-
Thông tin
-
Quiz
Thực hành công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam hiện nay | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Thực hành công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thực hành công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam hiện nay | Bài tập lớn môn triết học mác - lênin
Thực hành công nghiệp hóa hiện đại hóa ở việt nam hiện nay | Tiểu luận môn triết học mác - lênin được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin( LLNL 1105) 512 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:





Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44985297 1
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE BÀI TẬP LỚN
MÔN: Kinh tế chính trị
ĐỀ BÀI: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA
HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên SV: Trần Đức Tuấn
Mã SV: 11216086 Lớp: Quản Trị Marketing 63C Hà Nội 2021 Mục luc Page | 1 lOMoAR cPSD| 44985297 2 Mở đầu
Đất nước ta đã trải qua rất nhiều những cuộc chiến tranh và xâm lược, đặc biệt phải kể
đến cuộc kháng chiến chống Mỹ-cuộc chiến không những đã lấy đi hàng triệu sinh
mạng mà nó còn để lại những hậu quả về kinh tế xã hội hết sức nặng nề. Chính phủ,
Đảng và nhà nước đã khẩn trương thực xác định nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình
xây dựng, phục hồi và phát triển đất nước chính là công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Đây được coi là con đường nhanh nhất và duy nhất có thể giúp Việt Nam trong tương
lai có thể phát triển sánh ngang các nước bạn, đồng thời xây dựng một xã hội công
bằng, văn minh, dân chủ từng bước tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kì công nghệ bùng nổ như hiện nay thì hầu hết các nước trên thế giới đều
đang di theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với sự ra đời của AI (trí tuệ nhân
tạo) và hàng loạt các loại máy móc siêu việt thì thế giới đã có khả năng tiết kiệm được
số lượng lớn các lao động trong các ngành công nghiệp. Tuy vậy, nó cũng chỉ được áp
dụng một cách trơn tru ở các nước phát triển. Các nước đang phát triển ở trong tình trạng
bám đuổi xu thế nên dã và đang gặp nhiều khó khăn ở nhiều mặt. Chẳng hạn có thể kể
đến như: Kinh tế thiếu hụt, trình dộ lao động chưa đạt yêu cầu để có thể làm việc với
máy móc, những khó khăn trong việc mang công nghệ đến với đại chúng…. Chính vì
vậy, em thấy đây đã và đang là một vấn đề đáng để đào sâu và nghiên cứu dể đưa ra các
hướng giải quyết tốt nhất cho công cuộc đổi mới này. Có một lời phát biểu của tỉ phú
công nghệ Elon Musk mà em rất tâm đắc đó là: “Công nghệ là thứ gần gũi nhất với ma
thuật còn tồn tại trên thế giới này”. Chính công nghệ cũng đã đưa ông lên trở thành
người có khối tài sản lớn nhất trên thế giới. Qua đó ta có thể thấy được sự “ma thuật”
của công nghệ và những gì nó có thể làm được cho không chỉ một cá nhân mà cả nền
kinh tế của thế giới. Chính vì vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ là hướng đi chung
cho toàn nhân loại trong nhiều năm sắp tới. Sau đây em xin được phân tích về công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong những năm trở lại đây và đưa ra những
giải pháp để hoàn thiện công cuộc này trong tương lai.
I, Nguồn gốc của cách mạng công nghiệp trên toàn thế giới
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu
lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình Page | 2 lOMoAR cPSD| 44985297 3
phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội
cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách
phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, có nguồn gốc từ nước Anh: chuyển từ lao
động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng
việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước. Các phát minh nổi tiếng là: Phát minh máy
móc trong ngành dệt như thoi bay của John Kay (1733), xe kéo sợi Jenny (1764), máy
dệt của Edmund Cartwright (1785) ... làm cho ngành công nghệp dệt phát triển mạnh
mẽ. Phát minh máy động lực, đặc biệt là máy hơi nước của James Wat là mốc mở đầu
quá trình cơ giới hóa sản xuất. Các phát minh trong công nghiệp luyện kim của
HenryCort, Henry Bessemer về lò luyện gang, công nghệ luyện sắt là những bước tiến
lớn đáp ứng cho nhu cầu chế tạo máy móc. Sự ra đời và phát triển của tàu hoả, tàu
thủy... đã tạo điều kiện cho giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX:
gồm việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản xuất
có tính chuyên môn hoá cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí
và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất. Các phát minh về công nghệ và
sản phẩm mới được ra đời và phổ biến như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong, kỹ thuật
phun khí nóng, công nghệ luyện thép Bessemet trong sản xuất sắt thép. Ngành sản xuất
giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát hành sách, báo.
Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh. Sự ra đời
của những phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến của HFor và Taylor như sản xuất theo
dây chuyền, phân công lao động chuyên môn hóa được ứng dụng rộng rãi trong các
doanh nghiệp đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ hai cũng đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) từ khoảng những năm đầu thập niên 60 thế kỷ
XX đến cuối thế kỷ XX: nổi bật là ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sản
xuất. Các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa xuất hiện nhiều vì nó được Page | 3 lOMoAR cPSD| 44985297 4
xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (những năm 1960), máy tính
cá nhân (những năm 1970 và 1980) và Internet (những năm 1990). Hệ thống mạng,
máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp là những
tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi bật.
Kể từ giai đoạn đó đến nay, thế giới đã phát triển vượt bậc và chính những những bước
tiến đó dã tạo ra “thời đại 4.0” hay với cách nói của Elon Musk thì chúng ta đã và đang
tái tạo một thế giới ma thuật- thứ dường như chỉ có trong tưởng tượng bằng công
nghệ. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011 tại
Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) và được Chính phủ Đức đưa vào
“Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012. Việc sử dụng thuật ngữ
cách mạng công nghiệp 4.0 với ý nghĩa có một sự thay đổi về chất trong lực lượng sản
xuất trong nền kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên cơ sở
cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với
nhau (Internet of Things - IoT). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc
trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về chất như: trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D...
Những cuộc cách mạng công nghiệp trên đã ảnh hưởng rất nhiều tới đường lối và
chính sách của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc phát triển đất nước. Vậy đối với
Đảng và nhà nước thì cách mạng công nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
II, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1, Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Khái niệm: Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội, từdựa
vào lao động thủ công chuyển sang lao động bằng máy móc.
- Bối cảnh lịch sử: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954 và
hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954 thì Việt Nam bị chia làm hai vùng tập
trung quân sự, sau đó do không có tổng tuyển cử theo hiệp định nên quốc gia bị
chia cắt làm hai miền. Miền Bắc Việt Nam một mặt đi lên xây dựng chủ nghĩa Page | 4 lOMoAR cPSD| 44985297 5
xã hội và mặt khác trợ giúp Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong khi đó, Miền Nam Việt Nam
thành lập chính phủ riêng với trợ giúp tài chính và quân sự từ Mỹ và quốc tế,
tiến hành xây dựng nền kinh tế theo hướng tư bản ở miền Nam Việt Nam.
Nhưng thực tế cho thấy rằng việc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Kết quả của hơn 100 năm đô hộ của Pháp
và sự phá hoại của Mỹ đã làm cho nền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ở miền Bắc trở nên cạn kiệt, nghèo nàn lạc hậu, tài nguyên kiệt quệ, đất đai bị
tàn phá nặng nề. Hơn nửa triệu người dân đã ngã xuống, làng mạc ruộng đồng
bị tàn phá nặng nề. Trước tình hình cấp bách đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định muốn cải biến tình trạng lạc hậu của nước ta, muốn tiếp tục cuộc
kháng chiến trường kỳ của Việt Nam và đã chọn con đường công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa. Sau ngày đất nước thống nhất (1975), quá trình tiếp quản miền
Nam đã giúp điều chỉnh phương hướng và phương thức xây dựng nước Việt
Nam trở thành một nước công nghiệp hóa. Kể từ sau quá trình đổi mới (1986),
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội kết
hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và đặt mục tiêu đến năm
2020 sẽ đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
2, Tính cấp thiết của công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm: Một là - Page | 5