Tích lũy tư bản là gì? | Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tích lũy tư bản là gì? Vì sao phải tích lũy tư bản? Hãy tưởng tượng sau này bạn sẽ là một doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bạn sẽ làm gì để cho quy mô vốn của bạn càng ngày càng phát triển? | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 23022540
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***------- BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN ĐỀ BÀI:
Tích lũy tư bản là gì? Vì sao phải tích lũy tư bản? Hãy tưởng tượng sau này
bạn sẽ là một doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, bạn sẽ làm gì để cho quy mô vốn của bạn
càng ngày càng phát triển?
Họ tên: Hoàng Khánh Vân Lớp: TCTT 64A
Mã sinh viên: 11226849 Hà Nội 2023 lOMoAR cPSD| 23022540 1 PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hoá
biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Việc trao đổi giữa người lao động
và nhà tư bản dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm một phần lao
động của người công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không
công đó. Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tư
bản, mà hình thái tái sản xuất điển hình của nó là tái sản xuất mở rộng. Tái sản
xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn
trước, với một tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng
dư thành tư bản phụ thêm. Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển
hoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất
của tích lũy tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư. Nói một cách cụ thể, tích lũy tư
bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư
có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu
tố vật chất của tư bản mới. Do đó nghiên cứu “Tích lũy tư bản là gì? Vì sao phải
tích lũy tư bản? Hãy tưởng tưởng tượng sau này bạn sẽ là một doanh nhân trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, bạn sẽ làm gì để cho quy mô
vốn của bạn ngày càng phát triển? ”giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về quá
trình tích lũy và tái sản xuất mở rộng, từ đó phát huy những yếu tố tích cực những
hiệu quả của việc tích lũy và tái sản xuất phát triển nền kinh tế thị trường. Đồng
thời hạn chế những mặt hạn chế của phương pháp này để kinh tế gia đình, đất
nước phát triển đúng quy luật thị trường, bền vững và phồn vinh. PHẦN NỘI DUNG
Phần I: Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm và bản chất của tích lũy tư bản
và tái sản xuất *Khái niệm
Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin là việc biến một bộ phận
giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn
giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu
kho của chính phủ và tư nhân). Bài này đề cập đến tích lũy tư bản theo lý luận của
kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng. Muốn
vậy, cần phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc biến
giá trị thặng dư trở lại tư bản gọi là tích lũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích
luỹ tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư. lOMoAR cPSD| 23022540 2 * Bản chất
Trong thực tế nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, quá trình sản xuất
được liên tục lặp đi lặp lại không ngừng. Hiện tượng đó được gọi là tái sản xuất.
Tái sản xuất có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như tái sản xuất
giản đơn. Tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất
với quy mô như cũ, tức là toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân.
Tuy nhiên, tư bản không những được bảo tồn mà còn không ngừng lớn lên,
thể hiện thông qua tích lũy tư bản trong quá trình tái sản xuất mở rộng. Để thực
hiện tái sản xuất mở rộng phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản bất
biến phụ thêm và tư bản khả biến phụ thêm, do đó tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ
nghĩa thông qua việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở
rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang
nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc, thiết bị…
Thực chất nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Nhờ
có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống
trị mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó.
1.2. Những nhân tố góp phần tăng quy mô tích luỹ
Quy mô tích luỹ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư thu được và tỷ
lệ phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản.
Với tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng đã xác
định, thì các nhân tố quyết định quy mô tích luỹ bao gồm:
Thứ nhất, nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư:
Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối, nhà tư bản
còn có thể sử dụng các biện pháp cắt xén tiền công, tăng ca...
Thứ hai, nâng cao năng suất lao động:
Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, làm
giảm giá trị sức lao động giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn,
góp phần tạo điều kiện cho phép tăng quy mô tích lũy.
Thứ ba, sử dụng máy móc hiệu quả:
C. Mác gọi việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
Theo C. Mác, máy móc được sử dụng toàn bộ tính năng của nó, song giá trị chỉ
được tính dần vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Sau mỗi chu kỳ như thế, máy
móc vẫn hoạt độngtoàn bộ nhưng giá trị của bản thân nó đã giảm dần do tính giá lOMoAR cPSD| 23022540 3
khấu hao để chuyển vào giá trị sản phẩm. Hệ quả là, mặc dù giá trị đã bị khấu
hao, song tính năng hay giá trị sử dụng thì vẫn nguyên như cũ, như lực lượng phục
vụ không công trong sản xuất. Sự phục vụ không công ấy được lao động sống làm
cho nó hoạt động. Chúng được tích lũy lại cùng với tăng quy mô tích lũy tư bản.
Đồng thời, sự lớn lên không ngừng của quỹ khấu hao trong khi chưa cần thiết phải
đổi mới tư bản cố định cũng trở thành nguồn tài chính có thể sử dụng cho mở rộng sản xuất.
Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước:
Lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô tích lũy tư bản càng mở rộng,
khối lượng giá trị thặng dư thu được càng nhiều.
1.3. Phải tích lũy tư bản vì:
Theo C. Mác quá trình tích luỹ tư bản dẫn đến một loạt các hệ quả kinh tế
mang tính quy luật như sau:
Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Để hiểu được khái niệm cấu tạo hữu cơ, trước hết cần phải hiểu khái niệm
cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản:
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số
lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trong quá trình sản xuất.
Ví dụ để tổ chức sản xuất, một doanh nghiệp dệt vải cần phải mua một số
lượng máy dệt và một số lượng công nhân theo tỷ lệ: 7 máy dệt/1 công nhân (nghĩa
là cứ 1 công nhân sẽ vận hành 7 máy dệt). Tỷ lệ này là cấu tạo kỹ thuật.
Cấu tạo giá trị là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượng
giá trị của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất.
Trong ví dụ đã nêu ở trên, cứ 7 máy dệt sẽ được vận hành bởi 1 công nhân,
giả sử mỗi máy dệt mua với giá 100$, mỗi công nhân thuê với giá 50$ thì cấu tạo
giá trị là tỷ lệ 700$/50$
Cấu tạo giá trị của tư bản bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: cấu tạo kỹ thuật
của tư bản, giá cả của tư liệu sản xuất, giá cả của sức lao động.
Khi cấu tạo giá trị của tư bản chỉ do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quy định
thì nó được phản ánh trong phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cấu tạo hữu cơ
của tư bản phản ánh sự thay đổi của cấu tạo giá trị do sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật
của tư bản quy định và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Trong quá trình phát triển với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cấu tạo kỹ
thuật của tư bản ngày càng tăng, kéo theo sự tăng lên của cấu tạo giá trị. Do vậy
cấu tạo hữu cơ cũng tăng. lOMoAR cPSD| 23022540 4
Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ biểu hiện ở chỗ: tư bản bất biến tăng tuyệt
đối (về số lượng) và tương đối (về tỷ trọng), tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối
nhưng lại giảm xuống một cách tương đối.
Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm cho
cầu về sức lao động giảm một cách tương đối. Vì vậy một số công nhân lâm vào
tình trạng bị thất nghiệp. Trên phạm vi toàn xã hội luôn luôn tồn tại một bộ phận
công nhân bị thất nghiệp.
Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản:
Trong quá trình tích lũy tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng
lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá
trị thặng dư. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng
quy mô của tư bản xã hội. Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản.
Tập trung tư bản là sự tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng
quy mô của tư bản xã hội do hợp nhất các tư bản cá biệt vào một chỉnh thể tạo
thành một tư bản cá biệt lớn hơn. Tập trung tư bản có thể được thực hiện thông
qua sáp nhập các tư bản cá biệt với nhau.
Thứ ba, quá trình tích luỹ tư bản làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của
nhà tư bản và người lao động cả tuyệt đối lẫn tương đối.
Cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và cấu tạo hữu cơ của tư bản, tư bản
khả biến có xu hướng giảm tương đối so với tư bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa
nhân khẩu dưới các hình thức nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng
và nhân khẩu thừa ngưng trệ. Do đó, quá trình tích luỹ tư bản có tính hai mặt, một
mặt thể hiện sự tích luỹ sự giầu sang về phía giai cấp tư sản, và mặt khác tích luỹ
sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê.
Bần cùng hoá giai cấp công nhân làm thuê biểu hiện dưới hai hình thái là
bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoá tuyệt đối. Bần cùng hoá tương đối là
cùng với đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩm phân phối cho giai
cấp công nhân làm thuê tuy có tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm tương đối so với
phần giành cho giai cấp tư sản. Bần cùng hoá tuyệt đối thể hiện sự sụt giảm tuyệt
đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê. Bần cùng hóa tuyệt đối thường
xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công nhân làm thuê đang thất nghiệp và đối với
toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê trong các điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt
trong khủng hoảng kinh tế.
Phần II. Vận dụng - giải pháp tăng quy mô vốn của công ty của tôi trong tương lai *
Thứ nhất: Hiểu về trình độ bóc lột giá trị thặng dư khi muốn tăng
khối lượng giá trị thặng dư, khi tôi thành lập công ty nội thất gỗ của gia đình trong
tương lại tôi phải tăng thêm việc đầu tư máy móc để gia công gỗ, tăng thêm công lOMoAR cPSD| 23022540 5
nhân lành nghề, chọn thêm 1 vài kỹ sư kiến trúc chuyên tư vấn chuyên nghiệp cho
khách hàng. Đầu tư thêm xe tải chở nội thất.
Ví dụ: Muốn tăng lợi nhuận gia đình tôi đầu tư trang thiết bị máy móc và
tâm huyết cho dây chuyền sản xuất gỗ từ khâu chọn gỗ- chọn mẫu mã- gia công
nội thât- kiểm định-quảng cáo-tư vấn-đưa ra thị trường. *
Thứ hai: Gia đình tôi tăng năng suất lao động bằng cách tuyển những
người thợ gia công gỗ giỏi lành nghề. Và đầu tư các trang thiết bị máy móc để gia
công gỗ nhanh chóng, đẹp mắt và bền.
Ví dụ: Năng suất lao động làm tăng thì khối lượng nội thất sản xuất tăng
lên thì giá cả tư liệu sản xuất về máy móc nhân công và tư liệu tiêu dùng giảm cho
chi trả lương công nhân giảm xuống. Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định
thu đươc mà gia đình tôi dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng có thể
dùng tiền tích lũy đầu tư thêm cho việc cải tiến chất lượng mẫu mã đảm bảo thu
nhập cao. Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ gia đình
tôi cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất máy móc thiết
bị và tăng phúc lợi cho công nhân nhiều hơn trước. *
Thứ ba: Hiểu về chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
gia đình tôi cố gắng hạn chế chênh lệch này để đầu tư đúng hướng vào các loại tư
liệu và nâng cao lợi nhuận.
Ví dụ: Trong công ty nội thất gia đình tư bản sử dụng là khối lượng giá trị
những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong
quá trình sản xuất sản phẩm như việc trang bị mặt bằng, trang thiết bị, dây chuyền
sản xuất gỗ công nghiệp, xe vận chuyển... Còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị
những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì sản xuất
dưới dạng khấu hao có nghĩa là tổng chi phí đầu tư trong một sản phẩm đem ra
thị trường. Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng có sự
chệnh lệch càng ít thì lợi nhuận thu về càng nhiều. Sự chênh lệch này là thước đo
sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Ví dụ đầu tư máy gia công gỗ và kết quả khối
lượng nplàm ra nhiều hơn nên không có sự chênh lệch nhiều và lợi nhuận cao hơn. *
Thứ tư: Hiểu về quy mô của tư bản ứng trước gia đình tôi tăng bộ
phận tư bản khả biến tức là tăng tăng xuất lao động của công nhân gia công gỗ và
toàn thể nhân viên trong công ty.
Ví dụ Công ty sản xuất nội thất gỗ của gia đình tôi với trình độ sản xuất
không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến tức
năng xuất lao động quyết định. Do đó tăng quy mô của tư bản ứng trước, nhất là
bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư được càng lớn,
do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản cho công ty của gia đình tôi. lOMoAR cPSD| 23022540 6 *
Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản
cóthể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản, trong đó Gia đình
tôi trong tương lại sẽ tăng năng suất lao động bằng cách tuyển những người công
nhân lành nghề có trình độ để tăng năng xuất lao động, mặt khác đầu tư các trang
thiết bị để gia công gỗ tìm hiểu mẫu mã mới tìm hiểu thị trường xu hướng là quan
trọng nhất. Để khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao
động, sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư
ban đầu. Vì tăng năng suất lao động sẽ đem lại lợi nhuận bền vững và cao nhất, ở
đây được hiểu với nội dung đó chính là chỉ tiêu chất lượng dùng để phản ánh hiệu
quả của quá trình sản xuất kinh doanh nội thất của gia đình. Đồng thời thì năng
suất lao động tăng sẽ được thể hiện qua sự tiết kiệm lượng lao động cần thiết để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Một công ty nội thất có năng suất cao nghĩa là công ty đó có thể sản xuất ra
nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn với cùng một lượng nguyên liệu/yếu tố đầu hoặc
sản xuất ra số lượng hàng hóa nội thất với lượng nguyên liệu/yếu tố đầu vào (lượng
gỗ thô, nhân công…) ít hơn.
Đối với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động tạo ra lợi nhuận lớn hơn và thêm cơ hội đầu tư.
Đối với người lao động tăng năng suất lao động dẫn tới lương cao hơn và
điều kiện làm việc tốt hơn. Về lâu dài, tăng năng suất lao động có ý nghĩa quan
trọng đối với tạo việc làm. lOMoAR cPSD| 23022540 7 KẾT LUẬN
Tóm lại, nghiên cứu “Tích lũy tư bản là gì?” và “Vì sao phải tích lũy tư bản?”
giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về quá trình tích lũy và tái sản xuất mở rộng, phát
triển kinh tế gia đình, đất nướcbền vững và phồn vinh. Vận dụng lý luận tích lũy của
Mác để đề xuất giải pháp phát triển kinh tế thị trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền
kinh tế. Quy mô tích luỹ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư thu được và tỷ lệ
phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Với tỷ lệ
phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng đã xác định, trong các
nhân tố quyết định quy mô tích luỹ bản thì tăng năng xuất lao động và áp dụng máy móc
vào sản xuất là quan trong nhất để tăng quy mô tích lũy. Do đó để phát triển kinh tế thị
trường bền vững Việt Nam nên chú trọng việc đầu tư khoa học kỹ thuật, nâng cao năng
xuất lao động, tích lũy vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để có được quy
trình tích lũy và tái sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. lOMoAR cPSD| 23022540 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 2.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 3.
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, VPTW, Hà Nội,2016. 4.
Những cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam, PGS.TS Nguyễn
VănThạo, https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/nhung-co-hoi-va-thach-thuc-
doi-voiphat-trien-kinh-te-cua-viet-nam.html. 5.
Võ Văn Thưởng, Giáo trình Kinh tế - chính trị Mác – Lênin, Hà Nội, 2019. 6.
Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 55, tr.345-348, Nxb: Chính trị Quốc gia, 2015. 7.
Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VI, Nxb: Sự thật, Hà Nội, 1987. 8.
GS.TS. Nguyễn Ngọc Long, Chủ nghĩa Mác-Lênin với vận mệnh và tương
laicủa chủ nghĩa xã hội, tr.429, Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.