-
Thông tin
-
Quiz
Thi cuối kỳ CNTT | Công nghệ phần mềm | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Thi cuối kỳ CNTT môn Công nghệ phần mềm của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Công nghệ phần mềm (Software Engineering) 28 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 386 tài liệu
Thi cuối kỳ CNTT | Công nghệ phần mềm | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Thi cuối kỳ CNTT môn Công nghệ phần mềm của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Công nghệ phần mềm (Software Engineering) 28 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 386 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|40651217
Thi cuối kỳ CNTT trong CĐS – CLO2
Thông tin thi: sinh viên được tham khảo tài liệu viết tay, Thời gian: 60 phút, Hình thức: Tự luận Nội dung thi: Trình bày được các khái niệm cơ bản về AI, Big Data, IoT, Cyber Security Chi tiết:
- Sinh viên trình bày được các khái niệm cơ bản về mạng máy tính, IoT, quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, dữ liệulớn, trí tuệ doanh nghiệp, phân tích dữ liệu, công nghệ web ngữ nghĩa, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo và xu hướng công nghệ chiến lược.
- Sinh viên nhận diện và mô tả được các công nghệ mới, dịch vụ mới, hoặc lợi ích của cá nhân và tổ chức đối với cáctrường hợp/tình huống chuyển đổi số liên quan các khái niệm cơ bản ở trên. Tóm tắt
*** Mạng máy tính: một hệ thống kết nối nhiều máy tính và các thiết bị khác nhau thông qua các thiết bị kết nối mạng và phương tiện truyền thông như cáp mạng, cáp quang, hoặc wifi để trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên và tương tác với nhau một cách dễ dàng.
- Thành phần: thiết bị kết nối mạng, môi trường truyền dẫn, thiết bị đầu cuối, giao thức truyền thông;
- Phân loại mạng theo khoảng cách địa lí: LAN, MAN, WAN
- Mô hình mạng: start, ring, bus, mesh
- Lợi ích: truyền tải và chia sẻ dữ liệu, chỉnh sửa, sao chép và xem các tập tin trên một thiết bị khác, các thiết bị có thể dùng chung tài nguyên, chia sẻ các tập tin.
*** IoT: một hệ thống mạng lưới tích hợp mọi thiết bị điện tử thông tin và công nghệ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền – tải dữ liệu giữa thiết bị và đám mây, cũng như giữa hai hoặc nhiều thiết bị. - Cấu trúc: thiết bị IoT, kết nối, dữ liệu, cơ sở hạ tầng, ứng dụng
- Các công nghệ sử dụng trong IoT: Điện toán biên, Điện toán đám mây, Máy học
- Lợi ích: cuộc sống (công việc nặng nhọc và nhàm chán), doanh nghiệp (TĂNG năng suất và hiệu quả, Quản lý thông minh và tự động, cải thiện dịch vụ khách hàng, tăng cường quy trình tự động hóa và quản lý thông minh, tăng cường quản lý tài sản).
- Quyền riêng tư và bảo mật IoT: các thiết bị IoT được kết nối thường yêu cầu người dùng nhập thông tin cá nhân (tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại và thậm chí cả tài khoản mạng xã hội),
- IoT trong tương lai: sẽ phát triển thông qua tích hợp mạnh mẽ, tiêu chuẩn hóa và tăng cường bảo mật, kết hợp với trí tuệ nhân tạo, ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành + phát triển công nghệ mạng (5G) => tạo ra một hệ sinh thái thông minh, linh hoạt và hiệu quả hơn trong việc giải quyết các thách thức của cuộc sống hàng ngày.
*** Quyền riêng tư dữ liệu: quyền tự xác định những thông tin nào về bạn có thể được truy cập, ai truy cập, truy cập khi nào và nhằm mục đích gì;
- Bốn quan tâm: chia sẻ với bên thứ ba 3, sử dụng như thế nào, cách thu thập và lưu trữ, quản lý như thế nào
- Nghịch lí về QRTDL: đề cập đến sự mâu thuẫn giữa mong muốn bảo vệ quyền riêng tư cá nhân và hành động thực tế của người dùng trong môi trường trực tuyến: người tiêu dùng thường tỏ ra lo ngại về quyền riêng tư của mình, họ vẫn thường xuyên chia sẻ thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội và chấp nhận các điều khoản dịch vụ mà không đọc kỹ, cũng như xem trọng QRTDL của mình nhưng lại khai thác, chia sẻ QRTDL của người khác.
- Phạt 10-20 triệu: Giả mạo, thông tin sai, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm.; Cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Miêu tả tỉ mỉ hoạt động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; d) Bịa đặt, gây hoang mang trong dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; Các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm không được sự đồng ý của chủ thể QSHTT hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ VN ko thể hiện hoặc thể hiện ko đúng chủ quyền;
*** Dữ liệu lớn: là các tập dữ liệu rất lớn và phức tạp, rất khó để quản lý, lưu trữ và phân tích bằng các công cụ xử lý dữ liệu truyền thống, được sử dụng phân tích và tìm hiểu thông tin.
- Đặc trưng của Big data: 3 yếu tố chính, được gọi là "3V": lượng dữ liệu lớn (volume), tốc độ xử lý nhanh (velocity) và tính đa dạng, linh hoạt (variety)
- Big Data được ứng dụng: Phát triển sản phẩm (phân loại các thuộc tính chính của sản phẩm/dịch vụ, mô hình hóa mối quan hệ giữa các thuộc tính này với thành công thương mại của các dịch vụ, từ đó xây dựng các mô hình dự đoán cho các sản phẩm/dịch vụ mới), Cải thiện trải nghiệm khách hàng (từ nguồn dữ liệu khổng lồ sẽ có được những thông tin quan trọng, giúp việc cá nhân hóa người dùng dễ dàng), AI Machine Learning (có thể dạy cho máy móc thay vì lập trình chúng như trước đây)
- Công nghệ hạ tầng hỗ trợ Big Data: hệ thống lưu trữ (đám mây) và máy chủ, phần mềm quản lý, phân tích dữ liệu và các ứng dụng dữ liệu lớn
- Cách thức Big Data hoạt động: Thu thập dữ liệu từ…, Xử lý dữ liệu (Làm sạch dữ liệu, Chuyển đổi dữ liệu, Tích hợp dữ liệu), Phân tích dữ liệu (bằng các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu tiên tiến như Hadoop MapReduce, Apache Spark, Apache Storm, v.v. nhằm trích xuất thông tin có giá trị từ dữ liệu, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt, cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh), Trực quan hóa dữ liệu (bằng các biểu đồ, hình ảnh và bản đồ để giúp người dùng dễ dàng hiểu và nắm bắt thông tin).
*** Trí tuệ doanh nghiệp: BI là tập các công nghệ và công cụ để chuyển đổi những dữ liệu thô thành những thông tin có nghĩa và có ích cho mục mục phân tích kinh doanh. Business Intelligence đề cập đến các kỹ năng, qui trình, công nghệ, ứng dụng được sử dụng để hỗ trợ ra quyết định;
- 3 thành phần chính của hệ thống BI: Data Warehouse (Kho dữ liệu: Chứa dữ liệu tổng hợp của doanh nghiệp), Data Mining (Khai phá dữ liệu_Các kỹ thuật dùng để khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức như phân loại, phân nhóm, Dự đoán, ..), Business Analyst (Phân tích kinh Doanh: Các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp).
- Lợi ích: Xác định được vị trí và sức cạnh tranh của DN; Phân tích hành vi khách hàng; Xác định mục đích và chiến lược Marketing; Dự đoán tương lai của doanh nghiệp; Xây dựng chiến lược kinh doanh; Giữ được khách hàng có giá trị và dự đoán khách hành tiềm năng;
- Đối tượng dùng BI: Ban quản trị, Người ra quyết định kinh doanh, Phân tích viên, Khách hàng
- Tại sao BI quan trọng: Doanh nghiệp nào cũng cần phải hiểu rõ mọi việc đang diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào; Giải pháp trí tuệ doanh nghiệp tốt sẽ nêu bật những thông tin hữu ích và kể câu chuyện rõ ràng; BI cung cấp thông tin chi tiết có giá trị giúp xây dựng các tổ chức hoạt động dựa trên dữ liệu.
- Quy trình BI: Thu thập dữ liệu, Chuẩn bị dữ liệu, Phân tích thông minh, Trực quan hóa dữ liệu, Chia sẻ và cộng tác
*** Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu là việc đúc rút ra những thông tin chi tiết có ý nghĩa dưới dạng các mẫu hình, mối quan hệ và xu hướng từ các tập hợp dữ liệu đa dạng;
- Phần mềm phân tích dữ liệu cho phép thu thập, dọn sạch, lưu trữ, phân tích và báo cáo dữ liệu ở bất kỳ quy mô cụ thể nào.
- Phân tích mô tả: tập trung vào việc mô tả và tóm tắt các dữ liệu hiện có thông qua các đặc điểm, xu hướng hay sự biến thiên của dữ liệu – nhưng không đưa ra dự đoán hoặc kết luận. Các thông số trả về có dạng bảng, biểu đồ, số liệu thống kê mô tả dựa trên các giá trị trung bình, phương sai, tần suất, và mức độ phân phối.
- Phân tích dự đoán: sử dụng các mô hình và thuật toán dự đoán, đo lường kết quả, sự kiện hoặc giá trị trong tương lai, phân tích dự đoán giúp xử lý dữ liệu dựa trên lịch sử và bản mẫu của data, tính phần trăm xác suất xảy ra của các sự kiện, nhà quản trị dễ dàng đưa ra các quyết định phù hợp với các kĩ thuật: hồi quy tuyến tính, hồi quy logistic, cây quyết định, mạng nơ-ron và máy học.
- Phân tích đề xuất: ứng dụng đa dạng các thuật toán nhằm đề xuất và tối ưu hóa quyết định, hành động trong tương lai. Chúng điều chỉnh các yếu tố và tham số trong quá trình phân tích, từ đó giúp người phân tích giải quyết vấn đề hiệu quả và đạt được mục tiêu trong kế hoạch. Các kỹ thuật tối ưu hóa, mô phỏng, và quyết định đa mục tiêu thường được ứng dụng trong phương pháp này.
- Vai trò phân tích dữ liệu: cung cấp các thông tin cần thiết giúp nhà quản trị hiểu, đánh giá và đưa ra quyết định chính xác dựa trên dữ liệu số trực quan, doanh nghiệp dễ dàng xác định được phương hướng, chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển lâu dài.
*** Công nghệ web ngữ nghĩa: Web Ngữ nghĩa là một phương thức mở rộng của World Wide Web, tập trung vào việc kết nối dữ liệu ở mức độ cơ bản hơn. Trong Web Ngữ nghĩa, dữ liệu không chỉ được lưu trữ trong các tài liệu riêng lẻ mà còn được liên kết với nhau thông qua các URL dữ liệu - Web 2.0:
Ứng dụng và dữ liệu không tương tác;
Đại diện cho sự phát triển của các ứng dụng web tương tác như LinkedIn, MySpace, Yelp và Gmail. Tuy nhiên, các hệ thống này không liên kết với nhau một cách tự động và không tương tác. Ví dụ, khi cập nhật thông tin cá nhân trên LinkedIn, Facebook không tự động cập nhật thông tin đó.
Điều tương tự xảy ra với các hệ thống trong các doanh nghiệp. Dữ liệu được lưu trữ trong các hệ thống riêng biệt và không liên kết với nhau một cách hiệu quả, gây ra vấn đề về nhập liệu trùng lặp và tốn kém về tài nguyên.
- Web 3.0:
Tập trung vào việc kết nối dữ liệu ở mức độ thấp hơn, để giải quyết các vấn đề của Web 2.0.
Web 3.0 cho phép kết nối các phần dữ liệu cụ thể với nhau. Ví dụ, thông tin về công việc trên LinkedIn có thể được chia sẻ và kết nối trực tiếp với Facebook, để Facebook có thể tự động cập nhật thông tin khi có cập nhật từ LinkedIn.
- Ưu: Tăng cường khả năng kết nối dữ liệu (cho phép kết nối dữ liệu ở mức độ chi tiết hơn, giúp người dùng và các hệ thống tìm kiếm, truy xuất và sử dụng thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng), Tự động hóa xử lý thông tin (máy tính có thể tự động xử lý và hiểu thông tin, giúp tối ưu hóa quá trình truy vấn và sử dụng dữ liệu), Tiết kiệm thời gian và công sức (việc kết nối dữ liệu tự động trong Web Ngữ nghĩa giảm thiểu việc nhập liệu lặp lại và giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người sử dụng), Tăng tính linh hoạt và mở rộng: Web Ngữ nghĩa cho phép mở rộng và mở cửa cho các ứng dụng và hệ thống khác nhau, tạo ra môi trường đa dạng và phong phú.
- Nhược: Đòi hỏi chuẩn hóa dữ liệu (quá trình xử lý và chuẩn hóa dữ liệu ban đầu, tăng thời gian và công sức đầu tư ban đầu), Bảo mật và quyền riêng tư (dữ liệu được kết nối và chia sẻ).
*** Thương mại điện tử: đề cập đến việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ bằng cách sử dụng internet và chuyển tiền và dữ liệu để thực hiện các giao dịch này.
- Các loại mô hình thương mại điện tử: Doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C), Doanh nghiệp tới doanh nghiệp
(B2B), Người tiêu dùng tới người tiêu dùng (C2C), Người tiêu dùng tới doanh nghiệp (C2B)
- Ba cách để tiến hành thương mại điện tử: Thương mại di động, Thương mại điện tử doanh nghiệp, Thương mại điện tử trên mạng xã hội
- Ưu điểm: Tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, Dễ dàng đặt mua sản phẩm, Phạm vi tiếp thị toàn cầu, Giảm chi phí vận hành
- Thách thức: Tương tác trực tiếp bị hạn chế; Khó khăn về kỹ thuật; Những mối lo về bảo mật dữ liệu; Vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng trên quy mô lớn
*** Trí tuệ nhân tạo: là một nhánh của khoa học máy tính nhằm mục đích chế tạo những cỗ máy có khả năng bắt chước trí thông minh của con người. Nó liên quan đến việc tạo ra các thuật toán cho phép máy tính học hỏi và đưa ra quyết định hoặc dự đoán dựa trên dữ liệu thay vì chỉ làm theo các hướng dẫn được lập trình rõ ràng.
- Machine Learning (ML), một tập hợp con của AI, liên quan đến các hệ thống có thể "học" từ dữ liệu. Các thuật toán này cải thiện hiệu suất của chúng khi số lượng bộ dữ liệu chúng học được tăng lên.
- Deep Learning, một tập hợp con khác của Machine Learning, sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo để đưa ra quyết định và dự đoán. Nó được thiết kế để bắt chước cách bộ não con người học hỏi và đưa ra quyết định.
- Natural Language Processing (NLP) là một khía cạnh quan trọng khác của AI, xử lý sự tương tác giữa máy tính và con người bằng ngôn ngữ tự nhiên. Ví dụ Chatbox
- Phân loại: Narrow AI, được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ ở phạm vi hẹp (chẳng hạn như nhận dạng khuôn mặt hoặc tìm kiếm trên Internet) và Artificial General Intelligence (AGI), là một hệ thống AI có khả năng nhận thức tổng quát của con người. Nó có thể làm tốt hơn con người ở những công việc có giá trị kinh tế nhất.
- Ứng dụng: Chatbot (như ChatGPT), Phân tích dữ liệu (Hệ thống AI có thể phát hiện các xu hướng, mô hình và sự không nhất quán hiệu quả hơn so với một máy tính thông thường hoặc con người; ví dụ quảng cáo được cá nhân hóa), Sản xuất và thiết kế (AI có thể học hỏi và khám phá những điều mới dựa trên thông tin được cung cấp nên nó có thể được sử dụng để tạo ra các vật liệu và phương thức sản xuất bền vững, tiết kiệm chi phí hơn cho doanh nghiệp); Sáng tạo nghệ thuật (các công cụ chuyển văn bản thành hình ảnh AI này nhận lời nhắc dựa trên văn bản và tạo ra tác phẩm nghệ thuật dựa trên yêu cầu)
- Lợi ích AI với doanh nghiệp: tích hợp các khả năng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đẩy mạnh quá trình đổi mới,..
- Tương lai: AI hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội và thách thức. AI sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, từ quản lý kho đến nhận diện khuôn mặt trong hệ thống an ninh. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động mà còn cải thiện an ninh và quản lý dữ liệu (19/12/2023). Tuy nhiên, cũng cần xem xét các vấn đề về đạo đức và bảo mật dữ liệu trong quá trình phát triển AI.
*** Xu hướng công nghệ chiến lược: là những xu hướng quan trọng mà các tổ chức cần chú ý và áp dụng để cải thiện hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh.
Các xu hướng CN chiến lược hiện nay: AI sáng tạo (Generative AI) và việc dân chủ hóa công nghệ này, 2. Điện toán lượng tử, 3. Các giải pháp công nghệ bền vững, 4. Tự động hóa quy trình, và nhiều lĩnh vực khác liên quan đến công nghệ khí hậu và sự phát triển của AI. Những xu hướng này không chỉ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp mà còn có tác động rộng rãi đến xã hội.
Câu hỏi LO2 tham khảo
Câu hỏi 1: So sánh mạng 4G và 5G. Mạng 4G và 5G mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, cho ví dụ minh hoạ. Tại sao mạng 5G không được dùng phổ biến. Trình bày năm cách chính mà các thiết bị có thể kết nối mạng không dây?
Hướng dẫn:
- So sánh mạng 4G và 5G (nêu điểm giống nhau và khác nhau qua định nghĩa, ưu nhược điểm,...);
- Nêu các ứng dụng của mạng 4G và 5G đối với doanh nghiệp, các lợi ích mà doanh nghiệp có được khi sử dụngmạng 4G và 5G. Cho ví dụ minh họa;
- Trình bày 5 cách kết nối mạng không dây: Wi-fi, WiMax, Long Term Evolution, WLAN, WWAN4G và 5G:
4G (LTE): Là một tiêu chuẩn mạng di động thế hệ thứ tư, mang lại tốc độ truyền dữ liệu nhanh và khả năng hỗ trợ các dịch vụ truyền hình và video cao cấp. 5G: Là thế hệ mạng di động tiếp theo, có khả năng cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cực kỳ cao, độ trễ thấp và hỗ trợ số lượng kết nối đồng thời lớn.
Ưu Nhược Điểm:
4G: Ưu: Tốc độ truyền dữ liệu nhanh, phổ biến và ổn định; Nhược: Khả năng hỗ trợ số lượng kết nối đồng thời có hạn; 5G: Ưu: Tốc độ truyền dữ liệu cực kỳ nhanh, độ trễ thấp, khả năng hỗ trợ số lượng kết nối đồng thời lớn; Nhược: Hạ tầng đòi hỏi đầu tư lớn, và phủ sóng chưa đồng đều.
Ứng Dụng và Lợi Ích Cho Doanh Nghiệp:
4G: Ứng Dụng: Truyền dữ liệu nhanh, hỗ trợ video và hội nghị trực tuyến; Lợi ích: Tăng cường giao tiếp và truyền thông trong doanh nghiệp, hỗ trợ công việc từ xa.
5G: Ứng Dụng: Internet of Things (IoT), truyền video 4K/8K, thực tế ảo, thực tế ảo mở rộng (XR); Lợi ích: Tăng cường trải nghiệm người dùng, hỗ trợ ứng dụng và dịch vụ mới như tự động hóa công nghiệp và xe tự lái.
Tại Sao Mạng 5G Không Được Dùng Phổ Biến:
Hạ Tầng Phức Tạp: Xây dựng hạ tầng 5G đòi hỏi đầu tư lớn và thời gian triển khai; Phủ Sóng Hạn Chế: Mạng 5G vẫn chưa phủ rộng rãi và đồng đều, đặc biệt là ở các vùng nông thôn hay địa hình khó khăn.
Năm cách kết nối mạng không dây:
Wi-Fi (Wireless Fidelity): Sử dụng sóng radio để kết nối các thiết bị với mạng và internet.
WiMax (Worldwide Interoperability for Microwave Access): Sự phát triển của Wi-Fi, cung cấp phủ sóng rộng lớn và tốc độ truyền dữ liệu nhanh.
Long Term Evolution (LTE): Một tiêu chuẩn 4G sử dụng cho mạng di động diện rộng. WLAN (Wireless Local Area Network): Mạng không dây trong một khu vực cục bộ, thường sử dụng trong các doanh nghiệp hoặc khu dân cư.
WLAN là mạng cục bộ không dây liên kết hai hoặc nhiều thiết bị trong một khoảng cách ngắn, thường là trong một tòa nhà hoặc khuôn viên. Nó sử dụng phương pháp phân phối không dây để cung cấp kết nối thông qua một điểm truy cập để truy cập Internet. Mạng WLAN thường được sử dụng như một phần mở rộng không dây của mạng có dây, với IEEE 802.11 (WiFi) là tiêu chuẩn đã được thiết lập. với tốc độ truyền 54+Mbps, có băng thông lớn, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và chi phí triển khai thấp. được triển khai trong phạm vi hẹp: nội bộ công ty, doanh nghiệp, trường học hay phòng thí nghiệm….
WWAN hay còn gọi là mạng tế bào. Sử dụng các công nghệ như GSM, GPRS,UMTS,CDMA2000… tốc độ 10- 384Mbps, tầm phủ sóng xa, ứng dụng trong PDAs, Mobile phone; phạm vi rộng như giữa các thành phố, hay giữa các quốc gia trong khu vực, hoặc toàn thế giới.
Câu hỏi 2: IOT là gì? Hiện nay điều gì đang thúc đẩy sự phát triển của IoT? Mối quan tâm chính của các tổ chức doanh nghiệp về IoT là gì? IoT tác động đến cách bạn sống và làm việc ở hiện tại và tương lai như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
Hướng dẫn:
- Trình bày về IoT, các nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của IoT?
- Mô tả các mối quan tâm chủ yếu của các doanh nghiệp về IoT?
- Các tác động của IoT đến cách sống và làm việc, cho ví dụ minh họa.
IoT là gì? Viết tắt của Internet of Things_Internet của mọi vật; Đây là một hệ thống các thiết bị và đối tượng có khả năng kết nối với internet để truyền thông tin và tương tác với nhau. Các thiết bị IoT có thể là các cảm biến, bộ điều khiển, thiết bị gia đình thông minh, xe ô tô, hoặc bất kỳ vật thể nào khác có khả năng kết nối mạng.
Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của IoT:
Điểm nổi bật của IoT là tính kết nối và khả năng tương tác giữa các thiết bị, cho phép chúng tự động hoạt động, đưa ra quyết định hoặc kích hoạt hành động dựa trên dữ liệu thu thập được. IoT có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nhà thông minh, y tế, nông nghiệp, sản xuất, và quản lý năng lượng.
Kết nối liên tục: Các cải tiến trong kết nối mạng, đặc biệt là mạng 5G, giúp tăng cường khả năng kết nối của các thiết bị IoT. Các thiết bị IoT luôn kết nối với nhau và với internet, cho phép giao tiếp và trao đổi dữ liệu theo thời gian thực.
Giá trị dữ liệu: Khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu từ các thiết bị giúp cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học: Công nghệ này giúp xử lý dữ liệu từ IoT để đưa ra dự đoán, đánh giá và quyết định tự động.
Đa dạng thiết bị: IoT bao gồm nhiều loại thiết bị khác nhau, từ các thiết bị thông minh trong nhà đến các hệ thống công nghiệp, tất cả đều có khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu.
Mối quan tâm chính của các tổ chức doanh nghiệp về IoT là gì?
Tự động hóa các quy trình, Giảm chi phí lao động, Giảm lãng phí, Cải thiện việc cung cấp dịch vụ, Minh bạch trong các giao dịch của khách hàng.
IoT tác động đến cách bạn sống và làm việc ở hiện tại và tương lai như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
IoT tác động đến cuộc sống hàng ngày như thế nào?
- Ngôi nhà thông minh: Bạn có thể điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, hệ thống an ninh, thậm chí cả các thiết bị gia dụng thông qua điện thoại thông minh. Điều này giúp bạn tiết kiệm năng lượng, tăng cường sự tiện nghi và đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.
- Sức khỏe cá nhân: Các thiết bị đeo tay thông minh theo dõi nhịp tim, huyết áp, chất lượng giấc ngủ giúp bạn quản lý sức khỏe tốt hơn. Một số thiết bị còn có thể cảnh báo sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- Giao thông thông minh: Hệ thống giao thông thông minh sử dụng IoT để giảm thiểu tắc nghẽn, tối ưu hóa tuyến đường và tăng cường an toàn cho người tham gia giao thông.
- Nông nghiệp thông minh: Cảm biến IoT giúp theo dõi độ ẩm, nhiệt độ, chất lượng đất để tối ưu hóa quá trình tưới tiêu, bón phân, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.
IoT tác động đến công việc như thế nào?
- Tự động hóa: IoT giúp tự động hóa nhiều quy trình sản xuất, giảm thiểu lỗi và tăng năng suất.
- Quản lý chuỗi cung ứng: IoT cho phép các doanh nghiệp theo dõi hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng, giúp giảm thiểu lãng phí và tăng tính minh bạch.
- Dịch vụ khách hàng: IoT cung cấp các dịch vụ khách hàng cá nhân hóa hơn, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng.
- Bảo trì dự đoán: IoT giúp dự đoán và ngăn chặn các sự cố máy móc, giảm thời gian ngừng hoạt động và chi phí bảo trì.
Trong tương lai, IoT sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, mang lại nhiều lợi ích hơn cho cuộc sống và công việc:
- Thành phố thông minh: Các thành phố sẽ trở nên thông minh hơn với hệ thống giao thông, năng lượng, quản lý rác thải được điều khiển bởi IoT.
- Y tế cá nhân hóa: IoT sẽ giúp tạo ra các kế hoạch điều trị cá nhân hóa, tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Xe tự lái: IoT sẽ là nền tảng cho sự phát triển của xe tự lái, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông và tăng cường sự tiện lợi cho người dùng.
Ví dụ minh họa:
- Nhà thông minh: Bạn có thể ra lệnh cho trợ lý ảo bật điều hòa khi bạn về nhà, hoặc tự động đóng rèm cửa khi trời quá nắng.
- Sản xuất: Các nhà máy thông minh sử dụng IoT để theo dõi tình trạng máy móc, dự đoán khi nào cần bảo trì, giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tăng năng suất.
- Nông nghiệp: Nông dân có thể sử dụng cảm biến IoT để theo dõi độ ẩm của đất, điều chỉnh hệ thống tưới tiêu tự động, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.
Câu hỏi 3: Hãy cho biết các công nghệ mạng di động phổ biến hiện nay? Trình bày chi tiết cho các công nghệ này? Cho ví dụ minh họa một trong các công nghệ đó.
Hướng dẫn:
- Trình bày về công nghệ mạng di động là gì?
- Mô tả vắn tắt 03 công nghệ phổ biến
- Cho một ví dụ mà 1 trong các công nghệ trên sử dụng trong thực tế
Công nghệ di động: là một loại công nghệ trong đó người dùng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các tác vụ liên quan đến liên lạc. Nó được sử dụng để gửi dữ liệu từ hệ thống này sang hệ thống khác
Các công nghệ mạng di động phổ biến hiện nay
5G là thế hệ mạng di động mới nhất, có tốc độ truyền dữ liệu rất cao và độ trễ thấp. Nó sử dụng dải tần số từ dưới 6 GHz đến mmWave (trên 24 GHz), mang lại băng thông rộng và khả năng kết nối hàng triệu thiết bị đồng thời. Ví dụ: Ứng dụng 5G trong các thành phố thông minh, nơi cảm biến và thiết bị IoT có thể truyền dữ liệu với độ trễ thấp để quản lý giao thông, năng lượng và an ninh.
Wi-Fi 6 là tiêu chuẩn Wi-Fi mới nhất, mang lại tốc độ cao và khả năng kết nối nhiều thiết bị đồng thời. Nó hoạt động ở băng tần 2 GHz và 5 GHz, giúp giảm độ trễ và tăng cường hiệu suất mạng. Ví dụ: Trong môi trường công nghiệp hoặc văn phòng, Wi-Fi 6 có thể hỗ trợ việc kết nối đồng thời nhiều thiết bị thông minh và máy tính di động mà không làm giảm tốc độ truyền dữ liệu.
Công nghệ QR Code: cửa hàng có thể sử dụng mã QR để quảng cáo sản phẩm. Khách hàng có thể quét mã QR để truy cập trang web chứa thông tin chi tiết về sản phẩm, đánh giá từ người dùng khác, hoặc thậm chí thực hiện mua sắm trực tuyến ngay tại cửa hàng.
Câu hỏi 4: Hãy trình bày sự hiểu biết của anh/chị về bốn mối quan tâm chính về quyền riêng tư dữ liệu?
Hướng dẫn: Nêu được các mối quan tâm và diễn giải; Cho ví dụ minh họa
Chia sẻ với bên thứ ba: người dùng ứng dụng có thể quyết định cách thức và thời điểm mà dữ liệu của họ được chia sẻ cho bên thứ ba, số lượng dữ liệu và đối tác mà người dùng muốn chia sẻ dữ liệu
Cách thu thập và lưu trữ: phải được người dùng đồng ý, thông báo cho người dùng biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập;
Sử dụng như thế nào: thông báo cho người dùng việc sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận;
Quản lý như thế nào: thông báo cho người dùng biết các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ;
Câu hỏi 5: Hiện tượng người dùng lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu nhưng hành vi của họ lại trái ngược với những lo ngại này đang xảy ra phổ biến. Hãy trình bày hiểu biết của anh chị về vấn đề này và nêu cách giải quyết vấn đề.
Hướng dẫn:
- Trình bày, diễn giải được hiện tượng; Cho ví dụ minh họa.
- Nêu quan điểm của bản thân.
QRTDL đề cập đến sự mâu thuẫn giữa mong muốn bảo vệ quyền riêng tư cá nhân và hành động thực tế của người dùng trong môi trường trực tuyến: người tiêu dùng thường tỏ ra lo ngại về quyền riêng tư của mình, họ vẫn thường xuyên chia sẻ thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội và chấp nhận các điều khoản dịch vụ mà không đọc kỹ, cũng như xem trọng QRTDL của mình nhưng lại khai thác, chia sẻ QRTDL của người khác.
Diễn giải hiện tượng:
Thiếu nhận thức: Một số người dùng không hiểu rõ về quyền riêng tư dữ liệu và các rủi ro liên quan. Họ có thể không biết rằng việc chia sẻ thông tin cá nhân có thể dẫn đến việc bị theo dõi, lạm dụng hoặc mất kiểm soát về dữ liệu của mình.
Tiện lợi và lợi ích: Một số dịch vụ trực tuyến yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân để sử dụng. Người dùng có thể chấp nhận chia sẻ thông tin cá nhân để truy cập vào các dịch vụ tiện ích như mạng xã hội, ứng dụng di động, hoặc mua hàng trực tuyến. Sự tiện lợi và lợi ích này có thể khiến họ chấp nhận rủi ro về quyền riêng tư dữ liệu.
Thiếu sự lựa chọn: Một số dịch vụ trực tuyến không cung cấp tùy chọn cho người dùng từ chối chia sẻ thông tin cá nhân. Điều này khiến người dùng cảm thấy bị ép buộc và không có quyền kiểm soát dữ liệu của mình.
Để giải quyết vấn đề này, có thể thực hiện các biện pháp sau:
Tăng cường nhận thức: Cung cấp thông tin và giáo dục cho người dùng về quyền riêng tư dữ liệu, các rủi ro liên quan và cách bảo vệ thông tin cá nhân. Điều này có thể giúp người dùng hiểu rõ hơn về quyền riêng tư và hành vi an toàn trực tuyến.
Cung cấp lựa chọn: Các dịch vụ trực tuyến nên cung cấp tùy chọn cho người dùng từ chối chia sẻ thông tin cá nhân hoặc chỉ chia sẻ những thông tin cần thiết. Điều này giúp người dùng có quyền kiểm soát dữ liệu của mình và tăng cường lòng tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến.
Tăng cường quy định: Các quy định và luật pháp liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu cần được tăng cường và thực thi một cách nghiêm ngặt. Điều này đảm bảo rằng các tổ chức và công ty phải tuân thủ các quy tắc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Quan điểm cá nhân về vấn đề này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên, tôi cho rằng quyền riêng tư dữ liệu là quyền cơ bản của mỗi người và cần được tôn trọng và bảo vệ. Người dùng nên có quyền kiểm soát thông tin cá nhân của mình và được cung cấp đủ thông tin để đưa ra
Câu hỏi 6: Hãy cho biết các mục tiêu tấn công mạng phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay là gì? Trình bày vắn tắt các mục tiêu tấn công mạng này?
Hướng dẫn:
- Trình bày về 07 loại mục tiêu tấn công mạng (Mật khẩu yếu, Cơ sở hạ tầng,…)?
- Trình bày những ý chính của các mục tiêu tấn công này như cách thức, phân loại,…
Mật khẩu yếu: Tấn công nhằm vào mật khẩu yếu hoặc dễ đoán để xâm nhập vào hệ thống, tài khoản cá nhân, hoặc dịch vụ trực tuyến. Cách thức: Sử dụng kỹ thuật như tấn công từ điển, tấn công Brute Force để đoán mật khẩu.
Cơ sở Hạ tầng: Mục tiêu là làm gián đoạn hoặc phá hủy cơ sở hạ tầng mạng, bao gồm máy chủ, router, và dịch vụ quan trọng. Cách thức: Tấn công DDoS để làm quá tải mạng và làm cho dịch vụ trở nên không khả dụng.
Phần mềm Malware: Sử dụng phần mềm độc hại để xâm nhập hệ thống, lấy dữ liệu, hoặc kiểm soát máy tính mà không được sự cho phép. Cách thức: Phát tán qua email, trang web độc hại, hay tận dụng lỗ hổng phần mềm.
Tấn công Phishing: Lừa đảo người dùng để lấy thông tin cá nhân, mật khẩu, hoặc thông tin tài khoản bằng cách giả mạo các trang web hoặc thông điệp. Cách thức: Gửi email, tin nhắn, hoặc tạo trang web giả mạo để lừa dối người dùng.
Tấn công Zero-day: Tận dụng lỗ hổng phần mềm mà nhà phát triển chưa biết để xâm nhập vào hệ thống. Cách thức: Phát tán malware hoặc thực hiện tấn công khi lỗ hổng vẫn chưa có bản vá.
Tấn công Insider: Mục tiêu là nhân viên nội bộ hoặc người có quyền truy cập vào hệ thống để lấy thông tin hoặc gây thiệt hại. Cách thức: Lợi dụng sự tin tưởng hoặc bất kỳ quyền lợi nào của nhân viên.
Tấn công Ransomware: Mục tiêu là mã hóa dữ liệu của nạn nhân và yêu cầu một khoản tiền chuộc để giải mã. Cách thức: Phát tán qua email, trang web độc hại, hay tận dụng lỗ hổng phần mềm. Những Cơ Bản về Mục Tiêu Tấn Công:
Câu hỏi 7: Hãy trình bày hiểu biết của bạn về trojan là gì và giải thích tại sao nó nguy hiểm?
Hướng dẫn: Cách hoạt động, gây hại, lây lan.
Là một loại phần mềm độc hại được giấu kín trong một phần mềm hoặc tập tin khác, thường là một phần mềm giả mạo hoặc vô hại. Mục tiêu của Trojan là lừa người dùng tải và chạy nó, sau đó tấn công máy tính của họ mà họ không hề hay biết.
Trojan có thể tiến hành các hoạt động như:
Gian lận thông tin: Săn lùng thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu, và dữ liệu quan trọng khác.
Phá hoại dữ liệu: Xóa, thay đổi hoặc mã hóa dữ liệu quan trọng trên máy tính của bạn.
Thực hiện tấn công từ chối dịch vụ (DDoS): Sử dụng máy tính bị nhiễm Trojan để tham gia vào các cuộc tấn công DDoS, khiến dịch vụ trở nên không hoạt động.
Mở cửa sau để tấn công khác: Mở cửa hậu cho kẻ tấn công từ xa truy cập vào máy tính và thực hiện các hoạt động độc hại khác.
Các dấu hiệu lây lan Trojan:
Tăng cường hoạt động đĩa cứng và CPU: Máy tính hoạt động chậm hơn và đèn đĩa cứng thường sáng liên tục mà không có lý do rõ ràng.
Chương trình hoạt động không mong muốn: Các chương trình hoặc cửa sổ mới xuất hiện mà bạn không khởi chạy.
Lỗi hệ thống thường xuyên: Máy tính xuất hiện nhiều lỗi không thường xuyên khi bạn làm việc trên nó.
Khả năng thực hiện các thao tác trái phép: Các tệp hoặc thư mục có thể bị xóa, thay đổi hoặc di chuyển mà không có sự cho phép của bạn.
Chuyển hướng trình duyệt và quảng cáo tự động: Trình duyệt của bạn chuyển hướng đến các trang web không mong muốn hoặc hiển thị quảng cáo không được yêu cầu.
Thay đổi thiết lập máy tính: Thiết lập máy tính như trang chủ trình duyệt, trang tìm kiếm mặc định hoặc tường lửa có thể bị thay đổi mà bạn không làm.
Mất kiểm soát về bảo mật: Bạn không thể truy cập vào các trang web bảo mật hoặc tài khoản trực tuyến của bạn.
Giao dịch tài chính không được xác nhận: Nếu bạn thấy các giao dịch tài chính không được thực hiện bởi bạn nhưng xuất hiện trong tài khoản của bạn, đó có thể là dấu hiệu của Trojan.
Để bảo vệ chống lại Trojan, bạn cần duy trì phần mềm diệt virus và phần mềm bảo mật cập nhật, tránh tải và chạy các tập tin không rõ nguồn gốc, và luôn cẩn trọng khi mở các liên kết hoặc tệp tải về từ Internet Câu hỏi 8: Những rủi ro do giả mạo dữ liệu là gì?
Hướng dẫn:
- Tầm quan trọng của dữ liệu
- Ảnh hưởng của dữ liệu trong xây dựng các mô hình dự đoán ra quyết định
Dữ liệu cá nhân là có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nếu dữ liệu bị đánh cắp có thể gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng, nguy cơ bị tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại tình dục..., gây hậu quả cả về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân
Dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ lập kế hoạch và ra quyết định đến quản lý hoạt động và đánh giá hiệu quả. Vai trò ảnh hưởng:
Hiểu biết khách hàng: Dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm, dịch vụ và chiến lược marketing phù hợp.
Cải thiện hiệu quả hoạt động: Giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý hiệu suất các hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu lãng phí.
Ra quyết định sáng suốt: Dữ liệu cung cấp cơ sở cho các quyết định chiến lược, từ lựa chọn nhà cung cấp đến đầu tư vào dự án mới.
Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới: Nó hỗ trợ phát triển, pr sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng thị phần và tăng doanh thu.
Tăng cường khả năng cạnh tranh: Sử dụng dữ liệu hiệu quả giúp doanh nghiệp củng cố vị thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh.
Nâng cao năng suất lao động: Dữ liệu hỗ trợ tự động hóa quy trình và nâng cao năng suất lao động, giúp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.
Bảo vệ uy tín thương hiệu: Dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý uy tín thương hiệu và giải quyết các vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội.
Từ đó cho thấy rủi ro khi giả mạo dữ liệu:
Mất độ tin cậy: Khi dữ liệu bị giả mạo, người dùng không thể tin tưởng vào tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin đó. Điều này có thể dẫn đến sự mất niềm tin và ảnh hưởng đến quyết định và hành động của người dùng.
Thiệt hại tài chính: Giả mạo dữ liệu có thể dẫn đến thiệt hại tài chính cho cá nhân hoặc tổ chức. Ví dụ, thông tin tài khoản ngân hàng bị giả mạo có thể được sử dụng để truy cập vào tài khoản và rút tiền trái phép.
Lừa đảo và gian lận: Giả mạo dữ liệu có thể được sử dụng để thực hiện các hình thức lừa đảo và gian lận. Ví dụ, thông tin giả mạo có thể được sử dụng để lừa đảo người dùng đăng nhập vào các trang web giả mạo hoặc để gian lận trong giao dịch thương mại.
Rủi ro an ninh: Giả mạo dữ liệu có thể tạo ra rủi ro an ninh cho cá nhân và tổ chức. Ví dụ, thông tin giả mạo có thể được sử dụng để truy cập vào hệ thống và dữ liệu nhạy cảm, gây hại đến quyền riêng tư và an ninh thông tin.
Ảnh hưởng đến danh tiếng: Khi dữ liệu bị giả mạo và thông tin sai lệch được phổ biến, điều này có thể gây ảnh hưởng đến danh tiếng của cá nhân, tổ chức hoặc thương hiệu. Việc mất đi lòng tin từ khách hàng và đối tác có thể gây thiệt hại lớn đến sự phát triển và thành công của một tổ chức.
Câu hỏi 9: Hãy trình bày hiểu biết của anh/chị về các giai đoạn của việc ra quyết định. Cho ví dụ minh họa cho mỗi giai đoạn.
Hướng dẫn:
- Trình bày, diễn giải được các bước; Cho ví dụ minh họa.
- Nêu quan điểm, bài học của bản thân.
Ra quyết định là quá trình bao gồm nhiều bước liên quan đến việc xác định vấn đề; hình thành, lựa chọn phương án thông qua và văn bản hóa quyết định.
Nhận diện vấn đề: Giai đoạn này là khi bạn nhận ra có một vấn đề cần phải giải quyết hoặc một quyết định cần được đưa ra.Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn tài chính, việc nhận diện vấn đề có thể bắt nguồn từ sự giảm doanh số bán hàng.
Thu thập thông tin: Bạn cần tìm hiểu và thu thập đủ thông tin để hiểu rõ vấn đề và các lựa chọn có sẵn.Ví dụ: Nếu muốn giải quyết vấn đề tài chính, bạn có thể thu thập dữ liệu về chi phí, doanh số bán hàng và các yếu tố khác ảnh hưởng.
Xác định các lựa chọn: Dựa trên thông tin thu thập được, xác định các lựa chọn khả thi để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định.Ví dụ: Lựa chọn có thể là cắt giảm chi phí, tăng cường tiếp thị, hoặc mở rộng sản phẩm/dịch vụ.So sánh và đánh giá:
So sánh các lựa chọn dựa trên tiêu chí như hiệu quả, chi phí, và khả năng thực hiện. Ví dụ: So sánh chi phí và lợi ích dự kiến của việc cắt giảm chi phí so với việc mở rộng sản phẩm.Ra quyết định:Dựa trên việc so sánh và đánh giá, chọn ra quyết định tốt nhất phản ánh mục tiêu và giải pháp tốt nhất cho vấn đề.Ví dụ: Quyết định cắt giảm chi phí để ổn định tình hình tài chính ngắn hạn.
Thực hiện và đánh giá kết quả: Thực hiện quyết định và theo dõi kết quả để đảm bảo rằng nó đạt được mục tiêu dự kiến. Ví dụ: Theo dõi cách chi phí giảm bớt và tác động của nó đối với doanh số bán hàng.
Quan điểm bài học: Việc quyết định là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự linh hoạt. Từ mỗi quyết định, ta có thể học được cách tối ưu hóa lựa chọn và làm thế nào để đối mặt với những thách thức trong tương lai. Đồng thời, việc học từ kết quả, cả thành công và thất bại, là chìa khóa để ngày càng hoàn thiện quá trình ra quyết định của chúng ta.
Câu hỏi 10: Trong việc ra quyết định dựa trên dữ liệu bằng phân tích dữ liệu, có ba cấp độ phân tích dữ liệu khác nhau về độ phức tạp và giá trị gia tăng. Hãy trình bày về ba cấp độ này và ý nghĩa vận dụng trong cuộc sống.
Hướng dẫn:
- Trình bày, diễn giải được ba cấp độ.
- Cho ví dụ minh họa (xuyên suốt quá trình).
- Nêu quan điểm của bản thân.
Cấp Độ Cơ Bản (Descriptive Analytics): Phân tích dữ liệu ở cấp độ này tập trung vào việc mô tả và hiểu về dữ liệu. Đây là bước đầu tiên để định rõ tình hình và xu hướng từ dữ liệu có sẵn. Điều này giúp ta hiểu rõ về tình hình hiện tại, giúp quản lý và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu hiện có. Ví dụ: Nếu bạn quản lý một cửa hàng bán lẻ, phân tích dữ liệu cơ bản có thể là việc xem xét doanh số bán hàng hàng ngày để hiểu cơ bản về lượng sản phẩm bán được.
Cấp Độ Diễn Giải (Diagnostic Analytics): Phân tích ở cấp độ này tập trung vào việc giải thích tại sao một sự kiện xảy ra. Nógiúp xác định nguyên nhân đằng sau các xu hướng và biến động trong dữ liệu. Giúp ta khám phá nguyên nhân sau sự kiện, giúp chúng ta học hỏi từ quá khứ để tối ưu hóa quyết định trong tương lai. Ví dụ: Nếu doanh số bán hàng giảm, phân tích diễn giải có thể là việc xác định liệu giảm này có thể liên quan đến chiến lược tiếp thị hay sản phẩm nào đó không phát triển như dựkiến.
Cấp Độ Dự Đoán (Predictive Analytics): Phân tích ở cấp độ này sử dụng dữ liệu để dự đoán sự kiện tương lai. Điều này giúp đưa ra quyết định dựa trên những gì có thể xảy ra. Cung cấp công cụ dự báo cho quyết định tương lai, giúp ta chuẩn bị và ứng phó với những thay đổi. Ví dụ: Sử dụng dữ liệu bán hàng và tiếp thị trước đó để dự đoán doanh số bán hàng trong tương lai, giúp bạn chuẩn bị và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Quan Điểm: Sự tiến triển qua ba cấp độ này đặt ra một quy trình tự nhiên của học hỏi và phát triển. Việc sử dụng dữ liệu không chỉ là để hiểu quá khứ mà còn để dự đoán và tạo ra tương lai tốt hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là đối với mỗi cấp độ, phải đặt câu hỏi đúng để đảm bảo quyết định dựa trên dữ liệu là có ý nghĩa và giá trị.
Câu hỏi 11: Trình bày hiểu biết của bạn về sự khác biệt giữa Business Intelligence (BI) truyền thống và BI hiện đại.
Hướng dẫn:
- Ứng dụng công nghệ vào dữ liệu lớn trong BI hiện đại
- Xây dựng và áp dụng các mô hình hỗ trợ kinh doanh.
BI dùng để chỉ quá trình sử dụng công nghệ, phần mềm nhằm phân tích, thông báo và cung cấp thông tin đến nhà quản lý doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp vạch định phương hướng, chiến lược cũng như kế hoạch phát triển kinh doanh mang đến hiệu quả tốt nhất.
BI được sử dụng nhằm thu thập mọi thông tin từ bên trong nội bộ doanh nghiệp cũng như các thông tin từ bên ngoài. Công cụ này luôn trong trạng thái sẵn sàng phân tích các thông tin vừa thu thập được. Sau đó phát triển chúng thành các bảng báo cáo, hình ảnh hóa dữ liệu, bảng điều khiển, nhằm cung cấp đến nhà quản lý hay người dùng các quyết sách điều chỉnh chiến lược và đường lối kinh doanh của doanh nghiệp
Kinh doanh thông minh mang đến nhiều lợi ích dành cho các doanh nghiệp. Trong đó lợi ích to lớn nhất là giúp cải thiện và thúc đẩy nhà điều hành doanh nghiệp đưa ra các quyết sách tối ưu. Các quyết định mang tính chiến lược này giúp tối ưu quy trình kinh doanh, thu được lợi nhuận cao, cải thiện doanh thu, tạo đòn bẩy cho quá trình kinh doanh. Hệ thống BI giúp các doanh nghiệp xác định được xu hướng và nhu cầu của thị trường. Mang đến tầm nhìn và các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm, sửa đổi, nhằm hoàn thiện cấu trúc và phát triển lớn mạnh. Cụ thể:
BI truyền thống
BI truyền thống hoạt động theo hình thức kiểm soát. Có nghĩa khi các doanh nghiệp ứng dụng BI vào việc kiểm soát dữ liệu, nhà quản lý có thể kiểm soát chất lượng của kết quả.
Đối với BI truyền thống doanh nghiệp cần có bộ phận công nghệ thông tin hùng hậu và có năng lực chuyên môn. Điều này sẽ đảm bảo các dữ liệu được thu thập, lưu trữ và bảo mật đúng cách. Bộ phận CNTT có thể xây dựng hệ thống báo cáo và mang đến các thông tin hữu ích cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
BI hiện đại
Kinh doanh thông minh thời đại 4.0 mang đến nhiều lợi ích dành cho các doanh nghiệp. Các công cụ BI hiện đại thu hút đông đảo người dùng nhờ tính đơn giản và khả năng tự động hóa mà không cần hoặc ít phụ thuộc vào sự điều hành của con người. BI tự động mang đến những bước tiến mới cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, thu thập dữ liệu. Thông tin có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau một cách chi tiết và đầy đủ. BI hiện đại mang đến công cụ trực quan, ứng dụng AI giúp doanh nghiệp khám phá kho dữ liệu khổng lồ và đa dạng.
Câu hỏi 12: Trình bày các đặc tính của dữ liệu lớn (Big data), nêu những thách thức thu thập, quản lý và lưu trữ dữ liệu lớn.
Hướng dẫn: 1. Đặc điểm 4V của dữ liệu lớn (Volume, Variety, Velocity, Veracity)
Dữ liệu lớn là những nguồn thông tin có đặc điểm chung khối lượng lớn, tốc độ nhanh và dữ liệu định dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó muốn khai thác được đòi hỏi phải có hình thức xử lý mới để đưa ra quyết định, khám phá và tối ưu hóa quy trình
- Khối lượng dữ liệu (Volume): Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của dữ liệu lớn, khối lượng dữ liệu rất lớn. Kích cỡ của Big data đang từng ngày tăng lên, và tính đến năm 2012 thì nó có thể nằm trong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024 terabyte) chỉ cho một tập hợp dữ liệu. Dữ liệu truyền thống có thể lưu trữ trên các thiết bị đĩa mềm, đĩa cứng. Nhưng với dữ liệu lớn chúng ta sẽ sử dụng công nghệ “đám mây” mới đáp ứng khả năng lưu trữ được dữ liệu lớn.
- Đa dạng (Variety) Đối với dữ liệu truyền thống chúng ta hay nói đến dữ liệu có cấu trúc, thì ngày nay hơn 80% dữ liệu được sinh ra là phi cấu trúc (tài liệu, blog, hình ảnh, vi deo, bài hát, dữ liệu từ thiết bị cảm biến vật lý, thiết bị chăm sóc sức khỏe…). Big data cho phép liên kết và phân tích nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Ví dụ, với các bình luận của một nhóm người dùng nào đó trên Facebook với thông tin video được chia sẻ từ Youtube và Twitter.
- Tốc độ (Velocity) Tốc độ có thể hiểu theo 2 khía cạnh: (a) Khối lượng dữ liệu gia tăng rất nhanh (mỗi giây có tới 72.9 triệu các yêu cầu truy cập tìm kiếm trên web bán hàng của Amazon); (b) Xử lý dữ liệu nhanh ở mức thời gian thực (real-time), có nghĩa dữ liệu được xử lý ngay tức thời ngay sau khi chúng phát sinh (tính đến bằng mili giây). Các ứng dụng phổ biến trên lĩnh vực Internet, Tài chính, Ngân hàng, Hàng không, Quân sự, Y tế – Sức khỏe như hiện nay phần lớn dữ liệu lớn được xử lý real-time. Công nghệ xử lý dữ liệu lớn ngày nay đã cho phép chúng ta xử lý tức thì trước khi chúng được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu.
- Độ tin cậy/chính xác (Veracity) Một trong những tính chất phức tạp nhất của Dữ liệu lớn là độ tin cậy/chính xác của dữ liệu. Với xu hướng phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) và mạng xã hội (Social Network) ngày nay và sự gia tăng mạnh mẽ tính tương tác và chia sẻ của người dùng Mobile làm cho bức tranh xác định về độ tin cậy & chính xác của dữ liệu ngày một khó khăn hơn. Bài toán phân tích và loại bỏ dữ liệu thiếu chính xác và nhiễu đang là tính chất quan trọng của Big data.
Câu hỏi 13: Hãy trình bày sự hiểu biết của anh/chị về công nghệ web 1.0,web 2.0 và web 3.0. Những thế hệ của công nghệ web này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống, đặc biệt là trong kinh doanh?
Hướng dẫn:
- Trình bày điểm chính yếu quan trọng của từng phiên bản.
- So sánh chúng với nhau.
- Nêu quan điểm của bản thân về ảnh hưởng của chúng đến quá trình kinh doanh.
Công Nghệ Web 1.0:
Điểm Chính: Web 1.0 là giai đoạn đầu của internet, nơi thông tin được trình bày một chiều từ các trang web tĩnh. Người dùng chỉ có thể xem thông tin mà không thể tương tác nhiều. Ảnh Hưởng Đến Kinh Doanh: Trong lĩnh vực kinh doanh, web 1.0 thường được sử dụng như một công cụ truyền thông một chiều, chủ yếu là để quảng bá sản phẩm và dịch vụ.
Công Nghệ Web 2.0:
Điểm Chính: Web 2.0 mang đến sự tương tác và tham gia của người dùng. Các ứng dụng web 2.0 như blog, diễn đàn, mạng xã hội cho phép người dùng tạo và chia sẻ nội dung. Ảnh Hưởng Đến Kinh Doanh: Trong lĩnh vực kinh doanh, web 2.0 đã mở ra cơ hội mới. Doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng qua các nền tảng xã hội, xây dựng cộng đồng trực tuyến và thu thập ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng.
Công Nghệ Web 3.0:
Điểm Chính: Web 3.0 tập trung vào khả năng hiểu biết, tự động hóa, và tương tác thông minh. Nó liên quan đến sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, máy học và công nghệ semantic. Ảnh Hưởng Đến Kinh Doanh: Web 3.0 mở ra những cơ hội mới trong quản lý dữ liệu lớn, dự đoán hành vi khách hàng và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. Trong kinh doanh, nó có thể giúp cá nhân hóa dịch vụ, tăng cường tương tác và cung cấp dịch vụ thông minh dựa trên ngữ cảnh. So Sánh:
Web 1.0 tập trung vào việc trình bày thông tin, Web 2.0 là về tương tác và chia sẻ, trong khi Web 3.0 hướng tới khả năng hiểu biết thông tin.
Web 1.0 và 2.0 đều tạo ra cơ hội kinh doanh mới, nhưng Web 3.0 có tiềm năng đưa ra những thay đổi đáng kể trong cách doanh nghiệp tương tác và phản ứng với khách hàng.
Quan Điểm Cá Nhân:
Các thế hệ công nghệ web đã đưa ra những tiến bộ đáng kể trong cách chúng ta giao tiếp và kinh doanh. Web 2.0 đã mở cửa cho sự tương tác, nhưng Web 3.0 có thể mở ra một thế giới hoàn toàn mới với khả năng tự động hóa và dự đoán. Trong kinh doanh, việc sử dụngcông nghệ web nên điều chỉnh theo thời đại để tận dụng những cơ hội mới và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Câu hỏi 14: Mạng và các trang web xã hội đang là những vấn đề nóng bỏng hiện nay. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về ảnh hưởng tích cực/tiêu cực của chúng. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình để biến những thách thức thành cơ hội trong cuộc sống, nghề nghiệp của bản thân trong hiện tại và tương lai.
Hướng dẫn:
- Giới thiệu ngắn gọn về web xã hội, mạng xã hội
- Nêu các mặt tích cực, tiêu cực của chúng
- Nêu suy nghĩ của bạn về các mặt tích cực/tiêu cực
- Đề xuất cách vận dụng chúng trong cuộc sống, nghề nghiệp của bạn trong hiện tại, tương lai (bao gồm cả việc tránh những mặt tiêu cực).
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Tác động tích cực
Tạo nên sự kết nối, chia sẻ các thông tin hữu ích, nâng cao kỹ năng sống… Mục đích của mạng xã hội là xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giao lưu giữa người với người nên thông qua mạng xã hội sẽ thúc đẩy, mở rộng các mối quan hệ, sự tương tác với nhau.
Ngoài ra, thông tin trên mạng xã hội cũng được cập nhật nhanh chóng. Do đó, người dùng sẽ được tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người dùng phải biết chọn lọc thông tin chính thống, tin cậy… Tác động tiêu cực
Do là mạng xã hội chỉ thực hiện trên môi trường mạng, không có sự giao tiếp hằng ngày trực tiếp giữa người với người nên chính việc sử dụng nhiều mạng xã hội sẽ làm giảm tương tác giữa người với người, dễ dẫn đến tình trạng cô đơn, tình cảm đổ vỡ. Đồng thời, những yêu thích, bình luận… ảo trên mạng đang ngày càng khiến nhiều người cố theo đuổi những thứ không thực tế đó. Khi có một tác động tiêu cực thì dễ dẫn đến nguy cơ trầm cảm, có xu hướng bạo lực mạng.
Việc “lướt” mạng xã hội liên tục, thường xuyên còn có thể làm mất ngủ hoặc một số bệnh về mắt khác.
Nghiêm trọng hơn, việc yêu thích sử dụng mạng xã hội có thể dẫn đến tình trạng nghiện mạng xã hội - đặt mạng xã hội lên trên mọi mối quan hệ ngoài đời thực, để mạng xã hội can thiệp quá sâu vào cuộc sống hàng ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến việc làm, học tập của một người.
Đặc biệt, vì sự phát triển của mạng xã hội, hiện nay, nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội để kích động bạo lực, đưa thông tin sai sự thật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… diễn ra khá phổ biến, gây hoang mang cho dư luận, ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, trật tự.
Vận dụng trong cuộc sống:
Tăng mối quan hệ: Mạng xã hội là nơi có sự tương tác cao. Bạn có thể kết nối với rất nhiều người ở rất xa về khoảng cách địa lý, từ đó xây dựng được một mạng lưới rộng lớn để thành công hơn trong sự nghiệp. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng kết nối trên mạng xã hội đôi khi chỉ là kết nối ảo. Hãy giữ liên lạc với bạn bè, đồng nghiệp của mình bằng những cuộc gặp, nói chuyện “thực” thay vì qua bàn phím máy tính.
Nâng giá trị bản thân: Mạng xã hội là nơi bạn thể hiện cá tính, sở thích, đam mê và cả quan điểm của bản thân. Nếu bạn có những bài viết chuyên môn, nhận định sâu sắc, có giá trị về ngành nghề, công việc của bạn thì sẽ góp phần thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của mình đối với mọi người đang tương tác với bạn. Tuy nhiên khong nên dễ dãi, hời hợt, kém duyên với những thông tin cùng với các phản ứng thiếu kiểm soát khi nhận các bình luận tiêu cực
Riêng tư: thay vì từ chối những người không mong muốn, có thể vẫn chấp nhận lời mời, nhưng hạn chế sự tương tác. Nếu muốn có không gian riêng thì sử dụng chế độ cài đặt riêng tư cho những tin không muốn chia sẻ rộng rãi.
Quản lí: nên sử dụng chức năng chia nhóm để quản lý các mối tương tác trên mạng xã hội sẽ giúp kiểm tra và có sự trao đổi thông tin được dễ dàng hơn. Đó cũng là cách giúp xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.
Quyền riêng tư: không bao giờ tiết lộ các thông tin bảo mật của công ty, cá nhân bởi điều này sẽ làm tổn hại đến uy tín và sự chuyên nghiệp của bản thân
Post tin: không nên dùng những từ ngữ, hình ảnh tiêu cực trên mạng xã hội. Khi đăng tải thông tin cá nhân hoặc hình ảnh, hãy bỏ qua bất kỳ hình ảnh phản cảm, từ ngữ nhạy cảm hay các vấn đề nóng về chính trị. Lời khuyên là hãy thường xuyên chia sẻ các thông điệp mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng.
Câu hỏi 15: CNTT trong chuyển đổi số tác động đến ngành nghề của bạn như thế nào ở hiện tại và tương lai? Giải thích và cho ví dụ minh hoạ?
Hướng dẫn:
- Giới thiệu ngắn gọn về xu hướng chuyển đổi số
- Nêu các tác động của nó đến ngành nghề ở hiện tại và tương lai
- Cho ví dụ minh họa để làm rõ việc tác động của chuyển đổi số đến các ngành nghề.
1. Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đã tạo ra những thay đổi lớn cho các doanh nghiệp. Để chuyển đổi số thành công, việc nhận diện rõ xu hướng và những
lợi ích to lớn của chuyển đổi số với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó có giải pháp hiệu quả thúc đẩy quá trình chuyển đổi số hiện nay là vấn đề cấp thiết. Trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng phổ biển, mà còn là yêu cầu tất yếu, khách quan đối với mỗi quốc gia và trong mọi lĩnh vực. Các công nghệ tham gia chuyển đổi số bao gồm điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) và robot tự động. Những công nghệ này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Có 3 xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong cuộc sống của chúng ta như sau:
Xu hướng thứ nhất, các dịch vụ sinh hoạt. Cuộc sống của chúng ta được trang bị các hệ thống dịch vụ hỗ trợ thông minh, các hệ thống dịch vụ này hỗ trợ chúng ta thực hiện các công việc trong cuộc sống một cách hiệu quả và thông minh nhất. Các dịch vụ sinh hoạt đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công việc hàng ngày của chúng ta. Chẳng hạn nó có thể phối hợp, sắp xếp các chuyến đi của chúng ta, đưa ra lời khuyên, đưa ra các quyết định, đề xuất làm việc, học tập, kèm theo các khuyến nghị hoặc hỗ trợ quản lý khối lượng công việc hàng ngày. Điều đó giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức bằng cách giao các nhiệm vụ như phối hợp, nghiên cứu hoặc phân tích dữ liệu cho các dịch vụ sinh hoạt tương ứng.
Xu hướng thứ 2, công nghệ truyền thông. Các công nghệ mới cho phép mọi người khắp nơi trên thế giới giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện. Có đến 79% nhân viên trên toàn thế giới làm việc với nhau trên các nhóm ảo. Điều này giúp họ kết nối với nhau chặt chẽ hơn, đảm bảo cho giúp đỡ nhau trong công việc hiệu quả hơn. Việc kết nối này còn đem lại hiệu quả nhiều hơn chúng ta nghĩ. Một người mới bất kỳ có thể tham gia vào cuộc đối thoại, nhờ có internet mà các cỗ máy có thể giao tiếp với nhau, cỗ máy có thể giao tiếp với con người. Công nghệ 4.0 mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Xu hướng thứ 3, lưu thông thị trường. Với việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tác động đến tất cả các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về đổi mới và thay đổi. Cuộc đua hướng tới số hóa đã được bắt đầu, nó được thúc đẩy bởi áp lực chi phí ngày càng gia tăng, chuỗi giá trị ngày càng tinh gọn hơn, thậm chí một số ngành công nghiệp mới có thể sắp sẽ ra đời nhờ chuyển đổi công nghệ số. Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu này, chỉ những doanh nghiệp có thể thích nghi và chủ động, tích cực nhất mới có thể tồn tại và phát triển. Cuộc săn đuổi đổi mới đầy tham vọng cũng có thể được đánh giá cao trong dòng tiền đang được đầu tư ngày càng tăng.
- Chuyển đổi số là thay đổi phương thức làm việc trong cuộc sống, phương thức sản xuất với các công nghệ số, là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một đơn vị, của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ, nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị mới hơn cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số còn là sự thay đổi về văn hóa của đơn vị, của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, liên tục học hỏi theo cái mới, cái hiện đại và phải chấp nhận cả thất bại bên cạnh những thành công của sự đổi mới đem lại.
Năm mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới bao gồm: Tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất nhân viên.
Chúng ta đã có thể thấy tác động to lớn của chuyển đổi kỹ thuật số ngày nay - nhưng trong tương lai, nó sẽ thay đổi cuộc sống làm việc của chúng ta theo những cách mà chúng ta có thể tưởng tượng được. Tất cả những gì chúng ta biết là các công ty khởi nghiệp sáng tạo và các tập đoàn chủ động sẽ là người điều khiển và là người chiến thắng của sự chuyển đổi kỹ thuật số này.
- Ví dụ
Ví dụ chuyển đổi số trong ngành dịch vụ Netflix từ bỏ hoàn toàn mô hình kinh doanh cũ và chuyển đổi số toàn bộ mô hình hoạt động sang dạng cho thuê phim trực tuyến vào năm 2007, khắc phục được một nhược điểm lớn của loại mô hình cho thuê kiểu cũ vốn phụ thuộc nặng nề vào chuỗi cung ứng và logistics làm giới hạn lượng người sử dụng dịch vụ.
Giải pháp chuyển đổi số: Sự thành công của sự chuyển đổi mô hình kinh doanh số của Netflix dựa trên rất nhiều yếu tố, nhưng tiêu biểu nhất vẫn nhờ nền tảng công nghệ và phân tích dữ liệu khách hàng.
Về mặt công nghệ: Netflix hợp tác với Amazon nhằm phát triển một cơ sở hạ tầng back-end đẳng cấp thế giới.
Về mặt phân tích dữ liệu: Netflix triển khai một hệ thống thuật toán nhằm gợi ý dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) xử lý trên tập dữ liệu lịch sử.
Câu hỏi 16: Web 2.0 đã thay đổi hành vi của người dùng Internet như thế nào? Tại sao Web 2.0 được gọi là Web xã hội? Mô tả các công cụ và ứng dụng Web 2.0 phổ biến và cách doanh nghiệp sử dụng chúng.
Hướng dẫn:
- Giải thích các phát triển công nghệ đã định nghĩa Web 2.0 tạo ra trải nghiệm hoàn toàn mới cho người dùng
- Từ đó giải thích vì sao Web 2.0 được gọi là Web xã hội
- Mô tả vài công cụ và ứng dụng Web 2.0 phổ biến và cách các doanh nghiệp sử dụng chúng để đạt được mục tiêucủa mình.
- Web 2.0 đã thay đổi hành vi của người dùng Internet bằng cách cho phép họ tương tác và cộng tác nhiều hơn, từ việc bình luận, chia sẻ nội dung đến việc tạo ra thông tin của riêng mình. Người dùng không chỉ là những người tiêu thụ thông tin mà còn trở thành những người tạo ra nội dung thông qua các nền tảng mạng xã hội và blog. Web 2.0 cũng mang lại khả năng dễ dàng phân loại và tìm kiếm thông tin nhờ các tính năng như gắn thẻ (tagging) cho hình ảnh, video và trang web, làm cho việc truy cập thông tin trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Kiến trúc công nghệ của Web 2.0 hiện vẫn đang phát triển nhưng cơ bản bao gồm:
Cung cấp nội dung.
Dịch vụ web
Phần mềm máy chủ
Cộng đồng
- Web 2.0 tạo ra các cơ hội và kênh cho người dùng để đóng góp nội dung, ý kiến và góp ý cho các trang web và ứngdụng. Web 2.0 cũng tạo ra các môi trường và công cụ để người dùng có thể hợp tác và làm việc nhóm với nhau qua mạng internet. Ví dụ: Web 2.0 cho phép người dùng viết bài, bình luận, đánh giá, chia sẻ, gắn thẻ, bầu chọn và tham gia vào các hoạt động xã hội khác trên web; Web 2.0 cho phép người dùng chỉnh sửa bài, tạo ra các phiên bản, so sánh và phục hồi các thay đổi trên các trang web
- Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn cho phép người dùng kết nối và chia sẻ nội dung. Hệ thống blog: WordPress, Blogger giúp người dùng tạo và quản lý blog một cách dễ dàng.
Nền tảng chia sẻ video: YouTube, Vimeo cho phép người dùng tải lên, chia sẻ và tương tác với video.
Dịch vụ lưu trữ trực tuyến: Google Drive, Dropbox giúp người dùng lưu trữ và chia sẻ tài liệu.
Ứng dụng nhắn tin: WhatsApp, Messenger cho phép liên lạc qua tin nhắn và cuộc gọi video.
Các doanh nghiệp sử dụng Web 2.0 để tăng cường khả năng tương tác và hợp tác với khách hàng, chia sẻ thông tin, thu hút người dùng tham gia vào các nền tảng trực tuyến. Những lợi ích cụ thể bao gồm khả năng tạo ra nội dung từ người dùng, phân loại thông tin miễn phí và sử dụng các công cụ như mạng xã hội, blog và video để gia tăng trải nghiệm người dùng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng cộng đồng xung quanh sản phẩm/dịch vụ của họ và thu thập phản hồi quý báu từ khách hàng.
Câu hỏi 17: Trình bày cách thức hoạt động của một bộ máy tìm kiếm (search engine) mà bạn biết và cho biết cách các doanh nghiệp sử dụng nó để đạt lợi thế cạnh tranh.
Hướng dẫn:
- Mô tả cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm.
- Xác định các cách mà doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng công nghệ tìm kiếm hiệu quả.
Search Engine (công cụ tìm kiếm) là một chương trình phần mềm hoặc một tập lệnh có sẵn trên Internet. Đảm nhiệm chức năng tiếp nhận từ khóa của người dùng thông qua ô tìm kiếm và trả lại thông tin tương ứng. Bắt nguồn từ công cụ đầu tiên – Archie – tính đến hiện nay trên thế giới có hàng triệu công cụ tim kiếm. Search Engine một mặt giúp hàng tỉ người trên thế giới tìm kiếm thông tin. Mặt khác hỗ trợ rất nhiều cho SEO, góp phần giúp quá trình tiếp thị online diễn ra dễ dàng hơn.
Tất cả các công cụ tìm kiếm đều phải đầy đủ 3 yếu tố sau:
- Spider: chịu trách nhiệm thu thập thông tin của các trang web. Có hàng hàng triệu website trên toàn thế giới, để cậpnhật kịp thời, những spider làm việc không ngừng nghỉ.
- Index: những thông tin spider thu thập được sẽ được mã hóa dưới dạng text và lưu trữ lại với dung lượng nhỏ nhấtcó thể. Khi người dùng tìm kiếm thông tin, Search Engine không truy cập vào từng trang web để tìm mà chỉ cần nhờ đến những thông tin đã được lập index. Quá trình index diễn ra song song với việc thu thập thông tin của spider.
- Search Engine Results Page (SERP): bảng kết quả tìm kiếm. Mỗi Search Engine sử dụng các thuật toán phức tạp đểcho ra kết quả tìm kiếm. Thuật toán này sẽ đánh giá tiêu đề trang, nội dung, mật độ từ khóa và xếp hạng các trang web.
Sử dụng công nghệ tìm kiếm hiệu quả giúp doanh nghiệp
Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Cải thiện tương tác và tăng khả năng tìm thấy thông tin một cách nhanh chóng.
Giảm tỷ lệ thoát trang, nâng cao vị trí trên các công cụ tìm kiếm, từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn và tạo ra cơ hội kinh doanh tốt hơn.
Câu hỏi 18: Hãy cho biết các loại thị trường thương mại điện tử hiện nay? Trình bày vắn tắt cho các loại thị trường này? Cho ví dụ minh họa một loại thị trường mà mình đã trải nghiệm.
Hướng dẫn:
- Trình bày về 03 loại thị trường thương mại điện tử (B2C, B2B, other)?
- Cho một ví dụ mà sinh viên đã trải nghiệm mua sắm online theo 1 trong các mô hình trên
- Thương mại điện tử (e-commerce) là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet, sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện các giao dịch. Điều này cho phép các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện việc giao dịch một cách nhanh chóng và tiện lợi mà không cần phải đến cửa hàng truyền thống.
B2C là mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng (khách hàng). Đây là mô hình kinh doanh bán lẻ, cơ chế hoạt động khá đơn giản, nhanh gọn và phổ biến. Vd: mua sắm tại cửa hàng, trên website, tạp hóa, siêu thị,....
B2B đề cập đến quá trình giao dịch, buôn bán, kinh doanh thương mại giữa các doanh nghiệp, các sản phẩm/ dịch vụ được bán cho các công ty, tổ chức khác thay vì bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
C2B là mô hình Thương mại điện tử mà người tiêu dùng hay người dùng cuối tạo ra giá trị, dịch vụ và cung cấp những giá trị, dịch vụ đó cho các doanh nghiệp cần thiết.
C2C - Người tiêu dùng bán cho người tiêu dùng khác. Mô hình này tạo ra thị trường trực tuyến kết nối người tiêu dùng với nhau.