Tiểu luận Bảy nguyên tắc cơ bản của Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Trách nhiệm giải trình trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):“TNGT là để đảm bảo các hành động và các quyết định của các quan chức chính phủ phải chịu sự giám sát để chắc chắn rằng các hoạt động của chính phủ đáp ứng được các tuyên bố của họ về mục tiêu đề ra. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Q8D2)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI
BẢY NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
HỌC PHẦN: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Th.S. LÊ THỊ MỸ HẠNH
Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 2 LỚP: MK2101
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 08 tháng 07 năm 2024 lOMoARcPSD|46342985
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ HOÀN THÀN H
- Phân công công việc cho các thành viên.
- Kiểm tra, chỉnh sửa nội dung toàn 1 Lý Thanh Tâm (NT) 2154110356 bài. 100%
- Căn chỉnh hình thức, nội dung bài tiểu luận. - Thuyết trình.
- Thực hiện nội dung nguyên tắc
“Trách nhiệm giải trình”. 2 Đinh Thị Hồng Nhi 2154110268
- Làm Powerpoint nội dung Trách 100% nhiệm giải trình. - Trích dẫn tài liệu.
- Thực hiện nội dung nguyên tắc Minh bạch. 3 Đặng Minh Thư 2154110404
- Làm Powerpoint nội dung nguyên 100% tắc “Minh bạch”. - Trích dẫn tài liệu.
- Thực hiện nội dung nguyên tắc “Hành vi đạo đức”. 4 Phan Nhật Hoàng 2154110105
- Làm Powerpoint nội dung nguyên 100%
tắc “Hành vi đạo đức”. - Trích dẫn tài liệu.
- Thực hiện nội dung nguyên tắc
“Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan”. 5 Nguyễn Thị Thu Trân 2154110460
- Làm Powerpoint nội dung nguyên 100%
tắc “Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan”. - Trích dẫn tài liệu.
- Thực hiện nội dung nguyên tắc
“Tôn trọng luật pháp”. 6 Nguyễn Thị Thúy Ngọc 2154110249
- Làm Powerpoint nội dung nguyên 100%
tắc “Tôn trọng luật pháp”. - Trích dẫn tài liệu. 7 Nguyễn Hoàng Duy Tân 2154110362
- Thực hiện nội dung nguyên tắc 100%
“Tôn trọng chuẩn mực hành xử quốc tế”.
- Làm Powerpoint nội dung nguyên
tắc “Tôn trọng chuẩn mực hành xử 1 lOMoARcPSD|46342985 quốc tế”. - Trích dẫn tài liệu.
- Thực hiện nội dung nguyên tắc
“Tôn trọng nhân quyền”. 8 Nguyễn Thị Cảnh Nhiên 2154110284
- Làm Powerpoint nội dung nguyên 100%
tắc “Tôn trọng nhân quyền”. - Trích dẫn tài liệu. Nguyễn Thị Cẩm Tú 2154110492
- Kiểm tra, chỉnh sửa nội dung toàn 100% 9 bài. - Thuyết trình. 2 lOMoARcPSD|46342985
BẢY NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1.
Trách nhiệm giải trình
Trách nhiệm giải trình trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR):“TNGT là để đảm bảo
các hành động và các quyết định của các quan chức chính phủ phải chịu sự giám sát để chắc
chắn rằng các hoạt động của chính phủ đáp ứng được các tuyên bố của họ về mục tiêu đề ra,
đáp ứng được nhu cầu các cộng đồng có lợi ích từ các hoạt động này và để quản lý tốt hơn”.
(theo Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB))
Một số yếu tố chính của trách nhiệm giải trình trong CSR bao gồm: +
Minh bạch: tập trung vào vấn đề minh bạch trong hoạt động tài chính, công bố
thông tin và giải thích các chính sách và hoạt động của công ty đối với cổ đông và các bên có liên quan chính +
Giải trình các tiêu chí cụ thể bao gồm: báo cáo tài chính hàng năm; hoạt động kiểm
toán, công bố chiến lược hoạt động; +
Tính trung thực: đảm bảo tính trung thực của hệ thống báo cáo kế toán và tài chính của
công ty, kể cả báo cáo kiểm toán độc lập, kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo pháp
luật và các tiêu chuẩn liên quan. Ví dụ:
Ví dụ 1: Công ty Vinamilk thực hiện trách nhiệm giải trình đối với xã hội bằng cách công bố báo
cáo tài chính hàng năm; Báo cáo quản trị công ty, báo cáo thường niên của doanh nghiệp,....
Những báo cáo này đảm bảo tính minh bạch, trung thực và công khai đối với với các bên
liên quan như các nhà quản lý, khách hàng, nhân viên, chủ nợ, nhà cung cấp và cộng đồng địa phương. 2. Minh bạch
Minh bạch trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Là chia sẻ thông tin 1 cách trung
thực, rõ ràng và công khai các hoạt động. Điều này giúp mọi người hiểu rõ những gì doanh
nghiệp đang làm để đóng góp cho cộng đồng, minh bạch giúp còn xây dựng và duy trì niềm tin
của các bên liên quan và là một chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Một số yếu tố chính của minh bạch trong CSR bao gồm:
+ Báo cáo rõ ràng: Công bố báo cáo chi tiết, kiểm tra bởi bên thứ ba: ví dụ như: việc bảo vệ
môi trường, hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên. 3 lOMoARcPSD|46342985
+ Chính sách công khai: Cam kết trách nhiệm, cho mọi người biết doanh nghiệp làm gì: ví
dụ như: cam kết sử dụng nguyên liệu bền vững hoặc hỗ trợ giáo dục trong cộng đồng.
+ Giao tiếp minh bạch: Giao tiếp rõ ràng, tổ chức họp lắng nghe ý kiến với các bên liên quan,
như khách hàng, nhân viên, cộng đồng,...
+ Đo lường và công khai kết quả:
Đo lường kết quả: Ví dụ, đo lường xem họ đã giảm được bao nhiêu khí thải, tái chế bao nhiêu rác,...
Công khai kết quả: Sau khi đo lường, doanh nghiệp nên công khai những kết quả này để mọi
người biết. Ví dụ, công ty có thể đăng báo cáo hàng năm trên trang web của mình, nêu rõ những
kết quả đã đạt được như giảm bao nhiêu tấn khí thải,...
Ví dụ 1: Tập đoàn Tôn Hoa Sen công bố danh sách nhà cung cấp nguyên liệu và sản xuất
sản phẩm trên website của tập đoàn. Thông tin bao gồm tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp, quy
trình kiểm tra, giám sát, và xử lý vi phạm => điều này giúp đảm bảo các nhà cung cấp tuân
thủ các tiêu chuẩn về lao động, môi trường, và đạo đức kinh doanh. 3. Hành vi đạo đức -
Hành vi đạo đức trong trách nhiệm xã hội (CSR) là những hành động và quyết định của
một doanh nghiệp hoặc tổ chức mang hàm ý quan tâm và hướng tới lợi ích của con người và
các bên liên quan được thúc đẩy bởi mong muốn làm điều đúng đắn và tạo ra tác động tích cực
đến xã hội của doanh nghiệp. -
Những hành vi này dựa trên các nguyên tắc đạo đức như: +
Công bằng: với tất cả các bên liên quan (nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng). +
Minh bạch: Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về hoạt động của doanh nghiệp. +
Trách nhiệm giải trình: Chịu trách nhiệm về những tác động của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường. +
Tôn trọng: Tôn trọng quyền lợi và giá trị của tất cả các bên liên quan. +
Bền vững: Cân nhắc đến tác động lâu dài của các hoạt động của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường.
Một số ví dụ về hành vi đạo đức của doanh nghiệp: VINAMILK
Kinh tế tuần hoàn và tăng cường năng lượng xanh 4 lOMoARcPSD|46342985
Vinamilk đã ứng dụng kinh tế tuần hoàn, hệ thống biogas tại các trang trại bò sữa, giúp biến
chất thải thành tài nguyên như phân bón, nước, khí đốt… giúp giảm thiểu chất thải và khí nhà
kính, tái sử dụng nguyên liệu đầu vào, thân thiện với môi trường.
Đẩy mạnh hoạt động cộng đồng trong đại dịch
Với khía cạnh xã hội, Vinamilk đồng hành cùng cuộc chiến chống dịch,chia sẻ những giá trị tài
chính và phi tài chính cùng các bên liên quan trong giai đoạn thách thức.
Vinamilk cũng là đơn vị có nhiều chương trình dinh dưỡng cho trẻ em với quy mô lớn (Quỹ
sữa Vươn cao Việt Nam hay chương trình Sữa học đường).. 4.
Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan
- Tôn trọng lợi ích của các bên liên quan là một nguyên tắc đạo đức quan trọng, doanh nghiệp
công nhận và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan chịu ảnh hưởng bởi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp cần:
+ Nhận thức: Xác định đầy đủ và chính xác các bên liên quan, hiểu rõ nhu cầu, mong muốn,
mối quan tâm và kỳ vọng của từng bên liên quan
+ Cân nhắc: Xem xét kỹ lưỡng tác động, đánh giá lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của các quyết định
kinh doanh đến tất cả các bên liên quan
+ Hành động: Thực hiện các hành động cụ thể để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của các bên liên quan
-Ví dụ minh hoạ: Công ty Nestlé tôn trọng quyền lợi của nhà cung cấp cacao thông qua chương
trình "Nestlé Cocoa Plan" dựa trên 3 hoạt động chính : Nông nghiệp tốt hơn (Better Farming):
Hỗ trợ nông dân trồng ca cao bền vững; Cuộc sống tốt hơn (Better Lives) Chương trình đảm
bảo điều kiện làm việc và thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống; Cacao ngon hơn (Better
Cocoa): nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào, đảm bảo nguyên liệu bền vững. 5.
Tôn trọng luật pháp -
Tôn trọng pháp luật là hành động tuân theo và tôn trọng các quy định, nguyên tắc do
pháp luật đặt ra trong xã hội. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy định pháp lý, không
can thiệp vào quyền lợi của người khác theo cách mà pháp luật không cho phép.
Nội dung của việc tôn trọng pháp luật trong TNXHDN: -
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là hành động từ thiện mà còn
bao gồm việc tuân thủ và tôn trọng pháp luật. Nội dung cốt lõi của việc tôn trọng pháp luật
trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: 5 lOMoARcPSD|46342985
Tôn trọng pháp luật là nền tảng của TNXHDN, thể hiện qua:
- Tuân thủ quy định, hành động hợp pháp, tránh vi phạm pháp luật: tuân thủ đầy đủ, nghiêm
túc các quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, về thuế,
lao động, bảo vệ môi trường, cạnh tranh.
- Đảm bảo quyền lợi chung, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện công bằng: sản xuất, kinh
doanh theo quy trình an toàn, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải theo quy định
- Xây dựng uy tín, niềm tin, bảo vệ quyền lợi của người lao động : thực hiện đầy đủ các chế
độ đãi ngộ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
- Góp phần xây dựng xã hội văn minh: tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần xây dựng cộng đồng.
Ví dụ: Công ty cổ phần Vinamilk: Tham gia chương trình "Doanh nghiệp minh bạch về
thuế" của Tổng cục Thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
người lao động theo quy định của pháp luật. 6.
Tôn trọng chuẩn mực hành xử quốc tế
- Tôn trọng chuẩn mực hành xử quốc tế trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nghĩa là
doanh nghiệp cam kết hoạt động một cách có đạo đức, minh bạch, và hướng đến sự phát
triển bền vững, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế.
- Nội dung cốt lõi của việc tôn trọng chuẩn mực hành xử quốc tế: +
Tôn trọng quyền con người: Doanh nghiệp cần đảm bảo tôn trọng và bảo vệ các
quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền lao động, quyền an toàn sức khỏe +
Bảo vệ môi trường: Cam kết bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu tác động tiêu cực
của hoạt động kinh doanh đến môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, và thúc đẩy phát triển xanh. +
Thúc đẩy phát triển cộng đồng: Tham gia vào hoạt động phát triển cộng đồng, hỗ trợ
các nhóm yếu thế, và tạo dựng mối quan hệ tích cực với cộng đồng địa phương. +
Chống tham nhũng và hối lộ: Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định chống tham
nhũng và hối lộ, đảm bảo minh bạch trong hoạt động kinh doanh. +
Cạnh tranh công bằng: Doanh nghiệp cần cạnh tranh một cách công bằng, tuân thủ
luật pháp và tránh các hành vi độc quyền hay gây cản trở sự cạnh tranh
Ví dụ: Whole Foods cam kết mạnh mẽ đối với môi trường. Chúng ta đã thấy cách mà Whole
Foods cố gắng giảm thiểu tác động môi trường bằng cách bán thực phẩm hữu cơ, tìm nguồn 6 lOMoARcPSD|46342985
cung ứng từ người dân địa phương, bán các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thời
gian vận chuyển cho sản phẩm của mình. Công ty đầu tư đáng kể vào năng lượng tái tạo như
năng lượng mặt trời, năng lượng gió và dầu diesel sinh học 7.
Tôn trọng nhân quyền -
Tôn trọng nhân quyền trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc công nhận,
thừa nhận và bảo vệ quyền cơ bản và tự do của người lao động. Mọi cá nhân, doanh nghiệp
phải có nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền trong mọi hoạt động của mình.
- Tôn trọng nhân quyền của người lao động trong doanh nghiệp gồm các nội dung sau: +
Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh: Doanh nghiệp cần cung cấp cho người
lao động môi trường làm việc an toàn, vệ sinh nhằm đảm bảo sức khỏe cho họ +
Tuân thủ luật lao động: Doanh nghiệp tuân thủ các quy định của luật lao động về thời
gian làm việc, mức lương, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội +
Tránh phân biệt đối xử: Doanh nghiệp cần tuyển dụng, đào tạo và đối xử với
người lao động một cách công bằng, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo,... +
Khuyến khích tham gia tổ chức, đóng góp ý kiến: Tạo điều kiện cho người lao
động tham gia vào các tổ chức công đoàn, hiệp hội lao động và bày tỏ ý kiến của họ về các
vấn đề liên quan đến quyền lợi của họ Ví dụ: Vinamilk
1. Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh:
- Vinamilk đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng hiện đại; Sử dụng vật liệu sản xuất an toàn,
thân thiện với môi trường; Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị bảo hộ, tổ chức tập huấn
cho nhân viên. Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, Vinamilk lắp đặt đầy đủ các thiết bị phòng chống cháy nổ
2. Tuân thủ luật lao động:
- Vinamilk tuân thủ quy định của luật lao động: Làm việc đúng giờ quy định, không ép tăng ca,
làm việc thêm giờ phải có lương. Áp dụng mức lương theo quy định của pháp luật;. Thực hiện
Chế độ nghỉ phép: Nghỉ thai sản, sinh con, nuôi con ; nghỉ phép bệnh. Đăng ký các loại bảo
hiểm xã hội cho nhân viên
3. Tránh phân biệt đối xử: 7 lOMoARcPSD|46342985
- Vinamilk tuyển dụng và đối xử với tất cả nhân viên một cách công bằng: Căn cứ vào năng
lực, đạo đức và kinh nghiệm làm việc; Không phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo,...; Tạo cơ
hội phát triển bình đẳng cho nhân viên
4. Khuyến khích nhân viên tham gia tổ chức, đóng góp ý kiến:
- Vinamilk tạo điều kiện cho người lao động tham gia vào các tổ chức công đoàn, đóng góp ý
kiến bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động; Khuyến khích tham gia các hoạt động
văn hóa, thể thao, giải trí và các hoạt động thương lượng tập thể với ban lãnh đạo công ty. 8 lOMoARcPSD|46342985 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Thị Thanh Thuý (01/06/2018), Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty ở Việt
Nam: từ lý luận đến thực tiễn, Nghiên cứu lập pháp, , truy cập ngày 03/07/2024,
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207141
2. Phùng Mạnh Hùng, Phùng Thị Lan Hương (24/03/2020), Tạp chí FTU: Kinh nghiệm cho
một số doanh nghiệp Nhật Bản và một số khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam, truy cập ngay 01/07/2024,
https://bit.ly/KinhnghiemchomotsodoanhnghiepnhatbanvakhuyennghichodoanhnghiepVietNam
3. Thu Hường, 28/10/2016, Petrolimex Lào - Điểm sáng trong kinh doanh tại Lào, truy cập
ngày 03/07/2024, https://www.petrolimex.com.vn/nd/bao-chi-viet-ve-petrolimex-va-xang-
dau/ petrolimex-lao-diem-sang-trong-kinh-doanh-tai-lao.html
4. Vinamilk (29/11/2023), Phát triển bền vững, gắn liền với trách nhiệm xã hội giúp vinamilk
được vinh danh văn hóa kinh doanh Việt Nam, truy cập ngày 03/07/2024,
https://new.vinamilk.com.vn/blogs/tin-tuc-su-kien/phat-trien-ben-vung-gan-lien-voi-trach-
nhiem-xa-hoi-giup-vinamilk-duoc-vinh-danh-van-hoa-kinh-doanh-viet-nam
5. Nestlé (2023), Nestlé Cocoa Plan: Our vision for a brighter future, Truy cập ngày
01/07/2024, https://www.nestlecocoaplan.com/our-approach/nestle-cocoa-plan
6. Ánh Dương (26/6/2024); Công nghệ xanh thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại trang trại bò sữa TH
True Milk, Truy cập ngày 1/7/2024, https://soha.vn/cong-nghe-xanh-thuc-day-kinh-te-tuan-
hoan-tai-trang-trai-bo-sua-th-true-milk-198240626122832813.htm;
7. Phan Vũ Huyền Mai (18/04/2024), 07 Nguyên tắc trách nhiệm xã hội theo Tiêu chuẩn quốc
gia TCVN ISO 26000:2013 là gì?, Truy cập ngày 27/06/2024, https://thuvienphapluat.vn/hoi-
dap-phap-luat/83A11C7-hd-07-nguyen-tac-trach-nhiem-xa-hoi-theo-tieu-chuan-quoc-gia-tcvn- iso-260002013-la-gi.html
8. Vinamilk (10/08/2021), Vinamilk: Chú trọng chất lượng “Môi trường, Xã hội, Quản trị” để
phát triển bền vững, Truy cập ngày 30/06/2024, https://www.vinamilk.com.vn/vi/tin-tuc-su-
kien/2314/vinamilk-chu-tro-ng-cha-t-luo-ng-moi-truong-xa-hoi-quan-tri-de-phat-trien-ben-vung
9. Công ty cổ phần 1Office (21/9/2023), Chính Sách Nhân Sự của Vinamilk: Quyền Lợi, Chế
Độ và Đãi Ngộ, Truy cập ngày 30/6/2024 https://1office.vn/chinh-sach-nhan-su-cua- vinamilk
10. Nguyễn Thị Minh Huế (1/7/2024), Trách nhiệm tôn trọng quyền con người của doanh
nghiệp theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, 9 lOMoARcPSD|46342985 truy cập ngày 1/7/2024
https://tuyengiao.vn/trach-nhiem-ton-trong-quyen-con-nguoi-cua-doanh-nghiep-theo-cac-hiep-
dinh-thuong-mai-tu-do-the-he-moi-va-nhung-van-de-154831
11. Vinamilk, Báo cáo tài chính, truy cập ngày 01/07/2024
https://www.vinamilk.com.vn/vi/quan-he-co-dong/bao-cao-tai-chinh __HẾT__ 10