.
4
4. Đối tượng, phạm vi của nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phản ứng của khách hàng đối với chiến lược sản phẩm
của chiêu thị của các thương hiệu sữa tươi.
- Phạm vi nghiên cứu:
o Không gian nghiên cứu: khu vực thành phố Hồ Chí Minh
o Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/03/2015 đến ngày 01/06/2015.
o Đối tượng khảo sát: Mọi đối tượng đang dùng sữa tươi tại Tp Hồ Chí Minh.
5. Tiến trình nghiên cứu
- Bước 1: Lập nhóm và hình thành ý tưởng nhiên cứu. Bên cạnh đó xác định và
làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Từ ngày 15/03 đến ngày 22/03/2015.
- Bước 2: Liên hệ với giảng viên hướng dẫn thông qua điện thoại, đặt lịch hẹn và
xác định mục tiêu ban đầu mà nhóm muốn nghiên cứu. Từ ngày 23/03 đến ngày
30/03/2015.
- Bước 3: Gặp giảng viên hướng dẫn, thiết lập các công việc cần làm. Giảng viên
định hướng, giới hạn đề tài và hướng dẫn lập đề cương chi tiết. Sinh viên xác
định câu hỏi nghiên cứu định tính và tiến hành nghiên cứu khám phá. Từ ngày
31/03 đến ngày 06/04/2015.
- Bước 4: Xử lý số liệu nghiên cứu khám phá, đưa kết quả vào bảng nghiên cứu
định lượng. Bắt đầu thực hiện bảng câu hỏi khảo sát định lượng dựa trên đề
cương chi tiết đã lập. Từ ngày 07/04 đến ngày 13/04/2015.
- Bước 5: Hoàn thành bảng thảo câu hỏi khảo sát định lượng và gặp giảng viên
hướng dẫn để chỉnh sửa. Từ ngày 14/04 đến ngày 25/04/2015
- Bước 6: Chỉnh sửa lại bảng câu hỏi khảo sát định lượng theo yêu cầu của giảng
viên, xác định lại mục tiêu nghiên cứu cho phù hợp. Từ ngày 26/04 đến ngày
02/05/2015.
5
- Bước 7: Điều tra, thu thập dữ liệu để nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi định
lượng đã chỉnh sửa. Đồng thời trình bày các lý thuyết, mô hình nghiên cứu mà
đề tài đề cập đến trong quá trình nghiên cứu khảo sát. Từ ngày 02/05 đến ngày
15/05/2015.
- Bước 8: Phân tích dữ liệu nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu, từ ngày
15/05 đến ngày 20/05/2015.
- Bước 9: Ngày 20/05/2015 đến ngày 04/06/2015 nộp bản thảo qua mail cho
giảng viên hướng dẫn. Sửa chữa theo yêu cầu của giảng viên để hoàn thiện đề tài
một cách tốt nhất.
- Bước 10: Ngày 04/06/2015, in bài báo cáo và nộp về khoa.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu là cách thức để mẫu được chọn ra từ tổng thể. Có rất nhiều
phương pháp chọn mẫu khác nhau, chúng được chia thành hai nhóm chính bao gồm
các phương pháp chọn mẫu theo xác suất và các phương pháp chọn mẫu không theo
xác suất. Mỗi phương pháp đều có các ưu nhược điểm riêng, có ý nghĩa riêng, phù
hợp với từng trường hợp nghiên cứu và điều kiện tiến hành khác nhau. Việc quyết
định chọn phương pháp nào tùy thuộc vào các vấn đề như mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu, nguồn tài chính dành cho nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và
khả năng chuyên môn của nhà nghiên cứu.
Vì một số yếu tố như quỹ thời gian nghiên cứu tương đối hạn chế, nguồn tài chính
còn eo hẹp, khả năng chuyên môn của những sinh viên năm thứ ba khoa marketing
(nhóm nghiên cứu) còn chưa hoàn thiện và một số yếu tố khác về đối tượng, mục
tiêu ngiên cứu đã trình bày ở những phần trước, nên nhóm nghiên cứu chúng tôi
quyết định chọn:
6
- Đối với nghiên cứu khám phá: chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất: là
phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhóm nghiên cứu chọn các phần tử tham
gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên.
- Đối với nghiên cứu định lượng: chon mẫu theo phương pháp theo xác suất
6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu sơ cấp: Thu thập từ các cuộc phỏng vấn với người tiêu dùng và nhân
viên bán hàng.Thông qua nghiên cứu trực tiếp bằng bảng câu hỏi.
- Số liệu thứ cấp: Thông tin chủ yếu là về cơ sở lí thuyết trên Internet, các loại
sách, báo liên quan đến đề tài, các bài báo, phân tích về các công ty trong
ngành, chiến lược cũng như hành vi của người tiêu dùng. Tham khảo các bài
nghiên cứu, khóa luận trước giúp nhóm có cái nhìn tổng quan về các thức
nghiên cứu cũng như phân tích số liệu
6.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: để mô tả được hành vi của người tiêu dùng.
- Phương pháp phân tích: dùng để phân tích những dữ liệu thu thập được từ
bảng câu hỏi và phỏng vấn chuyên sâu.
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại các phân tính để đưa ra nhận xét và
đánh giá
- Xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS ((Statistical Package for Social
Sciences) 20.0
7. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Phản ứng của khách hàng đối với chiến lược sản phẩm và chiêu thị của
các thương hiệu sữa tươi.
7
Chương 3: Đề xuất ý kiến của nhóm người viết.
8
B. PHẦN NỘI DUNG
9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Hành vi khách hàng
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Theo hiệp hội Marketing Mỹ: Người tiêu dùng à người cuối cùng sử dụng, tiêu thụ
sản phẩm, ý tưởng, dịch vụ nào đó. Người tiêu dùng cũng được hiểu là người mua
hoặc ra quyết định như người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.2. Hành vi người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong
quá trình quyết định mua hàng hóa, dịch vụ.
Nhà tiếp thị của doanh nghiệp nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích
nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ, cụ thể là xem người tiêu dùng, tại sao
họ mua sản phẩm dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, họ
mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng các chiến lược
marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm dịch vụ của mình.
Nghiên cứu người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn các khía cạnh nói trên, người
tiêu dùng được doanh nghiệp tìm hiểu xem có thấy được các lợi ích của các sản
phẩm họ đã mua hay không và cảm nhận, đánh giá như thế nào khi sử dụng sản
phẩm.
1.1.3. Vai trò
- Trong quá trình phân khúc thị trường
Để xác định thị trường mục tiêu, các công ty phải phân khúc thị trường thành những
đoạn thị trường đồng nhất nhỏ hơn dựa trên đặc điểm người tiêu dùng để phát hiện
khách hàng mục tiêu, để xác định các nhóm có cùng nhu cầu, thị hiếu, thói quen, từ
đó thiết kế một sản phẩm hặc một chiến dịch phân phối, khuyếch trương riêng
- Trong xây dựng chiến lược sản phẩm
10
Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng, thị hiếu trở nên đa dạng, phần lớn đòi hỏi
sản phẩm phải bộc lộ được tính cách, lối sống của người sử dụng. Vì thế khi thiết kế
sản phẩm không thể bỏ qua việc nghiên cứu người tiêu dùng. Nghiên cứu người tiêu
dùng giúp nhà tiếp thị nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, đưa ra
các sản phẩm có nhiều tiện ích phù hợp với ước muốn của họ. Ngoài ra, hiểu biết
hành vi người tiêu dùng là cần thiết để tìm ý tưởng cho việc thiết kế sản phẩm mới.
- Đối với việc định giá
Nghiên cứu người tiêu dùng giúp công ty định giá phù hợp và tìm ra mức giá tâm lý
mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả.
- Đối với hoạt động phân phối
Nghiên cứu người tiêu dùng để nha tiếp thị biết ducợ9 người tiêu dùng có thói quen
mua sắm như thế nào từ đó xác định địa điểm, thời gian, cách thức cung ứng hàng
đến tay họ.
- Đối với hoạt động chiêu thị
Nghiên cứu người tiêu dùng giúp nhà quản trị chiêu thị xác định xem chương trình
quảng cáo, khuyến mãi nào có thể thu hút, thuyết phục người tiêu dùng và biết được
nên chọn phương tiện truyền thông nào để đến được thì trường mục tiêu
1.2. Mô hình AISAS
Đây là một mô hình hành vi tâm lý khách hàng khá phổ biến trong online
marketing, được tập đoàn quảng cáo cải tiến hàng đầu thế giới Dentsu tạo ra từ năm
2004 và đăng ký nhãn hiệu thương mại tại Nhật Bản vào năm 2005, nhờ áp dụng tốt
các nguyên tắc liên quan đến mô hình này, nhiều doanh nghiệp khá thành công
trong một số lĩnh vực. Trong bài viết này, người viết sẽ mô tả về mô hình AISAS,
các bước để thực hiện mô hình, các công cụ marketing cần thiết cũng như đưa ra
các ví dụ thực tế & dễ hiểu ở các bước trong mô hình này.
Từ AIDMA sang AISAS
AIDMA là mô hình hành vi tiêu dùng cũ khách hàng theo kiểu cũ. Sơ đồ của
AIDMA:
11
12
Quan
Tâm
Chú ý Mong
muốn
Ghi
nhớ
Hành
động
A
A
I
I
D
D
M
M
A
A
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.