-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu ôn tập - Môn Triết học Mác Lê Nin - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin (DHKT) 30 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Tài liệu ôn tập - Môn Triết học Mác Lê Nin - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (DHKT) 30 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50408460
Câu 1: Vai trò của chủ nghĩa Mác Lênin trong đời sống xã hội và trong sự
nghiệp đổi mới ở VN hiện nay và sự nghiệp CNXH thế giới
Khái niệm : Triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới
và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận
động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. 1.
Vai trò của Triết học Mác – Lênin đối với đời sống xã hội -
Triết học Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách
mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn -
Là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân
tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ. -
Là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế
giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. VD: Giải
quyết vấn đề tôn giáo
2. Vai trò của triết học trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Việt Nam -
là cơ sở lý luận – phương pháp luận cho các phát minh khoa học, sự tích hợp
và truyền bá tri thức của khoa học hiện đại
-Cuộc CMKH và công nghệ hiện đại, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa cùng với
những vấn đề toàn cầu đang làm cho tính chỉnh thể của TG tăng lên, hợp tác và đấu
tranh trong xu thế cùng tồn tại hòa bình.a triết học trong công cuộc đổi mới hiện nay -
lý giải, phân tích sự khủng hoảng, xu thế phát triển của CNXH thế giới và
phươnghướng khắc phục để phát triển. -
tìm được lời giải đáp về con đường đi lên CNXH ở VN, đồng thời qua thực
tiễn để bổ sung phát triển tư duy lý luận về CNXH thể hiện đặc biệt rõ đối với sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam đó là đổi mới tư duy. -
giúp chúng ta đánh giá bối cảnh mới, cục diện thế giới mới, các mối quan
hệ quốc tế, xu hướng thời đại, thực trạng tình hình đất nước và con đường phát triển trong tương lai 1 lOMoARcPSD| 50408460 -
phương pháp luận của triết học Mác- Lênin giúp chúng ta giải quyết những
vấn đềđặt ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực tiễn đổi mới hơn 30 năm qua.
3. Vai trò triết học trong sự nghiệp xây dựng CNXH trên thế giới
-Kể từ khi cách mạng tháng 10 Nga thành công , CNXH hiện thực đã tỏ rõ tính ưu
việt của việt của 1 mô hình xã hội mới do con người, vì hạnh phúc con người.
-Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác quan và chủ quan đã bộc lộ nhiều hạn chế
nổi bật là 1 cơ chế quản lý kinh tế xã hội mang tính tập chung quan liêu bao cấp.
Chính trong tình trạng hiện nay cần 1 cơ sở thế giới quan phương pháp luận khoa
học, cách mạng để lý giải, phân tích sự khủng hoảng, xu thế phát triển của CNXH
thế giới và phương hướng khắc phục để phát triển 2 lOMoARcPSD| 50408460
Câu 2: Vấn đề cơ bản của triết học
Ăngghen định nghĩa vấn đề cơ bản của triết học như sau: “Vấn đề cơ bản lớn
của mọi Triết học, đặc biệt là Triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại
* Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Giữa tư duy và tồn tại thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
+ Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thể giới hay không?
* Tại sao nó là vấn đề cơ bản của triết học:
+ Trên thực tế những hiện tượng chúng ta gặp hàng ngày hoặc là hiện tượng vật
chất tồn tại bên ngoài ý thức của chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong
ý thức của chúng ta, không có bất kỳ hiện tượng nào nằm ngoài hai lĩnh vực ấy.
+ Bất kỳ trường phái triết học nào cũng phải đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy.
+ Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình thành thế giới
quan và phương pháp luận của nhà nghiên cứu, xác định bản chất của các trường
phái triết học đó, cụ thể: -
Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ nhất để chúng ta biết được hệ thống triết
học này, nhà triết học này là duy vật hay là duy tâm, họ là triết học nhất nguyên hay nhị nguyên. -
Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ hai để chúng ta biết được nhà triết học đó
theo thuyết khả tri hay bất khả tri.
+ Đây là vấn đề chung, nó mãi mãi tồn tại cùng con người và xã hội loài người.
Câu 4 : Định nghĩa vật chất của Lê – nin
Quan điểm của Lênin: 3 lOMoARcPSD| 50408460
“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác “
Ví dụ : Cái bàn, cái ghế, ly nước, bong bóng, quyển sách,…
Nội dung định nghĩa: •
Vật chất là một phạm trù triết học: dùng để chỉ vật chất nói chung, vô
cùng, vô tận, không sinh ra và cũng không mất đi mà chỉ chuyển hoá từ
dạng này sang dạng khác. •
Dùng để chỉ thực tế khách quan: thuộc tính tồn tại khách quan, tồn tại
ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức con người. •
Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp
gây tác động lên giác quan con người; cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự
phản ánh của vật chất
Ví dụ : Cái bánh mì là vật chất. Khi ta ăn cái bánh mì nó không mất đi mà
chuyển hoá dạng này sang dạng khác
Ý nghĩa phạm trù vật chất của Lênin: •
Giải quyết triệt để hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học. •
Bác bỏ thuyết bất khả tri, đấu tranh ch:ng chủ nghĩa duy tâm, khắc phục
được tính chất máy móc, siêu hình của chủ nghĩa duy vật trước Mác. •
Khắc phục sự khủng hoảng của vật lý học và triết học trong quan niệm về
vật chất, định hướng, mở đường cho khoa học - kỹ thuật phát triển. •
Bảo vệ và phát triển triết học Mác, cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội. •
Đưa ra một phương pháp định nghĩa mới về vật chất.
Câu 5: Nghiên cứu phân tích nguồn gốc của 2 ý thức 4 lOMoARcPSD| 50408460
Nguồn gốc tự nhiên:
- Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Nếu không
có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người và không có bộ
não người với tính cách là cơ quan vật chất của ý thức thì sẽ không có ý thức.
- Nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài
để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh
là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là
năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của
hệ thống vật chất khác.
Vd: một đứa trẻ ở vùng núi, chưa bao giờ đến biển, không xem tivi thì
chúng không thể tưởng tượng được sóng biển như thế nào.
Ngược lại, một đứa trẻ đồng bằng, chưa bao giờ nhìn thấy gấu, báo. Bắt
chúng miêu tả chúng sẽ không làm được.
- Nguồn gốc xã hội: •
Ý thức người ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ có lao động và ngôn ngữ. •
Lao động Là hoạt động đặc thù của con người, là hoạt động bản chất người.
Đó là hoạt động chủ động, sáng tạo, có mục đích. Lao động đem lại cho con
người dáng đi thẳng đứng, giải phóng hai tay. Điều này cùng với chế độ ăn
có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển hoá từ
vượn thành người, từ tâm lý động vật thành ý thức.
“Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế
đến một mức độ và trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng
tạo ra bản thân con người”— Engels 5 lOMoARcPSD| 50408460
Nhờ có lao động, bộ não con người được phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm
cho khả năng tư duy trừu tượng của con người ngày càng cao. Cũng là lao động
ngay từ đầu đã liên kết con người lại với nhau trong mối liên hệ tất yếu, khách quan. •
Ngôn ngữ : là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong xã hội, để trao đổi tri thức, kinh
nghiệm…; là phương tiện để tổng kết thực tin, đồng thời là công cụ của tư
duy nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực. •
Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành, tồn tại và phát triển.
Vd: - đứa trẻ khi sinh ra chỉ là một tờ giấy trắng, ta vừa chỉ vật vừa dạy nói thì tư
duy nó mới có thể phát triển, không thể tự nhiên mà sinh ra đã có.
- một đứa trẻ thiểu năng sẽ không có tiếng nói
(Trong 2 nguồn gốc thì nguồn gốc xã hội quyết định bản chất ý thức. Tách ra
khỏi môi trường xã hội, con người sẽ mất ý thức. Người nào mắc khiếm khuyết
về ngôn ngữ thì ý thức kém phát triển hơn. Học thức kém thì ý thức cũng kém phát triển.)
Câu 6 : Phân tích mqh giữa vật chất và ý thức theo quan điểm chủ
nghĩa duy vật biện chứng từ mqh đó rút ra được ý nghĩ trong
nhận thức vào hoạt động thực tiễn.
Mqh giữa vật chất và ý thức:
- Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
* Vật chất quyết định ý thức.
• Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
- Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển
của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực 6 lOMoARcPSD| 50408460
khách quan vào trong bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các
quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội
Ví dụ 2: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh về công nghệ thông tin còn rất
yếu. Nguyên nhân là do thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên.
Nhưng nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của học sinh sẽ
tốt hơn rất nhiều. Điều này đã khẳng định điều kiện vật chất như vậy thì ý thức cũng như vậy
• Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
+ Bởi vì ý thức bao giờ cũng là sự phản ánh thế giới vật chất và sự sáng tạo của
ý thức là sự sáng tạo trong phản ánh và theo khuôn khổ của sự phản ánh. Hơn
nữa,tự thân ý thức không thể gây ra sự biến đổi nào trong đời sống hiện thực
• Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
• Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
+ Ý thức phản ánh thế giới hiện thực khách quan, thế giới vật chất, bản thân nó
không thể gây ra sự biến đổi trong đời sống hiện thực. Nhưng thế giới vật chất
thì luôn vận động và biến đổi không ngừng (vận động là phương thức tồn tại của
vật chất), vì vậy khi nó thay đổi dẫn tới làm cho ý thức cũng thay đổi theo.
Ý nghĩa của nhận thức trong hoạt động thực tiễn:
• Là nhân tố đặc trưng cho hành động con người và hoạt động xã hôi
• Là cơ sở cho hoạt động cải biến tự nhiên
• Là cơ sở sáng tạo cho hoạt động cải biến đời sống xã hội của con người
• Có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên và xã hội 7 lOMoARcPSD| 50408460
Câu 7 : Nguyên lí mối liên hệ phổ biến Khái niệm:
• Liên hệ : là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
• Mối liên hệ : dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa
các đối tượng với nhau
• Mối liên hệ phổ biến : : dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy
định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối
tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau
Ví dụ: “Xa mặt, xa lòng” - sự xa xôi, cách trở về không gian địa lí làm ảnh hưởng
đến tình cảm con người trở nên phai nhạt dần đi. Các tính chất
• Tính khách quan :
-Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người; con người chỉ
nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.
Vd: Chúng ta biết được tính cách của một người nào đó thông qua hoạt động hàng
ngày của người ấy đối với những người xung quanh.
• Tính phổ biến, được thể hiện:
+ Thứ nhất: Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác
không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.
Vd: Không có một quốc gia nào tồn tại và phát triển mà không có mối liên hệ với
các quốc gia khác vì có mối liên hệ chung của nhân loại, sự hợp tác toàn cầu hóa:
đói nghèo, dịch bệnh, môi trường sinh thái, dân số, chiến tranh...
+ Thứ hai: Mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức đặc biệt, tuỳ theo điều kiện nhất định.
Vd: Các khoa học cụ thể nghiên cứu mối liên hệ riêng rẽ, cụ thể.
• Tính đa dạng, phong phú
+ Mỗi lĩnh vực khác nhau của thế giới tồn tại và biểu hiện những mối liên hệ khác nhau, rất phong phú
và đa dạng. Do đó có nhiều mối liên hệ: Mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, thứ
yếu, mối liên hệ trực tiếp gián tiếp...
+ Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ còn thể hiện ở những điều kiện thời gian, không gian
cụ thể. Để phân loại các mối liên hệ như trên, phải tuỳ thuộc vào tính chất và vai trò của từng mối liên
hệ có hình thức, vai trò khác nhau. 8 lOMoARcPSD| 50408460
Ý nghĩa phương pháp luận Quan điểm toàn diện:
+ Nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố,
giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật
khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.
Vd: Khi đánh giá bản chất của một con người phải xem xét tổng thể các quan hệ
của người đó với gia đình, bạn bè, thầy cô, người khác.
+ Biết phân loại từng mối liên hệ, xem xét có trọng tâm, trọng điểm, làm nổi bật cái
cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng
+ Từ việc rút ra MLH bản chất của sự vật, ta lại đặt MLH bản chất đó trong tổng
thể các MLH của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
+ Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, ngụy biện
Vd: Việc đánh giá phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến không
giống như thời kỳ hiện đại hiện nay. 9 lOMoARcPSD| 50408460
Câu 8 : Cặp phạm trù cái chung, cái riêng
- Khái niệm cái riêng, cái chung
+ Cái riêng là một phạm trù chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định
Vd: 1 sinh viên, 1 cái cây, 1 tỉnh, 1 quốc gia...
Lưu ý: Cái riêng là một chỉnh thể
- Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt những thuộc tính, những yếu tố,
những quan hệ,..tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng Ví dụ: “Ivan là
người”, Ivan là cái riêng.
“Người”, là cái chung (khái niệm)
- Cái đơn nhất là những đặc tính, tính chất chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện tượng và
không lặp lại ở sự vật khác.
Vd: Thành phố Hà Nội là cái riêng, Hồ Gươm là cái đơn nhất
Cái chung được chia làm 2 loại:
> Cái chung phổ biến: cái chung có trong tất cả các sự vật cùng nhóm
Vd: Sinh viên là những người học trong trường cao đẳng, đại học
> Cái chung đặc thù: Cái chung có ở một số sự vật hiện tượng trong cùng nhóm.
Vd: Trong loài người, có những tộc người có màu da, màu tóc khác nhau.
Lưu ý: sự phân biệt cái chung và cái riêng chỉ mang tính chất tương đối, trong mối
quan hệ này nó là cái chung nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là cái riêng.
Vd: Gia đình đối với các thành viên trong gia đình đó là cái chung. Nhưng trong
quan hệ với các gia đình khác nó lại là cái riêng.
Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
+ Cái riêng , cái chung , cái đơn nhất đều tồn tại khách quan
+ Cái chung tồn tại khách quan, nhưng chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái
riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng
Ví dụ: trên cơ sở khảo sát tình hình hoạt động cụ thể của một số doanh nghiệp có
thể rút ra kết luận về tình trạng chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. 10 lOMoARcPSD| 50408460
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại
hoàn toàn cô lập, không liên hệ với cái chung
Ví dụ: Mỗi cá nhân (Thương, Nhung, Hạnh) là một cái riêng, nhưng mỗi cá nhân
không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với tự nhiên và xã hội.
+ Cái riêng là cái toàn bộ nên phong phú hơn cái chung. Cái chung là cái bộ phận
nên không phong phú bằng cái riêng nhưng sâu sắc hơn cái riêng
Ví dụ: khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi
vấn đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên cái đơn nhất
(đặc thù) của nó. Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.
(Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nó phản ánh những thuộc tính, những mối liên
hệ ổn định, tất yếu lặp lại nhiều lần ở cái riêng)
+ Cái đơn nhất và cái chung, cái riêng và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau
trong những điều kiện nhất định.
Vd: Tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày nay trở nên lạc hậu, từ cái chung trong
xã hội phong kiến trở thành cái đơn nhất trong xã hội ngày nay Ý nghĩa phương pháp luận.
+ Muốn nhận thức được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng
+ Có thể chủ động tạo điều kiện cho cái đơn nhất có lợi trở thành cái chung và cái
chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.
+ Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn
phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
Vd: Muốn nhận thức một quy luật phát triển của nền sản xuất của một quốc gia nào
phải phân tích, so sánh, nghiên cứu quá trình sản xuất thực tế ở những thời điểm
khác nhau và những khu vực khác nhau để tìm ra mối liên hệ chung tất nhiên ổn
đinh của nền sản xuất đó.
Câu 9: Quy luật lượng chất • Khái niệm:
• Chất :là khái niệm chỉ tính quy định khách quan bên trong vốn có của sự
vật hiện tượng nói lên nó là cái gì, nó khác sự vật khác ở chỗ nào.
+ Đặc trưng của tính quy định về chất
> Chất có tính khách quan, gằn liền với sự vật, không có chất thuần tuý tồn tại ngoài sự vật 11 lOMoARcPSD| 50408460
> Chất của sự vật tồn tại thông qua thuộc tính của sự vật, nhưng chất không
đồng nhất với thuộc tính của sự vật. Sự phân biệt giữa chất và thuộc tính có ý nghĩa tương đối.
> Sự vật không phải chỉ có một tính quy định về chất, mà có nhiều tính quy
định về chất. Theo Ăngghen thì sự vật có vô vàn chất, tuỳ theo quan hệ cụ thể
mà tính quy định về chất được bộc lộ ra.
VD: Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định vốn có của
con người: có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động, có khả năng tư duy
Lượng là khái niệm chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, biểu
thịbằng con số các đại lượng, màu sắc đậm hay nhạt, tốc độ nhanh hay chậm, …
+ Đặc trưng của tính quy định về lượng
> Lượng là cái vốn có của sự vật, tồn tại khách quan trong sự vật không phụ
thuộc vào ý thức của con ngời.
> Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy
mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm. Lượng của
sự vật thường được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể, nhưng cũng có
những lượng được biểu thị bằng những đại lượng trừu tượng và khái quát.(VD?)
Vd: chiều cao của cái cây (TN); Trình độ học vấn của 1 người, sức hấp dẫn của một câu chuyện (XH)
> Lượng nói lên mặt thường xuyên biến đổi của sự vật. Sự phân biệt giữa lượng
và chất có tính chất tương đối.
VD: vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây; mức độ trách nhiệm,
khả năng nhận thức của từng cá nhân
Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng Sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
+ Chất và lượng là hai mặt, hai tính quy định tồn tại khách quan trong sự vật, trong
đó chất có tính ổn định hơn lượng. 12 lOMoARcPSD| 50408460
+ Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát
triển của sự vật. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
+ Sự tăng hoặc giảm của lượng không làm cho chất của sự vật biến đổi ngay, mà
chỉ khi sự biến đổi của lượng đạt đến một giới hạn nhất định mới làm cho chất của
sự vật biến đổi. Giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay
đổi căn bản chất của sự vật ấy được gọi là Độ.
VD: 0 độ C đến 100 độ C = Độ tồn tại của nước ở trạng thái lỏng.
+ Khi lượng tăng hoặc giảm đạt đến giới hạn của Độ thì sẽ làm cho chất của sự vật
biến đổi. Thời điểm tại đó xẩy ra sự biến đổi về chất gọi là điểm nút.
Điểm nút là phạm trù dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lợng đã
đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
VD: 0 độ C và 100 độ C= Điểm nút
+ Bước nhảy là sự chuyển hoá về chất của sự vật do thay đổi về lợng của sự vật trước đó gây ra.
VD: khi nhiệt độ của nước vượt qua điểm nút là 100 độ, nước sẽ thực hiện bước
nhảy chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi.
Thông qua bước nhảy chất cũ của sự vật mất đi và chất mới ra đời. Tương ứng với
điều đó thì sự vật cũ chuyển sang sự vật mới. Trong sự vật mới lại có chất mới và lượng mới.
+ Sự tác động giữa chất và lượng mới lại diễn ra, lượng mới lại biến đổi để đạt đến
giới hạn mới khác, tại đó chất của sự vật lại chuyển sang chất mới khác. Quá trình
đó được thực hiện không ngừng làm cho sự vật vận động, biến đổi.
Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim
Các hình thức bước nhảy : bước nhảy đột biến (các phản ứng hóa học), bước
nhảy dần dần (Vượn – vượn người – người vượn – người
Homosapieng ko còn yếu tố động vật), bước nhảy cục bộ (quả trứng được ấp
sau vài ba ngày đã có sự thay đổi về chất ít nhiều), bước nhảy toàn bộ (xã
hội cũ sang xã hội mới)
Sự tác động của chất đối với lượng
+ Chất tác động đến lượng thể hiện ở chỗ: chất tạo điều kiện cho lượng biến đổi.
Khi chất mới ra đời làm cho lượng của của sự vật thay đổi mới quy mô, tốc độ,
nhịp điệu khác đi. (VD?) 13 lOMoARcPSD| 50408460
Vd: Con người từ nhỏ tới khi trưởng thành, suy nghĩ ngày một chín chắn hơn
Tóm lại: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi
dần dần về lượng đạt đến giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản chất của sự
vật thông qua bớc nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết từng bước
tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Chống tư tưởng chủ quan
nóng vội muốn thay đổi về chất khi chưa có sự thay đổi đủ về lượng.
+ Khi đã tích luỹ đủ về lượng phải quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời
chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất. Chống tư tưởng bảo
thủ trì trệ, không muốn thay đổi về chất khi có đủ điều kiện.
+ Trong hoạt động con người phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy.
+ Trong hoạt động phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các
yếu tố tạo thành sự vật.
Vd: Muốn xây dựng CNXH cần phải xây dựng LLSX là cơ bản, QHSX cho phù
hợp, xây dựng chủ nghĩa Mác – Lênin rộng rãi trong quần chúng...
Vd: Khi bản thân em càng lớn thì suy nghĩ trưởng hơn sẽ không hđ bồng bột , chủ quan, nôn nóng
Câu 10. Thực tiễn và vai trò thực tiễn với nhận thức
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động
có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội phục vụ nhân loại tiến bộ.
Đặc trưng của hoạt động thực tiễn
• Là hoạt động vật chất, cảm tính.
• Là phương thức tồn tại cơ bản, phổ biến của con người và xã hội
• Là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác
nhau,nhưng gồm những hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động
chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học
• Hoạt động sản xuất vật chất : Là hoạt động đầu tiên và căn bản nhất giúp
con người hoàn thiện cả bản tính sinh học và xã hội 14 lOMoARcPSD| 50408460
Ví dụ: hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…
• Hoạt động chính trị - xã hội : Là hoạt động nhằm biến đổi các quan hệ xã
hội mà đỉnh cao nhất là biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội.
Ví dụ: hoạt động bầu cử Đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên
trường học, Hội nghị Công đoàn.
• Hoạt động thực nghiệm khoa học : Là quá trình mô phỏng hiện thực khách
quan trong phòng thí nghiệm để hình thành chân lý.
Ví dụ: hoạt động nghiên cứu, làm thí nghiệm của các nhà khoa học để tìm ra
các vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, vác xin phòng ngừa dịch bệnh mới.
Mỗi hoạt động có vai trò khác nhau nhưng SXVC là quan trọng nhất. Vì
không có sản xuất vật chất, con người và xã hội loài người không thể tổn
tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của của các
hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người.
• Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở, động lực và là mục đích của nhận thức. Sở dĩ như vậy vì:
+ Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức.
+ Hoạt động thực tiễn làm cho các giác quan của con người ngày càng được hoàn
thiện, năng lực tư duy lôgic không ngừng được củng cố và phát triển.
Vd: Bệnh tật xuất hiện => nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra thuốc chữa bệnh.
Vd: Từ công việc quản lý, điều hành sản xuất, tính toán hiệu quả lao động mà đòi
hỏi nhà quản lý kinh doanh phảI có tư duy nhạy ben, năng động, thói quen và nề nếp khoa học hơn.
- Thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân lý.
+ Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.
+ Nó bổ sung điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.
Ý nghĩa phương pháp luận
– Phải quán triệt quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.
– Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn; học phải đi đôi với hành. Xa rời
thực tiễn dẫn đến bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu. 15 lOMoARcPSD| 50408460
– Nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn, tuyệt đối hóa vai trò
của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
Ví dụ: Khi ta học lý thuyết của điều khiển tự động hoá bản thân ta phải biết đưa
nó vào thực hành chế tạo được 1 con robot
Câu 11: Định nghĩa và vai trò đấu tranh giai cấp
V.I Lênin chỉ rõ: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của bộ phận nhân dân này
chống một bộ phận khác, đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức
và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám. Cuộc đấu
tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những
người hữu sản hay giai cấp tư sản”
-Thực chất của đấu tranh này là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi
ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản, đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị,
chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức và bóc lột Vai trò của đấu tranh giai cấp :
-Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực quan trọng, trực tiếp của lịch sử.
-– Đấu tranh giai cấp góp phần xóa bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải
tạo cả bản thân giai cấp cách mạng.
– Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong
lịch sử xã hội có giai cấp.
Ví dụ: như giai cấp tư sản trong thời kỳ cuối của chế độ phong kiến, thời kỳ đầu
của chế độ tư bản là giai cấp cách mạng. Giai cấp vô sản khi vừa ra đời, giương cao
ngọn cờ chống áp bức, bóc lột là giai cấp cách mạng.
Hiện nay Việt Nam vẫn còn đấu tranh giai cấp. Nhưng đấu tranh với hình thước
mới nội dung mới và điều kiện mới với những phức tạp khó khăn lâu dài. Đấu
tranh trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập kinh tế
quốc tế, trong cơ cấu giai cấp xã hội nước ta hiện nay có giai cấp tư sản. Với kết
cấu giai cấp đó, tất yếu nảy sinh mâu thuẫn giữa lợi ích của những người lao động
làm thuê với tầng lớp tư sản và mâu thuẫn giữa sự phát triển tự giác theo con
đường xã hội chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản.
Câu 12: Đặc trưng chức năng của nhà nước rồi liên hệ với nhà nước XHCNVN
Đặc trưng của Nhà nước : 16 lOMoARcPSD| 50408460
-Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
-Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với
mọi thành viên trong xã hội.
-Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị
Ví dụ: Đoàn phí, Công đoàn phí
Chức năng của Nhà nước
-Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội –
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp – là chức năng nhà nước là công
cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối với
toàn xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà
nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó. –
Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý
những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung
của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.(thuỷ lợi, giao thông, y tế, giáo dục)
Ví dụ: Chức năng của cơ quan công an là tham gia vào hoạt động phát hiện , khởi
tố, điều tra vụ án để đảm bảo trật tự pháp luật của bộ máy nhà nước
Trong hai chức năng trên, chức năng thống trị chính trị của giai cấp là cơ bản nhất, chức năng
xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.
-Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. –
Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị
và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo những lợi ích của giai cấp thống trị.
Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng
bức của bộ máy nhà nước. –
Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia
và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi
ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu
thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.
Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế.
Liên hệ với nhà nước XHCNVN
-Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Nó tồn tại theo nguyên tắc: "Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" 17 lOMoARcPSD| 50408460
-Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là góp phần thực hiện các mục tiêu: Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Đảng cộng sản Việt Nam chủ
trương đẩy mạnh cải cách hành chính, thay đổi phương thức mới, tinh giản biên
chế, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. 18 lOMoARcPSD| 50408460
Câu 13: Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội. Vai trò tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những sinh hoạt vật chất và điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Ví dụ: phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều
kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam
-Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội. Nó bao gồm quan điểm, tư
tưởng, ý tưởng và tình cảm, tâm trạng, truyền thống ... nảy sinh từ tồn tại xã hội và
phản hồi đối với tồn tại xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định
Ví dụ: truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa của dân tộc và nhân dân Việt
Nam sự cần cù chăm chỉ với truyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác.
Vai trò tồn tại xã hội quyết định ý thức
-Tồn tại xã hội như nào thì ý thức xã hội như đó: tồn tại xã hội là nguồn gốc ý thức
xã hội,quyết định nội dung tính chất của ý thức xã hội
- Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo
- Ý nghĩa: Vì tồn tại xã hội quyết định đối với ý thức xã hội nên muốn nhận thức
được ý thức xã hội phải xuất phát từ tồn tại xã hội
Ví dụ: trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ của lực lượng sản xuất còn
yếu kém, hoạt động lao động được diễn ra đồng nhất và của cải đều được chia đều
cho mọi người. Tuy nhiên khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, quan hệ sản xuất
chiếm hữu nô lệ dần xuất hiện, xã hội đã bắt đầu có sự phân chia giàu nghèo
Câu 14: Con người và bản chất con người trong triết học Mác
Con người trước Mác
*Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
-Triết học Trung Hoa cổ đại vấn đề bản tính con người được quan tâm hàng đầu
+ Nho gia cho rằng bản tính con người là thiện,
+ Pháp gia cho rằng bản tính con người là bất thiện.
+ Đạo gia nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người 19 lOMoARcPSD| 50408460
sự khác nhau về quan niệm của các trường phái về bản chất con người đã dẫn
đến những quan điểm khác nhau về các vấn đề chính trị, đạo đức, xã hội. Triết học
Ấn Độ cổ đại cũng có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất con người.
+ Phật giáo khẳng định bản tính vô ngã (không có cái tôi), vô thường (luôn thay
đổi) và tính hướng thiện của con người. Các trường phái khác nhau đề cập
nhiều tới con người tâm linh
triết học phương Đông thể hiện sự đa dạng, phong phú khi bàn về bản chất con người
* Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác
-Trong triết học phương Tây có hai khuynh hướng cơ bản là duy vật và duy tâm
trong quan niệm về con người. Các nhà duy vât từ cổ đại coi con người cũng
như vạn vật trong tự nhiên không có gì là thần bí. Tiêu biểu là quan niệm duy
vật theo tinh thần nguyên tử luận của Democrit về con người.
- Đến thời kỳ phục hưng và cận đại, con người được đề cập một cách hiện thực
hơn mặc dù còn mang tính cơ học. Các nhà duy tâm ngược lại, chú trọng lý tính
của con người và coi con người là sản phẩm của những lực lượng siêu tự nhiên.
+ Quan niệm của Platon ở Hy Lạp cổ đại; của Ddeecacto thời cận đại; Heghen
trong triết học cổ điển Đức
+ Phoiobac là nhà duy vật lỗi lạc trước Mác có quan điểm duy vật, tiến bộ về
con người. Tuy nhiên ông mới thấy con người có tính loài, con người sinh học,
con người tự nhiên chưa thấy con người xã hội, giai cấp, lịch sử, sai khi cho
tình yêu là yếu tố quyết định con người.
Nhìn chung, các quan niệm trước Mác xem xét con người phiến diện, nhìn
nhận conngười còn trừu tượng, chung chung, phi thực tiễn, phi lịch sử, phi giai cấp
Bản chất con người trước Mác
-Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
+ Mặt sinh vật là tiền đề, là cơ sở cho mặt xã hội của con người.
+ Mặt xã hội chỉ có thể phát triển trên cơ sở sinh học.
+ Con người chỉ trở thành người đích thực khi sống trong xã hội và hoạt động xã
hội.( sản xuất vật chất) 20