Tiền lương trong khu vực công - Quản trị nhân lực | Trường đại học Lao động - Xã hội
Tiền lương trong khu vực công - Quản trị nhân lực | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL101)
Trường: Đại học Lao động - Xã hội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mã lớp: Số báo danh: Họ và tên: Mã số sinh viên:
Học phần: Tiền lương trong khu vực công
Giảng viên phụ trách: ThS. Nguyễn Văn Hiếu
TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG ĐẾN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM Cuối kì Giữa kì
Tiểu luận (hoặc tham luận):
Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 4/11/2023 Đ
Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên) IỂM SỐ Đ I
Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên) Ể M C H Ữ
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2023 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
Lý do chọn đề tài. ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG
ĐẾN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC
CÔNG Ở VIỆT NAM. ....................................................................................................... 3
1.1. Khái quát về tiền lương khu vực công. ................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm tiền lương. ......................................................................................... 3
1.1.2. Chính sách tiền lương. ....................................................................................... 3
1.1.3. Khái niệm khu vực công. .................................................................................... 3
1.1.4. Khái niệm tiền lương khu vực công. .................................................................. 3
1.1.5. Vai trò của tiền lương trong khu vực công. ....................................................... 4
1.2. Khái quát về nguồn nhân lực trong khu vực công. .............................................. 4
1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực trong khu vực công. ................................................ 4
1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trong khu vực công. ................................................. 4
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG KHU VỰC
CÔNG ĐẾN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHU
VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM .............................................................................................. 6
2.1. Thực trạng tiền lương trong khu vực công............................................................. 6
2.2. Tác động của tiền lương khu vực công đến duy trì nguồn nhân lực trong khu
vực công ở Việt Nam. ...................................................................................................... 7
2.3. Tác động của tiền lương khu vực công đến phát triển nguồn nhân lực trong khu
vực công ở Việt Nam. ...................................................................................................... 8
Chương 3. GIẢI PHÁP VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG
ĐẾN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC
CÔNG Ở VIỆT NAM. ..................................................................................................... 11
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 13 MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.
Để đất nước phát triển bền vững phải đảm bảo các yếu tố cơ bản về nguồn nhân
lực không chỉ về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng. Nguồn nhân lực trong khu
vực công là yếu tố không thể thiếu trên con đường phát triển đất nước. Do đó, nhà nước
luôn chú trọng công tác trả lương cho người lao động. Vì tiền lương là một yếu tố quan
trọng, quyết định việc người lao động có gắn bó với doanh nghiệp hay không. Tiền lương
là nguồn thu nhập chính của người lao động, người lao động cần tiền lương để chi trả các
nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống. Tiền lương góp phần tạo động lực làm việc, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Chính vì thế, việc trả lương cho người lao động sao
cho hợp lý là điều rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển nguồn
nhân lực trong khu vực công.
Tuy nhiên, tiền lương trong khu vực công của nước ta còn nhiều hạn chế, mức
lương của người lao động trong khu vực công nhận được chưa phản ánh được đúng giá trị
sức lao động bỏ ra. Nhiều lao động trong khu vực công vì mức lương quá thấp nên đã
chuyển đổi sang khu vực tư nhân để tiếp tục làm việc. Nếu trình trạng này tiếp diễn trong
thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực công,
ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ công, làm cho đất nước kém phát
triển, trì trệ, tuột hậu. Vấn đề được đặt ra là phải làm sao để có thể duy trì và phát triển
được nguồn nhân lực trong khu vực công. Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài “TÁC ĐỘNG
CỦA TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG ĐẾN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM” để có thể tìm hiểu những tác
động của tiền lương đến việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực từ đó đưa ra những giải
pháp để khắc phục những hạn chế đó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về Tiền lương và Nguồn nhân lực trong khu vực công ở Việt Nam .
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực công ở Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu về cơ sở lý luận của tiền lương khu vực công và những tác động đến duy
trì và phát triển nhân lực trong khu vực công tại Việt Nam. Vận dụng kiến thức đã học từ
đó phân tích tác động của tiền lương đến duy trì và phát triển, đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế. 1
Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu nhập thông tin dữ liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo, số
liệu thống kê của các cơ quan nhà nước.
Phương pháp phân tích dữ liệu: phân tích các dữ l ệ
i u đã thu thập được từ các báo
cáo, số liệu thống kê của cơ quan từ đó đánh giá thực trạng của tiền lương tác động đến
duy trì và phát triển nhân lực trong khu vực công.
Phương pháp tổng hợp dữ liệu: tổng hợp kết quả phân tích, từ đó thấy được những
hạn chế của thực trạng, đưa ra giải pháp phù hợp. 2 NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG
ĐẾN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC
CÔNG Ở VIỆT NAM.
1.1. Khái quát về tiền lương khu vực công.
1.1.1. Khái niệm tiền lương.
Căn cứ vào điều 90 bộ Luật lao động 2019, tiền lương được định nghĩa như sau:
“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa
thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không
được thấp hơn mức lương tối thiểu.”
1.1.2. Chính sách tiền lương.
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018:
“Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách
kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao
động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn,
trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí.”
1.1.3. Khái niệm khu vực công.
Theo giáo trình Tiền lương khu vực công của chủ biên Vũ Hồng Phong (2020) có đề
cập, khu vực công được hiểu là:
“Khu vực hoạt động do Nhà nước làm chủ sở hữu, phản ánh các hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội do Nhà nước quản lý và quyết định nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ,
cung cấp nhu cầu thiết yếu cho xã hội ” (tr.12)
1.1.4. Khái niệm t iền lương khu vực công.
Theo Vũ Hồng Phong (2020), tiền lương trong khu vực công được hiểu là :
“Khoản tiền mà Nhà nước trả cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm
việc trong khu vực công. Căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động, phù hợp khả năng
ngân sách quốc gia và các quy định của pháp luật được gọi là tiền lương trong khu vực công.” (tr.13) 3
1.1.5. Vai trò của tiền lương trong khu vực công.
Dựa vào giáo trình Tiền lương khu vực công, ta biết được các vai trò của tiền lương trong khu vực công gồm:
- Thu hút và giữ chân cán bộ công chức, viên chức và người lao động có trình độ chuyên môn cao:
Việc xây dựng một chính sách tiền lương hợp lý và cạnh tranh sẽ giúp các cơ quan, tổ
chức thu hút và giữ chân người lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ chuyên
môn cao ở lại làm việc trong khu vực công.
- Tạo động lực lao động:
Khi người lao động trong khu vực công được nhận một mức lương phù hợp với giá trị
sức lao động của họ sẽ có tác dụng khuyến khích, tăng nhu cầu, mong muốn gắn kết lâu
dài với doanh nghiệp, từ đó tạo động lực để người lao động cống hiến, nâng cao năng suất
lao động, chất lượng công việc.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ công:
Khi mức độ hài lòng của người lao động trong khu vực công về vấn đề tiền lương
được thõa mãn, người lao động cảm thấy hài lòng về số t ề
i n lương mà họ nhận được, sẽ
tạo động lực cho người lao động, tăng năng suất, chất lượng dịch vụ công cũng sẽ được
cải thiện theo hướng tích cực.
- Giúp đạt được mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội:
Tiền lương phải được tính đủ hao phí lao động, là đòn bẩy tác động đến thái độ làm
việc nên việc xây dựng chính sách tiền lương gắn với mục tiêu của Nhà nước sẽ giúp thực
hiện mục tiêu đó nhanh hơn.
1.2. Khái quát về nguồn nhân lực trong khu vực công.
1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực trong khu vực công.
Căn cứ vào giáo trình Tiền lương khu vực công, nguồn nhân lực trong khu vực công
được hiểu là “Những người được tuyển dụng vào làm việc trong khu vực công, hoặc được
bổ nhiệm vào các ngạch, bậc trong các cơ quan nhà nước.”
1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trong khu vực công.
- Về mục tiêu hoạt động: Nguồn nhân lực trong khu vực công nỗ lực làm tốt nhiệm
vụ, quyền hạn, đáp ứng mục tiêu hoạt động của tổ chức, tạo ra sản phẩm dịch vụ chất 4
lượng, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
- Về tính ổn định: Nguồn nhân lực trong khu vực công có tính ổn định hơn, do được
nhà nước đảm bảo về việc làm… Cùng với đó, người lao động cũng sẽ được hưởng mức
lương và phúc lợi cố định, vì đây là tiêu chuẩn được quy định bởi nhà nước, người lao
động sẽ hưởng lương cùng với phúc lợi dựa trên bậc lương, mức lương cơ sở, số năm làm
việc cũng như các phụ cấp nếu có.
- Về trình độ chuyên môn: Nguồn nhân lực trong khu vực công có trình độ, nghiệp vụ
chuyên môn cao, đáp ứng được các yêu cầu của công việc, có tinh thần học hỏi, tư duy
đổi mới trong công tác quản lý, phục vụ nhân dân hay trong công tác hoạt động kinh tế,
góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội. 5
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG KHU VỰC
CÔNG ĐẾN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHU
VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng tiền lương trong khu vực công.
Theo Vũ Hồng Phong (2020), việc tính tiền lương cho cán bộ công chức, viên chức ở
Việt Nam căn cứ theo mức lương được quy định trong thang bảng lương do Nhà nước ban
hành. Công thức tính tiền lương cụ thể là :
Tiền lương = Hệ số lương x Mức lương cơ cở + Phụ cấp lương (nếu có)
Do đó, tiền lương thực tế mà cán bộ công chức, viên chức nhận được sẽ phụ thuộc
vào hệ số lương đã được sắp xếp theeo ngạch, bậc lương; Mức lương cơ sở do Nhà nước
điều chỉnh trong từng giai đoạn; Phụ cấp lương.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ xây dựng Chính sách Pháp luật (2023) đưa
tin, từ ngày 01/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP mức lương cơ sở cho cán bộ, công
chức, viên chức là 1.800.000 đồng/ tháng. Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày
14/5/2023, mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/ tháng áp dụng cho 09 nhóm đối tượng:
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm
2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức
và Luật Viên chức năm 2019).
3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức
năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên chức năm 2019).
4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số
111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan
hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa
thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP
của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ
kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy 6
định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ- CP).
6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc
phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an
và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. 9. Người h ạ
o t động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Tuy nhiên, theo Nghị định 38/2019/NĐ-C
P mức lương cơ sở từ 01/07/2022 đến ngày
01/7/2023 là 1.490.000 đồng/ tháng.
2.2. Tác động của tiền lương khu vực công đến duy trì nguồn nhân lực trong khu vực
công ở Việt Nam .
Nguồn nhân lực trong khu vực công không chỉ đóng vai trò quan trọng mà còn là
tài nguyên quý báu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Sự sáng tạo, tâm
huyết, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực trong khu vực công giúp cho đất nước
ngày càng tiến bộ, đóng góp vào sự phát triển ổn định, thịnh vượng của xã hội. Bài toán
được đặt ra phải làm như thế nào để có thể duy trì nguồn nhân lực trong khu vực công.
Đây cũng là vấn đề được nhà nước quan tâm.
Mặc dù Việt Nam đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương, lần cải cách gần
đây nhất diễn ra vào năm 2003, đã 20 năm kể từ lần cải cách gần đây nhất. Tuy tiền lương
trong khu vực công của cán bộ, viên chức, công chức, người lao động đã có những cải
thiện. Nhưng nhìn chung tiền lương khu vực công ở nước ta còn khá thấp, chính sách tiền
lương còn phức tạp, hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí, chức danh và chức vụ
lãnh đạo. Công thức tính lương theo mức lương cơ sở nhân với hệ số lương không thể
hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc duy trì lao
động làm việc tại khu vực công. Vì tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì
nguồn nhân lực trong khu vực công ở Việt Nam. Việc trả lương thiếu công bằng, không
xứng đáng với giá trị lao động sẽ không thu hút được người tài tham gia vào hoạt động
khu vực công, làm gia tăng tình trạng chảy máu chất xám khu vực công sang khu vực tư. (Thu Hằng, 2023)
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ vào tháng 7 năm 2023, tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu
năm, tính từ đầu năm 2020 đến 06 tháng đầu năm 2022, toàn quốc có 39.500 cán bộ, công
chức, viên chức thôi việc hoặc nhảy việc sang khu vực tư. Tỷ lệ công chức, viên chức
nghỉ việc ở cấp địa phương là 18% và ở cấp Trung ương chiếm 82%. Trung bình mỗi năm 7
có 15.800 người nghỉ việc, tập trung nhiều nhất ở hai ngành giáo dục và y tế. Chỉ trong
năm 2022, ghi nhận có đến 16.000 giáo viên bỏ việc (Cứ 100 giáo viên sẽ có 1 người thôi
việc). Từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2022, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận có đến
hơn 6.000 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc. (Quế Chi, 2023)
Tính từ đầu năm 2021 đến giữa năm 2022, theo báo cáo của Công đoàn Y tế Việt
Nam trong số 9.397 viên chức y tế bỏ việc có hơn 94% viên chức y tế bỏ việc thuộc
quyền quản lý của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 6% còn lại tương
ứng 777 viên chức y tế thuộc quyền quản lý của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Y tế. Nguyên
nhân chính được Công đoàn Y tế chỉ ra là do lương và chế độ phụ cấp cho hệ thống y tế
trong khu vực công còn thấp. Trong khi cùng một vị trí, chức danh công việc, nhưng nếu
làm việc trong khu vực tư, thu nhập của nhân viên y tế cao hơn gấp 2 - 3 lần, thậm chí lên
đến 4 lần so với mức lương nhận được ở khu vực công. (Nhật Dương, 2022)
Từ đó, ta có thể thấy được nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng không duy
trì được nguồn nhân lực trong khu vực công một phần xuất phát từ mức lương mà người
lao động trong khu vực công nhận được. Cán bộ công chức, viên chức nhận được mức
lương không tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra. Trong khi xã hội đang ngày một
phát triển, trách nhiệm cũng như sức ép kinh tế ngày càng lớn, giá cả hàng hóa tăng nhanh
với tốc độ chóng mặt nhưng mức lương của người lao động trong khu vực công lại chưa
đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong khu vực tư luôn có những
chính sách lương thưởng hấp dẫn, thu hút nguồn lao động từ khu vực công sang khu vực
tư. Từ đó ta có thể thấy được, tiền lương trong khu vực công còn nhiều hạn chế trong việc
có thể duy trì nguồn nhân lực trong khu vực công. Nếu không được cải cách chính sách
tiền lương tình trạng thiếu nhân lực trong tương lai sẽ là bài toán nan giải. Mặt khác, mức
lương thấp cũng là nguyên nhân gây ra nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
2.3. Tác động của tiền lương khu vực công đến phát triển nguồn nhân lực trong khu
vực công ở Việt Nam.
Trong di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Muôn việc thành công hay
thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Đảng và nhà nước ta luôn nghe theo lời dặn của bác
bằng cách nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để người lao động trong khu vực công được
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.
Từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở đã tăng lên từ 1.490.000 đồng/ tháng lên
1.800.000 đồng/ tháng. Cùng thời gian đó, căn cứ theo thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-
BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, hệ số phụ cấp cũng được điều chỉnh như sau: 8
Bảng 1: Hệ số phụ cấp và mức tiền phụ cấp khu vực
Mức tiền phụ cấp khu vực (VNĐ)
Hệ số phụ cấp khu vực Trước ngày 01/7/2023 Từ ngày 01/7/2023 0,1 149.000 180.000 0,2 298.000 360.000 0,3 447.000 540.000 0,4 596.000 720.000 0,5 745.000 900.000 0,7 1.043.000 1.260.000 1,0 1.490.000 1.800.000
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ xây dựng Chính sách Pháp luật, 2023
Từ bảng 1 có thể thấy, sau khi mức lương cơ sở cũng như hệ số phụ cấp được điều
chỉnh, tiền lương mà cán bộ, công chức viên chức cũng được tăng theo. Đảm bảo cho
nguồn nhân lực khu vực công sống chủ yếu bằng tiền lương, mức lương đủ để họ chi trả
các nhu cầu trong đời sống sinh hoạt và dự trữ cho tương lai. Từ đó, tạo động để nguồn
nhân lực trong khu vực công yên tâm học tập, phát triển bản thân, nâng cao trình độ
chuyên môn. Trả lương đúng với giá trị sức lao động không chỉ đảm bảo công bằng mà
còn giúp thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công. Để họ yên tâm
làm các nhiệm vụ do cơ quan đề ra, góp phần làm trong sạch, minh bạch trong quá trình làm nhiệm vụ.
Nhìn chung, Nhà nước ta đang có những can thiệp kịp thời khi gặp những vấn đề
tiêu cực về tiền lương. Đưa ra các chính sách có lợi cho người lao động để duy trì nguồn
nhân lực từ đó phát triển nguồn nhân lực. Tuy mức thay đổi của mức lương cơ sở không
được gọi là quá cao nhưng đó cũng cho thấy được Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống
của người lao động trong khu vực công. Tiền lương trong khu vực công đang có xu
hướng tăng dần, qua 18 lần thay đổi mức lương cơ sở (từ năm 1995 đến năm 2023) đã
phần nào hỗ trợ thêm cho cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong khu vực công. 9
Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, thủ tướng Phạm Minh
Chính cho biết quỹ tiền lương đến nay đạt khoảng 560.000 tỉ đồng, chuẩn bị cho lần cải
cách tiền lương trong 03 năm tới 2024 – 2027 (Ngọc An, 2023).
Có thể thấy nhà nước đang có sự chuyển mình trong cách tính tiền lương cho cán
bộ, công chức, viên chức nhằm phù hợp hơn so với nhu cầu của nguồn nhân lực khu vực
công cũng như duy trì và phát triển nguồn nhân lực công ấy. Phương pháp tính lương mới
không dựa vào mức lương sở khắc phục được tình trạng cứ đủ thời gian là lại được tăng
lương dù cho công chức, viên chức có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không. Việc
cải tiền lương không chỉ góp phần giúp đảm bảo đời sống vật chất cho nguồn nhân lực
hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà còn tạo thêm sức hút cho khu vực công, là tiền đề
để duy trì và phát triển nguồn nhân lực tài năng, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chất xám.
Khi mức lương trong khu vực công cao, điều này giúp cơ quan tổ chức thu hút
được những nhân tài ngay từ những bước đầu tuyển dụng. Người lao động muốn làm việc
trong khu vực công sẽ nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để có thể phù hợp với vị
trí công việc cũng như xem sự phát triển của cơ quan cũng như sự phát triển của bản thân
mà cố gắng hoàn thành công việc, nâng cao năng suất lao động. Khi cơ quan tuyển được
lao động chất lượng thì phải tiến hành duy trì và phát triển nguồn nhân lực ấy thành nhân
lực chất lượng cao. Bởi có lẽ chỉ có nguồn nhân lực chất lượng tốt mới giúp cơ quan nhà
nước phát triển bền vững. 10
Chương 3. GIẢI PHÁP VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TIỀN LƯƠNG KHU VỰC CÔNG
ĐẾN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KHU VỰC
CÔNG Ở VIỆT NAM.
Cùng với thay đổi mức lương cơ sở dẫn đến tiền lương cán bộ làm việc trong khu
vực công cũng tăng lên. Tuy đã có những thay đổi tích cực về chính sách tiền lương
nhưng chỉ tháo gỡ được phần nào khó khăn. Vậy nên, để t ề
i n lương trong khu vực công
có những tác động tích cực đến duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công ở
Việt Nam cần thực hiện tốt các giải pháp như :
- Cải cách tiền lương, xây dựng hệ thống lương. Tuy nhiên, muốn cải cách tiền
lương không phải ngày một ngày hai mà đó là cả quá trình tích lũy ngân sách. Do đó việc
cải cách phải đảm bảo nguồn lực về con người và cả về tài chính. Chuyển đổi sao cho phù
hợp, phải tổ chức sản xuất lại các đơn vị công lập hành chính, đảm bảo một bộ máy hoạt
động hiệu quả sau biên chế, nâng cao chất lượng hiệu quả cho đơn vị trong khu vực công.
- Trích một khoản từ ngân sách lương để cân đối vào các phúc lợi khác. Có các
chính sách thù lao hợp lý dành cho cán bộ công chức, viên chức có thành tích xuất sắc
trong hoạt động thực hiện mục tiêu của nhà nước.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa – xã hội nhằm thu hút, tạo động lực cho người lao
động tham gia vào khu vực công.
- Trả lương phải gắn giá trị hao phí lao động, hiệu quả công việc. Trả lương đúng
chính là đang đầu tư cho sự phát triển nhân lực trong khu vực công, góp phần tạo động
lực, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.
- Coi trọng cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng các các chính sách hỗ trợ khi
người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện chế độ khen thưởng xứng đáng, công
bằng, tạo động lực nâng cao hiệu quả công việc, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch.
- Đảm bảo nguồn thu nhập chính của nhân lực khu vực công là tiền lương, giảm
thiểu tối đa tình trạng tham nhũng. 11 KẾT LUẬN
Qua việc phân tích các tác động của tiền lương đến duy trì và phát triển nguồn
nhân lực trong khu vực công ở Việt Nam. Nhìn chung, tiền lương trong khu vực công của
nước ta còn thấp nhiều so với ngoài khu vực công. Tình trạng người lao động thôi việc,
bỏ việc, chuyển sang khu vực tư làm đang diễn ra ngày càng nhiều. Vấn đề cấp thiết được
đặt ra là phải cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công để giải quyết kịp thời các
tiêu cực cũng như duy trì và phát triển nhân lực. Bởi vì hiền tài là nguyên khí quốc gia,
nên phải chú trọng công tác giữ chân cũng như tạo điều kiện để nguồn nhân lực khu vực
được phát triển một cách toàn diện không chỉ về mặt trí thức mà còn về mặt đạo đức.
Chính phủ ta đang có những bước chuẩn bị cho cuộc cải cách tiền lương sẽ được thực
hiện trong 03 năm tới (năm 2024 đến năm 2027). Đánh dấu một bước ngoặt lớn trong
công cuộc cải cách tiền lương. Tạo động lực khuyến khích để cán bộ công chức, viên
chức yên tâm làm việc và cống hiến. 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ xây dựng Chính sách Pháp luật (30/6/2023),
“Chi tiết mức phụ cấp khu vực áp dụng từ ngày 1/7/2023”, khai thác từ < Chi tiết mức
phụ cấp khu vực áp dụng từ 1/7/2023 (chinhphu.vn) >
2. Nhật Dương (24/8/2022), “Chế độ tiền lương lạc hậu, khó giữ người tài trong khu
vực công”, khai thác từ < Chế độ tiền lương lạc hậu, khó giữ người tài trong khu vực
công - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn) >
3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ xây dựng Chính sách Pháp luật (22/7/2023),
“Bảng lương mới của công chức áp dụng từ tháng 7/2023”, khai thác từ < BẢNG
LƯƠNG CÔNG CHỨC TỪ THÁNG 7/2023 (chinhphu.vn)>
4. Quế Chi (09/10/2023), “Cải cách tiền lương để giữ chân và thu hút nhân tài vào
khu vực công”, khai thác từ < Cải cách tiền lương để giữ chân và thu hút nhân tài vào khu vực công (laodong.vn)>
5. Thu Hằng (16/10/2023), “Không để lỗi hẹn cải cách tiền lương với hàng triệu công
chức, viên chức”, khai thác từ < Không để lỗi hẹn cải cách tiền lương với hàng triệu công
chức, viên chức (vietnamnet.vn)>
6. Bộ luật Lao động 2019, số 45/2019/QH14.
7. Vũ Hồng Phong. (2022). Giáo trình Tiền lương khu vực công. Hà Nội: NXB
Trường đại học lao động – xã hội.
8. Ngọc An (23/10/2023), “Tiết kiệm chi 560.000 tỉ đồng, đủ nguồn cải cách tiền
lương 3 năm tới”, Khai thác từ < Tiết kiệm chi 560.000 tỉ đồng, đủ nguồn cải cách tiền
lương 3 năm tới - Tuổi Tr Online (tuoitre.vn)> 13