Thuận lợi và khó khan trong phát triển nông nghiệp ở Trà Vinh | Bài tập môn kinh tế học đại cương Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trà Vinh có hệ thống sông rạch chằng chịt, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ và khí hậu mát mẻ, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, bão là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp ngọt, lợ và mặn, đặc biệt là phát triển lúa gạo, các loại màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ...Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ThuậnlợivàkhókhăntrongpháttriểnnôngnghiệpởTràVinh Thuậnlợi
Trà Vinh có hệ thống sông rạch chằng chịt, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai
màu mỡ và khí hậu mát mẻ, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, bão là điều kiện thuận lợi để phát
triển đa dạng sản xuất nông nghiệp ngọt, lợ và mặn, đặc biệt là phát triển lúa gạo, các loại
màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ,
mặn đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển khá toàn diện và đạt được thành
tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực.
Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp là
3,5%/năm; trồng trọt, chăn nuôi tăng gần 1%/năm, lâm nghiệp tăng gần 0,1%/năm, thủy
sản tăng 8,45%, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đến cuối năm 2020 của tỉnh
chiếm khoảng 05% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của khu vực; cơ cấu kinh tế nông
nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm trồng trọt và chăn nuôi, tăng thủy sản theo
đúng định hướng của tỉnh, hình thành được một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm
chủ lực của tỉnh; diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao ngày càng được mở rộng tạo
sự đột phá để tăng năng suất, chất lượng nông sản trong quá trình thực hiện cơ cấu lại
ngành nông nghiệp; giá trị sản xuất bình quân 01ha đất trồng trọt đạt 130 triệu đồng/năm,
tăng 13,3 triệu đồng/ha so với năm 2016; giá trị sản xuất bình quân 01ha đất nuôi thủy
sản đạt 360 triệu đồng/năm, tăng 143 triệu đồng/ha; tốc độ tăng năng suất lao động nông
lâm thủy sản bình quân đạt 4,4%/năm. Thu nhập bình quân của người dân ở nông thôn
tăng từ 26,94 triệu đồng năm 2016 lên 32 triệu đồng/người năm 2020, góp phần quan
trọng trong công tác giảm nghèo ở nông thôn. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông - lâm - thủy
sản được sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết ước năm 2020 đạt khoảng 25%. Tỷ
trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2020 đã giảm còn khoảng
40%, bình quân hàng năm giảm 1,2% đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động nông
nghiệp qua đào tạo năm 2020 ước đạt 60%, tăng gần 1,3 lần so với năm 2016 đạt chỉ tiêu
kế hoạch đề ra. Thu nhập của cư dân nông thôn đã tăng từ 26,94 triệu đồng năm 2016 lên
32 triệu đồng/người năm 2020, tăng 1,88 lần góp phần quan trọng giảm nghèo ở nông thôn Khókhăn
Chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp; giá cả nông
sản bấp bênh được mùa thì mất giá, do đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái; hệ
thống đào tạo nghề cho nông dân còn hạn chế. Phương pháp đào tạo chủ yếu là chủ yếu là
lý thuyết kết hợp với tham quan thực tế mà chưa tập trung theo phương pháp dạy thực
hành về kỹ năng mềm cho nông dân để thích ứng phát huy trong môi trường công nghệ
hiện đại. Những hạn chế trên đã và đang gây khó khăn cho việc chuyển giao khoa học
công nghệ tiến bộ vào trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thành phẩm nông nghiệp vì
mục tiêu cải thiện đời sống cho nông dân
Chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh còn hạn
chế. Nguyên nhân là sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng
khoa học - công nghệ mới trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch
còn chậm nên chất lượng sản phẩm không cao, khi đưa vào thị trường chủ yếu vẫn ở
dạng thô, thiếu khả năng tạo bước đột phá trong nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Việc gắn kết sản xuất với thị trường tiêu thụ có được tăng cường nhưng từng lúc thiếu chặt chẽ.
Tổ chức lại sản xuất chưa đạt yêu cầu, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác chưa được
đầu tư đồng bộ; chất lượng, hiệu quả hoạt động còn nhiều mặt yếu kém; công tác huy
động các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.
Thu nhập của người lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp và chịu
nhiều rủi ro, thua thiệt so với lao động ở các khu vực kinh tế khác, tỷ lệ hộ nghèo và cận
nghèo còn cao; an ninh chính trị, trật tự xã hội vùng nông thôn từng lúc, từng nơi diễn
biến phức tạp; nhiều vấn đề xã hội bức xúc vẫn chưa được giải quyết tốt, …… Nguồn
https://tcttv.travinh.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/thach-thuc-moi-doi-voi-nong-dan-
va-hoi-nong-dan-tinh-tra-vinh-trong-qua-trinh-hoi-nhap-621549
https://www.baotravinh.vn/trong-tinh/vi-the-kinh-te-nong-nghiep-tinh-tra-vinh-
trong-khu-vuc-dong-bang-song-cuu-long-9453.html