-
Thông tin
-
Quiz
Thực trạng về hội nhập Kinh tế quốc tế ở Việt Nam - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Bài tập lớn kinh tế chính trị
Thực trạng về hội nhập Kinh tế quốc tế ở Việt Nam - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Bài tập lớn kinh tế chính trị được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02) 387 tài liệu
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thực trạng về hội nhập Kinh tế quốc tế ở Việt Nam - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Bài tập lớn kinh tế chính trị
Thực trạng về hội nhập Kinh tế quốc tế ở Việt Nam - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Bài tập lớn kinh tế chính trị được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02) 387 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa lý luận chính trị BÀI TẬP LỚN
Thực trạng về hội nhập Kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Vũ Thúy An
Mã sinh viên : 11210262
Lớp học phần : Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin – LHP 32
Giảng viên : TS. Mai Lan Hương Hà Nội, 2022 lOMoAR cPSD| 44879730 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................4
I. Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế..................................4
1. Khái ni m và n i dung h i nh p kinh tếế quốếc tếếệ ộ ộ ậ 4
1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế..4 1.2
Tính tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế............4
2. N i dung h i nh p kinh tếế quốếc tếế.ộ ộ ậ 5
2.1 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế............................................5
2.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế......................................................5
II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở cửa đến
nay...................................................................................................................6
1. Quá trình nh n th c c a ĐCS Vi t Nam vế ề h i nh p Kinh tếế quốếc tếếậ ứ ủ ệ ộ ậ 6
2. Tiếến trình h i nh p Kinh tếế quốcế tếế c a Vi t Namộ ậ ủ ệ 7
III. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Tác động của
Kinh tế quốc tế đến Việt Nam, cơ hội và thách thức...........................8
1. Th c tr ng h i nh p kinh tếế quốếc tếế Vi t Nam hi n nay.ự ạ ộ ậ ở ệ ệ 8
2. C h i c a Vi t Nam trong quá trình tham gia h i nh p quốcế tếếơ ộ ủ ệ ộ ậ 9
3. Thách th c c a Vi t Nam trong quá trình h i nh p kinh tếế quốcế tếứ ủ ệ ộ ậ ế 10
4. M t sốế gi i pháp thúc đ y h i nh p kinh tếế quốếc tếế Vi t Namộ ả ẩ ộ ậ ệ 11
IV. Liên hệ bản thân và giới trẻ Việt Nam ngày nay................................12
KẾT LUẬN..................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................15 LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu lOMoAR cPSD| 44879730
Trong những năm hiện nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị
trường đã tạo điều kiện cho những quốc gia đã và đang phát triển được thúc đẩy
để tăng trưởng mạnh mẽ. Để phát triển, mỗi quốc gia không thể tồn tại riêng lẻ,
tách biệt mà phải cần phải đoàn kết cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề toàn
cầu. Toàn cầu hóa kinh tế đã đưa các quốc gia vào mối liên hệ quốc tế giữa sản
xuất và trao đổi. Toàn cầu hóa đã lôi cuốn các nước vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng.
Đó là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu
cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, hội nhập kinh tế đã diễn ra
như một xu thế khách quan và tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Sau năm 1986, nền kinh tế kế hoạch tập trung được xóa bỏ và được thay thế
bằng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp tư nhân đã có
những bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt là sau khi có luật doanh nghiệp được
Quốc hội thông qua tháng 6 năm 1999 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2000.
Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán và nội dung trọng tâm trong
chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Đảng trong quá trình đổi mới đất
nước. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với những
nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai
mặt đối lập. Hội nhập kinh tế mang đến cho Việt Nam nhiều thời cơ thuận lợi,
song cũng đem lại cũng không ít những khó khăn thử thách. Các doanh nghiệp
hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bị hạn chế rất
nhiều về vốn, khoa học kĩ thuật và thị trường… Chính những điều này làm giảm
đáng kể sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Song với chủ trương của Đảng “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, ta
đang dần bước khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh.
Quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn Kinh tế chính trị Mác Lê Nin đã đem
đến cho em cái nhìn tổng quan về xã hội, bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, những xu
thế của thời đại không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Thế giới. Ngoài ra, với sự
quan tâm đến tình hình kinh tế - xã hội và nhận thức được tầm quan trọng của
việc hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại hiện nay cho em động lực mạnh mẽ
nhất để quyết định chọn đề tài “ Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay”
2. Nội dung nghiên cứu: lOMoAR cPSD| 44879730
Bài tiểu luận sẽ đưa ra tìm hiểu tổng quan về bối cảnh kinh tế toàn cầu, những
nguyên tắc, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tại Việt Nam mà còn
đối với các quốc gia trên Thế giới. Tìm hiểu thực trạng của hội nhập Kinh tế quốc
tế Việt Nam, tiến trình, cơ hội thách thức và giải pháp để phát triển nâng cao hiệu
quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Mục tiêu:
• Đưa ra được những cái nhìn tổng quan nhất về đề tài.
• Tìm hiểu về thực trạng, cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
• Đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp trên con đường
bước đi đến môi trường rộng lớn, chuyên nghiệp hơn.
Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng hội nhập kinh tế ở Việt Nam.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm, bản thân em cũng sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót trong bài làm, em rất mong sẽ nhận được những đánh giá, góp ý của cô
để có thể tiếp thu học hỏi và rút kinh nghiệm.
Em xin trên thành cảm ơn cô ! PHẦN NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế
1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện
gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích
đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: Một mặt,
gắn nền kinh tế thông qua các nỗ lực mở cửa và thức đẩy tự do hóa nền kinh tế
quốc dân, và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu
vực và toàn cầu. Quốc tế hóa là cơ sở, tiền đề của hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế thường được cho là sáu cấp độ: Khu vực/ Hiệp định
thương mại ưu đãi, khu vực/ Hiệp định thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị
trường chung, liên minh kinh tế tiền tệ, hội nhập toàn diện. Tuy vậy, trong thực tế,
các cấp độ hội nhập có thể nhiều và đa dạng hơn. lOMoAR cPSD| 44879730
Hội nhập kinh tế có thể là song phương – tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu
vực – tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương – tức là có quy mô toàn
thế giới giống như những gì tổ chức thương mại thế giới đang hướng đến.
1.2 Tính tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu
hóa là quá trình tạo ra liên kết, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các
quốc gia trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu và ngày càng
được mở rộng. Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội v.v...trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế nổi trội nhất, vừa là
trung tâm vừa là cơ sở và là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác.
Toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt
qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế trong sự vận động phát triển hướng đến một nền kinh tế thế giới thống
nhất. Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế, hội nhập kinh tế
quốc tế trở thành tất yếu khách quan.
Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng,
khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể
tách rời nền kinh tế toàn cầu. Do đó nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước
không thể tự đảm bảo được các điều kiện cẩn thiết cho sản xuất trong nước. Hội
nhập quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và
đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được những thành tựu của cách mạng
công nghiệp, biến thành động lực cho sự phát triển.
Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các
nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay. Đối với
các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận
và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học, công nghệ, kinh
nghiệm của các nước khác cho sự phát triển của mình.
Hội nhập kinh tế là con đường giúp các nước đang và kém phát triển tận dụng
thời cơ phát triển, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ
tụt hậu. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy
công nghiệp hóa, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng đời sống dân cư. lOMoAR cPSD| 44879730
Tuy nhiên, cần chú ý là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế và vốn và công
nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược hóa biến quá trình toàn cầu hóa
thành quá trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ
nghĩa. Do vậy, các nước đang và kém phát triển cần có chiến lược hợp lý để thích
ứng quá trình toàn cầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lý.
2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế
Một số nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế: Không phân biệt đối
xử giữa các quốc gia; tiếp cận thị trường các nước, cạnh tranh công bằng, áp dụng
các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết, dành ưu đãi cho các nước
đang và chậm phát triển. Đối với từng tổ chức có nguyên tắc cụ thể riêng biệt.
2.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công.
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi
giá. Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá
trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng
như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.
Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của xã hội, sự hoàn thiện, và
hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế là những
điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công.
Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc
tế. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Hội nhập kinh tế
quốc tế được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào quan hệ
kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp tới cao: Thỏa thuận
thương mại ưu đãi (PTA), khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan
(CU), thị trường chung (hay thị trường duy nhất), liên minh kinh tế tiền tệ,…
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối
ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc
tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ ngoai tệ,…
II. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở cửa đến nay lOMoAR cPSD| 44879730
1. Quá trình nhận thức của ĐCS Việt Nam về hội nhập Kinh tế quốc tế
Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, các chủ trương cơ bản về hội nhập kinh tế
quốc tế được nêu tại các kỳ Đại hội Đảng; Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung
ương đã ban hành ba Nghị quyết chuyên đề về hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội
VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) mở ra bước ngoặt trong tư duy và thực
tiễn hội nhập quốc tế của Đảng, của Việt Nam.
Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) xác định rõ chủ trương “độc lập tự chủ,
đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại” với phương châm “Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,
độc lập, phát triển”, đánh dấu bước khởi đầu tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của nước ta.
Bước vào thế kỷ mới, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng
sản Việt Nam khẳng định: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới.
Tháng 01-2011, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới,
trong đó có chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Văn kiện Đại hội
lần thứ XII của Đảng đã nêu rõ những quan điểm chỉ đạo cụ thể về hội nhập quốc
tế, trong đó khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm và định hướng rõ
trong 5 năm tới, hội nhập kinh tế quốc tế tập trung vào quá trình triển khai các cam kết đã ký kết.
Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay được Đảng ta khởi
xướng từ khi bắt đầu thời kỳ Đổi mới. Qua mỗi kỳ Đại hội, những nhận định,
đánh giá, định hướng chính sách luôn có sự bổ sung, phát triển mới.
2. Tiến trình hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam bắt đầu từ năm
1995 với những dấu mốc quan trọng:
• Việt Nam đã đàm phán và ký Hiệp định thương mại song phương Việt
Nam – Hoa Kỳ vào năm 2000. Tác dụng nổi bật của Hiệp định này, một mặt là
bước tập dượt quan trọng để Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội
nhập khu vực (tham gia các FTA) và toàn cầu ( gia nhập WTO). Mặt khác, Hiệp lOMoAR cPSD| 44879730
định này cho phép Việt Nam tiếp cận thị trường xuất khẩu lớn nhất Thế giới mà
không bị phân biệt đối xử.
• Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và
tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tiếp đó là FTA với các đối
tác (ASEAN+), mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
• Việt Nam đã đàm phán gia nhập WTO, trở thành thành viên của tổ chức
này tháng 1/2007. Cùng với các FTA khu vực Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện (EPA) với Nhật Bản mà thực chất là một FTA song phương.
Ngoài ra, Tính đến tháng 04/2019, Việt Nam đã tham gia thiết lập 16 Hiệp
định thương mại tự do với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.
Với các hiệp định nêu trên, Việt Nam đã tạo ra những cơ hôi to lớn cho việc
thu hút đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và tạo thêm việc làm. Về hội nhập đa phương, Việt Nam đã có mối quan
hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Phát triển Á
Châu, Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới.
Tuy vậy, các Hiệp định này cũng gây ra những thách thức gay gắt cho danh
nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù cơ hội và thách thức đều lớn
nhưng việc tận dụng cơ hội đến đâu, vượt qua thách thức thế nào lại phụ thuộc
vào chính sách, thể chế, cũng như những hoạt động của doanh nghiệp.
III. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Tác động của
Kinh tế quốc tế đến Việt Nam, cơ hội và thách thức.
1. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội đất nước.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 475 tỷ USD, xuất khẩu đạt 239
tỷ USD, tăng 11,2% so với 2017. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường đã ký kết
FTA đạt khoảng 40%, tăng mạnh so với con số khoảng 35% của các năm trước .
Sau hơn 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hiện cả nước đang có
khoảng 334 tỷ USD vốn đăng ký với hơn 26.600 dự án còn hiệu lực. Theo đó khu
vực FDI ngày càng phát triển, trở thành một trong những khu vực năng động nhất
của nền kinh tế. FDI có vai trò quan trọng, trở thành “điểm sáng” của nền kinh tế
Việt Nam. FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. lOMoAR cPSD| 44879730
Ngày 12/11/2018 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế ở Việt Nam khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp
định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các văn kiện có liên
quan. Theo đó, Hiệp định này chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14/1/2019.
Bất chấp những khó khăn từ rào cản thương mại, sự gia tăng bảo hộ của các nước
hay căng thẳn thương mại Mỹ - Trung, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn luôn
chinh phục “đỉnh cao” mới. Từ 2016 đến nay, tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức
cao hơn bình quân. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,08% mức cao
nhất trong vòng 10 năm và có khả năng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 7% vào 2019.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế ở
nước ta, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đưa quan hệ
của Việt Nam với các nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan trọng đi vào chiều
sâu, ổn định, bền vững, quan hệ với các nước lớn tiếp tục được củng cố và thúc
đẩy hài hòa, tranh thủ được các yếu tố tích cực, hạn chế các bất đồng để phục vụ
nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước và nâng cao vị thế của quốc gia.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập đối tác chiến lược với 16 quốc gia, đối tác toàn
diện với 14 quốc gia và quan hệ chiến lược đặc biệt với Lào và Campuchia. Trong
30 quốc gia đối tác chiến lược, toàn diện, có 8/10 thị trường xuất khẩu chính của
Việt Nam, chiếm 60,7% tổng giá trị xuất khẩu, chiếm 60,7% tổng giá trị xuất
khẩu, 9/10 thị trường nhập khẩu chính, chiếm 74,7% tổng giá trị nhập khẩu và
74% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Việt Nam đã tham gia xây dựng cộng đồng
ASEAN vững mạnh, đoàn kết, hợp tác và tự cường. Đặc biệt, Việt Nam đảm nhận
tốt vai trò 6 nước chủ nhà trong tổ chức các Hội nghị quốc tế: APEC 2017; WEF
ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2;…
2. Cơ hội của Việt Nam trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế
Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế về thương
mại khu vực, quốc tế, Việt Nam có thể thu được những cơ hội lớn:
- Xuất khẩu được lao động ra nước ngoài.
Mang lại cho Việt Nam nguồn thu ngoại tệ lớn, tăng thu nhập cải thiện đời
sống dân cư, giải quyết việc làm,…
- Cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ: lOMoAR cPSD| 44879730
Quá trình liên kết và hợp tác kinh tế quốc tế diễn ra bắt buộc các nước phải
mở cửa thị trị trường cho nhau. Việt Nam có cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng
nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc sang các nước.
- Tham gia hợp tác kinh tế, thương mại với khu vực, Việt Nam có điều kiện
thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu.
- Có điều kiện để thu hút được vốn đầu tư từ những nước thừa vốn và đang
cósự chuyển dịch cơ cấu mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, sử
dụng ít nhân công trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan… Đầu tư
FDI vào Việt Nam không chỉ nhằm thỏa mãn thị trường trong nước mà còn nhằm
tận dụng vị thế xuất xứ hàng xuất khẩu từ Việt Nam để hưởng ưu đãi cho vị thế
một nước đang phát triển.
- Có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật cao ở các ngành cần
nhiều lao động. Sử dụng vốn và kỹ thuật cao của các nước trong khu vực để khai
thác khoáng sản và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tận dụng ưu thế về lao động rẻ và có hàm lượng chất xám cao để đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang các nước trong khu vực.
- Một trong những quy định về sản phẩm được hưởng quy chế Hệ thống ưu
đãi thuế quan phổ cập (GPS) của Mỹ là “trị giá nguyên liệu cho phép nhập để sản
xuất hàng hoá đó phải dưới 65% toàn bộ giá trị của sản phẩm đó khi vào lãnh thổ
hải quan Mỹ” và “giá trị một sản phẩm được chế tạo ở hai hoặc trên hai nước là
hội viên của một hiệp hội kinh tế, liên minh thuế quan, khu mậu dịch tự do thì
được coi là sản phẩm của một nước”. Vì vậy, việc Việt Nam tham gia AFTA sẽ
tạo điều kiện cho Việt Nam vẫn có thể nhập nguyên liệu của các nước ASEAN
khác để sản xuất và sản phẩm đó vẫn được GPS.
3. Thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều
thách thức đối với Việt Nam.
• Việt Nam có xuất phát điểm thấp khi hội nhập quốc tế về thương mại -
thách thức lớn khi thực hiện các cam kết quốc tế và sức ép cạnh tranh từ bên
ngoài. Nền kinh tế yếu kém, lạc hậu lại đang trong quá trình chuyển đổi từ mô
hình cũ sang mô hình kinh tế thị trường nên tác động bất lợi tăng lên. Công nghệ
lạc hậu và hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém gây khó khăn cho việc thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, phát triển sản xuất kinh doanh. lOMoAR cPSD| 44879730
• Hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế của Việt Nam còn nhiều bất cập,
nhiều điểm chưa tương thích với yêu cầu hội nhập. Tuy đã tích cực điều chỉnh
luật pháp chính sách kinh tế trong những năm qua nhưng nước ta vẫn còn nhiều
điều cần sửa đổi, điều chỉnh và ban hành mới các văn bản pháp luât phù hợp với
tiến trình hội nhập. Bên cạnh đó cần tham khảo, học hỏi kinh nghiệm các nước để
xây dựng, thực thi pháp luật, chính sách để đạt hiệu quả.
• Nhận thức hội nhập quốc tế về thương mại còn hạn chế: Đối với nhiều
nước hội nhập mang lại nhiều cơ hội, nhưng với Việt Nam thì còn nhiều bất lợi.
Tâm lý lo ngại, e dè đang cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam. Trong một khảo sát thực tế của phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam, có đến 90% doanh nghiệp Việt Nam mơ hồ về hội nhập.
• Tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao: Trước
những đòi hỏi tất yếu khách quan chúng ta chưa chủ động xây dựng được lộ trình
hội nhập thích hợp, chưa có khả năng dự báo dài hạn những sự tác động nên bị
động, lúng túng. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế mới dừng lại như
một khẩu hiệu thiếu hành động thiết thực, bài bản, khoa học.
• Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước
ASEAN (về thu nhập bình quân trên đầu người, dự trữ ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát,
vốn đầu tư, trình độ công nghệ… ) cũng là mối lo ngại cho quá trình hội nhập
này. Trình độ công nghệ sản xuất hiện nay ở ta, đặc biệt trong các ngành chủ chốt
như công nghiệp chế tạo, chế biến, còn ở mức yếu kém khó có sức cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trường.
• Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và phần lớn các nước
ASEAN tương đối giống nhau, vì vậy có thể gây ra sự cạnh tranh nội bộ khu vực
trong việc thu hút đầu tư, tìm kiếm thị trường và công nghệ (ở mức độ khác
nhau). Ngoài ra còn phải kể đến sự cạnh tranh của cả khối với Trung Quốc trong
cả thương mại và đầu tư nước ngoài.
• Hội nhập kinh tế quốc tế chưa phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với hội nhập
trong các lĩnh vực khác. Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi ích chiến lược,
lâu dài với các đối tác. Việc ứng phó với những biến động và xử lý những tác
động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ. lOMoAR cPSD| 44879730
4. Một số giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam
• Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên
và mọi tầng lớp nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc
tế nói chung. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tình hình thực thi cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nâng cao nhận thức và năng lực pháp
lý, đặc biệt là luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế...
• Nâng cao cạnh tranh trên cả 3 mặt hàng : Sản phẩm, hàng hóa, doanh
nghiệp tổng thể nền kinh tế. Xây dựng doah nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp Nhà
nước thành những đơn vị mạnh về công nghệ, giỏi về quản lý, năng động, sáng tạo trong làm ăn.
Hiệu quả của hội nhập quốc tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động của doanh
nghiệp và của Nhà nước. Hiện nay, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước còn yếu, rất dễ bị thua thiệt trên thương trường. Do đó, nâng cao khả
năng cạnh tranh trên cả 3 mặt: sản phẩm hàng hóa (chất lượng, giá cả), doanh
nghiệp (năng lực công nghệ, trình độ quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh), tổng
thể nền kinh tế (kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển nhanh và bền vững: hệ thống
pháp luật, chính sách hoàn chỉnh thông thoáng, môi trường hấp dẫn, sự tín nhiệm
quốc tế…) là tất yếu.
• Khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện luật pháp trực tiếp liên quan đến
hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với Hiến pháp, tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các
quy luật của kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; Nội luật
hoá theo lộ trình phù hợp với những cam kết, quy định quốc tế mà Việt Nam là
thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển
giao công nghệ… bảo đảm tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, vượt qua các khó
khăn, thách thức từ việc tham gia và thực hiện các FTA thế hệ mới.
• Tập trung khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, xây dựng các cơ chế,
chính sách phòng vệ thương mại, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế; có
chính sách phù hợp hỗ trợ các lĩnh vực có năng lực cạnh tranh thấp vươn lên;
Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, trình độ pháp luật quốc tế, xây
dựng hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ chủ động phù hợp. lOMoAR cPSD| 44879730
• Tăng cường nghiên cứu các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế, làm cơ sở
tham mưu cho Ban chỉ đạo liên ngành và Chính phủ. Nâng cao hiệu quả hoạt
động của Ban Chỉ đạo quốc gia và các ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế
quốc tế, trong lĩnh vực chính trị - quốc phòng - an ninh, văn hoá - xã hội, khoa
học - công nghệ, giáo dục… tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế.
• Phát huy vị thế quốc tế để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm cao nhất lợi
ích quốc gia khi triển khai các FTA thế hệ mới. Ngoài ra, tạo môi trường thuận lợi
cho phát triển, giữ vững độc lập, chủ quyền trong quá trình hội nhập. Nâng cao
hiệu quả phối hợp giữa ngoại giao nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân
dân trong quá trình hội nhập để phát huy tốt vai trò và thế mạnh của kênh đối ngoại...
IV. Liên hệ bản thân và giới trẻ Việt Nam ngày nay.
Hội nhập kinh tế Thế giới là xu thế tất yếu của thời đại mới. Đặc biệt, sự hợp
tác giao thương giữa các nước đã có từ lâu đời. Ngày nay, trước làn sóng xâm
nhập dữ dội của các nền văn hóa Thế giới, giới trẻ Việt Nam cần phải tỉnh táo,
nâng cao bản lĩnh tiếp cận nó một cách vững vàng và biến đổi nó phù hợp với bản
sắc văn hóa, phát triển trong mối quan hệ hài hòa tương ứng để giữ gìn bản sắc
dân tộc. Do đó, chúng ta cần chuẩn bị những hành trang là tri thức, kỹ năng, thể
chất để đáp ứng được những yêu cầu của thời đại mới. Mỗi học sinh, sinh viên
cần cố gắng năng động, sáng tạo, ra sức học tập và hoàn thiện bản thân với những
kĩ năng, tri thức, sẵn sàng đảm nhận mọi công việc được giao.
Bản thân là một sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã cố gắng
dành nhiều thời gian để học tập tiếp thu tri thức, hoàn thiện bản thân. Bên cạnh
đó, em dành thời gian để tham gia vào những câu lạc bộ học thuật để lĩnh hội
thêm tri thức, phát triển kĩ năng giao tiếp, làm việc Tham gia các câu lạc bộ, các
dự án còn là động lực giúp những thành viên tìm hiểu sâu hơn với những vấn đề
liên quan đề kinh tế, chính trị, xã hội trên Thế giới, tạo điều kiện được gặp gỡ,
học hỏi cùng những người có chuyên môn trong lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, nâng
cao năng lực ngoại ngữ cũng là một yếu tố quan trọng. Người trẻ cần học cách
thích ứng với môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, quốc tế cao độ. Ngày
nay, cuộc sống của con người luôn phát triển không ngừng, nếu như chúng ta
không học tập, nâng cao giá trị bản thân thì chắc chắn sẽ bị đào thải, thụt lùi với
xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là thời cơ, đồng thời cũng là những thách lOMoAR cPSD| 44879730
thức to lớn đối với vấn đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn
hóa truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc.
Ngoài những cơ hội, nó chứa đựng nguy cơ phá vỡ hoặc làm băng hoại những
giá trị văn hóa truyền thống đã được tích tụ và tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính vì vậy, giới trẻ hiện nay bên cạnh hội nhập với quốc tế, chúng ta cũng cần
xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chủ động
tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại, đồng thời phải
bảo vệ các giá trị tốt đẹp, cao quý của nền văn hóa Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một phương thức phát triển của hầu hết các quốc
gia hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình ấy, chúng ta hòa nhập nhưng không được
hòa tan. Người trẻ cần học ngôn ngữ mới của các nước khác, hiểu các nền văn
hóa Thế giới, nhưng bắt buộc phải gìn giữ ngôn ngữ dân tộc, những nét đẹp bản
sắc văn hóa, ghi nhớ những thành quả cha ông đã để lại cho con cháu muôn đời. KẾT LUẬN
Chủ động và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi thực tiễn khách
quan trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu trong hội nhập, đã trở thành quốc gia có vị trí cao trên
trường quốc tế. Hình ảnh một Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã
liên tục được củng cố nhờ chủ trương đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa
phương hóa. Từ bước chập chững ban đầu khi gia nhập ASEAN năm 1995, chúng
ta đã có những bước tiến lớn, trở thành thành viên có đóng góp tích cực của Diễn
đàn hợp tác Á-Âu ASEM, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) và vai trò to lớn đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam
hiện giờ là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của 30 nước, trong đó có tất cả
các nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương và 5 nước Ủy viên thường trực Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc; được tín nhiệm lựa chọn là nơi tổ chức nhiều hội
nghị quan trọng có tầm cỡ khu vực và toàn cầu như Diễn đàn Kinh tế thế giới về
ASEAN hay gần đây nhất là Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên (năm 2019). Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế, thách
thức làm cản trở đến tiến trình hội nhập. lOMoAR cPSD| 44879730
Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng trong thời gian tới, Việt Nam cần xác
định quan điểm tiếp tục thực hiện chính sách nhằm chủ động hội nhập một cách có hiệu quả nhất.
Em hi vọng những giải pháp em đề xuất trên có thể phần nào giúp thúc đẩy
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam để từ đó xây dựng một nền kinh tế
Việt Nam phát triển, hội nhập sâu rộng và gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
trong bối cảnh cục diện kinh tế Thế giới mới, 2019 https://www.vass.gov.vn/tap-
chi-vien-han-lam/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-
viet-nam-trong-boi-canh-cuc-dien-kinh-te-the-gioi-moi-20
2. Bộ Công Thương, Tiếp cận hội nhập kinh tế quốc tế - Phải nâng cao năng
lực của doanh nghiệp, Sở Công Thương Đà Nẵng http://arit.gov.vn/tin-tuc/tiep-
can-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-phai-nangcao-
nang-luc-cua-doanh-nghiep-c088be50_949/
3. Khoa Lý luận cơ bản, Những lợi ích kinh tế quốc gia của Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Bùi Phụ, 2018
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/nhungloi-
ichkinh-te-quoc-gia-cua-viet-nam-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-vahoi-nhap-quoc- te- 118.html
4. Tạp chí tổ chức Nhà nước, Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam, PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh, 2022 https://tcnn.vn/news/detail/42929/Mot-so-
van-de-ve-hoi-nhap-kinh-tequoc-te- cua-Viet-Nam.html
5. Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế lOMoAR cPSD| 44879730
6. Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030
7. Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 23/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ
thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế
8. Quyết định số 27/QĐ-BCĐHNQT ngày 26/4/2014 của Ban Chỉ đạo quốc
gia về hội nhập quốc tế ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế
9. Quyết định số 04/QĐ-BCĐLNKT ngày 09/1/2015 của Ban Chỉ đạo liên
ngành kinh tế ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành
hội nhập quốc tế về kinh tế
10.Tổng cục Thống kê (2014). Niên giám thống kê, NXB Thống kê. Lê Xuân
Sang, Vũ Hoàng Dương (2015). Nhìn lại luồng vốn FDI vào Việt Nam sau gần 30
năm Đổi mới: Kết quả, vấn đề và định hướng chính sách, Kỷ yếu hội thảo 30 kinh tế Việt Nam.