-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu về Kỹ thuật mảnh ghép môn lí luận dạy học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tài liệu về Kỹ thuật mảnh ghép môn lí luận dạy học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Tài liệu về Kỹ thuật mảnh ghép môn lí luận dạy học | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tài liệu về Kỹ thuật mảnh ghép môn lí luận dạy học | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.2.2. Kỹ thuật mảnh ghép Mục tiêu:
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Tác dụng đối với HS:
Giúp HS nắm bắt được các tài liệu bằng văn bản.
Giúp HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm.
Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.
Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.
Tăng cường hiệu quả học tập. Cách tiến hành:
Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên gia”
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 người). Mỗi nhóm được giao một
nhiệm vụ nghiên cứu những nội dung học tập khác nhau.
Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên gia” tương ứng với nhiệm vụ được giao.
Hoạt động nhóm, đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm trả lời được tất cả các câu hỏi
trong nhiệm vụ, trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày
lại (dạy lại) vấn đề của nhóm ở giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi “chuyên gia” từ các nhóm khác nhau
hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”.
Mỗi “chuyên gia” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”.
Từng HS “mảnh ghép” lần lượt có nhiệm vụ chia sẻ, trình bày (dạy lại) nội dung các
mảnh ghép và nắm bắt được tất cả nội dung ở giai đoạn 1.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật mảnh ghép:
Nội dung các mảnh ghép cần được lựa chọn dựa trên những “nội dung lớn” hoặc “đi vào
chiều sâu của vấn đề”.
Các “chuyên gia” có thể có trình độ khác nhau, nhưng cần đảm bảo sự cân bằng ở mức
độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở “nhóm mảnh ghép”.
Số lượng mảnh ghép không quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể dạy lại kiến thức cho nhau.