Thuyết trình và nội dung chi tiết phần lý luận nhận thức - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
26 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Thuyết trình và nội dung chi tiết phần lý luận nhận thức - Triết học Mác Lenin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

0.9 K 452 lượt tải Tải xuống
SCRIPT THUYẾT TRÌNH LÝ LUẬN
NHẬN THỨC
MỞ ĐẦU:
Slide 1
Dẫn: Xin chào thầy và tất cả các bạn đã đến với bài thuyết trình của nhóm 1 chúng em
ngày hôm nay. Với chủ đề: “LÝ LUẬN NHẬN THỨC", nhóm chúng em hi vọng có thể
đem đến cho mọi người những kiến thức tổng quan nhất về về chủ đề này. Trong quá
trình làm bài, do còn những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên khó có thể
tránh khỏi những lỗi sai, lỗ hổng trong bài làm của nhóm. Rất mong sau khi bài làm kết
thúc có thể nhận được những câu hỏi, những lời nhận xét và góp ý từ thầy cô và các bạn
để nhóm cải thiện và tiến bộ hơn trong các bài làm tiếp theo.
(có thể giới thiệu thành viên nếu cảm thấy cần thiết)
Chuyển slide 2
Dẫn: Bài thuyết trình của chúng em sẽ bao gồm 5 phần, phần 1,.. phần 2,.. phần 3,..,
phần 4,.. và cuối cùng là phần 5 (maybe thêm phần minigame nếu có).
Chuyển slide 3
Và để không làm mất thêm thời gian của mọi người nữa, chúng ta hãy cùng đi vào phần
đầu tiên
Phần 1: Nguyên tắc nhận thức DVBC
Dẫn: Phần mở đầu của bài thuyết trình nhóm mình ngày hôm nay là “Các nguyên tắc
nhận thức DVBC.
Chuyển slide 4
Sự ra đời của Chủ nghĩa duy vật biện chứng theo chủ nghĩa Mác- Lênin đã tạo ra một
cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức. Và bằng sự kế thừa hợp lý, phát triển một cách
sáng tạo và được minh chứng bằng cách thành tựu khoa học- kĩ thuật của xã hội thì
chính Mác và Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết về nhận thức. Học thuyết này đã ra
đời dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau.
Chuyển slide 5
*Tương tác theo với slide theo 3 gạch đầu dòng 3 ý nguyên tắc.
I. Các nguyên tắc của nhận thức DVBC
1. Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức
con người.
Là nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, thế giới vật chất tồn tại khách quan,
độc lập với ý thức, với cảm giác của con người và loài người nói chung, mặc dù
người ta có thể chưa biết đến chúng
Theo V.I.Lênin : “Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại
khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm...của
loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ
thuộc vào ý thức xã hội của loài người. Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là
phản ánh của tồn tại, nhiều lắm cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp,
chính xác một cách lý tưởng)”.
Những ví dụ cho nguyên tắc này vô cùng gần gũi, chúng ta có thể tìm thấy xung
quanh cuộc sống hàng ngày như hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào mương hay
làm đường,... Ở mỗi thời kỳ, giai đoạn có sự khác nhau và được con người tác
động theo mục đích, nhau cầu khác nhau để phù hợp với KT-XH
2. Công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các cảm giác của chúng ta (và mọi tri thức)
đều là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan
Ví dụ cái cây bên ngoài là cái cây do con người nhận thức còn cái cây trong nhận
thức phụ thuộc vào khả năng của bộ não.
3. Nhận thức là 1 quá trình biện chứng
Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu
sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
Vì lý luận nhận thức là 1 quá trình thể hiện mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và
vận động phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng quá trình trong tự
nhiên xã hội và tư duy.
Kết luận:
→ Nhận thức cũng là 1 quá trình biện chứng
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức:
Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng
tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh
đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung; hay là 1 tiêu chuẩn để kiểm tra
nhận thức.
Dẫn: Và trên đây là phần đầu tiên, nguyên tắc nhận thức duy vật biện chứng, và để củng
cố cho phần 1 chúng mình sẽ đưa ra 1 số câu hỏi nhỏ để giúp các bạn có thể ôn lại phần
vừa rồi nhé. Và tất nhiên câu hỏi sẽ có thưởng ạ!
Chuyển slide câu hỏi (nếu có)
(đoạn này chưa thống nhất đâu nma ý định của t là như vậy á, sẽ có tầm 2 câu hỏi ngắn
ngắn để ôn lại phần đầu thôi, đoạn này thì MC chủ động tuơng tác với mọi người, giới
hạn cho 2 câu hỏi này là tầm 2-3p)
Chuyển slide 5
Phần 2: Nguồn gốc và bản chất của nhận thức
Dẫn: và sau đây chúng ta sẽ cùng đến với phần thứ 2 “NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT
CỦA NHẬN THỨC"
Chuyển slide 6
I. NGUỒN GỐC CỦA NHẬN THỨC
1. Nguồn gốc
Dẫn: “Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề này, có bạn nào có thể cho chúng mình
biết: Theo quan điểm của bạn, nhận thức có nguồn gốc từ đâu không ạ"
Người trả lời: …
(đoạn này là tương tác qua lại giữa người nghe và người thuyết trình để không khí sôi
nổi hơn)
Dẫn: Rất cảm ơn những câu trả lời của các bạn và để tìm ra đáp án và rinh về các phần
quà của chúng mình thì xin mời thầy cô và các bạn đi sâu vào tìm hiểu về nguồn gốc của
nhận thức"
Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng thế
giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của con người sản
sinh ra thế giới mà là thế giới vật chất tồn tại khách quan và độc lập với ý thức con
người, đó là “nguồn gốc duy nhất và cuối cùng” của nhận thức. Triết học Mác-
Lênin thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Dẫn: Tức là sao ạ
Đoạn này MC vừa nói vừa vẽ một cái sơ đồ kiểu:
thoả mãn nhu cầu >hoạt động >tri thức > tìm hiểu thế giới: Nhận thức
Để tồn tại và phát triển, con người và xã hội phải được đáp ứng, thỏa mãn
các nhu cầu
Muốn thoả mãn được các nhu cầu đó, con người phải hoạt động, tác động
vào thế giới khách quan.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, con người cần có hiểu biết (tri thức) về
đối tượng liên quan trong hoạt động
Và để có được tri thức, con người phải tìm hiểu thế giới: nhận thức
Kết luận: Vậy, nguồn gốc của nhận thức là hoạt động thực tiễn của con người
Dẫn: Vậy sau phần này chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu được nguồn gốc của nhận
thức (maybe sẽ có ai trả lời đúng và sai nm MC sẽ phải chúc mừng,..) và tiếp theo sau
đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu về các yếu tố của nhận thức.
Chuyển slide 7
2. Các yếu tố của quá trình nhận thức
Dẫn: Cái gì thì cũng cần có quá trình đúng không ạ, nhận thức cũng vậy, và các yếu tố tạo
nên quá trình nhận thức đó là “chủ thể và khách thể".
Chủ thể nhận thức chính là con người. Tuy nhiên không phải con người nào cũng
là chủ thể của nhận thức. Con người chỉ là chủ thể của nhận thức khi đó là con
người đang sống, đang hoạt động thực tiễn và đang nhận thức trong những điều
kiện lịch sử - xã hội cụ thể nhất định, tức là con người đó phải thuộc về một giai
cấp, một dân tộc nhất định, có ý thức, lợi ích, nhu cầu, cá tính, tình cảm,..
Chủ thể nhận thức không chỉ là những cá nhân con người (với tư cách là thành
viên của xã hội) mà còn là những tập đoàn người cụ thể, một dân tộc cụ thể, là
loài người nói chung.
Chuyển slide 8
Nếu chủ thể nhận thức trả lời câu hỏi: ai nhận thức? thì khách thể nhận thức trả
lời câu hỏi: cái gì được nhận thức?
Theo triết học Mác - Lênin, khách thể nhận thức không đồng nhất với toàn
bộ hiện thực khách quan mà chỉ là một bộ phận nào đó của hiện thực mà
nhận thức phản ánh. Vì thế, khách thể nhận thức không chỉ là thế giới vật
chất mà có thể còn là tư duy tâm lý tư tưởng, tinh thần, tình cảm,v.v.. , ,
Khách thể nhận thức cũng có tính lịch sử - xã hội, cũng bị chế ước bởi điều
kiện lịch sử - xã hội cụ thể.
Khách thể nhận thức cũng không đồng nhất với đối tượng nhận thức. Đối
tượng nhận thức là một khía cạnh nào đó của hiện thực khách quan mà chủ
thể nhận thức tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu. Như vậy, khách thể nhận
thức rộng hơn đối tượng nhận thức và phạm vi của nó được mở rộng đến
đâu là tuỳ theo sự phát triển của nhận thức, khoa học.
KẾT LUẬN => Hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và
là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Do đó, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực
khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn
mang tính lịch sử cụ thể.
Chuyển slide 9
II. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC
Dẫn: Mỗi sự vật có thể được nhìn nhận khác nhau tuỳ theo góc nhìn của của mỗi người
(món này ngon hay không ngon Vd về mắm tôm) Bản chất của nhận thức cũng vậy, mỗi
một quan niệm khác nhau đều có những cách nhìn khác nhau về nhận thức chả hạn như:
1. Quan niệm duy tâm về nhận thức:
CNDTCQ thì cho rằng: sự vật chẳng qua chỉ là phức hợp cảm giác của con
người. Do vậy, nhận thức là nhận thức cảm giác của con người về sự vật,
nhận thức trạng thái chủ quan của con người về sự vật.
CNDTKQ thì không phủ định nhận thức chân lý của con người nhưng giải
thích thần bí.
Dẫn:
Vd: Nhà triết học Platong thời kì cổ đại cho rằng: “Nhận thức là sự hồi tưởng lại những
gì đã biết của linh hồn trước khi nhập vào thể xác”
Hêghen: Nhà triết học Đức cổ điển: “Nhận thức không phải là nhận thức bản thân của
sự vật mà à nhận thức tinh thần thế giới tha hoá thành tự nhiên, xã hội và lịch sử"
chưa đi vào giải thích được bản chất của nhận thức
Dẫn: Đối với…
2. Quan niệm về duy vật trước Mác về nhận thức
Chủ nghĩa duy vật trước Mác nhìn chung có quan niệm duy vật về nhận
thức nhưng lại siêu hình, máy móc, thiếu quan điểm lịch sử, thực tiễn về
nhận thức.
Dẫn: Vd: Phoi bắc quan niệm nhận thức 1 cách chết cứng, nhận thức chỉ 1 lần là đủ,
không có tính lịch sử, không vận động và phát triển, biến đổi
Quan niệm của chủ nghĩa hoài nghi
Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, thậm chí nghi ngờ cả bản thân
sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng
Quan niệm của thuyết không thể biết
Về nguyên tắc con người, không thể nhận thức được bản chất thế giới
Con người không thể nhận thức được, chỉ có thể nhận thức được các hiện
tượng bên ngoài của sự vật
Kết luận:
Không có đại biểu triết học nào trước Mác giải quyết một cách đúng đắn, khoa
học vấn đề bản chất của nhận thức.
Chuyển slide 10
Dẫn: Nhờ có những quan niệm của những người đi trước về nhận thức cùng với sự vận
dụng và sáng tạo
Chuyển slide 11
3. Quan điểm DVBC về nhận thức
Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con
người trên cơ sở thực tiễn.
Dẫn: VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái lượm, về
sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và tạo ra rửa, chế tạo công
cụ lao động
Công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Dẫn: VD: Tiền là một phương tiện dùng để mua bán trao đổi các hàng hóa, dịch vụ mà
chúng ta sử dụng phục vụ cho cuộc sống, nhận thức được vai trò quan trọng của tiền do
đó, người ta phải cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền, hoặc thậm
chí có những người còn bất chấp đạo đức và pháp luật để kiếm nhiều tiền như buôn bán
hàng cấm, cho vay nặng lãi…
Nhận thức là quá trình biện chứng, có vận động biến đổi, phát triển. Khẳng
định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng
tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết
ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.
Dẫn: VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái lượm, về
sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và tạo ra rửa, chế tạo công
cụ lao động
Nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn là mục đích nhận
thức, làm tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
Dẫn: Ví dụ: Trong chiến tranh thì con người chỉ nghĩ làm thế nào để bảo vệ gìn giữ dân
tộc. Khi cách mạng thành công thì đi lên mọi người nhận thức được bảo vệ dân tộc là
phải phát triển mọi mặt của xã hội từ kinh tế, chính trị, đời sống, tri thức.
Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
Dẫn: Tuỳ theo cách phân chia mà ngta chia nhận thức thành các cấp độ khác nhau
Dựa vào khả năng phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức
Nhận thức kinh nghiệm: Dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện
tượng hay các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức
kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm thông thường hoặc tri thức thực
nghiệm khoa học kết hợp tạo sự phong phú cho nhận thức kinh nghiệm
Nhận thức lý luận: là nhận thức sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp dựa
trên các hình thức tư duy trừu tượng như khái niệm, quy luật, tính tất yếu
của các sự vật hiện tượng Tính khái quát, trừu tượng cao
Dựa trên tính tự phát hay tự giác của sự phản ánh bản chất của đối tượng nhận
thức
Nhận thức thông thường: là nhận thức được hình thành một cách tự phát,
trực tiếp trong hoạt động hằng ngày của con người
Nhận thức khoa học: là nhận thức được hình thành chủ động, tự giác của
chủ thể nhằm phản ánh những mối liên hệ bản chất tất nhiên, mang tính quy
luật của đối tượng nghiên cứu
Chuyển slide 12
Phần 3: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn với nhận thức
Dẫn: Vậy là qua phần thứ 2, nguồn gốc và bản chất của nhận thức, chắc hẳn các bạn đã
phần nào nắm được các kiến thức sơ bộ về 2 vấn đề này và để tiếp tục với bài thuyết
trình của chúng mình, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu phần thứ 3: “Thực tiễn và vai
trò của thực tiễn với nhận thức"
Chuyển slide 13
I. Khái quát thực tiễn
1. Mở đầu với phạm trù của thực tiễn:
Dẫn: Nếu chủ nghĩa duy tâm cho rằng thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra
thế giới của con người và không xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch sử
hội; thì chủ nghĩa duy vật trước Mác lại cho rằng thực tiễn là một hành động vật chất của
con người nhưng lại xem đó là hoạt động mua bán đê tiện, bẩn thỉu.
Cụ thể:
Vào thế kỉ 18, Nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp Đêni Điđrô đã
phát biểu rằng thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học. Điều này đúng nhưng
chưa đủ
Cùng với đó, nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức Lút Vích Phoi ơ bắc
thì cho rằng thực tiễn là hoạt động mua bán tầm thường
=> Cả 2 nhà duy vật đều chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về thực tiễn
Chuyển slide 14
Dẫn: Mãi đến sau này, phạm trù của thực tiễn mới được hiểu đúng đắn và đầy đủ theo
triết học duy vật biện chứng: “Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính,
có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội”
2. Đặc trưng của thực tiễn:
Chuyển slide 15
Dẫn: thực tiễn có 3 đặc trưng tiêu biểu như sau:
Đặc trưng thứ nhất là: Tính khách quan: Thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động
của con người mà chỉ là những hoạt động cảm tính mà con người cảm giác đưc.
Trên cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho
mình. Các Mác nhận xét: “Đã là những hoạt động vật chất, cảm giác của con
người nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất
ấy”
Đặc trưng thứ hai thể hiện ở hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính
lịch sử - xã hội của con người. Là hoạt động con người, diễn ra với đông đảo
người tham gia, trong một khoảng thời gian nhất định, bị giới hạn bởi thời điểm
lịch sử- xã hội xác định. Trong hoạt động thực tiễn, con người truyền lại cho nhau
những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đồng thời, thực tiễn có trải qua
các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó.
Đặc trưng thứ ba chính là Tính mục đích : thực tiễn là hoạt động có tính mục đích
nhằm cải tạo tự nhiên xã hội phục vụ con người. Khác với những hoạt động khác
mang tính bản năng, tự phát của động vật để nhằm thích nghi, thụ động với thế
giới. Con người thông qua các hoạt động thực tiễn chủ động, tác động, cải tạo thế
giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế
giới.
Dẫn: Ví dụ: Từ thời nguyên thủy, khi làm nông nghiệp con người dùng que nhọn chọc lỗ
rồi tra hạt để trồng cây, do điều kiện lịch sử và nhu cầu biến đổi, con người phải cải tiến
công cụ lao động để tăng năng suất. Đầu tiên là công cụ thô sơ bằng đá ra đời sau đó tới
công cụ bằng đồng rồi dần dần thay thế bằng công cụ bằng sắt. Nhờ quá trình cải tiến
liên tục nên tới nay các công cụ lao động đều được con người giải phóng bằng máy móc,
công nghệ và cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ, diễn ra trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội,
trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
=> Chúng ta có thể kết luận rằng: Hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản, phổ
biến của con người và xã hội loài người, là phương thức cơ bản của mối quan hệ
giữa con người với thế giới; nghĩa là con người quan hệ với thế giới bằng và thông
qua hoạt động thực tiễn. Không có hoạt động thực tiễn thì bản thân con người và xã
hội loài người không thể tồn tại và phát triển.
Chuyển slide 16
3. Các hình thức của thực tiễn:
Dẫn: Bao gồm 3 hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã
hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.
Hoạt động sản xuất vật chất:
Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức xuất hiện sớm nhất, cơ
bản nhất, quan trọng nhất, vì ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái
đất đã phải tiến hành sản xuất vật chất để tồn tại. Con người phải sử dụng
công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Sản
xuất vật chất thể hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương
thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người.
Không có sản xuất vật chất, con người và xã hội loài người không thể tồn
tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của các hình
thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con
người .
VD: hoạt động gặt lúa của người nông dân, hoạt động nuôi trồng
thuỷ hải sản, hoạt động của người công nhân trong nhà máy sản
xuất.
=> Kết luận: Ta có thể thấy, những hoạt động kể trên đều nhằm tạo ra của
cải, vật chất đáp ứng nhu cầu của con người, giúp con người tồn tại và phát
triển.
Dẫn: Chúng ta cùng đến với hình thức thứ 2, đó là hoạt động chính trị - xã hội
Chuyển slide 17
Hoạt động chính trị - xã hội
Là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải
tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội , v.v .. Hoạt động
chính trị - xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp; đấu tranh giải
phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình , dân chủ, tiến bộ xã hội; đấu tranh cải tạo
các quan hệ chính trị - xã hội, nhằm tạo ra môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh
cho con người phát triển. Thiếu hình thức hoạt động thực tiễn này, con người và xã
hội loài người cũng không thể phát triển.
Ví dụ: Hoạt động bầu cử, đề cử đại biểu quốc hội, tiến hành đại hội đoàn thanh
niên.
Chuyển slide 18
Hoạt động thực nghiệm khoa học
Hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, vì
trong hoạt động thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều kiện
không có sẵn trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà
mình đã đề ra. Trên cơ sở đó, vận dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công
nghệ vào sản xuất vật chất, vào cải tạo chính trị - xã hội, cải tạo các quan hệ chính
trị - xã hội. Ngày nay, khi cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ
bão, tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản
xuất trực tiếp thì hình thức hoạt động thực tiễn này ngày càng đóng vai trò quan
trọng .
Ví dụ: Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong cả
nước và trên thế giới, thời gian qua, chung tay cùng Chính phủ trong
việc đẩy lùi đại dịch COVID-19, nhiều người dân, học sinh… trong
cả nước đã tự nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm công nghệ
thiết thực hỗ trợ phòng, chống dịch.
Máy rửa tay tự động không tiếp xúc được mọi người ưa chuộng bởi
nhỏ gọn, tiện dụng, hiệu quả
Sử dụng robot hỗ vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu cách ly,
phong tỏa
“Cổng khử khuẩn” phục vụ công tác phòng, chống dịch tại đơn vị
quân đội
Chuyển slide 19
=> Kết luận: Ba hình thức thực tiễn này quan hệ biện chứng, tác động , ảnh hưởng
qua lại lẫn nhau; trong đó hình thức sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết
định hai hình thức thực tiễn kia. Tuy nhiên, hai hình thức thực tiễn kia có ảnh hưởng quan
trọng tới sản xuất vật chất. Như vậy, thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên xã hội,
nhưng đồng thời thực tiễn cũng tách con người khỏi thế giới tự nhiên, để làm chủ tự
nhiên. Nói khác đi, thực tiễn tách con người khỏi tự nhiên là để khẳng định con người,
nhưng muốn tách con người khỏi tự nhiên thì trước hết phải nối con người với tự nhiên.
Cầu nối này chính là hoạt động thực tiễn.
Dẫn: Kế đến là phần vai trò của thực tiễn với nhận thức. có thể ní thực tiễn đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong quá trình nhận thức. Để rõ thêm chúng ta cùng đi vào tìm hiểu
vai trò của thực tiễn.
Chuyển slide 20
II. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1. Có thể nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
a. Thực tiễn tạo ra nhu cầu cho nhận thức:
Xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của mình mà con người phải trả lời
những câu hỏi về thế giới xung quanh,từ đó hình thành khả năng nhận thức.
Chuyển slide 21
b. Thực tiễn cung cấp “chất liệu” cho nhận thức
Thông qua hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới khách quan, làm
cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, tính quy luật, từ đó nhận thức
chúng. Khoa học và lý luận ra đời trên cơ sở hoạt động thực tiễn.
Dẫn: “Câu hỏi: Hành động rụt tay lại khi chạm vào bếp ga nóng có phải là ví dụ chứng
minh cho thực tiễn cung cấp chất liệu cho nhận thức không?”
Trả lời: Câu trả lời là Đúng! Cũng như vậy, khi đo đạc và tính toán kích thước của các
vật thể và ruộng đất, con người có tri thức về toán học.
c. Thực tiễn là nơi rèn luyện và nối dài các giác quan của con người trong việc
nhận thức thế giới
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra những công cụ ngày càng
tinh vi hơn, từ đó con người phát hiện ra những thuộc tính, đặc điểm mới của thế
giới khách quan mà bằng các giác quan thông thường không thể nhận biết được.
Dẫn: Ví dụ như:Nhờ thông qua những hoạt động thực tiễn mà con người đã sáng tạo ra
kính hiển vi, kính thiên văn đã nối dài thị giác giúp con người có thể thấy những thứ nhỏ
bé hay những thứ ở xa mà mắt thường không thể thấy.
Chuyển slide 22
2. Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Dẫn: Ăngghen đã từng khẳng định: “Khi xã hội có những yêu cầu về kỹ thuật thì xã hội
sẽ thúc đẩy kỹ thuật hơn 10 trường đại học”
Thực tiễn không ngừng biến đổi, luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cần
giải quyết. Đó chính là động lực thúc đẩy nhận thức không ngừng vận động, phát
triển để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
Dẫn: Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh
nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản
ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại
động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo
Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải
nhận thức về thế giới.
Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ
đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
Dẫn: “Ví dụ: Xuất phát từ việc tìm hiểu về các đặc điểm của vật chất và đặt ra các câu
hỏi như: Tại sao một vật lại có thể rơi được xuống đất? Tại sao vật chất khác nhau lại có
các đặc tính khác nhau? Và vũ trụ kia vẫn là điều bí ẩn: Trái Đất được hình thành như
thế nào? mà các học thuyết vật lí học đã ra đời.”
Chuyển slide 22
3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Nhận thức không chỉ dừng lại ở nhận thức mà nhận thức có mục đích cuối cùng là
quay trở về phục vụ thực tiễn, định hướng và chỉ đạo thực tiễn.
Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn,
cải tạo thực tiễn
Dẫn: Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường dẫn dắt chỉ đạo
thực tiễn chứ không phải để trang trí hay phục vụ cho những ý tưởng viển vông.
Nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất đi phương hướng, bế tắc. Mọi tri thức khoa học
- kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách
trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người
Nhận thức không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng
lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con
người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận
động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.
Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh
của mình, sự hiểu biết của con người mới có. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức
đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
Dẫn: (Tương tác) Ai có thể cho mình ví dụ thực tế để chứng minh thực tiễn là mục
đích của nhận thức được không ạ?
Ví dụ:
+ Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi trường
như cốc tái chế, ống hút giấy... Việc tạo ra những vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm
phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường
+ Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm âm thanh,..), mọi người đã tạo ra cửa cách
âm, các vật liệu cách âm
Chuyển slide 23
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn,
thực tiễn lại còn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức từ đó giúp con
người hiểu và biết thêm được về các quy luật, đã là quy luật thì không thể phủ
định được và sẽ tồn tại và là chân lý.
Thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được
trong nhận thức, đồng thời nó bổ sung điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn
thiện nhận thức
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối
Thực tiễn có tính tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất. Trong
mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, thực tiễn sẽ chứng minh được chân lý,bác bỏ
được sai lầm. Tương đối vì bản thân thực tiễn luôn luôn biến đổi, phát triển.
Sự biến đổi này dẫn đến chỗ tiếp tục bổ sung, phát triển những tri thức đã
có trước đó.
Nhận thức của con người cuối cùng phải được kiểm tra trong thực tiễn, nếu chưa
hoàn thiện thì được bổ sung, nếu sai lầm thì bị bác bỏ. Trong thức tiễn con người
phải chứng minh chân lý.
Dẫn: Như C.Mác đã từng nói “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới
chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề
thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý…”
Một số ví dụ về thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
Trái đất quay quanh mặt trời
Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí
=> Những ví dụ trên chứng minh cho thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi chỉ có đem
những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm
nghiệm mới có thể khẳng định được tính đúng đắn.
Dẫn: Có thể nói, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng
vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận
thức còn phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế mà thực
tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Lênin đã viết: “quan điểm về đời sống và thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản
của lý luận nhận thức.”
Kết luận: Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố
đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi
nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Nhấn mạnh
vai trò đó của thực tiễn, V.I.Lênin đã cho rằng "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải
là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức".
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan
điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa
trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc
nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ
dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại,
nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ
nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở
và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì chỉ là lý luận suông. Ngược lại, thực tiễn
mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn
mù quáng.
Dẫn: Và để ôn lại một chút kiến thức của 2 phần khá dài vừa rồi, cũng như để khuấy
động không khi của lớp, chúng mình cùng nhau chơi một minigame nhé, các bạn sẽ chọn
đáp án đúng cho mỗi câu trả lời, mỗi câu trả lời đúng các bạn sẽ nhận được 1 phần quà
nho nhỏ đến từ chúng mình nhé
Dẫn: Vậy là đã kết thúc 2 phần chơi vô cùng là vui vẻ rồi nhỉ, chúng ta cùng tiép tục
chuyến hành trình với phần thứ 4: “CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH
NHẬN THỨC"
Chuyển slide 24
Phần 4: Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
Dẫn: Quá trình nhận thức được chia làm 2 giai đoạn, nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính
Chuyển slide 25
I. Nhận thức cảm tính
1. Khái niệm
Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức
Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng các giác quan và một cách trực tiếp.
Nhận thức cảm tính chưa cho ta biết được bản chất, quy luật, những thuộc
tính bên trong của các sự vật và hiện tượng
=> Cách thức phản ánh còn hời hợt, chưa sâu sắc và còn sai lầm.
=> Là hình thức phản ánh thấp nhất và cơ bản nhất nhưng lại giữ vai trò quan
trọng đối với con người.
Chuyển slide 26
Gồm 3 hình thức:
Cảm giác
Tri giác
Biểu tượng
Dẫn: và tiếp theo chúng mình cùng đi vào tìm hiểu từng hình thức nhé
Chuyển slide 27
2. 3 hình thức của nhận thức cảm tính:
a. CẢM GIÁC:
Định nghĩa:
Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh:
Dẫn: “Ví dụ: Ở trẻ sơ sinh, khi mới sinh ra não bộ chưa hoàn thiện, chưa có đầy đủ
nhận thức về thế giới xung quanh => khi đó mọi tri thức, thông tin từ thế giới bên ngoài
đều được tiếp nhận qua các giác quan của trẻ và các tri thức đó còn rất đơn giản và
chưa hoàn thiện => Cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động
nhận thức.”
Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của người và vật, là bước đệm để con
người có được những hình thức nhận thức cao hơn, sâu sắc hơn, hoàn chỉnh hơn.
Dẫn: “V.I.Lênin đã từng nói: “Ngoài sự thông qua cảm giác ra, chúng ta không thể nào
nhận thức được bất cứ một hình thức nào của vật chất, cũng như bất cứ một hình thức
nào của vận động”, và “Tiền đồ đầu tiên của lý luận về nhận thức chắc chắn là nói rằng
cảm giác là cái nguồn gốc duy nhất của hiểu biết”.”
Đặc điểm:
Cảm giác là một quá trình tâm lý, không phải là trạng thái hay thuộc tính.
Cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng và không phản
ánh được sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.
Nó phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp khi sự vật, hiện tượng đang tác
động vào các giác quan của chúng ta => Bước đầu ta có được hiểu biết về thế giới
khách quan.
Phân loại: 2 loại cảm giác cơ bản: Cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong:
5 cảm giác bên ngoài tương ứng với 5 giác quan của con người:
Cảm giác nhìn : sinh ra do tác động của các sóng ánh sáng (thị giác)
phát ra từ các sự vật.
Cho biết hình thù, khối lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của sự
vật.
Cảm giác nghe do sóng âm gây nên (thính giác):
Phản ánh những thuộc tính của âm thanh, tiếng nói.
Cảm giác ngửi (khứu giác): do các phân tử của các chất tác động lên
khoang mũi gây nên.
Cảm giác nếm : do tác động của các thuộc tính hoá học của (vị giác)
các chất hoà tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi,
họng và vòm họng tạo nên các cảm giác nếm như: ngọt, mặn, chua,
cay, đắng,…
Cảm giác da : do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác (mạc giác)
động lên da tạo nên. Cảm giác da gồm 5 loại: đụng chạm, nén, nóng,
lạnh, đau.
4 cảm giác bên trong
Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó:
Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy
ra trong các cơ quan vận động, báo hiệu về mức độ co của cơ
và về vị trí của các phần của cơ thể
=> Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng
chạm tạo thành cảm giác sờ mó.
Cảm giác thăng bằng: phản ánh vị trí và những chuyển động của
đầu.
Cảm giác rung
Cảm giác cơ thể: phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội
tạng, bao gồm cả cảm giác đói, no, buồn nôn, đau ở các cơ quan bên
trong con người.
Quy luật của cảm giác:
Quy luật về ngưỡng cảm giác:
Không phải mọi sự kích thích vào giác quan đều gây cảm giác. Ví dụ
như kích thích yếu quá không gây nên cảm giác, kích thích quá
mạnh có thể gây mất cảm giác.
Muốn kích thích gây ra được cảm giác thì kích thích phải đạt tới một
giới hạn nhất định
Có 2 loại ngưỡng cảm giác: ngưỡng phía dưới ngưỡng phía trên
Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ tối thiểu đủ để gây
được cảm giác.
Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở
đó vẫn còn gây được cảm giác.
Dẫn: “Ví dụ thực tế: ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn ở người là những sóng ánh
sáng có bước sóng là 390 milimicron và ngưỡng phía trên là 780 milimicron.”
Quy luật về sự thích ứng của cảm giác:
Cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích
Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù
hợp với sự thay đổi cường độ của kích thích:
Quy luật thích ứng có tất cả mọi cảm giác, nhưng mức độ thích ứng
ở cảm giác không giống nhau:
Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm
Khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm.
Dẫn: “Có những cảm giác có khả năng thích ứng cao như thị giác: trong bóng tối tuyệt
đối thì độ nhạy cảm với ánh sáng tăng tới gần 200.000 lần sau 40 phút. Trong khi đó có
những cảm giác có khả năng thích ứng rất kém, và hầu như không thích ứng, như cảm
giác đau.”
Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm
Khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm.
Quy luật tương phản
Là hiện tượng tác động qua lại giữa những cảm giác cùng một loại,
sinh ra do qui luật cảm ứng đồng thời và nối tiếp của vỏ não.
Có 2 loại tương phản: tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời.
Tương phản đồng thời: Đặt hai quả bóng màu xanh như nhau
lên một tờ giấy trắng và một tờ giấy đen, thì ta sẽ cảm thấy
quả bóng màu xanh đặt trên tờ giấy trắng có màu đậm hơn
quả bóng màu xanh đặt trên tờ giấy màu đen
Tương phản nối tiếp: Sau khi chịu kích thích lạnh rồi đến kích
thích nóng.
Quy luật chuyển cảm giác
Là hiện tượng mà khi kích thích một cảm giác này thì lại gây ra một
cảm giác khác.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác ở đây được biểu hiện ở sự
thay đổi loại cảm giác (thị giác sang xúc giác, thính giác sang vị
giác,...)
Dẫn: Ví dụ thực tế: trong văn học ta có phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “trời
nắng giòn tan”, “giọng chua như dấm”,... từ đó, ta có thể xem quy luật này như là một
trường hợp đặc biệt của sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
Chuyển slide 28
b. TRI GIÁC
Định nghĩa:
Tri giác là quá trình nhận thức, phản ánh đầy đủ cấu trúc trọn vẹn của sự
vật, hiện tượng.
Là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta.
Tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác => Tri giác là mức độ cao hơn của
cảm giác
Là quá trình tích cực gắn liền với các hoạt động của con người và là hành
động tích cực có sự kết hợp các yếu tố cảm giác vận động.
Tri giác cho phép và quy định các chiều hướng để lựa chọn cảm giác về
mức độ cũng như tính chất.
Phân loại tri giác
Dẫn: Có 2 cách để phân loại tri giác, cách 1: Phân loại theo cơ quan phân tích, cách 2:
Phân loại theo các hình thức tồn tại của vật chất.
2.1. Cách 1:
Theo cách phân loại này, ta có các loại tri giác:
Tri giác nhìn
Tri giác nghe
Tri giác sờ mó
2.2. Cách 2:
Theo cách phân loại này ta có 4 loại tri giác:
Tri giác không gian: là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách
quan (hình dáng, độ lớn, vị trí các vật với nhau…)
Tri giác thời gian: là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục
khách quan của các hiện tượng trong hiện thực.
Tri giác vận động: là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự
vật trong không gian
Tri giác con người: là quá trình nhận thức lẫn nhau giữa con người
trong những điều kiện giao lưu trực tiếp. Đây là loại tri giác đặc biệt
vì đối tượng của tri giác cũng là con người.
Đặc điểm:
Dẫn: Tri giác có những đặc điểm nhất định: tính trọn vẹn, tính đối tượng, tính kết cấu,
tính tích cực,... Bên cạnh đó còn có những đặc điểm như:
Tính lựa chọn của tri giác:
Con người không thể tri giác và phản ứng với tất cả những kích thích từ sự
vật, hiện tượng cùng lúc => Con người chỉ có thể tập trung vào một sự vật,
hiện tượng tại một thời điểm nhất định.
Trong tính lựa chọn chứa đựng tính tích cực của quá trình tri giác: tri giác là
quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. => Vì vậy, những sự vật hay
thuộc tính của sự vật nào càng phân biệt với bối cảnh thì càng được ta tri
giác dễ dàng, đầy đủ.
Ví dụ trong thực tế: sử dụng bút highlight (bút đánh dấu) để làm nổi bật
thông tin quan trọng trong đoạn văn, khi viết bảng trắng thì sử dụng bút
mực màu xanh đậm hoặc đen,...
Ngược lại, nếu muốn làm cho tri giác đối tượng trở nên khó khăn thì người
ta làm đối tượng tri giác hòa lẫn với bối cảnh (ngụy trang)
Tính có ý nghĩa của tri giác:
Tri giác ở con người được gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất
của sự vật.
Ngay cả khi tri giác một vật không quen thuộc chúng ta cũng cố thu nhận
trong nó một sự giống nhau nào đó với những đối tượng mà mình đã biết,
xếp nó vào một phạm trù nào đó
Sự tri giác đòi hỏi một sự tìm kiếm cơ động cách tổng hợp những tài liệu đã
có.
Tính ổn định của tri giác:
Bộ mặt của sự vật xung quanh luôn thay đổi và xoay chuyển do sự vật
quanh ta nằm ở nhiều vị trí, góc độ khác nhau và các điều kiện như: do ánh
sáng chiếu vào, khoảng cách giữa ta với sự vật,... => Khi đó các quá trình
tri giác của con người cũng được thay đổi một cách tương ứng
Nhờ tính ổn định thể hiện ở khả năng bù trừ của hệ thống tri giác đối với
những biến đổi đó mà chúng ta vẫn tri giác các sự vật xung quanh một cách
ổn định và chính xác về hình dáng, kích thước, màu sắc…
Dẫn: Ví dụ trong thực tế: Khi ta đứng quan sát một cái cây to ở xa và một con mèo ở
gần, mặc dù hình ảnh truyền từ võng mạc về cái cây nhỏ hơn con mèo nhưng nhờ tri
giác, não bộ vẫn nhận biết được cái cây lớn hơn con mèo gấp nhiều lần.
Tổng giác:
Ngoài những kích thích gây ra nó, tri giác còn bị quy định bởi một loạt các
nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác.
Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào
đặc điểm nhân cách của họ, được gọi là hiện tượng tổng giác.
Ảo ảnh tri giác:
Là sự phản ánh sai lệch các sự vật hiện tượng một cách khách quan của con
người.
Chuyển slide 29
c. BIỂU TƯỢNG
Khái niệm:
Là hình thức lưu lại hình ảnh của khách thể được tri giác lưu lại vào bộ não
người và có thể được tái hiện và nhớ lại.
Hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã
có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp.
Đặc điểm:
Khác với tri giác và cảm giác, biểu tượng mang tính khái quát và gián tiếp
=> Có thể nói biểu tượng là hình thức quá độ chuyển từ nhận thức cảm tính
lên nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)
Dẫn: Giai đoạn thứ 2 của nhận thức chính là nhận thức lý tính
Chuyển slide 30
II. Nhận thức lý tính
1. Khái niệm
Hoạt động nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người,
trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối
quan hệ có tính quy luật của hiện thực khách quan một cách gián
tiếp.
2. Phân Loại
Dẫn: Nhận thức lý tính bao gồm: tư duy và tưởng tượng.
Chuyển slide 31
a. TƯ DUY
Dẫn: Muốn nhận thức và cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả, con người không thể
dừng lại ở các quá trình cảm tính mà phải chuyển qua một mức độ nhận thức cao hơn là
tư duy. Vì chỉ có tư duy trừu tượng mới giúp con người hiểu được các thuộc tính, các
quan hệ bên trong, mới nắm được bản chất, quy luật phát triển của sự vật. Từ đó mới có
phương hướng, biện pháp đúng đắn cải tạo thế giới khách quan.
Khái niệm tư duy
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện
tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi cá nhân gặp những tình
huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề đến khi vấn đề đó được giải
quyết.
Dẫn: Đó là các giai đoạn: xác định vấn đề và biểu đạt; xuất hiện các liên tưởng; sàng
lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết; kiểm tra giả thuyết, giải quyết nhiệm vụ tư
duy.
Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác.
Dẫn giải thích: Nếu cảm giác và tri giác mới chỉ phản ánh được những thuộc tính bên
ngoài, những mối liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng thì tư duy phản ánh thuộc tính
bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng.
Tư duy phản ánh những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy
luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Chuyển slide 32
Vai trò của tư duy
Dẫn: Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với
hoạt động nhận thức của con người.
Tư duy giúp cho con người nhận thức được quy luật khách quan, trên cơ sở
đó có thể chủ động dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự
vật, hiện tượng và có kế hoạch, biện pháp cải tạo hiện thực khách quan.
Trong quá trình phát triển của mình, con người không chỉ tư duy nhằm giải
quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra mà con người còn tiến hành
tư duy nhằm lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành và phát triển nhân
cách của mình, trên cơ sở đó đóng góp những kết quả hoạt động của mình
vào kho tàng văn hóa xã hội của loài người.
Chuyển slide 33
Các đặc điểm của tư duy
Dẫn: Tư duy có các đặc điểm cơ bản: tính vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và tính
khái quát hóa, tư duy gắn liền với ngôn ngữ, tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính.
Tính “có vấn đề” của tư duy.
Tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề”.
Dẫn: giải thích: Tình huống “có vấn đề” là tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã
tiềm tàng bên trong, tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số đó.
Nhưng không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được
hoạt động tư duy. Muốn kích thích ta tư duy thì tình huống có vấn đề
phải được cá nhân nhận thức đầy đủ. Nghĩa là cá nhân xác định được
cái gì đã biết, đã cho và cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu
tìm kiếm nó.
Tính gián tiếp của tư duy
Tư duy của con người mang tính gián tiếp. Điều đó thể hiện ở chỗ,
trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện công cụ
khác nhau để nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri
giác.Sở dĩ có thể nhận thức được gián tiếp vì giữa các sự vật, hiện
tượng có mối liên hệ mang tính quy luật
Dẫn: Ví dụ: muốn biết nhiệt độ của nước, chúng ta có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
Mặt khác tư duy được phản ánh thông qua ngôn ngữ nên tư duy mang tính
gián tiếp. Ngôn ngữ là một loại phương tiện nhận thức đặc thù của con
người.
Dẫn: Ví dụ: hệ thống ký hiệu, phạm trù, khái niệm.
Tính trừu tượng và khái quát hoá của tư duy
Tư duy không chỉ hướng vào cái riêng mà còn hướng vào cái chung
cơ bản, quan hệ mang tính quy luật của sự vật hiện tượng. Tư duy
phản ánh khái quát có nghĩa là phản ánh bằng khái niệm, bằng quy
luật, bằng những nguyên lý, nguyên tắc chung, phạm trù…
Tính trừu tượng và khái quát hoá gắn liền với các thao tác tư duy: So
sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận...
Tư duy có khả năng trừu xuất (bỏ qua, loại bỏ) khỏi sự vật, hiện
tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt chỉ giữ lại
những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật, hiện tượng
rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác
nhau nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm,
một loại, một phạm trù.
Chuyển slide 34
Tư duy gắn liền với ngôn ngữ.
Đây là một trong những đặc điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lý người
và tâm lý động vật. Tâm lý động vật bao giờ cũng dừng lại ở tư duy
hành động trực quan, không có khả năng vượt ra khỏi phạm vi đó.
Ngôn ngữ đã làm cho tư duy người mang tính gián tiếp, tính trừu
tượng và khái quát. Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên
hệ biện chứng.
Tư duy không thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào khác ngoài ngôn
ngữ. Bất kỳ ý nghĩa, tư tưởng nào cũng đều nảy sinh, phát triển gắn
liền với ngôn ngữ. Đó là mối liên hệ giữa nội dung và hình thức.
Tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính.
Tư duy bao giờ cũng liên hệ mật thiết với hoạt động nhận thức cảm
tính tức là với cảm giác, tri giác, biểu tượng. Hoạt động nhận thức
cảm tính là “cửa ngõ” là kênh duy nhất, qua đó tư duy liên hệ với thế
giới bên ngoài.
Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức
cảm tính mà nảy sinh tình huống mâu thuẫn. Ngược lại, tư duy cũng
ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính, đó là làm cho khả năng cảm giác
của con người tinh vi, nhạy cảm hơn và làm cho tri giác của con
người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa.
Các thao tác tư duy
Dẫn: Với tư cách là một hành động tư duy được thực hiện bằng những thao tác tư duy:
Phân tích - tổng hợp - So sánh - Trừu tượng hóa - khái quát hóa.
Các loại tư duy
Dẫn: Xét theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì người ta chia tư duy
làm ba loại:
Tư duy trực quan, hành động
Tư duy trực quan, hình ảnh
Tư duy trừu tượng
Dẫn: Căn cứ theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ cụ thể và phương thức giải quyết
người ta chia ra ba loại tư duy ở người trưởng thành:
Tư duy thực hành
Tư duy hình ảnh cụ thể
Tư duy lý luận
b. TƯỞNG TƯỢNG
Khái niệm tưởng tượng
Trong quá trình lao động sáng tạo, con người không những chỉ nhận thức thế giới
khách quan qua cảm giác, tri giác, tư duy mà còn vẽ lên trong óc mình những hình
ảnh mới, những con người và sự vật mới chưa từng được trực tiếp tri giác hoc
chưa có trong hiện thực. Con người đặt kế hoạch cho các hoạt động mà mình đang
hoặc sắp tiến hành, nhìn thấy được thuận lợi, dự kiến trước những khó khăn và
hình dung trước những kết quả sẽ đạt được. Quá trình đó được gọi là tưởng tượng.
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã
có.
Vai trò của tưởng tượng
Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong đời sống của con người. Vai trò của tưởng tượng
được biểu hiện:
Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ một hoạt động nào của con người. Sự khác nhau
cơ bản giữa lao động của con người với hoạt động bản năng của con vật chính là ở
cái biểu tượng và kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo ra.
Tưởng tượng cho phép ta hình dung được kết quả lao động trước khi bắt đầu lao
động, hình dung được không chỉ cái kết quả cuối cùng, mà cả những kết quả trung
gian của lao động nữa.
Nhờ có tưởng tượng, con người có thể vẽ lên trong đầu mình viễn cảnh của xã hội
tương lai, lấy đó làm phương hướng, mục tiêu phấn đấu, hoạt động để biến nó
thành hiện thực.
Tưởng tượng nảy sinh và phát triển trong hoạt động và gắn chặt với thực tiễn cuộc
sống.
Các loại tưởng tượng
Căn cứ vào mức độ tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng mà người ta có thể chia
tưởng tượng thành: tưởng tượng tích cực và tiêu cực, ước mơ và lý tưởng.
Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực
Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra các hình ảnh mới
nhằm đáp ứng nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con
người. Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: tưởng tượng tái tạo và
tưởng tượng sáng tạo.
Tưởng tượng tái tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân
tưởng tượng, bằng cách sử dụng những tài liệu, kinh nghiệm đã có của xã
hội loài người, của những người khác.
Tưởng tượng sáng tạo là hình thức cao hơn và phức tạp hơn tưởng tượng tái
tạo. Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng những hình ảnh mới đối
với cá nhân cũng như với xã hội.
Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không
được thể hiện trong cuộc sống và vạch ra những chương trình hành vi và
không thực hiện được.
Ước mơ và lý tưởng
Ước mơ là một loại tưởng tượng tổng quát hướng về tương lai, biểu hiện
những mong muốn, ước ao, gắn liền với nhu cầu của con người.
Lý tưởng là một hình ảnh mẫu mực, rực sáng mà con người muốn vươn tới.
Nó là một động cơ mạnh mẽ thôi thúc con người vươn tới tương lai.
KẾT LUẬN
Nhận thức cảm tính: Cảm giác xuất hiện đầu tiên trong quá trình nhận thức, sau
đó tổng hợp những cảm giác ta có tri giác. Cao hơn và phức tạp và hoàn chỉnh hơn
nữa là biểu tượng trong đó hình ảnh các sự vật được giữ lại trong trí nhớ.
Nhận thức lý tính: Khi chúng ta khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm,
thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật ta sẽ thu được kết quả là Khái niệm. Từ đó ta
có Phán đoán: liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một
đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Ở mức độ cao nhất ta có suy luận bằng
cách liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết
luận tìm ra tri thức mới.
c. SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRỰC QUAN SINH ĐỘNG, TƯ DUY TRỪU
TƯỢNG VÀ THỰC TIỄN
Trực quan sinh động (giai đoạn nhận thức cảm tính) là giai đoạn mở đầu của quá
trình nhận thức.
Ở giai đoạn này, nhận thức mới chỉ nhận biết được bề ngoài của sự vật cảm
tính trong hiện thực khách quan:
Giai đoạn này có 3 hình thức cơ bản: cảm giác, tri giác và biểu tượng
Cảm giác của con người về sự vật khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn
giản nhất của quá trình nhận thức nhưng nếu không có nó thì sẽ không có
bất cứ nhận thức nào về sự vật khách quan. Nó là cơ sở hình thành nên tri
giác.
Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu
hiện của sự vật khách quan được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp
các cảm giác về sự vật.
Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản
ánh bởi cảm giác và tri giác. Nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp
nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính.
=> Tóm lại, đây mới là giai đoạn nhận thức bề ngoài, chưa đi sâu vào bản
chất.
Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính)
Đây là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián
tiếp hiện thực khách quan thông qua 3 hình thức cơ bản: khái niệm, phán
đoán và suy lý.
Khái niệm: Quá trình sử dụng ngôn ngữ để phản ánh những thuộc tính,
những mối quan hệ bản chất phổ biến của sự vật, hiện tượng.
Phán đoán: vận dụng các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định 1 thuộc
tính, 1 mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan.
Suy lí: xuất phát từ 1 hay nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán
mới làm kết luận. Từ những phán đoán tiền đề dựa theo những qui luật của
logic hình thức để tạo ra những phán đoán mới mang tính chân lí. Có các
loại suy lí: suy lí trực tiếp và suy lí gián tiếp.
- Quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
+ Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính.
+ Nhờ có nhận thức lý tính thì nhận thức cảm tính mới nắm bắt được bản chất và
quy luật của sự vật.
+ Tóm lại, sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, trong
việc khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều.
Phần 5: Tính chất của chân lý
Dẫn: Vậy là cũng sắp kết thúc màn thuyết trình của nhóm 1 rồi. Sau đây là phần cuối
cùng “Khái niệm và tính chất của chân lý”
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực
khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm Quan niệm như vậy về chân lý nhằm xác .
định chân lý là một sản phẩm của lý luận nhận thức.
Chuyển slide
Tiếp theo là các tính chất của chân lý. Chân lý bao gồm bốn thuộc tính.
*Giới thiệu bốn thuộc tính và sau đó hỏi tương tác với các bạn ở dưới ai có thể nêu ví dụ
của từng thuộc tính đấy, nếu bạn ấy trả lời được thì tặng một món quà (team đã chuẩn
bị)
I. Tính khách quan: Nội dung của chân lý bị thế giới khách quan quy định (có
lý).
Chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm
nghiệm là đúng.
Ví dụ : sự phù hợp giữa quan niệm “quả đất có hình cầu chứ không phải hình vuông” là
phù hợp với thực tế khách quan. Nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã
từng có hàng nghìn năm trước thời Phục hưng. Từ đó giúp con người tiếp nhận, nhận
thức được nhiều hơn về thế giới xung quanh.
II. Tính tuyệt đối: Nội dung của chân lý phù hợp, đầy đủ toàn diện hiện thực
khách quan ở một giai đoạn thời gian nhất định.
Ví dụ : Trong mặt phẳng có độ cong bằng không thì tổng các góc trong tam giá tuyệt đối
bằng hai góc vuông.
III. Tính tương đối: Nội dung của chân lý đã phù hợp, đúng nhưng chưa hoàn
toàn đầy đủ với hiện thực khách quan.
Ví dụ: Nếu điều kiện thay đổi độ cong khác không thì định lý đó không còn đúng nữa.
IV. Tính cụ thể: Chỉ đúng với một đối tượng ở một điều kiện, hoàn cảnh, không
gian và thời gian nhất định.
Ví dụ: mọi nhà khoa học khi phát biểu định lý đều kèm theo các điều kiện xác định nhằm
đảm bảo tính chính xác của nó: “Nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp
suất 1 atmotphe,…”
V. Mối quan hệ biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối
Cả hai đều là những hình thức tiêu biểu khác nhau của chân lý
Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát
triển
Trong mỗi chân lý tương đối hàm chứa chân lý tuyệt đối.
Dẫn: Để sinh tồn và phát triển con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn đó là
câu hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội, đồng thời qua đồ con người cũng
thực hiện một cách một cách tự giác hay không tự giác, hoàn thiện và phát triển. Quá
trình này làm phát triển nhận thức con người, và hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành
công, có hiệu quả khi con người vận dụng tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong
hoạt động thực tiễn. Vì vậy:
Kết luận
Chân lý là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả của hoạt động
thực tiễn.
Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mqh song trùng.
Chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng chân lý.
Kết: Và phần “vai trò của chân lý đối với thực tiễn”đã khép lại bài thuyết trình của
nhóm 1 rồi. Cảm ơn thầy giáo và các bạn đã chăm chú lắng nghe, mong mọi người hiểu
bài và không đưa ra câu hỏi gì cho nhóm hihi 
| 1/26

Preview text:

SCRIPT THUYẾT TRÌNH LÝ LUẬN NHẬN THỨC MỞ ĐẦU: Slide 1
Dẫn: Xin chào thầy và tất cả các bạn đã đến với bài thuyết trình của nhóm 1 chúng em
ngày hôm nay. Với chủ đề: “LÝ LUẬN NHẬN THỨC", nhóm chúng em hi vọng có thể
đem đến cho mọi người những kiến thức tổng quan nhất về về chủ đề này. Trong quá
trình làm bài, do còn những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên khó có thể
tránh khỏi những lỗi sai, lỗ hổng trong bài làm của nhóm. Rất mong sau khi bài làm kết
thúc có thể nhận được những câu hỏi, những lời nhận xét và góp ý từ thầy cô và các bạn
để nhóm cải thiện và tiến bộ hơn trong các bài làm tiếp theo.

(có thể giới thiệu thành viên nếu cảm thấy cần thiết) Chuyển slide 2
Dẫn: Bài thuyết trình của chúng em sẽ bao gồm 5 phần, phần 1,.. phần 2,.. phần 3,..,
phần 4,.. và cuối cùng là phần 5 (maybe thêm phần minigame nếu có).
Chuyển slide 3
Và để không làm mất thêm thời gian của mọi người nữa, chúng ta hãy cùng đi vào phần đầu tiên
Phần 1: Nguyên tắc nhận thức DVBC
Dẫn: Phần mở đầu của bài thuyết trình nhóm mình ngày hôm nay là “Các nguyên tắc
nhận thức DVBC. Chuyển slide 4
Sự ra đời của Chủ nghĩa duy vật biện chứng theo chủ nghĩa Mác- Lênin đã tạo ra một
cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức. Và bằng sự kế thừa hợp lý, phát triển một cách
sáng tạo và được minh chứng bằng cách thành tựu khoa học- kĩ thuật của xã hội thì
chính Mác và Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết về nhận thức. Học thuyết này đã ra
đời dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau.
Chuyển slide 5
*Tương tác theo với slide theo 3 gạch đầu dòng 3 ý nguyên tắc. I.
Các nguyên tắc của nhận thức DVBC
1. Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức con người.
 Là nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, thế giới vật chất tồn tại khách quan,
độc lập với ý thức, với cảm giác của con người và loài người nói chung, mặc dù
người ta có thể chưa biết đến chúng
 Theo V.I.Lênin : “Chủ nghĩa duy vật nói chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại
khách quan (vật chất) là không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, kinh nghiệm...của
loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử thừa nhận rằng tồn tại xã hội không phụ
thuộc vào ý thức xã hội của loài người. Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là
phản ánh của tồn tại, nhiều lắm cũng chỉ là một phản ánh gần đúng (ăn khớp,
chính xác một cách lý tưởng)”.
 Những ví dụ cho nguyên tắc này vô cùng gần gũi, chúng ta có thể tìm thấy xung
quanh cuộc sống hàng ngày như hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào mương hay
làm đường,... Ở mỗi thời kỳ, giai đoạn có sự khác nhau và được con người tác
động theo mục đích, nhau cầu khác nhau để phù hợp với KT-XH
2. Công nhận cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
 Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, các cảm giác của chúng ta (và mọi tri thức)
đều là sự phản ánh, đều là hình ảnh chủ quan của hiện thực khách quan
 Ví dụ cái cây bên ngoài là cái cây do con người nhận thức còn cái cây trong nhận
thức phụ thuộc vào khả năng của bộ não.
3. Nhận thức là 1 quá trình biện chứng
 Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
 Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu
sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
 Vì lý luận nhận thức là 1 quá trình thể hiện mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và
vận động phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng quá trình trong tự nhiên xã hội và tư duy. Kết luận:
→ Nhận thức cũng là 1 quá trình biện chứng
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức:
 Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng
tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội.
 Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh
đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung; hay là 1 tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức.
Dẫn: Và trên đây là phần đầu tiên, nguyên tắc nhận thức duy vật biện chứng, và để củng
cố cho phần 1 chúng mình sẽ đưa ra 1 số câu hỏi nhỏ để giúp các bạn có thể ôn lại phần
vừa rồi nhé. Và tất nhiên câu hỏi sẽ có thưởng ạ!

Chuyển slide câu hỏi (nếu có)
(đoạn này chưa thống nhất đâu nma ý định của t là như vậy á, sẽ có tầm 2 câu hỏi ngắn
ngắn để ôn lại phần đầu thôi, đoạn này thì MC chủ động tuơng tác với mọi người, giới
hạn cho 2 câu hỏi này là tầm 2-3p)
Chuyển slide 5
Phần 2: Nguồn gốc và bản chất của nhận thức
Dẫn: và sau đây chúng ta sẽ cùng đến với phần thứ 2 “NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC" Chuyển slide 6 I. NGUỒN GỐC CỦA NHẬN THỨC 1. Nguồn gốc
Dẫn: “Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề này, có bạn nào có thể cho chúng mình
biết: Theo quan điểm của bạn, nhận thức có nguồn gốc từ đâu không ạ" Người trả lời: …
(đoạn này là tương tác qua lại giữa người nghe và người thuyết trình để không khí sôi nổi hơn)

Dẫn: Rất cảm ơn những câu trả lời của các bạn và để tìm ra đáp án và rinh về các phần
quà của chúng mình thì xin mời thầy cô và các bạn đi sâu vào tìm hiểu về nguồn gốc của nhận thức"

Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho rằng thế
giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của con người sản
sinh ra thế giới mà là thế giới vật chất tồn tại khách quan và độc lập với ý thức con
người, đó là “nguồn gốc duy nhất và cuối cùng” của nhận thức. Triết học Mác-
Lênin thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Dẫn: Tức là sao ạ
Đoạn này MC vừa nói vừa vẽ một cái sơ đồ kiểu:
thoả mãn nhu cầu
>hoạt động >tri thức > tìm hiểu thế giới: Nhận thức
 Để tồn tại và phát triển, con người và xã hội phải được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu
 Muốn thoả mãn được các nhu cầu đó, con người phải hoạt động, tác động vào thế giới khách quan.
 Để nâng cao hiệu quả hoạt động, con người cần có hiểu biết (tri thức) về
đối tượng liên quan trong hoạt động
 Và để có được tri thức, con người phải tìm hiểu thế giới: nhận thức
Kết luận: Vậy, nguồn gốc của nhận thức là hoạt động thực tiễn của con người
Dẫn: Vậy sau phần này chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu được nguồn gốc của nhận
thức (maybe sẽ có ai trả lời đúng và sai nm MC sẽ phải chúc mừng,..) và tiếp theo sau
đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu về các yếu tố của nhận thức. Chuyển slide 7

2. Các yếu tố của quá trình nhận thức
Dẫn: Cái gì thì cũng cần có quá trình đúng không ạ, nhận thức cũng vậy, và các yếu tố tạo
nên quá trình nhận thức đó là “chủ thể và khách thể".
Chủ thể nhận thức chính là con người. Tuy nhiên không phải con người nào cũng
là chủ thể của nhận thức. Con người chỉ là chủ thể của nhận thức khi đó là con
người đang sống, đang hoạt động thực tiễn và đang nhận thức trong những điều
kiện lịch sử - xã hội cụ thể nhất định
, tức là con người đó phải thuộc về một giai
cấp, một dân tộc nhất định, có ý thức, lợi ích, nhu cầu, cá tính, tình cảm,..
Chủ thể nhận thức không chỉ là những cá nhân con người (với tư cách là thành
viên của xã hội) mà còn là những tập đoàn người cụ thể, một dân tộc cụ thể, là loài người nói chung. Chuyển slide 8
 Nếu chủ thể nhận thức trả lời câu hỏi: ai nhận thức? thì khách thể nhận thức trả
lời câu hỏi: cái gì được nhận thức?
 Theo triết học Mác - Lênin, khách thể nhận thức không đồng nhất với toàn
bộ hiện thực khách quan mà chỉ là một bộ phận nào đó của hiện thực mà
nhận thức phản ánh. Vì thế, khách thể nhận thức không chỉ là thế giới vật
chất mà có thể còn là tư duy
, tâm lý tư tưởng, tinh thần, tình cảm,v , .v..
Khách thể nhận thức cũng có tính lịch sử - xã hội, cũng bị chế ước bởi điều
kiện lịch sử - xã hội cụ thể.
Khách thể nhận thức cũng không đồng nhất với đối tượng nhận thức. Đối
tượng nhận thức là một khía cạnh nào đó của hiện thực khách quan mà chủ
thể nhận thức tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu. Như vậy, khách thể nhận
thức rộng hơn đối tượng nhận thức và phạm vi của nó được mở rộng đến
đâu là tuỳ theo sự phát triển của nhận thức, khoa học.
KẾT LUẬN => Hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và
là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Do đó,
nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực
khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn
mang tính lịch sử cụ thể. Chuyển slide 9 II. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC
Dẫn: Mỗi sự vật có thể được nhìn nhận khác nhau tuỳ theo góc nhìn của của mỗi người
(món này ngon hay không ngon Vd về mắm tôm) Bản chất của nhận thức cũng vậy, mỗi
một quan niệm khác nhau đều có những cách nhìn khác nhau về nhận thức chả hạn như:

1. Quan niệm duy tâm về nhận thức:
 CNDTCQ thì cho rằng: sự vật chẳng qua chỉ là phức hợp cảm giác của con
người. Do vậy, nhận thức là nhận thức cảm giác của con người về sự vật,
nhận thức trạng thái chủ quan của con người về sự vật.
 CNDTKQ thì không phủ định nhận thức chân lý của con người nhưng giải thích thần bí. Dẫn:
Vd: Nhà triết học Platong thời kì cổ đại cho rằng: “Nhận thức là sự hồi tưởng lại những

gì đã biết của linh hồn trước khi nhập vào thể xác”
Hêghen: Nhà triết học Đức cổ điển: “Nhận thức không phải là nhận thức bản thân của
sự vật mà à nhận thức tinh thần thế giới tha hoá thành tự nhiên, xã hội và lịch sử"
chưa đi vào giải thích được bản chất của nhận thức Dẫn: Đối với…
2. Quan niệm về duy vật trước Mác về nhận thức
 Chủ nghĩa duy vật trước Mác nhìn chung có quan niệm duy vật về nhận
thức nhưng lại siêu hình, máy móc, thiếu quan điểm lịch sử, thực tiễn về nhận thức.
Dẫn: Vd: Phoi bắc quan niệm nhận thức 1 cách chết cứng, nhận thức chỉ 1 lần là đủ,
không có tính lịch sử, không vận động và phát triển, biến đổi

Quan niệm của chủ nghĩa hoài nghi
 Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, thậm chí nghi ngờ cả bản thân
sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng
Quan niệm của thuyết không thể biết
 Về nguyên tắc con người, không thể nhận thức được bản chất thế giới
 Con người không thể nhận thức được, chỉ có thể nhận thức được các hiện
tượng bên ngoài của sự vật Kết luận:
Không có đại biểu triết học nào trước Mác giải quyết một cách đúng đắn, khoa
học vấn đề bản chất của nhận thức.
Chuyển slide 10
Dẫn: Nhờ có những quan niệm của những người đi trước về nhận thức cùng với sự vận dụng và sáng tạo
Chuyển slide 11
3. Quan điểm DVBC về nhận thức
 Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con
người trên cơ sở thực tiễn.
Dẫn: VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái lượm, về
sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và tạo ra rửa, chế tạo công cụ lao động

 Công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
Dẫn: VD: Tiền là một phương tiện dùng để mua bán trao đổi các hàng hóa, dịch vụ mà
chúng ta sử dụng phục vụ cho cuộc sống, nhận thức được vai trò quan trọng của tiền do
đó, người ta phải cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền, hoặc thậm
chí có những người còn bất chấp đạo đức và pháp luật để kiếm nhiều tiền như buôn bán
hàng cấm, cho vay nặng lãi…

 Nhận thức là quá trình biện chứng, có vận động biến đổi, phát triển. Khẳng
định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng
tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết
ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.
Dẫn: VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái lượm, về
sau con người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và tạo ra rửa, chế tạo công cụ lao động

 Nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, lấy thực tiễn là mục đích nhận
thức, làm tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.
Dẫn: Ví dụ: Trong chiến tranh thì con người chỉ nghĩ làm thế nào để bảo vệ gìn giữ dân
tộc. Khi cách mạng thành công thì đi lên mọi người nhận thức được bảo vệ dân tộc là
phải phát triển mọi mặt của xã hội từ kinh tế, chính trị, đời sống, tri thức.

Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
Dẫn: Tuỳ theo cách phân chia mà ngta chia nhận thức thành các cấp độ khác nhau
 Dựa vào khả năng phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức
 Nhận thức kinh nghiệm: Dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện
tượng hay các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức
kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm thông thường hoặc tri thức thực
nghiệm khoa học ⇒ kết hợp tạo sự phong phú cho nhận thức kinh nghiệm
 Nhận thức lý luận: là nhận thức sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp dựa
trên các hình thức tư duy trừu tượng như khái niệm, quy luật, tính tất yếu
của các sự vật hiện tượng ⇒ Tính khái quát, trừu tượng cao
 Dựa trên tính tự phát hay tự giác của sự phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức
 Nhận thức thông thường: là nhận thức được hình thành một cách tự phát,
trực tiếp trong hoạt động hằng ngày của con người
 Nhận thức khoa học: là nhận thức được hình thành chủ động, tự giác của
chủ thể nhằm phản ánh những mối liên hệ bản chất tất nhiên, mang tính quy
luật của đối tượng nghiên cứu Chuyển slide 12
Phần 3: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn với nhận thức
Dẫn: Vậy là qua phần thứ 2, nguồn gốc và bản chất của nhận thức, chắc hẳn các bạn đã
phần nào nắm được các kiến thức sơ bộ về 2 vấn đề này và để tiếp tục với bài thuyết
trình của chúng mình, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu phần thứ 3: “Thực tiễn và vai
trò của thực tiễn với nhận thức" Chuyển slide 13
I.
Khái quát thực tiễn
1. Mở đầu với phạm trù của thực tiễn:
Dẫn: Nếu chủ nghĩa duy tâm cho rằng thực tiễn như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra
thế giới của con người và không xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch sử xã
hội; thì chủ nghĩa duy vật trước Mác lại cho rằng thực tiễn là một hành động vật chất của
con người nhưng lại xem đó là hoạt động mua bán đê tiện, bẩn thỉu. Cụ thể:
 Vào thế kỉ 18, Nhà duy vật điển hình của triết học Khai sáng Pháp Đêni Điđrô đã
phát biểu rằng thực tiễn là hoạt động thực nghiệm khoa học. Điều này đúng nhưng chưa đủ
 Cùng với đó, nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức Lút Vích Phoi ơ bắc
thì cho rằng thực tiễn là hoạt động mua bán tầm thường
=> Cả 2 nhà duy vật đều chưa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về thực tiễn Chuyển slide 14
Dẫn: Mãi đến sau này, phạm trù của thực tiễn mới được hiểu đúng đắn và đầy đủ theo
triết học duy vật biện chứng: “Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất cảm tính,
có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội”

2. Đặc trưng của thực tiễn: Chuyển slide 15
Dẫn: thực tiễn có 3 đặc trưng tiêu biểu như sau:

 Đặc trưng thứ nhất là:
Tính khách quan: Thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động
của con người mà chỉ là những hoạt động cảm tính mà con người cảm giác được.
Trên cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho
mình. Các Mác nhận xét: “Đã là những hoạt động vật chất, cảm giác của con
người nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất ấy”  Đặc trưng thứ hai
thể hiện ở hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính
lịch sử - xã hội của con người. Là hoạt động con người, diễn ra với đông đảo
người tham gia, trong một khoảng thời gian nhất định, bị giới hạn bởi thời điểm
lịch sử- xã hội xác định. Trong hoạt động thực tiễn, con người truyền lại cho nhau
những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đồng thời, thực tiễn có trải qua
các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó.
 Đặc trưng thứ ba chính là
Tính mục đích : thực tiễn là hoạt động có tính mục đích
nhằm cải tạo tự nhiên xã hội phục vụ con người. Khác với những hoạt động khác
mang tính bản năng, tự phát của động vật để nhằm thích nghi, thụ động với thế
giới. Con người thông qua các hoạt động thực tiễn chủ động, tác động, cải tạo thế
giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới.
Dẫn: Ví dụ: Từ thời nguyên thủy, khi làm nông nghiệp con người dùng que nhọn chọc lỗ
rồi tra hạt để trồng cây, do điều kiện lịch sử và nhu cầu biến đổi, con người phải cải tiến
công cụ lao động để tăng năng suất. Đầu tiên là công cụ thô sơ bằng đá ra đời sau đó tới
công cụ bằng đồng rồi dần dần thay thế bằng công cụ bằng sắt. Nhờ quá trình cải tiến
liên tục nên tới nay các công cụ lao động đều được con người giải phóng bằng máy móc,

công nghệ và cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ, diễn ra trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội,
trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
=> Chúng ta có thể kết luận rằng: Hoạt động thực tiễn là hoạt động cơ bản, phổ
biến của con người và xã hội loài người, là phương thức cơ bản của mối quan hệ
giữa con người với thế giới; nghĩa là con người quan hệ với thế giới bằng và thông
qua hoạt động thực tiễn. Không có hoạt động thực tiễn thì bản thân con người và xã
hội loài người không thể tồn tại và phát triển.
Chuyển slide 16
3. Các hình thức của thực tiễn:
Dẫn: Bao gồm 3 hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã
hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.

Hoạt động sản xuất vật chất:
 Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức xuất hiện sớm nhất, cơ
bản nhất, quan trọng nhất, vì ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái
đất đã phải tiến hành sản xuất vật chất để tồn tại. Con người phải sử dụng
công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Sản
xuất vật chất thể hiện mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương
thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người.
 Không có sản xuất vật chất, con người và xã hội loài người không thể tồn
tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của các hình
thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người .
 VD: hoạt động gặt lúa của người nông dân, hoạt động nuôi trồng
thuỷ hải sản, hoạt động của người công nhân trong nhà máy sản xuất.
=> Kết luận: Ta có thể thấy, những hoạt động kể trên đều nhằm tạo ra của
cải, vật chất đáp ứng nhu cầu của con người, giúp con người tồn tại và phát triển.

Dẫn: Chúng ta cùng đến với hình thức thứ 2, đó là hoạt động chính trị - xã hội Chuyển slide 17
Hoạt động chính trị - xã hội
 Là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải
tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội , v.v .. Hoạt động
chính trị - xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp; đấu tranh giải
phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình , dân chủ, tiến bộ xã hội; đấu tranh cải tạo
các quan hệ chính trị - xã hội, nhằm tạo ra môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh
cho con người phát triển. Thiếu hình thức hoạt động thực tiễn này, con người và xã
hội loài người cũng không thể phát triển.
Ví dụ: Hoạt động bầu cử, đề cử đại biểu quốc hội, tiến hành đại hội đoàn thanh niên. Chuyển slide 18
Hoạt động thực nghiệm khoa học
 Hoạt động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn, vì
trong hoạt động thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều kiện
không có sẵn trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà
mình đã đề ra. Trên cơ sở đó, vận dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công
nghệ vào sản xuất vật chất, vào cải tạo chính trị - xã hội, cải tạo các quan hệ chính
trị - xã hội. Ngày nay, khi cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ
bão, tri thức xã hội phổ biến đã chuyển hóa đến mức độ nào thành lực lượng sản
xuất trực tiếp thì hình thức hoạt động thực tiễn này ngày càng đóng vai trò quan trọng .  Ví dụ:
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong cả
nước và trên thế giới, thời gian qua, chung tay cùng Chính phủ trong
việc đẩy lùi đại dịch COVID-19, nhiều người dân, học sinh… trong
cả nước đã tự nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm công nghệ
thiết thực hỗ trợ phòng, chống dịch.
 Máy rửa tay tự động không tiếp xúc được mọi người ưa chuộng bởi
nhỏ gọn, tiện dụng, hiệu quả
 Sử dụng robot hỗ vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu cách ly, phong tỏa
 “Cổng khử khuẩn” phục vụ công tác phòng, chống dịch tại đơn vị quân đội Chuyển slide 19
=> Kết luận: Ba hình thức thực tiễn này có quan hệ biện chứng, tác động , ảnh hưởng
qua lại lẫn nhau
; trong đó hình thức sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, quyết
định hai hình thức thực tiễn kia. Tuy nhiên, hai hình thức thực tiễn kia có ảnh hưởng quan
trọng tới sản xuất vật chất. Như vậy, thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên xã hội,
nhưng đồng thời thực tiễn cũng tách con người khỏi thế giới tự nhiên, để làm chủ tự
nhiên. Nói khác đi, thực tiễn tách con người khỏi tự nhiên là để khẳng định con người,
nhưng muốn tách con người khỏi tự nhiên thì trước hết phải nối con người với tự nhiên.
Cầu nối này chính là hoạt động thực tiễn.
Dẫn: Kế đến là phần vai trò của thực tiễn với nhận thức. có thể ní thực tiễn đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong quá trình nhận thức. Để rõ thêm chúng ta cùng đi vào tìm hiểu vai trò của thực tiễn. Chuyển slide 20
II. V
ai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1. Có thể nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
a. Thực tiễn tạo ra nhu cầu cho nhận thức:
 Xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của mình mà con người phải trả lời
những câu hỏi về thế giới xung quanh,từ đó hình thành khả năng nhận thức. Chuyển slide 21
b. Thực tiễn cung cấp “chất liệu” cho nhận thức
 Thông qua hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới khách quan, làm
cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, tính quy luật, từ đó nhận thức
chúng. Khoa học và lý luận ra đời trên cơ sở hoạt động thực tiễn.
Dẫn: “Câu hỏi: Hành động rụt tay lại khi chạm vào bếp ga nóng có phải là ví dụ chứng
minh cho thực tiễn cung cấp chất liệu cho nhận thức không?”

Trả lời: Câu trả lời là Đúng! Cũng như vậy, khi đo đạc và tính toán kích thước của các
vật thể và ruộng đất, con người có tri thức về toán học.

c. Thực tiễn là nơi rèn luyện và nối dài các giác quan của con người trong việc
nhận thức thế giới
 Thông qua hoạt động thực tiễn, con người chế tạo ra những công cụ ngày càng
tinh vi hơn, từ đó con người phát hiện ra những thuộc tính, đặc điểm mới của thế
giới khách quan mà bằng các giác quan thông thường không thể nhận biết được.
Dẫn: Ví dụ như:Nhờ thông qua những hoạt động thực tiễn mà con người đã sáng tạo ra
kính hiển vi, kính thiên văn đã nối dài thị giác giúp con người có thể thấy những thứ nhỏ
bé hay những thứ ở xa mà mắt thường không thể thấy.
Chuyển slide 22
2. Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Dẫn: Ăngghen đã từng khẳng định: “Khi xã hội có những yêu cầu về kỹ thuật thì xã hội
sẽ thúc đẩy kỹ thuật hơn 10 trường đại học”

 Thực tiễn không ngừng biến đổi, luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới cần
giải quyết. Đó chính là động lực thúc đẩy nhận thức không ngừng vận động, phát
triển để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
Dẫn: Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh
nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản

ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại
động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo

 Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con người phải
nhận thức về thế giới.
 Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện, từ
đó giúp con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
Dẫn: “Ví dụ: Xuất phát từ việc tìm hiểu về các đặc điểm của vật chất và đặt ra các câu
hỏi như: Tại sao một vật lại có thể rơi được xuống đất? Tại sao vật chất khác nhau lại có
các đặc tính khác nhau? Và vũ trụ kia vẫn là điều bí ẩn: Trái Đất được hình thành như
thế nào? mà các học thuyết vật lí học đã ra đời.”
Chuyển slide 22
3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
 Nhận thức không chỉ dừng lại ở nhận thức mà nhận thức có mục đích cuối cùng là
quay trở về phục vụ thực tiễn, định hướng và chỉ đạo thực tiễn.
 Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn
Dẫn: Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường dẫn dắt chỉ đạo
thực tiễn chứ không phải để trang trí hay phục vụ cho những ý tưởng viển vông.

Nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất đi phương hướng, bế tắc. Mọi tri thức khoa học
- kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách
trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người

Nhận thức không chỉ thỏa mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng
lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con
người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận
động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.

Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh
của mình, sự hiểu biết của con người mới có. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức

đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
Dẫn: (Tương tác) Ai có thể cho mình ví dụ thực tế để chứng minh thực tiễn là mục
đích của nhận thức được không ạ? Ví dụ:
+ Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi trường
như cốc tái chế, ống hút giấy... Việc tạo ra những vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm
phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường
+ Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm âm thanh,..), mọi người đã tạo ra cửa cách
âm, các vật liệu cách âm Chuyển slide 23
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
 Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn, mà
thực tiễn lại còn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức từ đó giúp con
người hiểu và biết thêm được về các quy luật, đã là quy luật thì không thể phủ
định được và sẽ tồn tại và là chân lý.
 Thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được
trong nhận thức, đồng thời nó bổ sung điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức
 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối
 Thực tiễn có tính tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất. Trong
mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, thực tiễn sẽ chứng minh được chân lý,bác bỏ
được sai lầm. Tương đối vì bản thân thực tiễn luôn luôn biến đổi, phát triển.
Sự biến đổi này dẫn đến chỗ tiếp tục bổ sung, phát triển những tri thức đã có trước đó.
 Nhận thức của con người cuối cùng phải được kiểm tra trong thực tiễn, nếu chưa
hoàn thiện thì được bổ sung, nếu sai lầm thì bị bác bỏ. Trong thức tiễn con người phải chứng minh chân lý.
Dẫn: Như C.Mác đã từng nói “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới
chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề
thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý…”

Một số ví dụ về thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
Trái đất quay quanh mặt trời
Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí
=> Những ví dụ trên chứng minh cho thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi chỉ có đem
những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm
nghiệm mới có thể khẳng định được tính đúng đắn.
Dẫn: Có thể nói, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng
vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận
thức còn phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế mà thực
tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Lênin đã viết: “quan điểm về đời sống và thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản
của lý luận nhận thức.”
Kết luận: Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố
đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi
nhận thức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Nhấn mạnh
vai trò đó của thực tiễn, V.I.Lênin đã cho rằng "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải
là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức".
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan
điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa
trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc
nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ
dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại,
nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ
nghĩa. Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không có thực tiễn làm cơ sở
và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì chỉ là lý luận suông. Ngược lại, thực tiễn
mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mù quáng.
Dẫn: Và để ôn lại một chút kiến thức của 2 phần khá dài vừa rồi, cũng như để khuấy
động không khi của lớp, chúng mình cùng nhau chơi một minigame nhé, các bạn sẽ chọn
đáp án đúng cho mỗi câu trả lời, mỗi câu trả lời đúng các bạn sẽ nhận được 1 phần quà
nho nhỏ đến từ chúng mình nhé

Dẫn: Vậy là đã kết thúc 2 phần chơi vô cùng là vui vẻ rồi nhỉ, chúng ta cùng tiép tục
chuyến hành trình với phần thứ 4: “CÁC GIAI ĐOẠN CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC"
Chuyển slide 24
Phần 4: Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức
Dẫn: Quá trình nhận thức được chia làm 2 giai đoạn, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Chuyển slide 25 I.
Nhận thức cảm tính 1. Khái niệm
 Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức
 Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng các giác quan và một cách trực tiếp.
 Nhận thức cảm tính chưa cho ta biết được bản chất, quy luật, những thuộc
tính bên trong của các sự vật và hiện tượng
=> Cách thức phản ánh còn hời hợt, chưa sâu sắc và còn sai lầm.
=> Là hình thức phản ánh thấp nhất và cơ bản nhất nhưng lại giữ vai trò quan
trọng đối với con người. Chuyển slide 26  Gồm 3 hình thức:  Cảm giác  Tri giác  Biểu tượng
Dẫn: và tiếp theo chúng mình cùng đi vào tìm hiểu từng hình thức nhé Chuyển slide 27
2. 3 hình thức của nhận thức cảm tính: a. CẢM GIÁC: Định nghĩa:
 Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh:
Dẫn: “Ví dụ: Ở trẻ sơ sinh, khi mới sinh ra não bộ chưa hoàn thiện, chưa có đầy đủ
nhận thức về thế giới xung quanh => khi đó mọi tri thức, thông tin từ thế giới bên ngoài
đều được tiếp nhận qua các giác quan của trẻ và các tri thức đó còn rất đơn giản và
chưa hoàn thiện => Cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động
nhận thức.”
 Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của người và vật, là bước đệm để con
người có được những hình thức nhận thức cao hơn, sâu sắc hơn, hoàn chỉnh hơn.
Dẫn: “V.I.Lênin đã từng nói: “Ngoài sự thông qua cảm giác ra, chúng ta không thể nào
nhận thức được bất cứ một hình thức nào của vật chất, cũng như bất cứ một hình thức
nào của vận động”, và “Tiền đồ đầu tiên của lý luận về nhận thức chắc chắn là nói rằng
cảm giác là cái nguồn gốc duy nhất của hiểu biết”.”
Đặc điểm:
 Cảm giác là một quá trình tâm lý, không phải là trạng thái hay thuộc tính.
 Cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng và không phản
ánh được sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.
 Nó phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp khi sự vật, hiện tượng đang tác
động vào các giác quan của chúng ta => Bước đầu ta có được hiểu biết về thế giới khách quan.
Phân loại: 2 loại cảm giác cơ bản: Cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong:
5 cảm giác bên ngoài tương ứng với 5 giác quan của con người:
 Cảm giác nhìn (thị giác): sinh ra do tác động của các sóng ánh sáng
phát ra từ các sự vật.
 Cho biết hình thù, khối lượng, độ sáng, độ xa, màu sắc của sự vật.
 Cảm giác nghe (thính giác): do sóng âm gây nên
 Phản ánh những thuộc tính của âm thanh, tiếng nói.
 Cảm giác ngửi (khứu giác): do các phân tử của các chất tác động lên khoang mũi gây nên.  Cảm giác nếm
: do tác động của các thuộ (vị giác) c tính hoá học của
các chất hoà tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi,
họng và vòm họng tạo nên các cảm giác nếm như: ngọt, mặn, chua, cay, đắng,…
 Cảm giác da (mạc giác): do những kích thích cơ học và nhiệt độ tác
động lên da tạo nên. Cảm giác da gồm 5 loại: đụng chạm, nén, nóng, lạnh, đau.
4 cảm giác bên tr ong
 Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó:
 Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy
ra trong các cơ quan vận động, báo hiệu về mức độ co của cơ
và về vị trí của các phần của cơ thể
=> Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng
chạm tạo thành cảm giác sờ mó.
 Cảm giác thăng bằng: phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu.  Cảm giác rung
 Cảm giác cơ thể: phản ánh tình trạng hoạt động của các cơ quan nội
tạng, bao gồm cả cảm giác đói, no, buồn nôn, đau ở các cơ quan bên trong con người.
Quy luật của cảm giác:
Quy luật về ngưỡng cảm giác:
 Không phải mọi sự kích thích vào giác quan đều gây cảm giác. Ví dụ
như kích thích yếu quá không gây nên cảm giác, kích thích quá
mạnh có thể gây mất cảm giác.
 Muốn kích thích gây ra được cảm giác thì kích thích phải đạt tới một giới hạn nhất định
 Có 2 loại ngưỡng cảm giác: ngưỡng phía dưới và ngưỡng phía trên
 Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ tối thiểu đủ để gây được cảm giác.
 Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở
đó vẫn còn gây được cảm giác.
Dẫn: “Ví dụ thực tế: ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn ở người là những sóng ánh
sáng có bước sóng là 390 milimicron và ngưỡng phía trên là 780 milimicron.”

Quy luật về sự thích ứng của cảm giác:
 Cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích
 Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù
hợp với sự thay đổi cường độ của kích thích:
 Quy luật thích ứng có tất cả mọi cảm giác, nhưng mức độ thích ứng
ở cảm giác không giống nhau:
 Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm
 Khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm.
Dẫn: “Có những cảm giác có khả năng thích ứng cao như thị giác: trong bóng tối tuyệt
đối thì độ nhạy cảm với ánh sáng tăng tới gần 200.000 lần sau 40 phút. Trong khi đó có

những cảm giác có khả năng thích ứng rất kém, và hầu như không thích ứng, như cảm giác đau.”
Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
 Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm
 Khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm.
Quy luật tương phản
 Là hiện tượng tác động qua lại giữa những cảm giác cùng một loại,
sinh ra do qui luật cảm ứng đồng thời và nối tiếp của vỏ não.
 Có 2 loại tương phản: tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời.
 Tương phản đồng thời: Đặt hai quả bóng màu xanh như nhau
lên một tờ giấy trắng và một tờ giấy đen, thì ta sẽ cảm thấy
quả bóng màu xanh đặt trên tờ giấy trắng có màu đậm hơn
quả bóng màu xanh đặt trên tờ giấy màu đen
 Tương phản nối tiếp: Sau khi chịu kích thích lạnh rồi đến kích thích nóng.
Quy luật chuyển cảm giác
 Là hiện tượng mà khi kích thích một cảm giác này thì lại gây ra một cảm giác khác.
 Sự tác động qua lại giữa các cảm giác ở đây được biểu hiện ở sự
thay đổi loại cảm giác (thị giác sang xúc giác, thính giác sang vị giác,...)
Dẫn: Ví dụ thực tế: trong văn học ta có phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “trời
nắng giòn tan”, “giọng chua như dấm”,... từ đó, ta có thể xem quy luật này như là một
trường hợp đặc biệt của sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
Chuyển slide 28 b. TRI GIÁC Định nghĩa:
 Tri giác là quá trình nhận thức, phản ánh đầy đủ cấu trúc trọn vẹn của sự vật, hiện tượng.
 Là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta.
 Tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác => Tri giác là mức độ cao hơn của cảm giác
 Là quá trình tích cực gắn liền với các hoạt động của con người và là hành
động tích cực có sự kết hợp các yếu tố cảm giác vận động.
 Tri giác cho phép và quy định các chiều hướng để lựa chọn cảm giác về
mức độ cũng như tính chất.
Phân loại tri giác
Dẫn: Có 2 cách để phân loại tri giác, cách 1: Phân loại theo cơ quan phân tích, cách 2:
Phân loại theo các hình thức tồn tại của vật chất.
2.1. Cách 1:
Theo cách phân loại này, ta có các loại tri giác:  Tri giác nhìn  Tri giác nghe  Tri giác sờ mó 2.2. Cách 2:
Theo cách phân loại này ta có 4 loại tri giác:
 Tri giác không gian: là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách
quan (hình dáng, độ lớn, vị trí các vật với nhau…)
 Tri giác thời gian: là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục
khách quan của các hiện tượng trong hiện thực.
 Tri giác vận động: là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian
 Tri giác con người: là quá trình nhận thức lẫn nhau giữa con người
trong những điều kiện giao lưu trực tiếp. Đây là loại tri giác đặc biệt
vì đối tượng của tri giác cũng là con người.  Đặc điểm:
Dẫn: Tri giác có những đặc điểm nhất định: tính trọn vẹn, tính đối tượng, tính kết cấu,
tính tích cực,... Bên cạnh đó còn có những đặc điểm như:

Tính lựa chọn của tri giác:
 Con người không thể tri giác và phản ứng với tất cả những kích thích từ sự
vật, hiện tượng cùng lúc => Con người chỉ có thể tập trung vào một sự vật,
hiện tượng tại một thời điểm nhất định.
 Trong tính lựa chọn chứa đựng tính tích cực của quá trình tri giác: tri giác là
quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. => Vì vậy, những sự vật hay
thuộc tính của sự vật nào càng phân biệt với bối cảnh thì càng được ta tri
giác dễ dàng, đầy đủ.
 Ví dụ trong thực tế: sử dụng bút highlight (bút đánh dấu) để làm nổi bật
thông tin quan trọng trong đoạn văn, khi viết bảng trắng thì sử dụng bút
mực màu xanh đậm hoặc đen,...
 Ngược lại, nếu muốn làm cho tri giác đối tượng trở nên khó khăn thì người
ta làm đối tượng tri giác hòa lẫn với bối cảnh (ngụy trang)
Tính có ý nghĩa của tri giác:
 Tri giác ở con người được gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật.
 Ngay cả khi tri giác một vật không quen thuộc chúng ta cũng cố thu nhận
trong nó một sự giống nhau nào đó với những đối tượng mà mình đã biết,
xếp nó vào một phạm trù nào đó
 Sự tri giác đòi hỏi một sự tìm kiếm cơ động cách tổng hợp những tài liệu đã có.
Tính ổn định của tri giác:
 Bộ mặt của sự vật xung quanh luôn thay đổi và xoay chuyển do sự vật
quanh ta nằm ở nhiều vị trí, góc độ khác nhau và các điều kiện như: do ánh
sáng chiếu vào, khoảng cách giữa ta với sự vật,... => Khi đó các quá trình
tri giác của con người cũng được thay đổi một cách tương ứng
 Nhờ tính ổn định thể hiện ở khả năng bù trừ của hệ thống tri giác đối với
những biến đổi đó mà chúng ta vẫn tri giác các sự vật xung quanh một cách
ổn định và chính xác về hình dáng, kích thước, màu sắc…
Dẫn: Ví dụ trong thực tế: Khi ta đứng quan sát một cái cây to ở xa và một con mèo ở
gần, mặc dù hình ảnh truyền từ võng mạc về cái cây nhỏ hơn con mèo nhưng nhờ tri
giác, não bộ vẫn nhận biết được cái cây lớn hơn con mèo gấp nhiều lần.
Tổng giác:
 Ngoài những kích thích gây ra nó, tri giác còn bị quy định bởi một loạt các
nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác.
 Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào
đặc điểm nhân cách của họ, được gọi là hiện tượng tổng giác.
Ảo ảnh tri giác:
 Là sự phản ánh sai lệch các sự vật hiện tượng một cách khách quan của con người. Chuyển slide 29 c. BIỂU TƯỢNG Khái niệm:
 Là hình thức lưu lại hình ảnh của khách thể được tri giác lưu lại vào bộ não
người và có thể được tái hiện và nhớ lại.
 Hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã
có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp.  Đặc điểm:
 Khác với tri giác và cảm giác, biểu tượng mang tính khái quát và gián tiếp
=> Có thể nói biểu tượng là hình thức quá độ chuyển từ nhận thức cảm tính
lên nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng)
Dẫn: Giai đoạn thứ 2 của nhận thức chính là nhận thức lý tính Chuyển slide 30 II. Nhận thức lý tính 1. Khái niệm
 Hoạt động nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người,
trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối
quan hệ có tính quy luật của hiện thực khách quan một cách gián tiếp. 2. Phân Loại
Dẫn: Nhận thức lý tính bao gồm: tư duy và tưởng tượng. Chuyển slide 31 a. TƯ DUY
Dẫn: Muốn nhận thức và cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả, con người không thể
dừng lại ở các quá trình cảm tính mà phải chuyển qua một mức độ nhận thức cao hơn là
tư duy. Vì chỉ có tư duy trừu tượng mới giúp con người hiểu được các thuộc tính, các
quan hệ bên trong, mới nắm được bản chất, quy luật phát triển của sự vật. Từ đó mới có

phương hướng, biện pháp đúng đắn cải tạo thế giới khách quan.
Khái niệm tư duy
 Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện
tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
 Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi cá nhân gặp những tình
huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề⇒đến khi vấn đề đó được giải quyết.
Dẫn: Đó là các giai đoạn: xác định vấn đề và biểu đạt; xuất hiện các liên tưởng; sàng
lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết; kiểm tra giả thuyết, giải quyết nhiệm vụ tư duy.

 Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác.
Dẫn giải thích: Nếu cảm giác và tri giác mới chỉ phản ánh được những thuộc tính bên
ngoài, những mối liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng thì tư duy phản ánh thuộc tính
bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng.

 Tư duy phản ánh những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy
luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan. Chuyển slide 32
Vai trò của tư duy
Dẫn: Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với
hoạt động nhận thức của con người.

 Tư duy giúp cho con người nhận thức được quy luật khách quan, trên cơ sở
đó có thể chủ động dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự
vật, hiện tượng và có kế hoạch, biện pháp cải tạo hiện thực khách quan.
 Trong quá trình phát triển của mình, con người không chỉ tư duy nhằm giải
quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra mà con người còn tiến hành
tư duy nhằm lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành và phát triển nhân
cách của mình, trên cơ sở đó đóng góp những kết quả hoạt động của mình
vào kho tàng văn hóa xã hội của loài người. Chuyển slide 33
Các đặc điểm của tư duy
Dẫn: Tư duy có các đặc điểm cơ bản: tính vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và tính
khái quát hóa, tư duy gắn liền với ngôn ngữ, tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính.

 Tính “có vấn đề” của tư duy.
 Tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề”.
Dẫn: giải thích: Tình huống “có vấn đề” là tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã
tiềm tàng bên trong, tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số đó.

 Nhưng không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được
hoạt động tư duy. Muốn kích thích ta tư duy thì tình huống có vấn đề
phải được cá nhân nhận thức đầy đủ. Nghĩa là cá nhân xác định được
cái gì đã biết, đã cho và cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nó.
 Tính gián tiếp của tư duy
 Tư duy của con người mang tính gián tiếp. Điều đó thể hiện ở chỗ,
trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện công cụ
khác nhau để nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri
giác.Sở dĩ có thể nhận thức được gián tiếp vì giữa các sự vật, hiện
tượng có mối liên hệ mang tính quy luật
Dẫn: Ví dụ: muốn biết nhiệt độ của nước, chúng ta có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
 Mặt khác tư duy được phản ánh thông qua ngôn ngữ nên tư duy mang tính
gián tiếp. Ngôn ngữ là một loại phương tiện nhận thức đặc thù của con người.
Dẫn: Ví dụ: hệ thống ký hiệu, phạm trù, khái niệm.
 Tính trừu tượng và khái quát hoá của tư duy
 Tư duy không chỉ hướng vào cái riêng mà còn hướng vào cái chung
cơ bản, quan hệ mang tính quy luật của sự vật hiện tượng. Tư duy
phản ánh khái quát có nghĩa là phản ánh bằng khái niệm, bằng quy
luật, bằng những nguyên lý, nguyên tắc chung, phạm trù…
 Tính trừu tượng và khái quát hoá gắn liền với các thao tác tư duy: So
sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận...
 Tư duy có khả năng trừu xuất (bỏ qua, loại bỏ) khỏi sự vật, hiện
tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt chỉ giữ lại
những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật, hiện tượng
rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác
nhau nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm,
một loại, một phạm trù. Chuyển slide 34
 Tư duy gắn liền với ngôn ngữ.
 Đây là một trong những đặc điểm khác biệt cơ bản giữa tâm lý người
và tâm lý động vật. Tâm lý động vật bao giờ cũng dừng lại ở tư duy
hành động trực quan, không có khả năng vượt ra khỏi phạm vi đó.
Ngôn ngữ đã làm cho tư duy người mang tính gián tiếp, tính trừu
tượng và khái quát
. Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng.
 Tư duy không thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào khác ngoài ngôn
ngữ. Bất kỳ ý nghĩa, tư tưởng nào cũng đều nảy sinh, phát triển gắn
liền với ngôn ngữ. Đó là mối liên hệ giữa nội dung và hình thức.
 Tư duy liên hệ với hoạt động nhận thức cảm tính.
 Tư duy bao giờ cũng liên hệ mật thiết với hoạt động nhận thức cảm
tính tức là với cảm giác, tri giác, biểu tượng. Hoạt động nhận thức
cảm tính là “cửa ngõ” là kênh duy nhất, qua đó tư duy liên hệ với thế giới bên ngoài.
 Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức
cảm tính mà nảy sinh tình huống mâu thuẫn. Ngược lại, tư duy cũng
ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính, đó là làm cho khả năng cảm giác
của con người tinh vi, nhạy cảm hơn và làm cho tri giác của con
người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa.
Các thao tác tư duy
Dẫn: Với tư cách là một hành động tư duy được thực hiện bằng những thao tác tư duy:
 Phân tích - tổng hợp - So sánh - Trừu tượng hóa - khái quát hóa.
Các loại tư duy
Dẫn: Xét theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì người ta chia tư duy làm ba loại:
 Tư duy trực quan, hành động
 Tư duy trực quan, hình ảnh  Tư duy trừu tượng
Dẫn: Căn cứ theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ cụ thể và phương thức giải quyết
người ta chia ra ba loại tư duy ở người trưởng thành:
 Tư duy thực hành
 Tư duy hình ảnh cụ thể  Tư duy lý luận b. TƯỞNG TƯ ỢNG
Khái niệm tưởng tượng
 Trong quá trình lao động sáng tạo, con người không những chỉ nhận thức thế giới
khách quan qua cảm giác, tri giác, tư duy mà còn vẽ lên trong óc mình những hình
ảnh mới, những con người và sự vật mới chưa từng được trực tiếp tri giác hoặc
chưa có trong hiện thực. Con người đặt kế hoạch cho các hoạt động mà mình đang
hoặc sắp tiến hành, nhìn thấy được thuận lợi, dự kiến trước những khó khăn và
hình dung trước những kết quả sẽ đạt được. Quá trình đó được gọi là tưởng tượng.
⇒Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Vai trò của tưởng tượng
Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong đời sống của con người. Vai trò của tưởng tượng được biểu hiện:
 Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ một hoạt động nào của con người. Sự khác nhau
cơ bản giữa lao động của con người với hoạt động bản năng của con vật chính là ở
cái biểu tượng và kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo ra.
 Tưởng tượng cho phép ta hình dung được kết quả lao động trước khi bắt đầu lao
động, hình dung được không chỉ cái kết quả cuối cùng, mà cả những kết quả trung gian của lao động nữa.
 Nhờ có tưởng tượng, con người có thể vẽ lên trong đầu mình viễn cảnh của xã hội
tương lai, lấy đó làm phương hướng, mục tiêu phấn đấu, hoạt động để biến nó thành hiện thực.
 Tưởng tượng nảy sinh và phát triển trong hoạt động và gắn chặt với thực tiễn cuộc sống.
Các loại tưởng tượng
Căn cứ vào mức độ tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng mà người ta có thể chia
tưởng tượng thành: tưởng tượng tích cực và tiêu cực, ước mơ và lý tưởng.
 Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực
 Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra các hình ảnh mới
nhằm đáp ứng nhu cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con
người. Tưởng tượng tích cực gồm hai loại: tưởng tượng tái tạo và
tưởng tượng sáng tạo.
 Tưởng tượng tái tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân
tưởng tượng, bằng cách sử dụng những tài liệu, kinh nghiệm đã có của xã
hội loài người, của những người khác.
 Tưởng tượng sáng tạo là hình thức cao hơn và phức tạp hơn tưởng tượng tái
tạo. Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng những hình ảnh mới đối
với cá nhân cũng như với xã hội.
 Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không
được thể hiện trong cuộc sống và vạch ra những chương trình hành vi và không thực hiện được.
 Ước mơ và lý tưởng
 Ước mơ là một loại tưởng tượng tổng quát hướng về tương lai, biểu hiện
những mong muốn, ước ao, gắn liền với nhu cầu của con người.
 Lý tưởng là một hình ảnh mẫu mực, rực sáng mà con người muốn vươn tới.
Nó là một động cơ mạnh mẽ thôi thúc con người vươn tới tương lai. KẾT LUẬN
Nhận thức cảm tính: Cảm giác xuất hiện đầu tiên trong quá trình nhận thức, sau
đó tổng hợp những cảm giác ta có tri giác. Cao hơn và phức tạp và hoàn chỉnh hơn
nữa là biểu tượng trong đó hình ảnh các sự vật được giữ lại trong trí nhớ.
Nhận thức lý tính: Khi chúng ta khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm,
thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật ta sẽ thu được kết quả là Khái niệm. Từ đó ta
có Phán đoán: liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một
đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Ở mức độ cao nhất ta có suy luận bằng
cách liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết
luận tìm ra tri thức mới.
c. SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TRỰC QUAN SINH ĐỘNG, TƯ DUY TRỪU
TƯỢNG VÀ THỰC TIỄN
 Trực quan sinh động (giai đoạn nhận thức cảm tính) là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức.
 Ở giai đoạn này, nhận thức mới chỉ nhận biết được bề ngoài của sự vật cảm
tính trong hiện thực khách quan:
 Giai đoạn này có 3 hình thức cơ bản: cảm giác, tri giác và biểu tượng
 Cảm giác của con người về sự vật khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn
giản nhất của quá trình nhận thức nhưng nếu không có nó thì sẽ không có
bất cứ nhận thức nào về sự vật khách quan. Nó là cơ sở hình thành nên tri giác.
 Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu
hiện của sự vật khách quan được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp
các cảm giác về sự vật.
 Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản
ánh bởi cảm giác và tri giác. Nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp
nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính.
=> Tóm lại, đây mới là giai đoạn nhận thức bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất.
 Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính)
 Đây là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián
tiếp hiện thực khách quan thông qua 3 hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán và suy lý.
 Khái niệm: Quá trình sử dụng ngôn ngữ để phản ánh những thuộc tính,
những mối quan hệ bản chất phổ biến của sự vật, hiện tượng.
 Phán đoán: vận dụng các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định 1 thuộc
tính, 1 mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan.
 Suy lí: xuất phát từ 1 hay nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán
mới làm kết luận. Từ những phán đoán tiền đề dựa theo những qui luật của
logic hình thức để tạo ra những phán đoán mới mang tính chân lí. Có các
loại suy lí: suy lí trực tiếp và suy lí gián tiếp.
 - Quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
+ Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính.
+ Nhờ có nhận thức lý tính thì nhận thức cảm tính mới nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật.
+ Tóm lại, sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, trong
việc khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều. Phần 5:
Tính chất của chân lý
Dẫn: Vậy là cũng sắp kết thúc màn thuyết trình của nhóm 1 rồi. Sau đây là phần cuối
cùng “Khái niệm và tính chất của chân lý”

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực
khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm
. Quan niệm như vậy về chân lý nhằm xác
định chân lý là một sản phẩm của lý luận nhận thức. Chuyển slide
Tiếp theo là các tính chất của chân lý. Chân lý bao gồm bốn thuộc tính.
*Giới thiệu bốn thuộc tính và sau đó hỏi tương tác với các bạn ở dưới ai có thể nêu ví dụ
của từng thuộc tính đấy, nếu bạn ấy trả lời được thì tặng một món quà (team đã chuẩn bị)
I.
Tính khách quan: Nội dung của chân lý bị thế giới khách quan quy định (có lý).
 Chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng.
Ví dụ : sự phù hợp giữa quan niệm “quả đất có hình cầu chứ không phải hình vuông” là
phù hợp với thực tế khách quan. Nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã
từng có hàng nghìn năm trước thời Phục hưng. Từ đó giúp con người tiếp nhận, nhận
thức được nhiều hơn về thế giới xung quanh. II.
Tính tuyệt đối: Nội dung của chân lý phù hợp, đầy đủ toàn diện hiện thực
khách quan ở một giai đoạn thời gian nhất định.

Ví dụ : Trong mặt phẳng có độ cong bằng không thì tổng các góc trong tam giá tuyệt đối bằng hai góc vuông. III.
Tính tương đối: Nội dung của chân lý đã phù hợp, đúng nhưng chưa hoàn
toàn đầy đủ với hiện thực khách quan.

Ví dụ: Nếu điều kiện thay đổi độ cong khác không thì định lý đó không còn đúng nữa. IV.
Tính cụ thể: Chỉ đúng với một đối tượng ở một điều kiện, hoàn cảnh, không
gian và thời gian nhất định.
Ví dụ: mọi nhà khoa học khi phát biểu định lý đều kèm theo các điều kiện xác định nhằm
đảm bảo tính chính xác của nó: “Nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe,…” V.
Mối quan hệ biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối
 Cả hai đều là những hình thức tiêu biểu khác nhau của chân lý
 Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển
 Trong mỗi chân lý tương đối hàm chứa chân lý tuyệt đối.
Dẫn: Để sinh tồn và phát triển con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn đó là
câu hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội, đồng thời qua đồ con người cũng
thực hiện một cách một cách tự giác hay không tự giác, hoàn thiện và phát triển. Quá

trình này làm phát triển nhận thức con người, và hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành
công, có hiệu quả khi con người vận dụng tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong
hoạt động thực tiễn. Vì vậy: Kết luận

 Chân lý là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả của hoạt động thực tiễn.
 Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mqh song trùng.
 Chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng chân lý.
Kết: Và phần “vai trò của chân lý đối với thực tiễn”đã khép lại bài thuyết trình của
nhóm 1 rồi. Cảm ơn thầy giáo và các bạn đã chăm chú lắng nghe, mong mọi người hiểu
bài và không đưa ra câu hỏi gì cho nhóm hihi