Thực trạng về phát triển KTHH ở VN hiện nay - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Thực trạng về phát triển KTHH ở VN hiện nay - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939 II.
Thực trạng về phát triển KTHH ở VN hiện nay
1. Thực trạng về nền sản xuất hàng hóa Việt Nam.
Sau cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhà nước ta vẫn đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa và quyết định đổi mới, sẽ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần. Về sau, ta xác định xây
dựng một nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, và nó hoàn toàn phù hợp với sự khách quan và sự phát triển chung của nhân loại.
Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là: Phát triển lực
lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. “Mục đích của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân”. Đảng ta khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi
các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa nước ta ra khỏi khủng
hoảng kinh tế, cho phép nước ta mở ra thời kỳ mới, một thời kỳ mà con đường tiến
lên Xã hội chủ nghĩa dễ dàng hơn, niềm tin người dân ngày được củng cố. Nó là
đường lối đúng đắn, giúp nền sản xuất Việt Nam luôn tăng trưởng dương qua các
năm; góp phần làm đất nước phát triển, dân giàu nước mạnh; củng cố vị thế Việt
Nam trên trường quốc tế.
Bảng 2.1.a: Sự thay đổi GDP Việt Nam từ 2018 - 2022
Vietnam GDP - Historical Data Year GDP Per Capita Growth 2022 $408.80B $4,164 8.02% 2021 $366.14B $3,756 2.56% lOMoAR cPSD| 44820939 2020 $346.62B $3,586 2.87% 2019 $334.37B $3,491 7.36% 2018 $310.11B $3,267 7.47%
(Nguồn: Vietnam GDP 1985-2023 | MacroTrends )
Nhìn lại bức tranh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 5 năm, trong đó sự tăng
trưởng kinh tế đạt ở mức tương đối khá trong giai đoạn 2018-2022. Mặc dù tốc độ
tăng của GDP năm 2020, 2021 tăng thấp hơn tốc độ tăng của những năm trong giai
đoạn vì đại dịch COVID 19 nhưng trong năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá,
tăng trưởng GDP theo mục tiêu tăng 6-6,5%, nhưng ước thực tế đã có tốc độ tăng rất
cao, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ đã vượt qua 8%.
Bảng 2.1.b: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế từ 2018 - 2022 Đơn vị: % Thuế sản Nông, lâm Công phẩm trừ Năm Tổng số nghiệp và nghiệp và Dịch vụ trợ cấp sản thủy sản xây dựng phẩm 2018 100.00 14.57 34.28 41.17 9.98 2019 100.00 13.96 34.29 41.64 9.91 2020 100.00 14.85 33.72 41.63 9.8 2021 100.00 12.36 37.86 40.95 8.83 2022 100.00 11.88 38.26 41.33 8.53
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn chung, nhóm ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm dần,
Công nghiệp và xây dựng tăng trưởng cao nhất, còn về Dịch vụ tương đối ổn định
nhưng vẫn chiếm tỉ trọng GDP cao nhất qua các năm. Đây là kết quả của quá trình
chuyển đổi cơ cấu thành phần các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa. Mặc dù, các nguồn lực sản xuất nông nghiệp bị chuyển dần sang các ngành
khác nhưng nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật phát triển, nhà nước có cách chính
sách khuyển khích hợp lý nên các ngành nông nghiệp có những bước biến đổi quan
trọng: xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lOMoAR cPSD| 44820939
lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thủy sản với khối
lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.
2. Đánh giá thực trạng
a. Những thành tựu kinh tế mà nước ta đạt được từ những năm đổi mới đến nay
Một là, thị trường được thống nhất trong toàn quốc và bước đầu hình
thành hệ thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau.
Thực hiện tự do hoá thương mại, tự do hoá lưu thông đã làm cho hàng hoá giao lưu
giữa các vùng, các địa phương không bị ách tắc và ngăn trở. Trên nền tảng tự do hoá
đã khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng
doanh nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới hình thành các
trung tâm thương mại quốc gia và vùng. Đó là cửa ngõ giao lưu hàng hoá, trung tâm
phát luồng hàng hoá và tác dụng như đòn xeo thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.
Hai là, thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế.
Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung
hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ
chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng
xóa bao cấp, thực hiện mô hình công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của
doanh nghiệp trong kinh doanh. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày
càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Năm 2020, khu vực kinh tế tư
nhân đóng góp trên 40% GDP của cả nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có
tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ,
giao thông quốc tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho nhiều người dân. lOMoAR cPSD| 44820939
Ba là, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường.
Về cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1986 là 46,3%, năm 2005 còn
20,9%, năm 2010 còn 20,6% và đến năm 2022 chỉ còn 11.88%; cơ cấu trồng trọt và
chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng
suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỷ trọng công nghiệp
và xây dựng tăng nhanh và liên tục với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại: năm
1988 là 21,6%, năm 2022 lên 38.26%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đã tăng từ
33,1% năm 1988 lên 41.33% năm 2022. Nông nghiệp có sự biến đổi quan
trọng, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp và thiếu hụt lớn, sang không những
đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới,
góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu,
thủy sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của sản xuất và đời sống: ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ
nhanh; các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý;... có bước phát triển.
b. Những hạn chế ảnh hưởng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Lý luận về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tư duy lý luận
của thời kỳ kinh tế hoạch hóa tập trung và chủ nghĩa xã hội phi thường. Nhiều tư duy
theo lối mòn vẫn được duy trì mang tính ắp đặt như: muốn phát triển kinh tế thị
trường hội nhập vào kinh tế quốc tế nhưng lại muốn tạo ra một thị trường có sự khác
biệt tương đối; lấy nguyện vọng chính trị thay cho quy luật kinh tế thị trường; vẫn
tồn tại tâm lý trì trệ và thỏa mãn, thiếu quyết tâm, lúng túng để tiếp tục đi tới con
đường đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội. lOMoAR cPSD| 44820939
Việc duy trì khu vực kinh tế nhà nước cồng kềnh, yếu kém. Tuy khối doanh nghiệp
nhà nước và sơ hữu nhà nước đã qua nhiều lần cải tổ và cơ cấu lại, nhưng vẫn còn
cồng kềnh, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa khu
vực doanh nghiệp nhà nước đang chứa nhiều vấn đề như: quản lý yếu kém, vô trách
nhiệm, làm ăn thua lỗ… đây là miếng đất màu cho tệ nạn tham nhũng, quan liêu.
Môi trường kinh doanh chưa thật sự lành mạnh. Theo đánh giá của nhiều chuyên
gia, trong quá trình tổ chức thực hiện, bộ máy của Đảng, Nhà nước, Chính phủ vẫn
chưa tạo được môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Hiến pháp đã quy định kinh tế tư nhân
là chủ đạo, nhưng cũng quy định các thành phần kinh tế là bình đẳng, cùng hợp tác
và cùng cạnh tranh. Tuy nhiên trong thực tiễn, kinh tế tư nhân không có nhiều cơ hội
tiếp cận vốn, đất đai, thông tin, mất nhiều cơ hội trong đấu thầu cũng như tiếp cận
thị trường. Do đó, kinh tế tư nhân vẫn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự có
tiếng nói nhất định trong các tổ chức đại diện quyền lực của Nhà nước.
Tuy có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa
đảm bảo chất lượng, hiệu quả, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh tranh còn yếu.
Lực lượng lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên năm 2022 ước tính là
13,5 triệu người, chiếm 26,2% (theo Tổng cục Thống kê), còn lại 73,8% không được
đào tạo. Trong đó, cơ cấu đào tạo cũng không hợp lý, thầy nhiều thợ ít; lực lượng
công nhân kĩ thuật bậc cao rất khan hiếm. lOMoAR cPSD| 44820939
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTHH ở VN
1. Đẩy mạnh quá trình phân công lao động xã hội tại nước ta.
Phân công lao động xã hội là điều kiện của sản xuất hàng hóa, của phát triển kinh
tế hàng hóa. Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta đòi hỏi phải đẩy
mạnh phân công lại lao động xã hội. Muốn khai thác mọi nguồn lực cần phải phát
triển theo hướng cụ thể hóa, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và tạo
điều điều kiện việc làm cho người lao động. Phân công lao động giữa các ngành theo
hướng chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác hóa, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng
tăng tuyệt đối và tương đối, lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối giữa lao động và
tài nguyên, bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái. Cùng với việc mở rộng phân
công lao động trong nước và hợp tác lao động quốc tế.
2. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo vệ các chủthể sở hữu.
Đây là những nhân tố quan trọng để phát tiển kinh tế thị trường, để các nhà sản
xuất kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Nhà nước cần hạn chế can thiệp
trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, mà tập trung làm tốt các
chức năng tạo môi trưởng, hướng dẫn, hỗ trợ những yếu tố cần thiết để doanh nghiệp
phát triển. Nhà nước cần tăng cưởng kiểm soát việc sử dụng mọi nguồn lực nhằm
bảo toàn và phát triển những tài sản quốc gia. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng để quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành
phần. Nó tạo hành lang pháp lý cho tất cả mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với hệ thống pháp luật đồng bộ, các doanh nghiệp
chỉ có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủ pháp luật.
3. Tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường.
Đây là biểu hiện và tiền đề quan trọng nhất để phát triển KTTT. Thị trường là sản
phẩm tất yếu của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Sản xuất và lưu thông hàng hoá
phát triển thị trưởng càng mở rộng. Sản xuất, lưu thông hàng hoá quyết định thị lOMoAR cPSD| 44820939
trường, song thị trường cũng tác động trở lại, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng
hoá. Để mở rộng thị trường và tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường cần tôn trọng
quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo sự cạnh tranh bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, xây dựng thị trường thống nhất và thông suốt cả
nước; phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ, trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu
mà tăng quy mô, chủng loại, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của hàng tiêu
dùng để thoả mãn nhu cầu trong nước và mở rộng kim ngạch xuất khẩu.