Tài liệu về những hiện tượng tâm lý cá nhân – môn Tâm lý học | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật hiện tượng khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Ví dụ: Khi mới tiếp xúc với một người, ta đánh giá “Anh này không đàng hoàng” nhưng chưa biết rõ là anh ta không đàng hoàng ở điểm gì, căn cứ vào đâu lại đánh giá như vậy? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học kinh doanh (PSBU220408)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................ BÀI 2
NHỮNG HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ CÁ NHÂN
$1- HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
A- NHẬN THỨC CẢM TÍNH I. CẢM GIÁC 1. Định nghĩa
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề
ngoài của sự vật hiện tượng khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
Ví dụ: Khi mới tiếp xúc với một người, ta đánh giá “Anh này không đàng
hoàng” nhưng chưa biết rõ là anh ta không đàng hoàng ở điểm gì, căn cứ vào đâu lại đánh giá như vậy?
Như vậy, ở mức độ cảm giác chúng ta mới chỉ có những hiểu biết mơ hồ,
chung chung về sự vật, hiện tượng, chưa phản ánh đầy đủ, trọn vẹn thuộc tính của vật
tác động. Đó chính là những hạn chế của cảm giác.
2. Vai trò của cảm giác
Tuy có những hạn chế, xong cảm giác lại đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong cuộc sống, trong hoạt động:
- Cảm giác đưa lại cho chúng ta nguồn tài liệu phong phú, nó cung cấp tài liệu
cho các giai đoạn nhận thức cao hơn. Không có tài liệu của cảm giác mang lại thì
không có bất cứ tri thức nào hết. Bởi vậy, nói như Lênin: “… Cảm giác là nguồn gốc
duy nhất của sự hiểu biết…”. Hay nói một cách hình ảnh “Cảm giác là viên gạch đầu
tiên để xây lên tòa lâu đài của nhận thức”, tức là muốn đi vào tòa lâu đài nhận thức
phải qua cửa ngõ của cảm giác.
- Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động cân bằng
của vỏ não. Nhờ đó, đảm bảo hoạt động tinh thần của con người được bình thường.
Qua các công trình nghiên cứu cho thấy: Trong trạng thái “đói cảm giác” các chức
năng hoạt động tâm sinh lý của con người sẽ bị rối loạn.
- Cảm giác giúp con người định hướng trong hành vi, trong hoạt động và
nhiều khi tạo nên ở chúng ta một năng lực đặc biệt - đó là tính nhạy cảm, nhờ đó làm
cho cảm giác của con người trở nên tinh vi, nhạy bén hơn và tế nhị hơn.
Trong thực tế, cảm giác chính là con đường nhận thức đặc biệt của những
người bị khuyết tật – những người mù, điếc, câm… nhận ra những người thân và hàng
loạt đồ vật qua xúc giác. Quả thật người ta vẫn thường nói “người có tật thường hay có tài”. 1
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
3. CÁC QUY LUẬT CẢM GIÁC
Cảm giác tuy là một quá trình nhận thức đơn giản, nhưng diễn ra cũng có các
quy luật của mình, trong hoạt động kinh doanh đặc biệt chú ý tới các qui luật
a. Quy luật về ngưỡng cảm giác
Muốn có cảm giác phải có kích thích trực tiếp tác động vào giác quan. Nhưng
không phải mọi kích thích trực tiếp tác động đều gây ra cảm giác. Nếu kích thích quá
yếu thì cũng không gây cảm giác. Nếu kích thích quá mạnh thì cũng không còn cảm giác.
Muốn gây ra cảm giác thì cường độ của tác nhân kích thích phải đạt tới một giới hạn nhất định.
Vậy: Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
Có hai loại ngưỡng: ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt.
- Ngưỡng tuyệt đối:
Ngưỡng tuyệt đối phía dưới: Là cường độ tác nhân kích thích tối thiểu để gây ra được cảm giác.
Ngưỡng tuyệt đối phía trên: Là cường độ tác nhân kích thích tối đa để vẫn có được cảm giác.
Giữa hai ngưỡng có một vùng gọi là vùng phản ánh tốt nhất, tức là, trong phạm
vi vùng này, con người sẽ cảm nhận rõ và phản ánh chính xác tác nhân đang kích thích là tác nhân gì. Ví dụ:
Để gây ra cảm giác nghe, những sóng âm thanh có tần số 16hz 20.000Hz.
Vùng nghe rõ âm thanh gây ra (động cơ ô tô, xe máy, máy bay) trong khoảng 1.000Hz.
Để gây ra cảm giác nhìn, những sóng ánh sáng phải có bước sóng từ 390mμ
780mμ, ngoài hai giới hạn này ra là những tia cực tím (tử ngoại), cực đỏ (hồng ngoại)
mắt thường không nhìn thấy được. Vùng phản ánh tốt nhất mà con người nhìn và phân
biệt rõ tác nhân đang kích thích là 565 mμ. - Ngưỡng sai biệt:
Đại lượng kích thích thêm vào để người ta có thể phân biệt được sự khác nhau
giữa hai kích thích.
Ví dụ: Giá của một mặt hàng là 100.000đ, nếu bây giờ ta tăng lên một giá trị
nhỏ dưới 500đ thì sẽ không hoặc chưa gây nên sự chú ý cho khách hàng. Tuy nhiên,
nếu ta tăng từ 5.000đ trở lên thì khách hàng sẽ cảm nhận sự tăng giá một cách rõ rệt.
Như vậy, trong trường hợp này ngưỡng sai biệt là 5.000đ đối với mức giá là 100.000đ. 2
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
Lưu ý: Ngưỡng sai biệt về giá của mặt hàng còn phụ thuộc vào độ co giãn về nhu
cầu của mặt hàng đó nữa. Tìm hiểu ngưỡng sai biệt có vai trò quan trọng trong việc
vận dụng nó để thay đổi giá cả, chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp.
Độ lớn tối thiểu để từ đó xuất hiện một cảm giác đặc trưng cho tính nhạy cảm
của cảm giác. Tính nhạy cảm là một đại lượng tỷ lệ nghịch với ngưỡng tuyệt đối.
Nghĩa là, ngưỡng tuyệt đối càng thấp thì tính nhạy cảm càng cao.
Trong thực tế, nhiều khi kích thích rất nhỏ nhưng có người vẫn nhận ra được
kích thích đó, như vậy, tính nhạy cảm của người đó cao.
Ví dụ: Đi vào trong hội trường đông hàng ngàn người, nhưng đối tượng của ta
đứng ở góc nào trong hội trường, ngồi ở phía nào chúng ta vẫn nhận ra.
Tuy nhiên, ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của người này không giống
với người kia, ở một cá nhân con người cũng thay đổi tùy từng lúc. Người có ngưỡng
tuyệt đối thấp thì sẽ có tính nhạy cảm cao.
Ngưỡng cảm giác phụ thuộc chủ yếu vào việc rèn luyện và kinh nghiệm nghề
nghiệp. Vì vậy, trong cuộc sống phải coi trọng việc rèn luyện sao cho ngưỡng dưới
của cảm giác phải thấp hơn, ngưỡng trên phải cao hơn.
Trong quá trình luyện tập, phải hình thành tính nhạy cảm cho con người, bởi vì
nó là một trong những yếu tố tạo nên tài năng của con người, và cần thiết cho tất cả
mọi hoạt động. Ví dụ: Trong lao động sản xuất: người công nhân sẽ tránh được những
tai nạn lao động vì chỉ nghe tiếng máy chạy khác thường là có thể ngừng, tắt máy đúng lúc.
Tóm lại: Qui luật ngưỡng cảm giác được ứng dụng rất nhiều trong SXKD:
Trong lĩnh vực quảng cáo sản phẩm: việc nắm vững về ngưỡng cảm giác sẽ
giúp các chuyên gia quảng cáo tác động vào tầng “vô thức” (tức là vào vùng dưới
ngưỡng cảm giác với một tần số rất cao) của người tiêu dùng, tức là quảng cáo mà làm
cho khách hàng biết là mình đang tiếp thu sự quảng cáo
Ví dụ: Trong các bộ phim thương mại, các nhà tài trợ thường tranh thủ quảng cáo
bằng cách: cứ 24 hình thì có một thông điệp quảng cáo (tốc độ chiếu phim là 24h/s)
Như vậy, kích thích quảng cáo xuất hiện trên màn hình chỉ trong vòng 1/24s, đang
nằm dưới ngưỡng của cảm giác thị giác. Vì vậy, người xem chưa kịp nhìn thấy thông
tin quảng cáo, nhưng trong khi đó bộ não của họ đã kịp tiếp nhận thông tin đó rồi. Nếu
bộ phim kéo dài trong vòng 1giờ, thì người ta đọc vào bộ não 3.600 lần thông điệp
quảng cáo. Với một tần số cao như vậy, nên thông tin quảng cáo vẫn có hiệu quả đi
vào nhận thức của khách hàng về sản phẩm.
Trong lĩnh vực giá cả: Người tiêu dùng thường có thói quen với giá cả của
những mặt hàng nào đó, do sự lặp đi lặp lại trong quá trình tiêu dùng. Vì vậy, giá cả
thường là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sản phẩm. Nếu giá cả quá cao so với
giá quen thuộc thì làm cho khách hàng cảm thấy giá đó là bất hợp lý, còn giá quá 3
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
thấp họ sẽ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Do đó, thói quen về giá của mặt hàng nào
đó là thước đo để người ta cân nhắc xem giá đó hợp lý hay không hợp lý. Lưu ý:
Sự nhạy cảm đối với giá của các mặt hàng là khác nhau: Thông thường đối với
những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày (gạo, muối, đường, xà bông...) thì độ nhạy cảm
rất cao, nhưng với các mặt hàng cao cấp, kim khí điện máy ( ti vi, tủ lạnh, máy giặt...)
thì độ nhạy cảm sẽ thấp hơn.
Phản ứng tâm lý đối với giá cả cũng rất khác nhau ở những kiểu người khác
nhau: Có loại khách hàng thích mua hàng giá rẻ, nhưng lại có giá trị kinh tế; có loại
thích mua hàng giá cao nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp; có loại thích mua hàng
giá vừa phải , mang tính thực dụng. Vì thế nhà kinh doanh chú ý đến đặc điểm tâm lý
này của người tiêu dùng để sản xuất ra nhiều loại hàng với nhiều mức giá khác nhau.
Sự phản ứng của khách hàng với sự tăng hay giảm giá cũng hết sức phức tạp.
Nhiều khi giảm giá hàng kích thích người ta mua nhiều hơn, nhưng có khi người ta lại
do dự trong quá trình mua vì người ta nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Hoặc cũng có
khi tăng giá làm giảm mức độ tiêu dùng (tiết kiệm hơn như điện, nước, xăng, dầu...),
nhưng cũng có khi làm cho mức độ mua hàng tăng lên vì tâm lý sợ hàng lên giá nữa
Như vậy, ta thấy rằng phản ứng tâm lý của người tiêu dùng đối với giá cả là rất
phức tạp. Vì thế: khi định giá, điều chỉnh giá cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tâm lý của
người tiêu dùng để việc định giá, điều chỉnh giá cho hợp lý.
b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Tính thích ứng là khả năng thay đổi độ nhậy cảm của cảm giác cho phù hợp
với sự thay đổi cường độ kích thích.
Tức là: Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích
thích giảm thì tăng tính nhạy cảm.
Ví dụ: Khi đang ở trong phòng tối bước ra bên ngoài ánh nắng chói chang
(cường độ kích thích tăng) ban đầu mắt hoa lên không nhìn thấy gì, nhưng sau vài
giây, giảm tính nhạy cảm xuống chúng ta nhìn thấy rõ tất cả mọi vật ngoài vườn hoặc
trên đường. Ngược lại đang ở ngoài đường nắng chói chang bước vào phòng tối
(cường độ kích thích giảm), ban đầu ta cũng không nhìn rõ vật kê trong phòng, nhưng
một lúc sau ta nhìn rõ từng vật.
Tính thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, song mức độ thích ứng không
giống nhau: Các loại cảm giác mang tính thích ứng nhanh như: cảm giác nhìn, cảm
giác ngửi, cảm giác vị giác. Nhưng cũng có loại cảm giác chậm thích ứng hơn như:
cảm giác nghe, cảm giác đau, cảm giác thăng bằng v.v…
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động,
rèn luyện và do tính chất của nghề nghiệp. Nếu được rèn luyện lâu dài và có phương
pháp, tính thích ứng có thể phát triển cao và trở nên bền vững. 4
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
Nếu tính nhạy cảm tăng cao thì cảm giác của con người trở nên nhạy bén và
tinh tế. Ví dụ: Những người nếm định chất lượng sản phẩm, chỉ cần uống một ngụm
rượu nho, họ có thể nói chính xác loại nho đó trồng ở vùng đất nào, uống một ngụm cà
phê nói chính xác mẻ cà phê lẫn bao nhiêu hạt cà phê xanh…
Nếu tính nhạy cảm giảm xuống nhiều thì cảm giác của con người trở nên chai
dạn, giúp cho con người chịu được những kích thích mạnh và lâu. Ví dụ: Người công
nhân đốt lò luyện kim, họ có thể làm việc suốt 8 giờ bên miệng cửa lò nhiệt độ lúc nào
cũng hầm hập từ 50 60C. Người thợ lặn có thể chịu được áp suất 2at trong vài chục phút.
Trong cuộc sống, ai càng dễ thích ứng và thích ứng được nhiều thì cuộc sống càng phong phú bấy nhiêu.
Tuy nhiên, tính thích ứng có thể tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công
việc, cũng như trong cuộc sống, gây nên tâm trạng mệt mỏi ở con người, cho nên cũng
phải lưu ý tới các yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu. Bởi vậy:
Trong hoạt động quản trị, cũng nên chú ý đến việc thay đổi không khí làm việc,
thay đổi tính chất hoạt động như : thỉnh thoảng nên tổ chức vui chơi, giải trí, văn nghệ,
thể thao, píc nic... để tránh trạng thái đơn điệu trong cuộc sống, trong công việc.
Trong tổ chức lao động, cũng cần tránh gây trạng thái đơn điệu, người ta có thể
sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất: chú ý sở thích âm nhạc của người lao động, âm độ, nhịp độ....
Tóm lại: với qui luật này, khi rèn luyện kỹ năng cho nhân viên thì nên giảm dần
cường độ kích thích để tăng tính nhạy cảm để tăng tính nhạy cảm cho nhân cách đang
rèn luyện của người lao động. Ngược lại, khi quảng cáo cho sản phẩm thì cần tăng
cường độ kích thích để những người tính nhạy cảm thấp hoặc không có vẫn nhận thức được sản phẩm
c. Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác
Sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của một
cảm giác kia.
Hay nói khác đi, sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy
cảm của một cơ quan cảm giác này dưới ảnh hưởng của những kích thích vào các cơ quan cảm giác khác.
Sự tác động qua lại lẫn nhau diễn ra theo quy luật: Sự kích thích yếu lên cơ
quan phân tích này (giác quan này) sẽ làm tăng tính nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác.
Ngược lại: Khi kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm tính
nhạy cảm của cơ quan phân tích kia. 5
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
Ví dụ: Khi nấu chè mà chúng ta nếm lúc nóng (ở nhiệt độ cao) có cảm giác chè
không ngọt, cho bao nhiêu đường cũng vẫn cảm thấy nhạt (nhưng khi chè nguội ăn
ngọt khé cổ), bởi cảm giác nóng làm giảm tính nhạy cảm của vị giác (độ ngọt).
Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác xảy ra thường do các nguyên nhân sau:
- Các kích thích cùng loại nhưng có cường độ kích thích khác nhau thì làm cho
ta có cảm giác bị thay đổi (tính tương phản cảm giác). Ví dụ: Ăn kẹo trước khi ăn
chuối ta có cảm giác chuối nhạt và chua hơn kẹo.
- Do con người có kinh nghiệm về cảm giác trước đó (hiện tượng loạn cảm
giác). Ví dụ: Khi nhìn thấy ai bị ong trích, hoặc dẫm phải gai, ta cảm thấy buốt và lạnh hết cả xương sống.
- Do trạng thái cơ thể, trạng thái tâm lý: tức phụ thuộc vào cơ thể lúc khỏe
mạnh, hay lúc mệt mỏi, lúc vui hay lúc buồn. Ví dụ: Cùng một người, khi yêu thì “củ
ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”. Hay như Nguyễn Du đã nói “Người
buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
- Do tác động của ngôn ngữ: làm cho chúng ta cảm thấy bớt đau, đỡ buồn, hoặc ngược lại.
Ví dụ: Khi một em bé bị té, nhưng người lớn chúng ta vỗ tay khen ngợi em bé
dũng cảm, mặc dù đau lắm nhưng em bé chắc chắn sẽ đứng dậy, nước mắt trào ra
khóe mắt nhưng vẫn nở nụ cười để xứng đáng với lời khen ngợi của người lớn. Còn nếu không ngược lại.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể xảy ra các trường hợp: Các kích
thích cùng loại (khi uống ly nước đường còn nóng thì cảm thấy ít ngọt hơn khi cũng ly
nước đường đó lúc nguội), hoặc các kích thích khác loại (khi đang bị đau một điểm
nào đó trên cơ thể “cảm giác đau”, nếu ta bóp mạnh chỗ đau đó “thêm cảm giác ép”
thì ta cảm thấy đỡ đau hơn).
Quy luật này được ứng dụng rất nhiều trong đời sống:
- Trong lĩnh vực quảng cáo: Thu hút được sự chú ý của mọi người.
- Trong lao động sản xuất: Nhằm nâng cao năng suất lao động thì việc bố trí
mầu sắc của vật xung quanh (môi trường lao động, dụng cụ lao động, máy móc v.v), sử
dụng âm nhạc, ánh sáng…đối với môi trường lao động để nâng cao thể trạng của người công nhân.
d. Quy luật về tính tương phản của cảm giác
Tính nhạy cảm có thể tăng nhờ sự tương phản đồng thời hay nối tiếp của
kích thích lên cùng một bộ máy phân tích. Ví dụ :
+ Tác động đồng thời: Người mập mặc áo kẻ sọc dọc, mầu sẫm trông có vẻ
như ốm bớt đi. Người ốm mặc áo kẻ sọc ngang, màu sáng trông có da có thịt 6
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
hơn. Hay phấn trắng viết trên nền bảng mới sơn lại, trông thấy phấn như trắng hơn.
+ Tác động nối tiếp: Bàn tay phải nhúng vào thau nước đá, bàn tay trái
nhúng vào thau nước nóng. Sau đó nhúng cả hai tay vào thau nước ấm, ta có
cảm giác bàn tay phải đang ấm dần lên, còn bàn tay trái đang mát dần.
Thực chất quy luật này cũng chính là nằm trong quy luật về sự tác động qua lại
giữa các cảm giác. Nhưng quy luật này xảy ra do sự tác động qua lại giữa các kích thích cùng loại.
Trong lĩnh vực kinh doanh, qui này được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực
quảng cáo, ví dụ: sự tương phản về mầu sắc, về âm thanh, tương phản về kích thước,
về hình dáng...; Để làm nổi bật những ưu điểm của sản phẩm có thể tạo ra sự tương
phản bằng cách so sánh: so sánh hàng hóa có chất lượng tốt với hàng hóa có chất
lượng không tốt, so sánh hàng hóa trước và sau khi có cải tiến. Với phương pháp này
người ta làm nổi bật những ưu điểm của hàng hóa, khơi ngợi người xem tạo ấn tượng mầu sắc
e. Quy luật về hiện tượng loạn cảm giác
Là hiện tượng xảy ra khi có kích thích gây ra một cảm giác này thì đồng
thời lại có một cảm giác khác xuất hiện.
Ví dụ: “ Nhà sạch thì mát. Bát sạch ngon cơm”.
Thực chất quy luật này cũng là quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
các cảm giác, do sự kết hợp khá vững chắc giữa các cảm giác trở nên bền vững (con
người có kinh nghiệm từ trước về nó). II. TRI GIÁC 1. Định nghĩa
Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
bên ngoài của từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ dưới hình thức hình tượng khi chúng
trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
Ví dụ: Lấy một chiếc khăn bịt chặt mắt người bạn của mình lại và bảo người
đó xòe lòng bàn tay ra, nhưng khi đặt bất cứ vật gì vào lòng bàn tay không được nắm
lòng bàn tay lại để nhận biết xem vật gì. Giai đoạn này, người bạn chỉ có thể nói có
một vật gì nhè nhẹ, nằng nặng, lành lạnh, nong nóng mà không nói chính xác đó là
vật gì, giai đoạn này là cảm giác. Sau đó ta cho phép người bạn đó nắm lòng bàn tay
lại khi ta đặt bất cứ vật gì vào lòng bàn tay, người bạn đó gọi chính xác vật đó là vật
gì, ví dụ: đó là cái ly, cái chai, cái khăn hay miếng giẻ v.v. Đó chính là giai đoạn tri giác . 7
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa cảm giác và tri giác
a. Sự giống nhau giữa cảm giác và tri giác
- Đều ở mức độ nhận thức cảm tính: Dù phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ
(cảm giác), hay phản ánh trọn vẹn thuộc tính (tri giác) đều là những thuộc tính bên
ngoài không bản chất của sự vật hiện tượng.
- Đều là quá trình tâm lý diễn ra có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc.
- Đều nảy sinh khi sự vật, hiện tượng trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
Khi sự vật, hiện tượng thôi không tác động thì cả cảm giác lẫn tri giác đều không nảy sinh, không phản ánh.
- Đều phản ánh một cách riêng lẻ, cụ thể các sự vật, hiện tượng chứ chưa phản
ánh một cách khái quát cả một lớp, một loại hay một phạm trù của các sự vật, hiện tượng.
b. Sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác
Tuy ở trong cùng một bậc thang nhận thức cảm tính, nhưng tri giác ở mức độ
phản ánh cao hơn so với cảm giác: Tri giác không phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính
của sự vật, hiện tượng, mà khi có một tác nhân kích thích tác động vào các giác quan,
quá trình tri giác đồng thời cùng một lúc phản ánh đầy đủ, trọn vẹn thuộc tính của vật
tác động (tuy nhiên đó vẫn chỉ là những thuộc tính bên ngoài không bản chất của sự
vật, hiện tượng - vì những thuộc tính này con người trực tiếp nhận biết bằng các giác
quan). Ví dụ: Khi ta tri giác một quả cam, đồng thời cùng một lúc tất cả thuộc tính của
quả cam đều được con người phản ánh, đều được con người cảm nhận trong cùng một
lúc: hình thù (cầu), mầu sắc (vàng, xanh), vỏ cam (trơn, nhẵn nếu là cam giấy, xù xì là
cam sành), trọng lượng quả cam (nhẹ), v.v…
Tuy nhiên, tri giác không phải phép cộng đơn thuần của từng cảm giác lại. Bởi
vì, khi có một quá trình tri giác được diễn ra, trên vỏ não không phải là sự hoạt động
của từng bộ máy phân tích riêng lẻ, mà đồng thời cùng một lúc là sự hoạt động phối
hợp của nhiều bộ máy phân tích cùng hoạt động chứ không phải chỉ có một bộ máy
phân tích hoạt động như ở cảm giác.
Cơ sở sinh lý của quá trình tri giác là những phản xạ có điều kiện – đó chính là
những đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành trên vỏ não.
Tóm lại: Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, phức tạp hơn so với cảm
giác, tri giác phản ánh các sự vật một cách trọn vẹn, chân thực, rõ ràng hơn so với cảm giác.
3. Vai trò của tri giác
Cùng với cảm giác, tri giác là nguồn cung cấp tài liệu cho các quá trình nhận
thức tiếp theo: trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
Trên cơ sở phản ánh thế giới một cách đầy đủ, tri giác giúp con người định
hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong hiện thực khách quan. Ví dụ: Khi đi vào 8
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
rừng, càng đi càng thấy bịt bùng, biết là mình đã lạc hướng, phải tìm hướng khác ra
khỏi rừng trước khi trời sập tối.
Hình ảnh tri giác với sự tham gia của vốn kinh nghiệm sống, của các chức
năng tâm lý cao hơn, giúp con người có khả năng điều chỉnh một cách hợp lý hành
động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh thế giới có chọn lọc và mang ý nghĩa.
4. CÁC QUY LUẬT CỦA TRI GIÁC
a. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Tính lựa chọn của tri giác là sự tách bách rõ rệt hơn một số đối tượng này
(hay một số thuộc tính, dấu hiệu, phẩm chất của sự vật) so với đối tượng khác trong quá trình tri giác.
Ví dụ: Đứng trước một đám đông ta chỉ có thể tri giác một người.
Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện tính tích cực của con người trong quá trình
tri giác. Tính lựa chọn của tri giác còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Đặc điểm đặc biệt của đối tượng tri giác. Ví dụ: Khi ta tri giác một sản phẩm
nào đó có thể ta tri giác hình thù nổi bật của sản phẩm, hoặc mầu sắc của sản phẩm v.v
- Kinh nghiệm của người tri giác, khi kinh nghiệm của ta về một sự vật, hiện
tượng nào đó mà phong phú thì ta tri giác và lựa chọn đối tượng ấy nhanh và nếu không thì ngược lại.
- Phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, tâm thế của cá nhân. Khi ta có nhu cầu và
hứng thú về cái gì đó thì tri giác của ta thiên về đối tượng ấy. Ví dụ: Khi đi vào hiệu
sách, ta chỉ tìm những đĩa hát hoặc các sách chuyên ngành phục vụ cho chuyên môn.
- Phụ thuộc vào tác động của ngôn ngữ. Ví dụ: lời chỉ dẫn của giáo viên đối
với sự tri giác tài liệu, đồ dùng dạy học là vô cùng quan trọng vì nó có tác dụng hướng
dẫn sự lựa chọn trong tri giác của người học.
- Phụ thuộc giữa đối tượng và bối cảnh (hay giữa hình và nền) trong quá trình
tri giác. Ví dụ: Khi xem những bức hình hai ý nghĩa như sau: 9
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
Hình 3: Cô gái hay bà lão hay ông lão?
Hình 4: Chàng trai hay cô gái?
Quy luật này ứng dụng trong lĩnh vực:
+ Quảng cáo: Trong vô vàn quảng cáo tác động vào con người, để gây được sự
chú ý của người tiêu dùng tới thông tin quảng cáo, cần chú ý tới các kích thích quảng cáo sau:
Quảng cáo có cường độ kích thích mạnh sẽ gợi sự chú ý rất nhanh, ví dụ: âm
thanh to, Pan nô sặc sỡ, mầu sắc rực rỡ...
Trong quảng cáo có sự tương phản về mầu sắc, về âm thanh, kích thước, về hình dáng...
Quảng cáo nào có tính mới lạ, chứa đựng điều bất thường sẽ làm cho con người tri giác không chủ định
Tính sinh động của đối tượng như: Quảng cáo bằng hàng chữ chuyển động,
quảng cáo bằng đèn nhấp nháy....
Thông tin quảng cáo liên quan tới nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của con
người đều gây chú ý mạnh như: nhu cầu về sức khỏe, về vật chất, về tuổi thọ, về
quyền lực, về hạnh phúc gia đình ....
+ Trong lĩnh vực quản trị: Tài nghệ của nhà quản trị chính là ở chỗ họ biết
cách giải thích xác đáng những nhiệm vụ đề ra cho cấp dưới để người thừa hành ưa
thích và nhiệm vụ trở thành đối tượng tri giác của người đó.
b. Quy luật về tính ổn định của tri giác
Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh các sự vật, hiện tượng
không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. Ví dụ:
+ Khi ta tri giác tờ giấy trắng dưới ánh sáng ban ngày cũng như dưới ánh
sáng đèn dầu hỏa (mặc dù điều kiện ánh sáng thay đổi) thì tờ giấy trắng vẫn cứ là tờ giấy trắng. 10
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
+ Một hòn than đen vào giữa trưa tỏa ra một lượng ánh sáng gấp 8, 9 lần so
với viên phấn trắng vào 3 giờ chiều, nhưng khi tri giác ta thấy: hòn than đen vẫn cứ là
hòn than đen, mà viên phấn trắng vẫn cứ là viên phấn trắng.
Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trước hết là do cấu trúc
của sự vật, hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định.
Nhưng chủ yếu là do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm
của con người về đối tượng.
Tính ổn định tri giác tạo nên thói quen của con người trong cuộc sống, trong
kinh doanh bán hàng phải tính đến đặc điểm này để sản xuất mặt hàng và bày bán mặt
hàng trên kệ ít thay đổi mẫu mã, vị trí khu vực trưng bày sản phẩm để bán được hàng
c. Quy luật ảo ảnh của tri giác
Ảo ảnh của tri giác là sự phản ánh sai lệch, phản ánh không đúng, phản ánh
hời hợt các sự vật, hiện tượng một cách khách quan trong quá trình tri giác của con người.
Ví dụ: Khi tri giác một người, nhà quản lý cũng có thể gặp phải ảo ảnh thường
do bằng cấp hoặc sự hào nhoáng bên ngoài tạo nên.
Nguyên nhân ảo ảnh trong tri giác rất đa dạng, nhưng nhìn chung chỉ có 3
nhóm nguyên nhân chính. Đó là:
- Nhóm nguyên nhân vật lý: Do sự khúc xạ ánh sáng chẳng hạn, ví dụ: để đôi
đũa trong ly nước, nhìn qua cái ly ta thấy đũa bị gãy làm đôi, hay chạy xe trên đường
vào mùa hè, đoạn đường trước mắt xe đang đi tới ta thấy như có ai đó đổ nước hoặc
dầu ướt ra đường nhựa.
- Nhóm nguyên nhân sinh lý: Do mức độ tiêu hao năng lượng thần kinh, hay
độ căng thẳng của cơ bắp khác nhau. Ví dụ: Khi bị đói bụng: cảm thấy hoa mắt, ù tai
nghe không rõ, đứng trước mặt mình chỉ có một người nhưng chúng ta cảm thấy có 5,
6 người đứng trước mặt.
- Nhóm nguyên nhân tâm lý: Bị chi phối bởi tâm trạng, bởi quy luật trọn vẹn
của tri giác hay sự tương phản của cảm giác. Ví dụ: Đi trên con đường đầy ắp kỷ niệm
và vui vẻ ta cảm thấy quãng đường như ngắn lại, nhưng nếu cảm thấy buồn phiền, chán
nản thì quãng đường như dài ra rất nhiều so với thực tế. Hay tờ giấy xám đặt trên nền
trắng ta thấy nó xám hơn nếu đặt trên nền đen.
Quy luật này thường được áp dụng trong nghệ thuật quảng cáo, hội họa, trang
trí, trang điểm, hóa trang cho diễn viên khi lên sân khấu. Hoặc trong lĩnh vực nghệ
thuật bán hàng như: kê các kệ để hàng, giá tiền bán hàng, ánh đèn trang trí gian hàng
bày bán . Ví dụ: có cửa hàng tạp hóa, chỉ tuyển chọn những phụ nữ có ngón tay búp
măng, nhỏ xíu làm nhân viên để nhặt trứng cho khách, sự tương phản giữa ngón tay
búp măng và quả trứng sẽ làm cho quả trứng có vẻ to hơn. Hoặc chiếc áo sơ mi được
bọc trong giấy bóng kính sẽ gây ra ảo ảnh ở khách là chiếc áo như đẹp hơn, giá trị hơn 11
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
d. Quy luật tổng giác
Ngoài tính chất, đặc điểm của vật kích thích gây ra, tri giác còn bị qui định bởi
một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác như: nhu cầu, hứng thú, tình
cảm mục đích, động cơ v.v.
Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc
điểm nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác.
Ví dụ: Khi tri giác cùng một hiện tượng của nhiều người khác nhau thường là
không giống nhau do họ có mục đích, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tình cảm, tâm
thế khác nhau: Người thích, người không thích, người sợ hãi, người lạnh lùng...
Do đó, trong quản trị kinh doanh: Trước hết, nhà quản trị đặc biệt phải chú ý
tới qui luật này trong khi nhìn nhận, đánh giá con người, cần tránh sự chi phối của các
yếu tố chủ quan như: tình cảm, ác cảm, ấn tượng..., tránh hiện tượng “yêu nên tốt, ghét
nên xấu” dễ dẫn đến sai lầm.
Mặt khác, trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong kinh doanh, cần phẩi luôn
luôn gây ấn tượng tốt ở đối tác ngay trong buổi đầu gặp gỡ mới có thể gây dựng và
duy trì mối quan hệ tốt đẹp một cách thuận lợi. B - TRÍ NHỚ
Khi sự vật, hiện tượng trực tiếp tác động vào giác quan của ta, chúng được cảm
giác và tri giác ghi nhận. Nhưng khi thôi không tác động, hình ảnh đó không mất đi
mà nó được ghi lại ở trên não, được con người tích lũy và sử dụng làm kinh nghiệm
cho bản thân. Những hình ảnh như vậy thường xuyên được củng cố, giữ gìn và nếu
cần sẽ được tái hiện lại khi có đòi hỏi của cuộc sống trong quá trình hoạt động của cá
nhân. Quá trình ghi lại, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những hình ảnh của sự vật, hiện
tượng đã được con người tri giác, cùng những kinh nghiệm trước đây của con người
được gọi là trí nhớ.
Vậy trí nhớ là gì? Đóng vai trò ra sao trong đời sống, trong công việc? Làm
sao để có thể ghi sâu nhớ kỹ? I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Định nghĩa
Trí nhớ là một quá trình nhận thức, phản ánh những kinh nghiệm đã qua
của cá nhân dưới dạng biểu tượng.
Nếu cảm giác và tri giác chỉ phản ánh được sự vật, hiện tượng đang trực tiếp
tác động vào giác quan, thì trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta
trước đây mà không cần sự tác động của chúng trong hiện tại. 12
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
Sản phẩm phản ánh của trí nhớ là biểu .
tượng Đó là sự nảy sinh trong não
những hình ảnh của sự vật khi nó thôi không còn trực tiếp tác động vào giác quan của ta nữa.
Ví dụ: Nhớ lại dòng sông quê hương, nhớ lại những gương mặt của người thân
khi đang ngồi trên giảng đường.
Có hai loại biểu tượng:
- Biểu tượng của trí nhớ: Là biểu tượng về những cái đã qua, những cái con
người đã thể nghiệm, tức những cái con người đã cảm giác và tri giác được. Ví dụ: tả
lại được dòng sông quê hương nơi mình đã sinh ra và lớn lên khi đã đi xa nó v.v.
- Biểu tượng của tưởng tượng: Được xây dựng trên cơ sở biểu tượng của trí
nhớ nhưng qua tưởng tượng thì đã được cải biên, được chế biến, được chắp ghép tạo
thành hình ảnh mới. Ví dụ: Con rồng là sự kết hợp các thành phần: Đầu sư tử, mình
rắn, vẩy cá, móng của loài chim dữ (cú mèo, diều hâu, đại bàng ) v.v.
Như vậy, hình ảnh của biểu tượng có hai đặc điểm:
- Vừa mang tính chất trực quan của một hình tượng: Tức không có tri giác,
biểu tượng không thể hình thành được. Nó là kết quả của sự chế biến những hình tượng
do tri giác tạo nên. Do đó, biểu tượng phản ánh hiện thực khách quan dưới dạng hình ảnh cụ thể.
- Vừa mang tính khái quát của một khái niệm: Tức chỉ phản ánh những nét
đặc trưng của sự vật, hiện tượng, nó thường bỏ đi những nét ngẫu nhiên và phản ánh rõ
nét những dấu hiệu thường có.
Ví dụ: biểu tượng về dòng sông quê hương, thì hình ảnh rõ nét là đôi bờ và
dòng chảy, biểu tượng về tam giác thì hình ảnh rõ nét: là 3 cạnh và 3 góc khép kín
cùng nằm trên một mặt phẳng v.v.
Như vậy, hình ảnh của biểu tượng vừa có tính trực quan, vừa có tính khái quát
(kết hợp hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai). Nó giống với nhận
thức cảm tính ở tính trực quan, nhưng cao hơn ở tính khái quát: không chỉ phản ánh
hình ảnh của một sự vật, hiện tượng mà có khả năng phản ánh khái quát chung cho
nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại. Tuy nhiên, cái khái quát này vẫn chỉ là những
thuộc tính bên ngoài không bản chất do trực tiếp các giác quan mang lại. Như vậy, so
với nhận thức lý tính, trí nhớ ở mức độ nhận thức thấp hơn.
Do hai tính chất trên, trí nhớ là mức độ chuyển tiếp trung gian từ nhận thức
cảm tính lên nhận thức lý tính.
Tóm lại: Trí nhớ cũng phản ánh bản thân hiện thực khách quan, nhưng hiện
thực khách quan này đã được con người tích lũy thành kinh nghiệm, thành vốn riêng
của mỗi người, tạo ra ở con người những hiểu biết nhất định. 13
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
2. Vai trò của trí nhớ
Trí nhớ có một vai trò to lớn trong đời sống và trong hoạt động của con người, cụ thể:
- Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý
bình thường, ổn định, lành mạnh. Bởi vậy, nhờ có trí nhớ nó đảm bảo tính thống nhất
và tính toàn vẹn của nhân cách.
- Nhờ có trí nhớ nó giúp cho con người xác định được phương hướng để thích
nghi với sự tác động của ngoại giới.
- Đối với hoạt động nhận thức, trí nhớ đóng một vai trò quan trọng:
+ Đối với nhận thức cảm tính: Trí nhớ là công cụ, phương tiện để lưu lại các
kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó nhận thức phân biệt được cái
mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có ứng xử tốt với sự tác
động của hiện thực khách quan.
+ Trí nhớ là nguồn cung cấp tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại làm cơ sở
cho nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng) một cách đầy đủ nhất, nó chính là cơ sở
cho những phát minh và sáng chế ra đời.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ
Trí nhớ là sự phản ánh hiện thực khách quan, trong đó bao gồm các giai đoạn:
1. Ghi nhớ (còn gọi là quá trình tạo vết trên vỏ não)
Ghi nhớ là quá trình lưu giữ lại những hình ảnh của sự vật, hiện tượng trên vỏ
não trong quá trình tri giác.
Ghi nhớ là điều kiện cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm. Không
có ghi nhớ thì không có quá trình trí nhớ.
Ghi nhớ thường được diễn ra dưới 2 hình thức:
a. Ghi nhớ không chủ định
Là ghi nhớ không đặt ra mục đích từ trước, không cần sự nỗ lực của ý chí, sự
căng thẳng của thần kinh và khi ghi nhớ không cần sử dụng bất cứ phương pháp nào để nhớ.
Ví dụ: Tình cờ nghe một câu chuyện mà nhớ mãi không quên, 15-20 năm sau vẫn nhớ từng chi tiết.
Tuy không đặt ra mục đích, song loại ghi nhớ này nó phụ thuộc vào mức độ
cảm xúc mạnh mẽ, mức độ hứng thú của cá nhân, vào sự thỏa mãn nhu cầu. Các thông
tin càng phù hợp thì càng được lưu giữ lâu bền. Nhờ có loại ghi nhớ này mà kinh
nghiệm sống của con người được mở rộng và phong phú. Một khi ghi nhớ này phù
hợp với mục đích cá nhân thì nó trở thành ghi nhớ có chủ định 14
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
b. Ghi nhớ có chủ định
Là loại ghi nhớ với mục đích đã được xác định từ trước, có sự nỗ lực của bản
thân và trong ghi nhớ có sử dụng những phương pháp, phương tiện để ghi nhớ.
Ví dụ: người học sinh học bài để đi thi.
Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đích ghi nhớ.
Trong ghi nhớ có chủ định, việc sử dụng phương pháp hợp lý là một điều kiện
rất quan trọng để đạt hiệu quả cao. Ghi nhớ có chủ định có thể được tiến hành bằng hai cách:
- Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa vào sự liên hệ bề ngoài của sự vật,
hiện tượng để nhớ (không để ý đến nội dung cũng như ý nghĩa của sự vật, hiện tượng),
không thông hiểu nội dung vẫn cứ ghi nhớ.
Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự ghi nhớ một cách hình thức, tốn nhiều
thời gian, khi quên khó có thể hồi tưởng được. Tuy nhiên, trong học tập không nên
phát huy loại ghi nhớ này, còn trong cuộc sống ghi nhớ máy móc có khi lại cần thiết,
nhất là khi ta ghi nhớ tài liệu không có nội dung khái quát như: số nhà, số điện thoại,
số tài khoản, số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh.
- Ghi nhớ có ý nghĩa (hay còn gọi ghi nhớ logic): Dựa trên sự thông hiểu nội
dung của tài liệu mới ghi nhớ, dựa trên sự nhận thức được những mối liên hệ logíc giữa
các bộ phận của tài liệu đó.
Loại ghi nhớ này có sự tham gia tích cực của tư duy, vì nhờ có tư duy mới tìm
ra mối liên hệ giữa các thuộc tính, tìm ra những dấu hiệu chung bản chất có tính quy
luật của sự vật, hiện tượng.
- Ngoài ra trong ghi nhớ có chủ định người ta còn có thể sử dụng thuật nhớ
(ghi nhớ theo liên tưởng): Là sự ghi nhớ bằng cách tạo ra những mối liên hệ bề ngoài
để nhớ, hoặc khi ghi nhớ sự vật, hiện tượng này dựa trên cơ sở sự vật, hiện tượng khác để nhớ.
Ví dụ: Ăn trái găm – nhớ trái dừa tha thiết/ Tắm vũng nước trong nhớ biển
biếc bao la; Hoặc: Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
Thuật nhớ không giúp phát triển trí nhớ, nhưng đôi khi giúp cho ghi nhớ có ý
nghĩa sâu sắc hơn. Mặc dù vậy, ngay cả trong ghi nhớ có ý nghĩa, nhiều khi thuật nhớ
cũng không đáp ứng được lòng mong mỏi của những ai quá tin tưởng vào phương
pháp ghi nhớ theo liên tưởng.
2. Giữ gìn (còn gọi là giai đoạn củng cố vết)
Là quá trình nhằm củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên
vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
Thường quá trình giữ gìn diễn ra ngay sau khi hoặc đồng thời cùng với quá trình ghi nhớ. 15
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
Quá trình giữ gìn thường diễn ra theo 2 cách:
- Giữ gìn tiêu cực: Được diễn ra bằng cách lặp lại một cách đơn giản nhiều lần
tài liệu đã được tri giác.
- Giữ gìn tích cực: Được thực hiện bằng cách tái hiện lại tài liệu đã được ghi
nhớ mà không phải tri giác tài liệu đó. Giữ gìn tích cực có hiệu quả hơn bởi vì trong
trường hợp này các mối liên hệ tạm thời trên não được củng cố một cách tích cực và chắc chắn hơn.
3. Quá trình nhận lại và nhớ lại
a. Nhận lại (còn gọi là tái nhận)
Nhận lại là quá trình làm nảy sinh ở trong não những hình ảnh của sự vật,
hiện tượng đã được con người tri giác trước kia, hiện tại lại xuất hiện một lần nữa.
Ví dụ: Đang đi trên đường, bất chợt gặp một người, đứng trò chuyện, sau 15-
20 phút nhận ra đó là người quen cách đây 20 năm về trước.
Nhận lại có thể có nhiều mức độ: Từ cảm giác quen quen mơ hồ đối với những
sự vật, hiện tượng đang được tri giác đến khi nhận ra rõ đối tượng tri giác.
Sự đầy đủ và chính xác của mức độ nhận lại tùy thuộc:
- Quá trình ghi nhớ trước đây.
- Bản thân các sự vật, hiện tượng: Nếu ít thay đổi thì sự nhận lại nhanh, còn
nếu có quá nhiều thay đổi thì sự nhận lại diễn ra chậm.
Tuy nhiên, trong sự nhận lại nhiều khi vẫn nhận lại sai (gọi là ngộ nhận), nguyên nhân:
- Do sự hiểu biết về đối tượng quá ít.
- Do những lần tri giác trước đây không nắm được thành phần chính của đối tượng.
Nhận lại là một quá trình đơn giản, nó thường xảy ra sớm hơn so với nhớ lại.
Nhận lại không phải là tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ của con người tốt hay không tốt vì
có người nhận lại nhanh, nhưng khi cần nhớ lại thường gặp rất nhiều khó khăn.
b.Nhớ lại (còn gọi là tái hiện)
Là quá trình làm xuất hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật, hiện
tượng con người đã tri giác trước đây, mà hiện tại sự vật, hiện tượng đó không còn
trực tiếp tác động vào giác quan và não nữa.
Ví dụ: Khi đi thi nhớ lại kiến thức có liên quan câu hỏi thi làm bài được tốt.
Nhớ lại chính là tiêu chuẩn, thước đo xác định, đánh giá trí nhớ của con người cao hay thấp.
Nhớ lại thường được diễn ra dưới 2 hình thức:
- Nhớ lại không chủ định (còn gọi là sực nhớ): Là sự nhớ lại một cách tự nhiên
(sực nhớ, bất chợt) một vấn đề nào đó khi cá nhân gặp một hoàn cảnh cụ thể, không
cần xác định nhiệm vụ nhớ lại. 16
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
- Nhớ lại có chủ định (hồi tưởng): Là sự nhớ lại một cách tự giác, chịu sự chi
phối của nhiệm vụ cần nhớ lại. Hay nói khác đi: Là sự tái hiện lại những hình ảnh của
quá khứ cùng với thời gian và địa điểm một cách cụ thể.
Ví dụ: Trên giảng đường: mô tả được ngôi nhà thời thơ ấu sinh ra và lớn lên;
mô tả được dòng sông quê hương; thầy cô thuở học sinh; bố mẹ, v.v.
Muốn hồi tưởng được tốt:
- Loại bỏ ý nghĩ sai lầm cho rằng: mình đã quên và “quên hẳn”, “quên sạch”
chẳng nhớ gì. Mà cần phải ám thị mình sẽ phải nhớ và tập trung ý thức vào việc tái hiện lại.
- Phải kiên trì, lần này không nhớ lại được, lần sau phải nhớ được. - Phải có sự tự tin.
Tóm lại: Qua việc nghiên cứu về trí nhớ, ta thấy chúng đóng vai trò quan trọng trong
đời sống và trong hoạt động. Không có trí nhớ thì không có bất cứ kết quả hoạt động
nào. Không có trí nhớ con người sẽ thiếu tự tin trong giao tiếp, mỗi người phải tự rèn
luyện cho mình có trí nhớ tốt để thành công trong công việc.
C- NHẬN THỨC LÝ TÍNH I -TƯ DUY
Hoạt động kinh doanh về bản chất và chủ yếu là hoạt động tư duy (tức phát hiện vấn
đề, đưa ra các giả thuyết, kiểm tra và giải quyết vấn đề...), là hoạt động giải quyết các
bài toán trong thực tiễn kinh doanh. Bởi vậy, muốn kinh doanh đạt hiệu quả, nhà quản
trị kinh doanh phải có năng lực tư duy, phải làm việc bằng trí tuệ. Nếu không có năng
lực tư duy và không tích cực tư duy sẽ không có hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. 1. Định nghĩa
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh một cách gián tiếp những thuộc
tính bản chất, những mối liên hệ – quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà
trước đó ta chưa biết.
Qua định nghĩa về tư duy, so với nhận thức cảm tính - tư duy ở mức độ phản
ánh cao hơn: Tư duy phản ánh thế giới khách quan sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Tư duy
không chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài không bản chất mà còn phản ánh cả
những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng, phản ánh cả những mối liên hệ, quan
hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng mà nhận thức cảm tính chưa phản ánh được. 17
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
Tuy nhiên, không phải tư duy lúc nào cũng phản ánh đúng đắn sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan, mà trong tư duy vẫn có khả năng phản ánh sai. Tư
duy phản ánh sai lệch các sự vật hiện tượng do:
- Các sự vật hiện tượng luôn luôn vận động biến đổi và phát triển. Bởi vậy,
trong kinh doanh môi trường thay đổi rất nhanh nên cần phải cập nhập thông tin môi
trường kinh doanh thường xuyên để tư duy giải quyết đúng vấn đề.
- Động cơ của người tư duy sai thì kết quả tư duy sai. Ví dụ: khi người kinh
doanh đặt động cơ muốn làm giàu nhanh vượt quá cung cầu của thị trường (quá tham)
họ sẽ đặt giá sản phẩm cao hơn giá thị trường. Kết quả không bán được hàng, không có
lời vì đã bỏ mất thời cơ bán hàng và khách hàng bỏ đi mua chỗ khác. Nhà kinh doanh
mất khách hàng, đúng là tham thì thâm
- Tài liệu nhận thức cảm tính mang lại sai, kết quả tư duy cũng sẽ sai.Ví dụ: do
quan sát quá trình máy móc, dây chuyền sản xuất không kỹ dẫn đến cảm giác, tri giác
sai, nên cung cấp tài liệu sai cho quá trình tư duy, dẫn đến kết quả sai.
2. Đặc điểm tư duy
Thuộc bậc thang nhận thức cao, tư duy có những đặc điểm mới về chất so với cảm giác, tri giác.
a. Tính có vấn đề của tư duy
Ở nhận thức cảm tính cứ sự vật, hiện tượng trực tiếp tác động vào giác quan
thì nhận thức cảm tính nảy sinh phản ánh.
Ở tư duy thì khác, không phải cứ sự vật, hiện tượng trực tiếp hay gián tiếp tác
động là tư duy nảy sinh, phản ánh. Mà tư duy chỉ nảy sinh khi gặp một tình huống có
vấn đề. Tình huống có vấn đề là những câu hỏi, những thắc mắc chưa có đáp số, con
người bằng những kinh nghiệm vốn có của mình chưa có khả năng giải quyết được thì
khi đó sẽ kích thích con người tư duy.
Như vậy, tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng cái chưa biết, là
nguyên nhân kích thích ta phải suy nghĩ nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu tình huống đưa ra
không có vấn đề, hoặc có vấn đề nhưng con người không nhận ra, không ý thức được
cái cần tìm thì không thể có sự tư duy được.
Vậy, tình huống chỉ trở thành có vấn đề kích thích con người tư duy khi nó
phải mang tính vừa sức – phù hợp với khả năng nhận thức, con nguời phải có nhu cầu
nhận thức nó và nhận ra nó trong quá trình sản xuất kinh doanh.
b. Tính gián tiếp của tư duy
- Ở nhận thức cảm tính chỉ nảy sinh, phản ánh các sự vật, hiện tượng trực tiếp
tác động vào giác quan. Khi sự vật, hiện tượng thôi không tác động thì nhận thức cảm
tính không nảy sinh, không phản ánh. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào sự vật,
hiện tượng cũng trực tiếp tác động được vào giác quan. Bởi vậy, khả năng phản ánh
của nhận thức cảm tính chỉ là khả năng phản ánh hữu hạn. 18
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
- Ở tư duy thì không cần sự vật hiện tượng trực tiếp tác động mà chỉ cần thông
qua dấu vết, hiện tượng, thông qua điều kiện, phương tiện và thông qua hình thức đặc
biệt của ngôn ngữ v.v, tư duy vẫn tìm hiểu, phản ánh thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
Đó chính là tính gián tiếp của tư duy. Như vậy, so với nhận thức cảm tính khả năng
phản ánh của tư duy là vô hạn. Ví dụ:
+ Dựa vào một vài di tích hóa thạch các nhà khảo cổ biết được sự sống hàng vạn năm về trước.
+ Nhà địa chất căn cứ vào các lớp trầm tích mà biết được sự biến động của vỏ
trái đất qua các niên đại.
+ Nghe tiếng máy khác thường nhận ra vấn đề sắp hư hỏng của dây chuyền sản
xuất. Tắt và dừng máy đúng lúc.
Như vậy, nhờ có tính phản ánh gián tiếp của tư duy:
- Giúp cho con người phản ánh sâu sắc về sự vật, hiện tượng, mở rộng khả
năng nhận thức của con người đến vô tận.
- Giúp con người phản ánh được cái quá khứ, cái hiện tại và cả cái trong tương
lai, phản ánh được những cái mà cảm giác tri giác không phản ánh được.
- Giúp con người dự đoán được chiều hướng phát triển trong tương lai để điều
chỉnh, điều khiển các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Dựa vào hiện tượng giá cả hàng ngày ở
chợ cứ tăng dần lên, ta tư duy và dự đoán được tương lai tháng sau giá vàng và đô la sẽ
tăng lên, đó chính là báo hiệu nền kinh tế lạm phát
c. Tính khái quát của tư duy
Ở nhận thức cảm tính chỉ phản ánh được những sự vật, hiện tượng cụ thể. Khi
có sự vật hiện tượng trực tiếp tác động vào giác quan, nhận thức cảm tính chỉ phản ánh bản thân sự vật đó.
Ở tư duy phản ánh được cái chung của nhiều sự vật hiện tượng đó là những cái
quy luật, cái điển hình của một loạt sự vật.
Khi một loạt các sự vật tác động vào chúng ta, nhận thức cảm tính chỉ phản
ánh được từng sự vật riêng lẻ chứ chưa phản ánh khái quát một nhóm sự vật. Còn tư
duy phản ánh được những thuộc tính chung, những thuộc tính phổ biến của các sự vật. Ví dụ:
+ Nhờ có tính khái quát của tư duy, học sinh hiểu được công thức tính S của
hàng loạt tam giác dù lớn hay nhỏ: S= 1/2ah.
+ Nhờ có tính khái quát của tư duy mà ta hiểu được mối quan hệ giữa sự vật
này với sự vật kia, chẳng hạn: Quan hệ giữa người này với người khác, giữa con người
với tự nhiên, giữa sấm sét với mây và gió.
Tất cả những điều trên nhận thức cảm tính không thể phản ánh được.Vậy: 19
Hoàng Thị Thu Hiền - Đại học Sư phạm kỹ thuật
............................................................................................................................................................
Tính khái quát của tư duy là sự phản ánh những thuộc chung, thuộc tính phổ
biến cho hàng loạt sự vật, hiện tượng cùng loại đồng thời đó cũng là cái bản chất đặc
trưng cho sự vật, hiện tượng mà mất nó đi thì không còn là sự vật đó nữa.
Nhờ có phản ánh khái quát của tư duy:
- Chúng ta phân loại được các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan.
- Hoặc biết được cái chung, cái chủ yếu của sự vật hiện tượng.
- Khi có sự vật tác động vào ta, ta biết ngay sự vật này thuộc loại nào, có đặc
tính gì, nhờ đó chúng ta hiểu được về sự vật nhanh chóng, đúng đắn, toàn diện, có thể
xử lý sự vật kịp thời và phù hợp nhất.
Ví dụ: Trong kinh doanh xuất nhập khẩu: Ta vừa ký một hợp đồng mua một
dây chuyền sản xuất trả bằng USD, 3 tháng tới trả USD nhận hàng. Trong tình hình giá
cả và lạm phát hiện nay nếu tư duy thấy vấn đề gì? Nếu nhận ra vấn đề ta giải quyết vấn đề ra sao?
+ Nếu 3 tháng tới tỷ giá thay đổi, đô tăng, ngay lập tức ta lấy tiền mặt đã
được duyệt mua ngay hết đô gửi ngân hàng tránh rủi do tỷ giá. Như vậy, nếu tỷ giá lên cao ta không sợ lỗ.
+ Nếu trường hợp giá giảm ta sẽ đem tiền mặt đi gửi toàn bộ và 3 tháng sau
ta vẫn có một số lãi xuất nhất định.
d. Tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện
Ở nhận thức cảm tính, ngôn ngữ có một vai trò, một ảnh hưởng nhất định.Tuy
nhiên, nếu không có ngôn ngữ tham gia vẫn có thể diễn ra quá trình cảm giác, tri giác.
Ở tư duy, nếu không có ngôn ngữ tham gia làm phương tiện thì không thể diễn
ra bất kỳ quá trình tư duy nào dù chỉ hơi phức tạp, thậm trí nếu khả năng ngôn ngữ
chưa tốt thì tư duy cũng kém kết quả.Vì sao lại như vậy? Bởi vì:
- Nhờ có ngôn ngữ con người mới ý thức được tình huống trở thành có vấn đề.
- Trong thành phần của tư duy chủ yếu là những ý nghĩ, những khái niệm,
những tri thức người ta có thể nói ra, có thể viết ra hoặc nghĩ thầm, có thể dùng chữ số,
ký hiệu … nhưng suy cho cùng nó đều là “Tín hiệu của tín hiệu” đại diện cho hàng loạt
các sự vật, hiện tượng, thuộc tính và quan hệ. Hay nói khác đi, không có ngôn ngữ, sản
phẩm của tư duy sẽ không được chủ thể hay người khác tiếp nhận cũng như bản thân
quá trình tư duy không thể diễn ra được.
Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ cũng chỉ là những chuỗi âm
thanh, ký hiệu vô nghĩa không có nội dung và chẳng khác nào những tín hiệu âm
thanh trong thế giới đồ vật.
Như vậy, giữa tư duy và ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau như hình với bóng
chúng không tách rời nhau, nhưng giữa chúng chỉ thống nhất chứ không đồng nhất với nhau. 20