-
Thông tin
-
Quiz
Thành tự và hạn chế của công cuộc cải cách môn tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thành tự và hạn chế của công cuộc cải cách môn tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101) 326 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
I.
THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CHƯA ĐƯỢC KHẮC PHỤC
1. Những thành tựu đạt được.
1.1. Tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Từ khi cải cách mở cửa sau hội nghị trung ương ba khóa XI của Đảng Cộng sản
Trung Quốc (tháng 12/1978) đến nay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
của Trung Quốc rất nhanh. Nhờ tốc độ tăng trưởng cao, quy mô tổng sản phẩm nội
địa của Trung Quốc theo giá hiện hành tăng lên nhanh chóng, từ chỗ xấp xỉ 305,4
tỷ USD năm 1980 tăng 44 lần lên 13.457,2 tỷ USD năm 2018. Nếu vào thập niên
1980, quy mô GDP của Trung Quốc đứng thứ tám thế giới, thì đến năm 2010 đã
đứng thứ hai thế giới. Đó là xét theo GDP giá thực tế, còn nếu xét theo GDP ngang
giá sức mua, kinh tế Trung Quốc đã vượt qua kinh tế Mỹ từ năm 2014. Tỷ trọng
của kinh tế Trung Quốc trong kinh tế toàn cầu cùng thời gian tăng xấp xỉ 5,8 lần, từ
chỉ khoảng 2,7% lên gần 15,9% (IMF, 2017).
GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng hai lần mỗi tám năm, hơn hai lần
mỗi mười năm. Hiện nay, Trung Quốc được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm
quốc gia có thu nhập trung bình cao. Khi thu nhập được cải thiện nhanh chóng, tỷ
lệ nghèo ở Trung Quốc cũng đã giảm rất nhanh. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn từ mức
khoảng 96% năm 1980 đã giảm 16 lần, xuống chỉ còn 6% vào năm 2015 (OECD, 2017)
Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc từ 1978 tới nay là mô hình tăng trưởng dựa
vào đóng góp của vốn con người, đầu tư nhờ tiết kiệm cao, năng suất tổng nhân tố
tăng nhanh, xuất khẩu thông qua cạnh tranh, và thúc đẩy cạnh tranh trong nước
thông qua độc quyền nhóm.
Đóng góp của vốn con người trong tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đặc biệt cao.
Đó là nhờ ngay từ khi mới cải cách mở cửa, người Trung Quốc đã có một nền tảng
giáo dục rất tốt. Giáo dục ngày càng được chú trọng trong thời gian từ cải cách đến
nay. Vốn con người có thể đã đóng góp tới 40% vào tăng trưởng GDP bình quân
đầu người ở Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2014 (Li et al., 2017; Whalley & Zhao, 2010).
Trung Quốc vốn có truyền thống tiết kiệm cao. Nếu trước cải cách, tiết kiệm chủ
yếu là từ các xí nghiệp quốc doanh, thì từ khi cải cách tiết kiệm chủ yếu là từ các
hộ gia đình. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu là của khu vực doanh nghiệp nhà
nước. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy khu vực tư nhân ở Trung Quốc gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn.
Năng suất tổng nhân tố tăng nhanh là do các cải cách theo hướng thị trường hóa đã
giúp phân bổ nguồn lực ngày càng tốt hơn, cả trong nông nghiệp lẫn công nghiệp.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực tư nhân cũng góp phần làm năng suất tổng
nhân tố của nền kinh tế tăng nhanh thông qua cạnh tranh và nâng cấp quy trình sản
xuất. Nhờ độ lớn của thị trường, cạnh tranh nội địa ở Trung Quốc còn được thúc
đẩy bởi sự cạnh tranh giữa các địa phương. Các chính quyền địa phương ở Trung
Quốc đã cạnh tranh lẫn nhau khốc liệt thông qua tập trung đầu tư và tạo môi trường
kinh doanh hấp dẫn đối với doanh nghiệp (Boltho1 & Weber, 2009).
Quy mô khổng lồ của thị trường tiềm năng ở Trung Quốc cho phép Trung Quốc
phát triển đồng thời nhiều ngành. Sức mạnh cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc
dựa nhiều vào doanh nghiệp FDI và một phần nào vào khu vực xí nghiệp hương
trấn thời kỳ những năm 1980 và đầu những năm 1990. Các doanh nghiệp FDI đã
tận dụng sự năng động và kỹ năng trong thương mại của Hoa kiều, môi trường đầu
tư hấp dẫn và lao động rẻ ở các tỉnh ven biển để sản xuất hàng xuất khẩu.
Các doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn FDI được yêu cầu xuất khẩu toàn bộ
sản phẩm. Chỉ có các doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp địa phương mới
được tiếp cận thị trường nội địa. Nhà nước Trung Quốc đã khôn ngoan ép các
doanh nghiệp FDI phải chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp địa phương để
đổi lấy việc tiếp cận thị trường nội địa này. Ngoài ra, cạnh tranh trong xuất khẩu
của Trung Quốc có được một phần quan trọng là nhờ phá giá tiền tệ.
Trung Quốc là một trong những nước sử dụng chính sách công nghiệp tích cực
nhất. Khác với các nước phương Tây và gần giống với Nhật Bản và Hàn Quốc,
chính sách công nghiệp của Trung Quốc là chính sách từ trên xuống. Mục tiêu
chính trị của chính sách công nghiệp rất rõ ràng, đó là nâng cao tự chủ về kinh tế
trong cách nhìn Trung Quốc là nước yếu thế về kinh tế so với phương Tây. Vì thế,
mục tiêu của chính sách công nghiệp là tạo ra các doanh nghiệp quán quân có thể
cạnh tranh với các doanh nghiệp phương Tây. Các doanh nghiệp quán quân này
được cấp đặc quyền tiếp cận toàn bộ thị trường nội địa, thu mua của chính phủ, bảo
hộ trước sự cạnh tranh quốc tế. Tận dụng thị trường rộng lớn trong nước để phát
huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô và được bảo hộ, nuôi dưỡng, các doanh nghiệp
quán quân này trở nên lớn mạnh đáng kể. Trên cơ sở đó, năm 1999 Trung Quốc lại
tiếp tục hỗ trợ để họ tiến ra nước ngoài nhằm mục tiêu lập ra các mạng sản xuất
quốc tế do các doanh nghiệp Trung Quốc kiểm soát, xây dựng các thương hiệu
Trung Quốc ở thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu
thô cho sản xuất, mua lại các tài sản chiến lược, tiếp cận thị trường.
Các công cụ để thực hiện chính sách công nghiệp ở Trung Quốc bao gồm (Poon,
2014): Ưu đãi tài chính, trợ cấp, hỗ trợ tài chính, hướng dẫn FDI, thu mua của
chính phủ, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa, sáng chế nội địa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đối với các sáng chế của Trung Quốc, tiêu chuẩn hóa, thu hút Hoa kiều, phát triển
giáo dục và đào tạo, phát triển kết cấu hạ tầng, chống độc quyền kiểu Trung
Quốc(1). Các công cụ đầy hiệu quả khác bao gồm: thúc đẩy các cụm liên kết ngành
và mạng sản xuất. Hiện nay, việc Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong các ngành
luyện thép, luyện nhôm, sản xuất tấm pin mặt trời, sản xuất thiết bị bay không
người lái, sản xuất các thiết bị mạng viễn thông đều là nhờ chính sách công nghiệp
rất tích cực của Nhà nước nhất là thông qua biện pháp tín dụng ưu đãi.
Cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc trong lĩnh vực chế biến chế tạo
đã buộc các doanh nghiệp bất kể hình thức sở hữu nào cũng luôn phải nâng cấp cả
quá trình sản xuất lẫn sản phẩm và nâng cấp chức năng. Cho đến trước thập niên
2000, các ngành chế biến chế tạo của Trung Quốc đều thâm dụng lao động, hướng
tới mục tiêu tạo ra các sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng thấp nhưng rẻ. Từ
đầu thập niên 2000, tiền công ở Trung Quốc bắt đầu tăng, thúc đẩy các doanh
nghiệp nâng cấp quá trình sản xuất bằng cách gia tăng mạnh đầu tư trang bị máy
móc mới, nâng cao tay nghề lao động, cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng hoặc cải
tiến chương trình quản lý chất lượng toàn bộ, quản lý chung, tổ chức, … Nhờ đó,
từ đầu thập niên 2000, các ngành chế biến chế tạo đã chuyển từ thâm dụng lao
động sang thâm dụng vốn. Đóng góp và tốc độ tăng đóng góp của vốn trong tăng
trưởng của khu vực công nghiệp nói chung và lĩnh vực chế biến chế tạo nói riêng
tăng mạnh kể từ đó. Và, kinh tế Trung Quốc hiện nay được xem là nền kinh tế tăng
trưởng dựa vào đầu tư. Đồng thời, nhận thức được những hạn chế của tăng trưởng
dựa vào đầu tư, từ Đại hội XVII (năm 2007), Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồ
Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo đã bắt đầu triển khai chiến lược phát triển dựa vào đổi
mới-sáng tạo. Song song với đó, khu vực dịch vụ bắt đầu đươc chú trọng phát triển
để nâng giá trị gia tăng nội địa trong sản phẩm và hỗ trợ xây dựng các chuỗi giá trị
do doanh nghiệp Trung Quốc dẫn đầu. Nâng cấp sản phẩm (nâng cao chất lượng
sản phẩm, sử dụng nguyên vật liệu mới để mở rộng phạm vi sản phẩm) và nâng
cấp chức năng (thiết kế, marketing, thương hiệu, phân phối, logistics - tức là các
hoạt động gắn với dịch vụ nhiều hơn) bắt đầu được các doanh nghiệp Trung Quốc
coi trọng. Từ cuối năm 2007, sản phẩm chế biến chế tạo của Trung Quốc đã
chuyển mạnh từ giá rẻ chất lượng thấp sang chất lượng tốt giá cạnh tranh (so với
các nước tiên tiến) có thiết kế riêng thương hiệu riêng.
Mô hình đàn nhạn bay của Akamatsu cho rằng cùng với sự thay đổi lợi thế so sánh,
sự phát triển công nghiệp sẽ tuần tự chuyển từ nhập khẩu sang sản xuất thay thế
nhập khẩu rồi sang xuất khẩu, từ hàng tiêu dùng sang máy móc với mức độ phức
tạp tăng dần, qua đó các nước đi sau bám theo sau các nước đi trước (Akamatsu,
1962). Mô hình này đã được chứng minh ở Nhật Bản và bốn con hổ châu Á, song
lại chưa được khẳng định chắc chắn ở Trung Quốc. Nhờ thu hút FDI, Trung Quốc
đi thẳng vào xuất khẩu ngay từ khi mới cải cách mở cửa. Trung Quốc đồng thời
phát triển nhiều ngành có mức độ sử dụng công nghệ, vốn và lao động khác nhau
và dù vẫn còn đang là nước có thu nhập trung bình, song Trung Quốc đang trực
tiếp cạnh tranh với các nước tiên tiến ở một số sản phẩm công nghệ cao. Nếu vào
đầu thập niên 1990, sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng
công nghiệp nhẹ (40% kim ngạch xuất khẩu) như quần áo, giày dép, đồ chơi, thì
chỉ tới đầu thập niên 2000 các sản phẩm điện tử, máy móc đã chiếm tỷ lệ trên 40%
và hàng công nghiệp nhẹ giảm xuống chỉ còn chưa đến 30% (Prasad ed., 2014).
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã bao gồm các mặt hàng điện
tử tinh vi như smart phone, máy tính, vi mạch, thiết bị mạng cho đến các sản phẩm
máy móc phức tạp như ô tô và phụ tùng, linh kiện.
1.2. Xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc được ghi rất rõ trong
nghị quyết hội nghị trung ương ba khóa XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (cuối
năm 1993): “Thành lập thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa nghĩa là để cho
thị trường đóng vai trò cơ bản trong phân bổ nguồn lực dưới sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước ... Hệ thống doanh nghiệp hiện đại lấy chế độ công hữu làm chủ thể là
nền tảng của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” (Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc khóa XIV, 1993). Cách hiểu như thế đã được Trung Quốc kiên trì
áp dụng ngay từ những ngày đầu cải cách mặc dù tên gọi thể chế này thời gian đầu
là “kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa” hoặc “kinh tế hàng hóa có kế hoạch”. Việc
thành lập kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc diễn ra bằng một quá
trình thử nghiệm thận trọng ở nông thôn trước thành thị sau (giai đoạn trước 1984),
ở đặc khu trước rồi đến các thành phố ven biển (giữa thập niên 1980) rồi đến các
thành phố tỉnh lỵ (từ đầu thập niên 1990) rồi mới áp dụng rộng ra cả nước. Cùng
với quá trình nói trên, doanh nghiệp nhà nước từ chỗ sản xuất theo kế hoạch hoàn
toàn bắt đầu được trao quyền tự chủ (từ cuối 1978 đến cuối 1984), tiếp theo là
được phân tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh, tổ chức Đảng rút lui khỏi quản
lý kinh doanh và thí điểm cổ phần hóa (cuối 1984 đến cuối 1993) và sau đó là tư
nhân hóa trong trường hợp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn
không trong các lĩnh vực quan trọng theo phương châm “nắm lớn, buông nhỏ”
(Hoàng Thế Anh chủ biên, 2018).
Chính sách nắm lớn kiểu này là một đặc trưng của kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa của Trung Quốc và được Đảng Cộng sản Trung Quốc phát huy đến tận hiện
nay và theo báo cáo chính trị do Tổng Bí thư Tập Cận Bình trình bày tại Đại hội
XIX thì có thể sẽ còn tiếp tục đến tận giữa thế kỷ XXI.
Tuy tuyên bố rằng vẫn giữ doanh nghiệp lớn, nhưng sở hữu nhà nước ở các doanh
nghiệp lớn cũng chia làm nhiều loại. Sở hữu nhà nước bao gồm loại sở hữu của
Chính phủ, nghĩa là các bộ ngành hoặc các chính quyền địa phương trực tiếp nắm
sở hữu, hoặc loại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sở hữu nhà nước trong đó
doanh nghiệp nhà nước hoặc thể chế sở hữu nhà nước khác sở hữu. Đối với các
doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu, tùy mức độ quan trọng của doanh nghiệp, Nhà
nước có thể nắm quyền sở hữu hoàn toàn, hoặc giữ một cổ phần lớn. Các ngành
quan trọng mà Nhà nước thường muốn giữ sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu chính các
doanh nghiệp lớn là những ngành có liên kết xuôi quan trọng đối với phần còn lại
của nền kinh tế, như năng lượng, nguyên liệu thô, luyện kim, điện, hóa chất, cơ
khí, xăng dầu và khí đốt, vận tải hàng không, vận tải biển, chế tạo ô tô, ngân hàng.
Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường khẳng định vai
trò quyết định của thị trường trong phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên, doanh nghiệp
nhà nước tiếp tục được coi trọng và hỗ trợ để lớn hơn và mạnh hơn và trở thành
những doanh nghiệp khổng lồ quán quân quốc tế. Trung Quốc đã tập trung củng cố
khoảng gần 100 doanh nghiệp chủ yếu là trong lĩnh vực công nghiệp để trở thành
những quán quân thế giới. Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa từ thời điểm
này thể hiện rõ ở chế độ sở hữu hỗn hợp cho phép các quỹ tài chính của nhà nước
và doanh nghiệp nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân và như vậy mở rộng
sự kiểm soát của Nhà nước trong nền kinh tế.
Với phương châm nắm lớn buông nhỏ để đảm bảo vai trò của kinh tế nhà nước như
là cốt tủy của chế độ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, khu vực doanh nghiệp
nhà nước bao gồm doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu phần
lớn của Trung Quốc vẫn hiện diện rõ rệt trong một nền kinh tế thị trường có mức
độ cạnh tranh cao hàng đầu thế giới, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp nhà nước
Trung Quốc trong danh sách Fortune Global 500. Năm 2017, trong danh sách 500
doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất thế giới do Fortune chọn, có 109 doanh nghiệp
Trung Quốc và đều là doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát trong số đó có nhiều
doanh nghiệp thuộc diện quản lý của Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài sản Quốc
hữu (cơ quan có chức năng và nhiệm vụ như Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại
Doanh nghiệp của Việt Nam). Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước tuy chỉ còn đóng
góp khoảng một phần năm sản lượng (so với bốn phần năm sản lượng lúc mới cải
cách), nhưng vẫn nắm giữ tới khoảng 40% giá trị tài sản công nghiệp ở Trung
Quốc. Doanh nghiệp nhà nước đã góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nhanh, ổn định chính trị và kinh tế, đảm bảo các nguồn tài nguyên thiết yếu và phát
triển ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài (Hirson, 2019).
Tuy xét riêng lẻ từng doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hoạt động
kém hiệu quả hơn hẳn doanh nghiệp tư nhân, song việc duy trì khu vực doanh
nghiệp nhà nước xét ở bình diện toàn thể nền kinh tế vẫn giúp nền kinh tế có hiệu
quả bởi lẽ doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu ở khu vực thượng nguồn.
Quy mô khu vực doanh nghiệp nhà nước dẫn tới lượng cầu tiềm năng lớn ở khu
vực thượng nguồn đối với doanh nghiệp tư nhân, giúp doanh nghiệp tư nhân phát
triển. Đồng thời, khu vực doanh nghiệp nhà nước kiểm soát thượng nguồn đã, dưới
sự chỉ đạo của chính phủ, cung cấp nhiều loại năng lượng, nguyên liệu và đầu vào
khác một cách ổn định cho doanh nghiệp tư nhân ở hạ nguồn. Mặt khác, việc điều
chỉnh mức đầu tư ở các doanh nghiệp nhà nước theo chỉ thị của chính phủ là một
cách điều tiết kinh tế vĩ mô có hiệu quả khá nhanh, giúp cho Trung Quốc tăng
trưởng cao và ổn định suốt từ giữa thập niên 1990 tới nay. Chỉ số ICOR ở Trung
Quốc tăng ngay sau các thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á 1997, khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008 có thể là do gia tăng đầu tư của khu vực doanh
nghiệp nhà nước trong khi hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này không cao.
Khu vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc, từ chỗ bị cấm trước năm 1979, đến chỗ
được cho phép thành lập nhưng bị kiềm chế và phát triển chậm chạp trong thập
niên 1980 ở khu vực đô thị ở một số địa phương được chọn để thử nghiệm kinh tế
thị trường; rồi có cơ sở pháp lý để hoạt động và không còn bị hạn chế về quy mô
lao động từ năm 1988; rồi hoạt động dựa trên Luật Doanh nghiệp từ giữa thập niên
1990; được công nhận là “một thành phần quan trọng của nền kinh tế hỗn hợp” từ
năm 1999. Năm 2005 và tiếp đó năm 2010, chính phủ Trung Quốc đã gỡ bỏ các
hạn chế đối với doanh nghiệp tư nhân trong việc tham gia vào các ngành chẳng hạn
như vận tải hàng không. Các doanh nghiệp tư nhân dần dần cũng đỡ gặp khó khăn
hơn trong huy động vốn do Nhà nước gỡ bỏ dần các hạn chế đối với tiếp cận các
khoản vay ngân hàng và huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Suốt bốn mươi
năm qua, khu vực doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh
tế của Trung Quốc và tỏ ra hiệu quả hơn hẳn khu vực doanh nghiệp nhà nước
(Lardy, 2018). Trong chặng đường ấy, có một sự kiện đặc biệt, đó là vào năm 2001,
nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Giang
Trạch Dân đã công bố thuyết “ba đại diện”, cho phép chủ doanh nghiệp tư nhân trở
thành đảng viên. Từ đây, thành phần của Đảng Cộng sản Trung Quốc bao gồm các
đại diện của ba lực lượng là công nhân, nông dân và chủ doanh nghiệp tư nhân.
2. Những hạn chế chưa được khắc phục.
2.1. Không ổn định
Kinh tế Trung Quốc suốt một thời gian dài tăng trưởng quá nóng, dựa quá nhiều
vào đầu tư, dựa quá ít vào tiêu dùng nội địa, mức vay nợ cao, lượng tiền mặt
trong lưu thông lớn, mất cân bằng cán cân thương mại (De, 2007; Hoàng Thế
Anh chủ biên, 2017). Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao của Trung Quốc
rất khó kiểm soát được bằng các sắc lệnh hành chính mà Nhà nước Trung Quốc
vẫn dùng. Thêm vào đó, kỹ năng điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước không
thể có được thông qua các giáo trình hay nhờ kinh nghiệm tích lũy trong một
thời gian ngắn ngủi mà phải là kinh nghiệm đau đớn và thấm thía qua cả trăm
năm kinh tế thị trường.
Đầu tư ở Trung Quốc luôn cao, giao động trong khoảng 30% đến 40% GDP
trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, thậm chí đã vượt tỷ trọng của tiêu
dùng từ năm 2006 và giao động trong khoảng 40% đến 45% GDP trong thời
gian từ 2008 tới nay (Lo, 2016). Đầu tư quá cao trong khi tiêu dùng nội địa
không tương xứng dẫn tới sản xuất dư thừa trong khi Trung Quốc thường xuyên
gặp phải tình trạng thiếu cung nguyên liệu và kết cấu hạ tầng không theo kịp.
Không dựa vào tiêu dùng nội địa mà lại dựa vào nhu cầu nước ngoài dẫn đến
việc kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tình hình tăng trưởng toàn cầu.
Mặt khác do có thặng dư thương mại lớn và nhất là trong quan hệ thương mại
song phương với một số nước, nên những căng thẳng thương mại hay nảy sinh
mà ví dụ điển hình là căng thẳng thương mại với Mỹ hiện nay.
Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm, vấn đề nợ trở nên được
chú ý. Vào năm 2003, nợ của Trung Quốc mới chỉ khoảng 175% GDP và tốc độ
tăng trưởng của Trung Quốc rất cao, nên vấn đề nợ không đáng lo ngại. Song
do dựa vào đầu tư để đối phó với tác động của khủng hoảng, nợ đã ngày một
tăng và đến năm 2018 đã lên tới 253% GDP trong khi tăng trưởng kinh tế ngày
càng chậm lại. Phần lớn nhất trong nợ của Trung Quốc là nợ của doanh nghiệp
ngoài ngành tài chính, vào khoảng 123% GDP năm 2014. Thứ đến là nợ công,
khoảng 58% GDP cùng năm. Nợ của hộ gia đình khoảng 36% GDP (Edwards,
2016). IMF cho rằng nợ của khu vực doanh nghiệp ở Trung Quốc gia tăng ở
mức nhanh đáng lo ngại. Nguyên nhân của nợ doanh nghiệp tăng nhanh là các
doanh nghiệp ở Trung Quốc dựa nhiều vào vốn vay ngân hàng do thị trường
chứng khoán còn kém phát triển. Nếu các doanh nghiệp Trung Quốc vỡ nợ thì
khu vực ngân hàng của Trung Quốc sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm. Trong nợ
công, nợ của chính quyền địa phương đã tăng rất nhanh và đã vượt cả nợ của
chính quyền trung ương. Chủ nghĩa GDP là nhân tố quan trọng góp phần gây ra
nợ công của chính quyền địa phương. 2.2. Không cân bằng
Không cân bằng nghĩa là phát triển không đồng đều giữa nông thôn và thành
thị, giữa sâu trong nội địa (miền trung, miền tây) và duyên hải (miền đông);
không đồng đều giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Tình trạng khó
được đi học, khó được khám chữa bệnh, khó tìm được việc làm thành những
vấn đề nhức nhối (De, 2007; Hoàng Thế Anh chủ biên, 2017).
Thực tiễn ở Trung Quốc cho thấy cùng với thu nhập bình quân đầu người tăng
nhanh và giảm nghèo cũng rất nhanh, bất bình đẳng thu nhập lại gia tăng rất
nhanh. Bất bình đẳng về thu nhập ở Trung Quốc đạt mức cao nhất vào năm
2008, tức là ba mươi năm kể từ khi cải cách, và bắt đầu giảm dần nhưng chậm
từ 2008 đến nay. Tuy nhiên, sự thay đổi này chủ yếu là do tỷ trọng của nhóm 20
phần trăm dân số thu nhập cao nhất giảm và tỷ trọng của nhóm 20 phần trăm
dân số thu nhập ở giữa tăng; trong khi đó, tỷ trọng của nhóm 20 phần trăm dân
số thu nhập thấp nhất lại không hề tăng (Jain-Chandra et al., 2018). Nhiều nước
phương Tây, Mỹ Latinh cũng có hiện tượng tương tự Trung Quốc. Tuy nhiên,
một số nước Đông Á lại không đi theo mô hình Kuznets như thế. Bất bình đẳng
thu nhập ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan giảm trong quá trình công nghiệp
hóa mà không trải qua pha tăng nào (Acemoglu & Robinson, 2012).
Trong quá trình phát triển, chênh lệch phát triển vùng miền là không tránh khỏi
ở bất cứ nước nào. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, chênh lệch phát triển vùng miền
lại lớn hơn hẳn các nước tư bản cũng như các nước đang phát triển khác. Sự
chênh lệch này thể hiện cả ở GDP, thu nhập, mức tiêu dùng, cung ứng dịch vụ
công, v.v… Ngay cả đóng góp của vốn nhân lực vào tăng trưởng cũng có sự
chênh lệch lớn giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị do lao động nông
thôn không được giáo dục tốt bằng lao động thành thị (Li et al., 2017). Nguyên
nhân của chênh lệch là do điều kiện phát triển kinh tế không đồng đều dẫn tới
tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa không như
nhau. Các chính sách phát triển vùng nông thôn và các vùng sâu trong nội địa
được triển khai từ năm 1999 nhất là dưới thời Hồ Cầm Đào và Ôn Gia Bảo
nhưng mãi đến giữa thập niên 2000 mới có vẻ phát huy hiệu quả.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy hiện tượng chữ U ngược trong tương quan
giữa chênh lệch về thu nhập và mức thu nhập bình quân đầu người được khẳng
định ở Trung Quốc. Chênh lệch thu nhập nói chung và chênh lệch thu nhập giữa
nông thôn và thành thị lên đến mức cao nhất vào năm 2004 và giảm dần sau đó,
nhưng mức độ chênh lệch thu nhập giữa các tỉnh duyên hải với các tỉnh sâu
trong nội địa vẫn tiếp tục gia tăng đến tận năm 2009 rồi mới bắt đầu giảm (Kanbur et al., 2017).
2.3. Không phối hợp
Thiếu sự phối hợp giữa ba lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đồng
thời, thiếu phối hợp giữa đầu tư và tiêu dùng (De, 2007; Hoàng Thế Anh chủ
biên, 2017). Ngoài ra, còn thiếu sự phối hợp trong phát triển vùng.
Khu vực dịch vụ ở Trung Quốc được xem là quá nhỏ và không giúp nhiều cho
việc hấp thụ lao động dư thừa ở nông thôn, giảm thâm dụng tài nguyên, tăng
hiệu quả đầu ra và giúp nâng cao chất lượng sống. Vào thời điểm năm 2013,
khu vực dịch vụ chỉ chiếm gần 47% GDP và chỉ 37% tổng số việc làm ở Trung
Quốc. Những chỉ số này là thấp so với các nước có thu nhập trung bình nói
chung (55 phần trăm GDP) (Rutkowski, 2015; Fang, 2018). Ngay so với trình
độ phát triển kinh tế nói chung của Trung Quốc thì quy mô khu vực GDP cũng
là nhỏ (Park & Shin, 2012). Năm 2013 cũng là thời điểm tỷ trọng của dịch vụ
trong GDP bắt đầu vượt tỷ trọng của các ngành chế biến, chế tạo (ngoại trừ các
năm 2008-2009 khi khu vực chế biến chế tạo bị ảnh hưởng tiêu cực của khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu).
Có hai nguyên nhân có thể dẫn tới khu vực dịch vụ nhỏ ở Trung Quốc. Một là,
có quá nhiều ưu đãi đối với các ngành công nghiệp dẫn tới đầu tư đổ vào công
nghiệp hơn là vào dịch vụ. Các ưu đãi đó bao gồm trợ giá đầu vào, các kiểm
soát giá và chế độ thuế có lợi cho công nghiệp, các rào cản đầu tư tư nhân vào
các ngành tài chính và ngân hàng, hàng không, viễn thông. Hai là, khu vực dịch
vụ bị chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước (lớn hơn nhiều so với trong lĩnh
vực công nghiệp) khiến tư nhân không thấy cơ hội kinh doanh thuận lợi nào nếu đầu tư vào dịch vụ.
Chính sách phát triển vùng theo triết lý khai thác lợi thế so sánh đã dẫn tới việc
tạo các điều kiện thuận lợi cho các địa phương ven biển phát triển trước, sau đó
đến các thành phố tỉnh lỵ và thành phố ven sông Dương Tử. Chính vì thế, các
vùng Đông Bắc, Trung, Tây và Tây Nam vốn có ít lợi thế cạnh tranh hơn lại
càng bị tụt hậu. Đô thị hóa và công nghiệp, dịch vụ ở các địa phương được ưu
tiên phát triển hơn hẳn các địa phương còn lại. Hệ quả là, lao động dư thừa ở
các vùng không được ưu tiên phải di chuyển lên thành phố ở các địa phương ưu
tiên để tìm việc làm. Nhưng chế độ hộ khẩu không được thay đổi đã khiến cho
khoảng 250 triệu người Trung Quốc di cư lên thành phố làm việc nhưng không
có hộ tịch (tương tự KT3 ở Việt Nam).
Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, các rào cản đối với
khu vực dịch vụ được gỡ bỏ dần nhưng chậm. Nhận ra hệ quả tiêu cực của việc
thiếu phối hợp trong cơ cấu ngành kinh tế, năm 2012 Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào
cũng từng khẳng định phải phát triển dịch vụ, thúc đẩy cầu nội địa nhất là tiêu
dùng nội địa, thúc đẩy bảo tồn tài nguyên và kinh tế tuần hoàn, phát triển có
phối hợp giữa nông thôn và thành thị, xem đó là những mục tiêu của nhiệm vụ
tăng tốc hoàn thiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, các đánh giá
của quốc tế về việc thực hiện các mục tiêu này ở Trung Quốc là rất chậm chạp.
2.4. Không bền vững
Không bền vững vì kinh tế Trung Quốc tiêu dùng quá nhiều năng lượng và
không thân thiện với môi trường sinh thái (De, 2007; Hoàng Thế Anh chủ biên,
2017). Điều tra ô nhiễm của Bộ Môi trường sinh thái cho thấy, số lượng các
nguồn gây ô nhiễm ở Trung Quốc đã tăng từ 5,9 triệu năm 2010 lên khoảng 9
triệu năm 2018. Trong số 9 triệu nguồn gây ô nhiễm đó, có tới 7,4 triệu nguồn
là từ các cơ sở công nghiệp (Kuo, 2018).
Thực tế, không phải Trung Quốc không ý thức được vấn đề môi trường trong
quá trình công nghiệp hóa. Ngay từ đầu thập niên 1980, khẩu hiệu “văn minh
sinh thái” đã được nêu ra. Tuy nhiên, chỉ đến khi ô nhiễm môi trường trở nên
nhức nhối vào giữa thập niên 2000 thì đến năm 2007, khẩu hiệu này mới được
nhắc đến liên tục (Zhang, 2015). Năm 2007, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào kêu gọi
thực hiện Quan điểm Phát triển Khoa học với mục đích chuyển phương thức
phát triển của Trung Quốc sang phát triển bền vững trên đồng thời các mặt kinh
tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và
những tác động tiêu cực của nó tới kinh tế Trung Quốc đã khiến cho các cải
cách này không diễn ra như kế hoạch. Đầu tư vẫn là một nhân tố tăng trưởng
quan trọng và tiếp tục được thúc đẩy. Ngay cả năm 2014, khi Trung Quốc
“tuyên chiến” với ô nhiễm môi trường, những lo ngại rằng chống ô nhiễm môi
trường có thể làm nền kinh tế tăng trưởng chậm lại vẫn còn rất rõ (Branigan, 2014).
Dù vậy. phiên bản môi trường của mô hình Kuznets cũng được chứng minh ở
Trung Quốc. Mức phát thải CO2 và SO2 của Trung Quốc tăng liên tục từ năm
1978 đến năm 2011 khi GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc đạt 99261
yuan rồi chững lại từ đó đến nay (Li et al., 2016). Chất lượng không khí đã
được cải thiện rõ rệt ở một số thành phố lớn của Trung Quốc, nhất là Bắc Kinh.