-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận cuối kỳ môn Hệ thống thông tin quản lý đề tài "Quá trình chuyển đổi số và các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp"
Tiểu luận cuối kỳ môn Hệ thống thông tin quản lý đề tài "Quá trình chuyển đổi số và các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Hệ thống thông tin quản lý (MAIS430306) 12 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tiểu luận cuối kỳ môn Hệ thống thông tin quản lý đề tài "Quá trình chuyển đổi số và các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp"
Tiểu luận cuối kỳ môn Hệ thống thông tin quản lý đề tài "Quá trình chuyển đổi số và các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hệ thống thông tin quản lý (MAIS430306) 12 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|36991220
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ
- - - - - -
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN HỌC: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Đề tài:
QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ CÁC
PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP 3. Trần Thái Thảo Vy 21132272 4. Vũ Thị Thảo Vi 21132264 5. Lâm Thiên Thanh Trúc 21132249
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Phan Anh Huy Mã lớp học
phần : MAIS430306_22_1_06 Nhóm SV thực hiện : Nhóm 9
1. Trần Thị Uyên Trân 21132243
2. Bùi Đức Trọng 20126202 lOMoARcPSD|36991220 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1
1.Lý do chọn đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
2.Mục tiêu nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1
4.Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .2
5.Bố cục. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
NỘI DUNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU, XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ VÀ QUÁ
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TẬP ĐOÀN FPT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1 Tổng quan về chuyển đổi số. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số thành công trong lĩnh vực công nghệ. 6
1.3 Quá trình chuyển đổi số của tập đoàn FPT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
CHƯƠNG 2: CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ AN TOÀN DỮ LIỆU VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG. . . . . . . . . . . .15
2.1 Các hàm ý chính sách quản lý an toàn dữ liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.2 Đề xuất các giải pháp để quá trình chuyển đổi số thành công. . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP. . . . . . . . . . . . . . . .20
3.1. Bitrix24. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
3.2. AMIS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
3.3. Demo tính năng chính của phần mềm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .24
KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .25 lOMoARcPSD|36991220 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Chuyển đổi số“ trong thời đại công nghệ 4.0 đã không còn xa lạ gì đối với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước, nó chính là chiếc chìa khóa mới cho nền kinh tế đang dần được
phát triển và mở rộng trên toàn thế giới, với tên gọi tiếng Anh là “Digital Transformation.
Đối với từng ngành nghề hay bất kì ở những lĩnh vực nào, chuyển đổi số sẽ mang đến
những thay đổi về cách vận hành với một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp,
đối với từng doanh nghiệp thì nó sẽ mang lại những kết quả khác nhau, là chìa khóa then
chốt cho các lĩnh vực như: truyền thông, khoa học, y dược, công nghệ.
Chuyển đổi số mang lại thay đổi lớn, làm gián đoạn toàn bộ nhiều ngành công nghiệp,
đồng thời, lại tạo ra sự sáng tạo giúp một số doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển kỷ lục.
Nhiều tập đoàn lớn, lâu đời chật vật trong khi các doanh nghiệp mới, nhỏ và linh hoạt hơn
nhờ áp dụng những mô hình kinh doanh mới. Nhưng cơ hội vẫn dành cho tất cả. Chuyển đổi
số doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại
chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.
Với một thời đại ngày càng chạy theo những công nghệ hiện đại, cùng với đó là bộ dữ
liệu thông tin vô cùng dày đặc và khổng lồ thì chắc có lẽ các doanh nghiệp chính là chủ thể
tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số này. Hơn nữa với tình hình dịch bệnh vừa qua
khiến các doanh nghiệp phải nhanh chóng áp dụng việc chuyển đổi số vào trong kinh doanh.
Vì thế chúng em quyết định chọn đề tài chuyển đổi số và các phần mềm được ứng dụng trong doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những tác động và các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số.
Quá trình thực hiện chuyển đổi số và những thành tựu – khó khăn của của Tập đoàn FPT.
Tìm hiểu hai phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình chuyển đổi số của Tập đoàn FPT.
Phạm vi nghiên cứu: Các ý tưởng, hoạt động, kết quả đạt được của FPT trong chuyển đổi số.
4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích Phương pháp tổng hợp lOMoARcPSD|36991220
Phương pháp thu thập số liệu 5. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo bài Tiểu luận được kết cấu thành từ 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số thành
công trong lĩnh vực công nghệ và quá trình chuyển đổi số của Tập đoàn FPT
Chương 2: Các hàm ý chính sách quản lsy an toàn dữ liệu và đề xuất giải pháp để quá
trình chuyển đổi số thành công
Chương 3: Phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp lOMoARcPSD|36991220 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU, XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ
VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TẬP ĐOÀN FPT
1.1. Tổng quan vềề chuyể ổn đi sốố
1.1.1. Khái niệm chuyể ổn đ i sốố
Chuyển đổi số là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như các dữ liệu lớn, điện
toán đám mây,. . vào mọi hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức nhằm đem lại hiệu suất cao,
thúc đẩy phát triển cả doanh thu và thương hiệu.
Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công
truyền thống sang vận dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất, giảm thiểu sức người. Trên
thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,. .
Ví dụ về chuyển đổi số: Khi sử dụng nền tảng học trực tuyến VNPT E-learning, người dạy
và người học có thể tổ chức các buổi học trực tuyến dễ dàng. Giáo viên có thể tải các video
bài giảng và tài liệu lên hệ thống, đồng thời học sinh có thể truy cập vào học bất cứ lúc nào
mà không cần phải tới lớp học vật lý. 1.1.2. Tầầm quan trọ ủng c a chuyể ổn đ i sốố
Các lợi ích dễ dàng nhận thấy của chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp, chính phủ
đó là cắt giảm chi phí vận hành, trong thời gian ngắn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng
tiềm năng hơn, lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ kết hợp hệ
thống cơ sở dữ liệu với các thuật toán công nghệ thông tin, tối ưu hóa được năng suất làm
việc của nhân sự… các điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh cao của
các doanh nghiệp, tổ chức.
Đối với chính phủ
Chuyển đổi số sử dụng hệ thống công nghệ số và dữ liệu quốc gia nhằm thay đổi trải
nghiệm người dân với các dịch vụ hành chính công do chính phủ cung cấp. Việc thay đổi hệ
thống công nghệ thông tin cũng làm thay đổi mô hình, nghiệp vụ và phương thức hoạt động
của bộ máy chính phủ giúp cho mọi công dân dễ dàng tiếp cận và được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Đối với doanh nghiệp
Chuyển đổi số mang rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp, như: lOMoARcPSD|36991220 –
Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Chuyển đổi số
giúptăng cường liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức, các phòng ban có các công việc,
mục tiêu liên quan tới nhau và họ có thể dễ dàng giao tiếp và trao đổi dễ dàng thông qua các nền tảng số. –
Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Người
điềucủa doanh nghiệp sẽ có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của
doanh nghiệp với các cổ đông, nhà đầu tư. –
Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Thông qua các công cụ số doanh nghiệp có thể
khaithác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên, giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình. –
Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Lưu trữ thông tin của khách hàng là 1 điểm
quantrọng trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Từ các thông tin như lịch sử giao dịch,
các sản phẩm mà khách hàng yêu thích, mua thường xuyên, người bán hàng có thể tư vấn
các mặt hàng hoặc dịch vụ phù hợp cho người mua. –
Nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thời đại số:
Doanhnghiệp sở hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả,
chính xác và chất lượng. Đối với cá nhân
Chuyển đổi số đang dần tác động vào cuộc sống khi con người có thể trải nghiệm các
dịch vụ công từ chính phủ hay các dịch vụ tư được cung cấp từ các doanh nghiệp ngày càng
nhanh chóng và thuận tiện. Các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, học tập, mua sắm, tư
vấn chăm sóc khách hàng… hoàn toàn có thể thực hiện trực tuyến. Vì vậy việc quen dần với
chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết để có thể dễ dàng hòa nhập và bắt kịp với xã hội mới, thời đại mới.
1.1.3. Quy trình chuyể ổn đ i sốố
Quy trình chuyển đổi số là quy trình áp dụng công nghệ kỹ thuật thay cho các cách
kinh doanh truyền thống nhằm cải tiến hoặc hợp lý hóa cách thức làm việc. Nói đơn giản thì
đây là việc thiết kế lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp với thời đại kỹ
thuật số. Thực hiện quá trình chuyển đổi số giúp cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao
hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn.
Quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp hiệu quả: lOMoARcPSD|36991220
Xác định thực trạng và mục tiêu chuyển đổi số
Trước khi thực hiện quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xác định và đánh giá
được thực trạng về tất cả mọi mặt từ tài chính, nhân lực cho đến công nghệ, văn hóa doanh
nghiệp. Từ đó nắm rõ được khả năng thích nghi, phát huy điểm mạnh trong thời gian tới và
đề ra những biện pháp cải thiện điểm yếu để đạt hiệu quả hơn.
Lên kế hoạch và các chiến lược chuyển đổi số
Từ việc đánh giá tình trạng và xác định mục tiêu chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xây
dựng một kế hoạch rõ ràng và cụ thể chuyển đổi số. Ban lãnh đạo phải đưa ra những hoạt
động cần thực hiện, thời gian hoàn thành, kết quả dự kiến của công việc,… Việc xây dựng
kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng thì càng dễ dàng thực hiện và bám sát.
Ứng dụng công nghệ mới, số hóa các tài liệu và quy trình
Áp dụng những công cụ và phần mềm công nghệ mới như Big Data, Internet sẽ giúp
thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc trở nên hiện đại và chính xác hơn. Nó
không chỉ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và tìm kiếm dữ liệu khi cần mà còn
tăng độ bảo mật của tài liệu. Đồng thời, tiết kiệm chi phí vật tư và tối ưu hóa năng suất làm
việc của nguồn nhân lực.
Chuẩn bị và lên kế hoạch phát triển nhân lực
Ngoài yếu tố công nghệ, chuyển đổi số còn yêu cầu chú trọng yếu tố con người. Để
chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực chất lượng cao với tư tưởng
mở và kiến thức chuyên môn chắc chắn, luôn sẵn sàng thay đổi. Thêm vào đó, để có thể
thích ứng được với chuyển đổi số, nhân viên trong doanh nghiệp cần được đào tạo cách làm
việc khoa học, hiệu quả và linh hoạt.
Ngoài ra, môi trường và văn hóa làm việc của doanh nghiệp phải phù hợp, cởi mở để
dễ dàng áp dụng chuyển đổi số. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả làm việc, thúc đẩy sự đổi
mới, sáng tạo, dám chấp nhận sự thay đổi của nhân viên khiến việc chuyển đổi số diễn ra thuận lợi hơn.
Đánh giá và cải thiện lại quy trình
Sau khi thực hiện các bước trên, doanh nghiệp cần kiểm tra, đánh giá lại quá trình và
kết quả đạt được. Xem xét cách chuyển đổi hóa có đem lại thay đổi tích cực cho nội bộ
doanh nghiệp và cả khách hàng hay không? Kết quả có đáp ứng được mục tiêu ban đầu đề
ra hay không? Có những điểm nào cần cải thiện để đem lại hiệu quả tốt hơn? Từ đó, lOMoARcPSD|36991220
doanh nghiệp sẽ loại bỏ được những yếu tố gây ảnh hưởng tới mục tiêu, xác định những
việc cần làm và đưa ra quy trình hoàn thiện giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
1.2. Các yềốu tốố ảnh hưởng đềốn việc chuyể ổn đ i sốố thành cống trong lĩnh vực cống nghệ
Có thể nói việc chuyển đổi số đã trở thành điều thiết yếu trong thời đại công nghệ 4.0.
Nếu doanh nghiệp không muốn bị tụt hậu lại phía sau thì phải tăng tốc chuyển đổi số, áp
dụng kỹ thuật số vào quy trình kinh doanh. Thông qua 30 bài nghiên cứu khoa học ta có thể
thấy các yếu tố làm nên sự thành công của chuyển đổi số chủ yếu xoay quanh 5 yếu tố chính
sau: Lãnh đạo, Chiến lược kinh doanh kỹ thuật số, Năng lực nhân viên, Văn hóa doanh
nghiệp và Nền tảng công nghệ. Yếu tố Lãnh đạo
Yếu tố đầu tiên được kể đến là Nhà lãnh đạo. Để chuyển đổi số thành công không chỉ
dựa vào việc ứng dụng công nghệ mà phải có một chiến lược phù hợp với doanh nghiệp và
người lãnh đạo sáng suốt. Người lãnh đạo sẽ đảm bảo việc chuyển đổi số được diễn ra có
quy trình và là trung tâm chiến lược của tổ chức. Đưa chuyển đổi số dần dần xâm nhập vào
tất cả hoạt động của công ty. Nhà lãnh đạo phải ưu tiên việc chuyển đổi số lên hàng đầu,
khuyến khích các ý tưởng giúp cho việc chuyển đổi số.
Nhà lãnh đạo phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau: Hiểu rõ ý nghĩa của việc vận
dụng công nghệ để hỗ trợ cho việc kinh doanh, giúp tăng lợi thế cạnh tranh, đuổi kịp xu
hướng của thời đại chứ không bị quá phụ thuộc vào công nghệ; Đề ra chiến lược rõ ràng,
chặt chẽ, cụ thể theo từng bước chuyển đổi, thúc đẩy các nguồn lực tập trung vào chuyển
đổi số; Không sợ thất bại mà phải kiên cường lấy đó làm kinh nghiệm; Khuyến khích các
sáng kiến mới giúp chuyển đổi số thành công. Nhà lãnh đạo chính là lá cờ tiên phong để dẫn
dắt toàn bộ tổ chức vượt qua giai đoạn chuyển đổi số, nắm lấy cơ hội phát triển doanh
nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh, thay đổi phương thức hoạt động cũ, đưa công nghệ vào hoạt
động giúp gia tăng năng suất và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Yếu tố Chiến lược kinh doanh kỹ thuật số
Yếu tố tiếp theo được kể đến và gắn liền với người lãnh đạo đó chính là chiến lược
kinh doanh kỹ thuật số. Nếu chỉ đơn thuần đưa công nghệ vào hoạt động kinh doanh mà
chẳng có một chiến lược dài hạn, rõ ràng và phù hợp thì cũng không thể giúp doanh nghiệp
đó phát triển được. Chiến lược là một kim chỉ nam giúp mọi người trong tổ chức luôn nắm
bắt được định hướng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Nhưng quan trọng nhất chiến lược lOMoARcPSD|36991220
đó phải phù hợp với tình hình của công ty, không phải chiến lược này giúp công ty khác
thành công thì nó cũng sẽ giúp công ty mình thành công. Mỗi bước đi của doanh nghiệp đều
phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, không được quá vội vàng, tham lam, theo số đông, nếu tài
lực của doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và phải
luôn sẵn sàng thay đổi dựa theo thực tế. Một chiến lược tốt có thể giúp cho doanh nghiệp
tiết kiệm không ít công sức, thời gian và tiền bạc, chiến lược đúng đắn có thể đưa doanh
nghiệp đi lên, vượt qua các đối thủ cạnh tranh vươn lên vị thế mới.
Yếu tố Năng lực nhân viên
Khi nhắc đến chuyển đổi số, mọi người sẽ nghĩ rằng con người sẽ dần bị thay thế bởi
robot, các thiết bị công nghệ hiện đại. . và mang tâm lý “chuyển đổi số sẽ mất cơ hội việc
làm”. Trọng tâm của chuyển đổi số không nằm ở công nghệ hiện đại mà nằm ở yếu tố
chuyển đổi về con người, về tư duy và về văn hóa của một tổ chức, doanh nghiệp. Con
người là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sự thành công của chuyển đổi số.
Đối với các ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại thì việc nâng cấp hay đầu tư có thể diễn ra
nhanh chóng vì chỉ cần có chi phí và nhà tư vấn. Tuy nhiên đối với việc trang bị, bồi dưỡng
kỹ năng, kiến thức cần thiết cho đội ngũ công nhân viên để điều khiển và vận hành tốt các
công nghệ mới chính là việc cần thực hiện ngay, dài hạn và liên tục.
Để thích nghi với chuyển đổi số đòi hỏi nhân viên và các cấp quản lý phải có đủ năng
lực, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới, không ngừng phát triển và trau dồi bản thân để có thể
sử dụng những công nghệ mới trong quá trình làm việc, hoạt động với tốc độ nhanh hơn và
hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh (ngành nghề, mô hình hoạt động…) của
doanh nghiệp mà các nhân viên, quản lý cần phải nâng cao khả năng cảm nhận và linh hoạt
hơn để có thể xác định các ý tưởng mới, sửa đổi, đánh giá và cuối cùng là đưa ra mô hình kinh doanh mới.
Để thúc đẩy sự phát triển công nghệ thì các doanh nghiệp cần lưu ý ở từng giai đoạn
và yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất. “Việc nâng cao kỹ năng chuyên môn hay
đào tạo lại nguồn nhân lực là nhu cầu vô cùng quan trọng để họ có thể tham gia vào phát
triển nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức giáo dục,… cần hợp tác để
nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động nhằm đáp ứng những nhu cầu về nguồn nhân lực
trong tương lai, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững”. Yếu tố Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa - “ kẻ” bắt đầu và kết thúc chuyển đổi số lOMoARcPSD|36991220
Khi nhắc tới chuyển đổi số, công nghệ có thể là yếu tố đầu tiên xuất hiện trong
suy nghĩ người nghe. Thế nhưng công nghệ lại không phải yếu tố quan trọng nhất dẫn
các doanh nghiệp tới sự thành công.
Được áp dụng rộng rãi trên rất nhiều kiểu hình doanh nghiệp, bên cạnh những lợi
ích không thể chối bỏ thì chuyển đổi số còn mang lại những thách thức to lớn cho
doanh nghiệp. Bởi bên cạnh nỗi lo về chuỗi cung ứng công nghệ thông tin, thì các nhà
lãnh đạo còn phải chú trọng về cách thức thu hút sự thu hút sự tham gia của nhân sự
trong công ty. Đây là nguyên nhân để khẳng định rằng văn hóa mới là nền tảng, là kẻ
cầm đầu trong chuyển đổi số doanh nghiệp.
Nếu văn hóa không được đầu tư đầy đủ thì rất có thể sẽ kéo theo sự thất bại của
doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Bởi văn hóa tác động trực tiếp tới yếu tố
con người trong doanh nghiệp, văn hóa không đủ mạnh có thể dẫn đến sự phải đối,
thậm chí là chống lại nhân sự với thay đổi. Kéo theo đó là tính hiệu quả cũng như lợi
nhuận không được đảm bảo trong quá trình đầu tư chuyển đổi. Để có thể đặt nền móng
cho công cuộc chuyển đổi số, các công ty có thể xây dựng nền văn hóa thích ứng với
sự thay đổi trong doanh nghiệp, phối hợp giữa nền văn hóa, con người, cấu trúc và
nhiệm vụ của họ. Đồng thời luôn đảm bảo sự đồng bộ giữa các yếu tố này khi công nghệ phát triển.
Những rào cản trong việc thay đổi văn hóa
Thay đổi văn hóa trong quá trình chuyển đổi số trao cho các doanh nghiệp cơ hội
khởi động lại hệ thống kinh doanh và môi trường văn hóa của mình. Tuy nhiên, thay
đổi văn hóa thành công là một bài toán khó với doanh nghiệp bởi song song với cơ hội là rất nhiều rào cản:
Thứ nhất là rào cản năng lực. Với nhiều công ty đã có vị thế trên thị trường, có
những thành công nhất định trong quá khứ, họ có thể tự mãn với thành quả đó và
không có nhu cầu thay đổi ngay lập tức. Rất khó cho những doanh nghiệp này để có thể
nhìn ra việc công nghệ đang thay đổi cục diện cạnh tranh trong kinh doanh như thế nào
và quy trình, tư duy của họ đang dần trở nên lạc hậu ra sao. Nếu không thay đổi, thì
chính họ sẽ mất đi nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khác. Những điều đã giúp họ tiến
tới vị trí ngày hôm nay có thể sẽ lại là nguyên nhân kìm chân họ đạt được thành công trong tương lai. lOMoARcPSD|36991220
Thứ hai là rào cản tốc độ. Trong một số trường hợp, các nhà điều hành cấp cao
có thể đánh giá thấp tốc độ thanh đổi nhanh chóng của đối thủ, điều này tạo nên mối đe
dọa lớn trong việc cạnh tranh kinh doanh. Những nhà điều hành này thường rơi vào
một trong hai xu hướng, một là đánh giá thấp về việc đối thủ phát triển nhanh như thế
nào, hai là đánh giá quá cao tốc độ phát triển của họ.
Thứ ba là những rào cản nội bộ. Trong nghiên cứu của Deloitte/ MIT SMR, khi
được yêu cầu viết một số đe dọa lớn nhất mà công ty họ đang phải đối mặt do sự thay
đổi nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật, thì những từ khóa được đề cập nhiều nhất lại
là thiếu nhanh nhẹn, tự mãn, văn hóa, thiếu linh hoạt. Điều này đồng nghĩa với việc
nhiều doanh nghiệp không đủ tự tin vào khả năng của công ty để đối mặt với những
thay đổi cần thiết trong tương lai.
Cách thiết lập nền văn hóa “chín muồi” cho chuyển đổi số
Đối mặt với những khó khăn trên , doanh nghiệp cần phải làm gì để thiết lập một nền
văn hóa vững chắc và sẵn sàng cho sự đổi mới?
Theo trình tự , việc đầu tiên doanh nghiệp nên làm là định hướng đào tạo cho
nhân viên của mình, giúp nhân viên hiểu được nguyên nhân tại sao họ lại phải trải qua
chuyển đổi số, chuyển đổi mang đến những cơ hội nào và giúp doanh nghiệp giải quyết
những vấn đề nào, lên tinh thần sẵn sàng đón nhận một số rủi ro, thậm chí là chấp nhận
thất bại như một phần của quy trình chuyển đổi.
Tiếp đó là tạo dựng một nền văn hóa học tập vững mạnh. Cốt lõi của bất kỳ
chuyển đổi nào cũng là quản lý sự thay đổi, liên quan đến việc mọi người cần học cách
thích ứng loạt các phương pháp và chính sách mới. Bằng cách thấm nhuần văn hóa học
hỏi và định hướng phát triển, nhân viên có thể dễ tiếp thu các phương pháp, chính sách
mới hơn. Ngoài ra chuyển đổi số cũng có thể đối mặt với các quy trình hệ thống quan
điểm, hành vi đã hằn sâu theo văn hóa cũ, vì cậy các phương pháp kích thích tư duy đổi
mới cũng vô cùng cần thiết trong quá trình tự dựng văn hóa học tập.
Cuối cùng, đó là thiết lập một nhịp điệu đổi mới. Có thể bắt đầu với các hình thức
như các cuộc thi tiếp cận công nghệ mới hay tìm kiếm những ý tưởng độc đáo, mới lạ để
phát triển, cải thiện văn hóa công ty. Điều này giúp nhân viên thích nghi từ từ và cảm
nhận sự mới mẻ của quá trình chuyển đổi. Hỗ trợ và trao quyền lOMoARcPSD|36991220
Chuyển đổi số không đặt nặng về vấn đề năng lực mà nhấn mạnh vào việc đào tạo
sao cho phù hợp văn hóa phát triển của tổ chức nó trở thành vấn đề trao quyền cho
nhân viên bằng cách cho phép họ khám phá, học hỏi và giúp họ dự đoán sự lỗi thời
trong kỹ năng hiện tại. Trong quá trình trao quyền này, nhà quản lý đóng vai trò tích
cực cho nhân viên của mình và khuyến khích nhân viên việc tự học, tự đào tạo. Các
công ty cần dành cho nhân viên cho nhân viên thời gian để tự học hỏi bằng cách cho
phép họ quản lý lịch trình của mình và tạo thời gian dành riêng cho việc đào tạo.
Cuối cùng, các nhà quản lý cần nuôi dưỡng nhân viên bằng cách giúp họ hiểu
được nhiều quan điểm và hiểu được mục tiêu của các bộ phận khác trong công ty. Điều
này là cần thiết để cho phép nhân viên hiểu đầy đủ về công việc của họ bằng cách xem
nó như một hệ sinh thái chứ không chỉ đơn thuần là một tập hợp các nhiệm vụ vô nghĩa
mà không có kết quả cụ thể, có thể đo lường và dễ hiểu đối với nhân viên.
Tập trung hóa và thúc đẩy các phương pháp hay nhất
Khi công ty liên tục học hỏi và thích ứng, các nhà quản lý thường có xu hướng
đảm nhận một vai trò khác: đó là tập trung hóa, tạo điều kiện, thúc đẩy các phương
pháp và thực tiễn kinh doanh tốt nhất trong nội bộ. Đảm bảo đề ra các phương pháp
hay nhất, phát triển quy trình và lưu hành nội dung trong công ty. Vai trò này là tối
quan trọng đặc biệt khi có một sự đổi mới thế hệ trong một tổ chức. Điều phối việc
truyền đạt kiến thức giữa nhân viên cấp cao và nhân viên trẻ hơn( và ngược lại) là điều
cần thiết. Điều này nhằm tiết kiệm thời gian và tăng năng suất bằng cách tận dụng kiến
thức tích lũy trong công ty và làm cho nó có thể hành động được.
Biến mục tiêu chuyển đổi của tổ chức thành mục tiêu cá nhân
Để thực hiện chuyển đổi toàn công ty, đừng mong đợi bất kỳ phép màu nào. Bạn
sẽ cần chuyển sự phát triển văn hóa này thành từng mục tiêu riêng lẻ và các cá nhân.
Sức mạnh gắn kết của tập thể sẽ tạo nên thành quả vượt mức mong đợi của mỗi doanh nghiệp.
Đổi mới đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược của nhiều tổ
chức. Để cạnh tranh, các tổ chức sẽ phải suy nghĩ về một các chiến lược đổi mới nội bộ
của họ, đặc biệt nếu họ đang có kế hoạch thực hiện một nỗ lực chuyển đổi. Những nên
nhớ rằng, một nền văn hóa đổi mới không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Nó đòi hỏi các
bước có chủ ý và nó phải trở thành một phần của các quy trình cốt lõi của tổ chức bạn
và cơ cấu để nó phát triển. lOMoARcPSD|36991220
Yếu tố Nền tảng công nghệ
Chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp, nếu không có
các công nghệ hiện đại thì chuyển đổi số không thể xảy ra. Bởi lẽ đó, nhiều người ví công
nghệ như là “nút khởi động” để bắt đầu cho mọi hoạt động của việc chuyển đổi số.
Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp chủ yếu áp dụng công
nghệ để tập trung cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh nhằm duy trì ổn định chuỗi cung
ứng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng và bền vững
trong hoạt động kinh doanh.
Trong giai đoạn tiếp theo, công nghệ số sẽ được mở rộng phạm vi và áp dụng rộng rãi
hơn. Việc kết nối các chức năng với nhau cần được đẩy mạnh để liên kết quản trị và chuỗi
hệ thống kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả điều hành và phát triển doanh nghiệp. Hệ
thống công nghệ sẽ bắt đầu được áp dụng để liên kết tất cả các dữ liệu liên quan và xây
dựng hệ thống báo cáo quản trị một cách hoàn chỉnh nhất.
Ở giai đoạn cuối cùng, các hệ thống kinh doanh và quản trị sẽ được tích hợp đồng bộ
với nhau, thông tin được chia sẻ xuyên suốt giữa các phòng ban và theo thời gian thực hiện.
Lúc này, doanh nghiệp bắt đầu chú trọng đầu tư nhiều hơn vào các sáng kiến đổi mới sáng
tạo để tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là động lực để bứt phá, đuổi kịp
các doanh nghiệp lớn hơn trên thị trường.
Điều quan trọng đối với chuyển đổi kỹ thuật số là khả năng triển khai và sử dụng tối
ưu các công nghệ mới và đang phát triển để cải thiện hoạt động và hiệu suất kinh doanh. Sử
dụng công nghệ giúp nâng cao độ tin cậy và đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng.
Trong chuyển đổi số, công nghệ là yếu tố then chốt, vì đây là nguồn khởi đầu của mọi
sự thay đổi và đổi mới. Để việc chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp không chỉ chuẩn bị
cho mình về nguồn nhân lực cũng như vật lực thật vững chắc, sẵn sàng mà còn phải lựa
chọn các ứng dụng, công nghệ phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp và xu
hướng phát triển của thị trường.
Yềuố tốố Tác giả
Lãnhđạokinh doanhkyỹ thuChiềốn lậượt sốốc
Năngnhânviềnlực nghidoanhVănhóaệpnghtcốngNềềnảngệ lOMoARcPSD|36991220
Taruter và c ng s (2018)ộ ự X X
Mhlungu và c ng s (2019)ộ ự X X
Tijan và c ng s (2021)ộ ự X X X X X
Jović và c ng s (2022)ộ ự X X X X Werth và c ng s (2020)ộ ự X X
Oh và c ng s (2022)ộ ự X X
Kristin Vogelsang và c ng s ộ ự (2019) X X X
Zhang và c ng s (2022)ộ ự X X X X
SV Novikov và AA Sazonov (2020) X X X Wolf và c ng s (2018)ộ ự X X X X X
Lanzolla và c ng s (2020)ộ ự X
Irimias & Mitev (2020) X X X
Nuraan Daniels and Osden Jokonya (2021) X X
Natalja Verina, Jelena Titko (2019) X X X Dilber Ulas (2019) X
Karen Osmundsen và c ng s ộ ự (2018) X X X X
Kevin Zhu và c ng s (2006)ộ ự X
U.S Foerster-Metz và c ng s ộ ự (2018) X
Brigid Trenerry và c ng s (2021)ộ ự X X X
Chanin Tungpantong và c ng s ộ ự (2021) X
linda Hill và c ng s (2022)ộ ự X X Mouhamadou Sow(2018) X X X
Christine Blanka và c ng s ( 2022)ộ ự X X
Digital Adoption team(2022) X X X X Katrin Kullkowski(2022) X X X
Jean-Paul W Van Belle(2019) X X X
Ellen và C ng s ( 2022)ộ ự X X X FutureCFO Editors(2020) X X X Mckinsey(2018) X X X Shweta Bhanda và Abby Taylor(2022) X X X X
1.3. Quá trình chuyể ổn đi sốố củ ậa tp đoàn FPT
1.3.1. Sơ ượ l c vềầ tập đoàn FPT
Chủ tịch tập đoàn FPT là ông Trương Gia Bình cũng là người sáng lập công ty.
Tập đoàn FPT có tên đầy đủ là Công ty cổ phần FPT, được xem như là công ty lớn lOMoARcPSD|36991220
nhất tại Việt Nam về lĩnh vực công nghệ thông tin. Các lĩnh vực hoạt động chính
của tập đoàn FPT bao gồm: Công nghệ, viễn thông và giáo dục.
Tiền thân của Công ty cổ phần FPT là Công ty Công nghệ Thực phẩm được
thành lập năm 1988 hoạt động tập trung trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ
thông tin và công nghệ tự động hóa.
Dù mới thành lập được hơn 30 năm nhưng FPT đã vươn lên và trở thành một
trong những công ty về Công Nghệ Thông Tin hàng đầu tại Việt Nam và tiến vào
top 100 Thế Giới về Dịch vụ ủy thác. Theo VNReport, Tập đoàn FPT hiện đang
đứng vị trí thứ 17 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, FPT đã không ngừng thay đổi và
phát triển, mang lại sự hài lòng cho khách hàng, là người tiên phong mang lại xu
hướng mới, sở hữu hạ tầng viễn thông rộng, khắp 63 tỉnh thành. Tập đoàn FPT
góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, hội nhập toàn cầu.
FPT là công ty tiên phong chuyển đổi số và đã thành công, dẫn đầu về tư vấn,
cung cấp, triển khai các dịch vụ, giải pháp công nghệ - viễn thông. Với kinh
nghiệm của bản thân, FPT giúp khách hàng của mình vượt qua những thách thức,
khó khăn và đạt được hiệu quả cao nhất trong hành trình chuyển đổi số. Dựa trên
những công nghệ mới nhất trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám
mây, tự động hóa, kết nối vạn vật…, FPT đưa ra những giải pháp, dịch vụ công
nghệ tiên tiến giúp khách hàng chủ động, linh hoạt thích ứng trong mọi bối cảnh.
Không chỉ dừng lại ở đó, FPT luôn cố gắng đạt được mục tiêu cao hơn là trở
thành doanh nghiệp số và đứng trong Top 50 công ty hàng đầu thế giới về hướng
cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030.
FPT hoạt động trên toàn cầu với 178 văn phòng tại 26 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên toàn cầu, FPT là đối tác quan trọng cung cấp dịch vụ/giải pháp cho hàng
trăm tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có trên 100 khách hàng thuộc
danh sách Fortune Global 500. Đồng thời FPT cũng là đối tác công nghệ cấp cao
của các hãng công nghệ hàng đầu như Microsoft, GE, Amazon Web Services, Siemens, SAP… lOMoARcPSD|36991220
1.3.2. Quá trình chuyể ổn đ i sốố tạ ậi tp đoàn FPT
Các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ như FPT, VNG, Viettel, VNPT, CMC. . đều
theo xu hướng giương cao ngọn cờ chuyển đổi số. Thậm chí, ở nội bộ Tập đoàn FPT vấn
đề chuyển đổi số còn được nâng lên thành vấn đề sống còn.
Vào khoảng 5 năm trước, FPT đã ra quyết định bán bớt cổ phần tại FPT Retail,
FPT Trading để tập trung vào lại mảng cốt lõi là công nghệ, viễn thông. Quyết
định năm đó từng gây xôn xao rất lớn trong thị trường bởi trước năm 2017, FPT
Retail và FPT Trading mang lại 40-50% doanh thu cho Tập đoàn FPT. FPT đưa ra
chiến lược mới làm thay đổi hoàn toàn tương lai, xác định rõ phương hướng là tập
trung toàn lực cho mảng công nghệ. Theo báo cáo thường niên 2018, ở khối công
nghệ, FPT sở hữu 100% vốn ở FPT Software và FPT IS. Ở khối viễn thông, FPT
sở hữu FPT Telecom và FPT Online. FPT cũng nắm giữ toàn bộ vốn ở FPT
Education và FPT Investment. Với các mảng phân phối, bán lẻ, FPT tuy vẫn nắm
giữ cổ phần nhưng chỉ liên kết, không còn vai trò chi phối. Ông Trương Gia Bình,
Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT, đặt ra mục tiêu của FPT là trở thành nhà tư vấn
chuyển đổi số. Ông cho rằng việc chuyển đổi số là thiết yếu nếu không muốn bị
đào thải khỏi thị trường công nghệ.
Nhưng thực tế đã cho thấy, quyết định của FPT là hoàn toàn đúng đắn và kết
quả kinh doanh của FPT cũng đã xoay chiều. Khi mới đầu vào năm 2017, doanh
thu mà mảng công nghệ đem lại chỉ chiếm ở mức 25% doanh thu nhưng sang
2018 đã có thay đổi rõ rệt, tăng lên đến mức 58% doanh thu. Sau đó năm 2019,
mảng công nghệ vẫn duy trì ở mức một nửa doanh thu. Riêng viễn thông vẫn duy
trì ở mức đóng góp 38,4%, còn giáo dục - đầu tư và mảng khác chiếm 6% doanh thu FPT.
Tiếp theo sau, FPT vẫn quyết tâm dồn hết tinh lực để phát triển mảng công
nghệ nhưng lại tập trung chủ yếu vào công nghệ phần mềm, tư vấn giải pháp tổng
thể và đặc biệt chú trọng và ưu tiên nhất là chuyển đổi số mà không tập trung vào
phần cứng, thứ đã làm nên thành công cho FPT trước đó.
Trong quá trình chuyển đổi mặc dù vẫn gặp phải những lo ngại đến từ nội bộ
của công ty nhưng chủ tịch TRương Gia Bình vẫn giữ vững niềm tin và nhấn
mạnh: “Chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược”. lOMoARcPSD|36991220
Và kết quả là trong 3 quý đầu năm 2019, FPT đã đạt được doanh thu khủng
từ chuyển đối số lên đến 2.500 tỷ đồng, tăng hơn 35% và chiếm khoảng 1/3 tổng
doanh thu công nghệ ở nước ngoài của họ. FPT tiếp tục hướng tới mục tiêu 1 tỷ
USD doanh thu từ khối công nghệ, với chuyển đổi số ước góp khoảng 45% doanh
thu thị trường nước ngoài vào năm 2021.
1.3.3. Những thành tựu và khó khăn trong quá trình chuyể ổn đ i sốố củ ậa tp đoàn FPT Thành tựu:
Những thành tựu mà Tập đoàn FPT đã đạt được: nhiều sản phẩm dịch vụ,
giải pháp công nghệ mới của Tập đoàn đã ra đời và được đón nhận như akaChain,
akaBot, akaDoc, akaTrans, FPT.eHospital, FPT.eGOV. . Mới đây, FPT ký hợp
đồng bán bản quyền akaBot trong 5 năm cho thị trường Nhật. FPT cũng thâm
nhập vào mảng điện toán đám mây (Cloud), Dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân
tạo (A.l). . Trong nội bộ, FPT lập Ban chuyển đổi (FDX), xây dựng đội ngũ tư vấn,
xây dựng phương pháp luận chuyển đổi số FPT Digital Kaizen và triển khai 47 dự
án chuyển đổi số. Đến năm 2020, FPT đặt mục tiêu chuyển đổi số toàn bộ Tập đoàn.
Kết quả sau chuyển đổi số: Các nỗ lực từ hoạt động chuyển đổi số đã mang
lại kết quả tài chính đáng kinh ngạc cho FPT. Chỉ tính riêng trong năm 2021, FPT
đã triển khai 72 chương trình Chuyển đổi số trong toàn Tập đoàn giúp mang lại
lợi ích hơn 500 tỷ đồng. Các chương trình Chuyển đổi số như khai thác dữ liệu và
phục vụ ra quyết định dựa trên dữ liệu, tự động hóa các tác nghiệp giúp nâng cao
năng suất lao động của toàn bộ đội ngũ và tạo ra hiệu quả rộng lớn trên toàn Tập đoàn. Khó khăn:
Dù mang lại doanh thu cao nhưng vẫn tồn tại những thử thách khó khăn đến
từ phía các đối thủ cạnh tranh như là Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC),
Tata Consultancy Services và Infosys của Ấn Độ. Nhưng theo ông Trương Gia
Bình, 2 doanh nghiệp này đều tập trung vào các thị trường nói tiếng Anh, còn với
thị trường Nhật, FPT có lợi thế.
Một thách thức khác trong chuyển đổi số cho FPT là bộ máy cồng kềnh.
Theo báo cáo thường niên năm 2018, FPT sở hữu 6 công ty con, 4 công ty liên kết
và số lượng nhân viên gần 36.000, với tổng tài sản gần 30.000 tỷ đồng. Với quy lOMoARcPSD|36991220
mô như vậy, việc kêu gọi trên dưới cùng đồng lòng, sẵn sàng thay đổi, thích nghi là không dễ.
Khó khăn tiếp theo là về cơ sở hạ tầng và phải thay đổi nền văn hóa doanh
nghiệp vốn có, đây không phải là một điều dễ dàng. Nhân viên phải học tập thêm
về kỹ thuật số, phá vỡ nền văn hóa làm việc cũ. Doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư
nhiều thêm cho cơ sở hạ tầng để phù hợp với việc chuyển đổi số.
Và để đáp ứng cho việc chuyển đổi số, FPT cần thêm nhiều kỹ sư phần mềm,
có chuyên môn, thực tế là dù đã mở trường đào tạo nhưng FPT vẫn luôn thiếu
nguồn nhân sự chất lượng cao. Các doanh nghiệp luôn cạnh tranh gay gắt để thu
hút nguồn nhân lực tiềm năng về cho mình.
Cuối cùng, khó khăn cho FPT và các doanh nghiệp hướng đến chuyển đổi số
là cơ sở dữ liệu. Dữ liệu ở Việt Nam hiện rời rạc, chưa chuẩn xác, thiếu tiêu chuẩn,
thiếu kết nối, thiếu chia sẻ. Kỹ thuật, hạ tầng số, nhân sự phân tích, quản lý dữ
liệu, mức độ nhận thức về chuyển đổi số cũng là những trở ngại.
CHƯƠNG 2: CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ AN TOÀN DỮ LIỆU VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG
2.1. Các hàm ý chính sách quản lý an toàn dữ ệ li u
Bảo vệ dữ liệu cần thiết
Trong thời đại công nghệ phát triển tiên tiến hiện nay, các thông tin quan trọng đều
được số hóa nhằm mục đích dễ dàng sử dụng hơn và đồng thời rủi ro về việc rò rỉ thông tin
ngày càng nhiều, các doanh nghiệp, cá nhân bị đánh cắp thông tin sẽ gặp phải những tổn
thất nghiêm trọng. Vì thế việc bảo mật dữ liệu là vô cùng cần thiết, đặc biệt là các dữ liệu
quan trọng như: thông tin cá nhân, bí mật công ty, chiến lược kinh doanh,… thì càng cần
được bảo mật cẩn thận hơn. Hiện nay có rất nhiều biện pháp nhằm bảo mật thông tin chẳng
hạn như: bật tường lửa, sao lưu và mã hóa dữ liệu, đưa việc bảo vệ dữ liệu vào văn hóa công
ty,. và đặc biệt là sử dụng các phần mềm tránh các phần mềm độc hại ăn cắp thông tin như
antivirus là phần mềm giúp cho hệ thống và dữ liệu của bạn tránh khỏi các loại virus máy
tính và các cuộc tấn công phần mềm độc hại. Ngoài ra, chúng có thể phát hiện và xóa những
phần mềm độc hại ra khỏi hệ thống và dữ liệu của bạn.
Ngăn cản các cuộc tấn công Internet
Tấn công mạng luôn là vấn đề nhức nhối mà các doanh nghiệp đang gặp phải, nhất là
khi tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng cao. Ngày nay có rất nhiều các lOMoARcPSD|36991220
cách có thể giúp các doanh nghiệp đảm bảo an toàn trong các cuộc tấn công mạng như là xây
dựng các chiến lược tổng thể nhằm phòng tránh tấn công mạng, không sử dụng các thiết bị
ngoại vi không rõ nguồn gốc, sử dụng các phần mềm phòng tránh. Internet ADSL hiện nay
khá phổ biến, hơn nữa, việc sử dụng router ADSL tích hợp tường lửa, phát hiện xâm nhập
hãng Dlink, DrayTek (ID: A0905_67), … Bên cạnh đó, sử dụng các thiết bị tường lửa phần
cứng chuyên dụng như: Barracuda, O2Security,… để bảo vệ cổng truy cập Internet.
Lưu trữ tài liệu và thông tin dưới dạng số
Các hóa đơn giao dịch, hợp đồng của đối tác, hợp đồng với nhà cung cấp, chiến lược
phát triển của công ty đều là những tài liệu vô cùng quan trọng và cần được lưu trữ dưới
dạng số. Và việc này sẽ giúp cho việc bảo mật, kiểm tra, sao kê và tìm kiếm trở nên dễ dàng
hơn. Một số thiết bị tiện lợi cho việc sao chụp tài liệu như: Genius, HP,… Một số dữ liệu,
hình ảnh khi đã cũ hay nhàu đều có thể chụp lại bằng máy ảnh số để lưu trữ.
Quản lý, kiểm tra và đối chiếu các tài liệu
Việc sắp xếp lại và phân loại các tài liệu trong công ty là vô cùng cần thiết. Với khối
lượng tài liệu khổng lồ mỗi ngày của doanh nghiệp, các tập tin tài liệu mới cần phải được
phân loại kỹ càng với các tập tin tài liệu cũ không còn sử dụng tới để phục vụ công tác trích
lục và đối chiếu lại khi cần thiết. Để cho việc quản lý doanh nghiệp trở nên đơn giản, có thể
sử dụng các phần mềm quản lý như CloudOffice, EFY, eDocman,…
Lưu trữ dữ liệu tự động
Rủi ro điển hình nhất là hầu hết các công ty ở Việt Nam sao lưu dữ liệu thủ công. Lưu
trữ dữ liệu tự động hạn chế lỗi, thiếu sót và các tệp trùng lặp. Điều này cũng có thể thực
hiện được với Ổ cứng mạng Synology (ID: A0907_68), Qnap và D-Link (ID: A0905_59).
Tổ chức các buổi tập huấn cho nhân viên về quy định và thủ tục bảo mật thông tin
Trong mỗi một tổ chức có rất nhiều thông tin quan trọng cần bảo mật như hợp đồng
với công ty đối tác, hợp đồng với nhà cung cấp, chiến lược phát triển công ty,… Vì thế việc
bảo mật thông tin không chỉ là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo cấp cao trong doanh
nghiệp mà còn là trách nhiệm của toàn thể nhân viên của công ty. Tổ chức các buổi tập huấn
cho nhân viên về quy định và thủ tục bảo mật thông tin là việc vô cùng cần thiết. Mỗi cá lOMoARcPSD|36991220
nhân cần được biết cách tự quản lý, sao lưu hoặc khôi phục các dữ liệu vì không phải lúc
nào nhân viên công nghệ thông tin cũng luôn có mặt để hỗ trợ kịp thời.
Phòng ngừa, ngăn chặn các mối đe dọa đến từ con người
Các mối đe dọa về bảo mật thông tin cũng phát sinh khi các đối tác, khách hàng đến
giao dịch nội bộ hoặc với các nhà mạng. Ví dụ, các vấn đề có thể phát sinh là nếu một khách
hàng đến thỏa thuận và đi "ngang" xung quanh công ty hoặc nếu một đối tác được mời đến
văn phòng. Sau đó, bạn cần rời khỏi phòng trong vài phút để có thể xem kỹ các giấy tờ và
tài liệu. Ngoài ra, nhân viên di chuyển giữa các phòng ban có nguy cơ bị đánh cắp thông tin
và tài liệu của nhau. Vì vậy, công ty nên có phòng vẽ riêng, lưu trữ và bảo quản tài liệu quan
trọng trong tủ và ngăn kéo, cửa từ, Panasonic (ID:A0901_62), Vivotek (ID:A0905_63), Dlink (ID:A0910_72), …
2.2. Đềề xuâốt các giải pháp để quá trình chuyể ổn đi sốố thành cống
Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi kỹ thuật số không còn là một lựa chọn nữa mà là
vấn đề sống còn của tất cả các công ty. Do đó, một chiến lược bao gồm các bước chuyển đổi
kỹ thuật số thông minh có thể giúp các công ty đạt được mức tăng trưởng như mong đợi và
vượt trội so với đối thủ. Nhóm tác giả xin đề ra 3 giải pháp nhằm giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra thành công.
Chuyển đổi số trong trải nghiệm đem đến cho khách hàng
Thứ nhất, thấu hiểu khách hàng để có những thay đổi phù hợp. Hiểu được khách hàng
sẽ mang lại kết quả cho các công ty đã đầu tư thời gian và công sức vào hệ thống quản lý dữ
liệu. Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp tích hợp mạng xã hội vào chiến lược kinh doanh
của họ để đánh giá sự hài lòng của khách hàng thông qua tin tức, bình luận và dữ liệu lắng
nghe xã hội, đồng thời thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho các nỗ lực tiếp thị của họ.
Ngoài ra, nhiều thương hiệu cũng bắt đầu chú trọng phát triển các nhóm cộng đồng. Hiệu
quả không chỉ là làm sâu sắc thêm mối quan hệ với những khách hàng đã gắn bó lâu năm
mà còn phải lắng nghe một cách khách quan những băn khoăn của khách hàng và nhanh
chóng chuyển tải dư luận bằng những lời khuyên “dẫn dắt” khi cần thiết! Ngoài ra, nhiều
công ty đang bắt đầu xây dựng các hệ thống phân tích và quản lý dữ liệu chuyên sâu hơn để
“số hóa” chân dung khách hàng dựa trên hành vi, sở thích, v.v. Hệ thống độc quyền của
nhóm "tay trong". Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chuyên môn và nguồn lực hạn
chế, tốt nhất nên sử dụng hệ thống CRM thương mại! lOMoARcPSD|36991220
Thứ hai, áp dụng công nghệ để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi doanh số.Công nghệ là một
yếu tố khác, khi được sử dụng đúng cách, có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trong quy trình
bán hàng. Các công ty thường có ba cách tiếp cận chính: -
Sử dụng nền tảng dữ liệu của phần mềm CRM để dự đoán hành vi và nhu cầu,
đồngthời cung cấp nội dung, ưu đãi và thậm chí cả sản phẩm tốt nhất cho từng nhóm mục
tiêu. làm ơn nghĩ về nó. Thật khó để tư vấn cho khách hàng khi chính họ cũng không biết
chính xác nhu cầu của họ là gì. -
Tiếp thị qua email với nội dung được cá nhân hóa theo sở thích của khán giả là
mộttrong những ví dụ tốt nhất về ứng dụng CRM thúc đẩy hành vi mua hàng. -
Tích hợp công nghệ để cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Ví dụ, nhiều buổi
trìnhdiễn thời trang sẽ được tổ chức hoàn toàn trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội.
Nhiều công ty bất động sản đang sử dụng công nghệ VR để trải nghiệm nhà trưng bày của
họ. Người bán đồ nội thất sử dụng công nghệ AR để cho khách hàng dùng thử sản phẩm.
Hơn nữa, ở những ngành có số lượng showroom lớn như ô tô, điện máy, áp dụng đột phá
công nghệ tại điểm bán cũng là cách mang lại trải nghiệm khác biệt và niềm vui cho khách hàng.
Chuyển đổi số trong quy trình vận hành
Thứ nhất, hoạt động số hóa
Tự động hóa là một ứng dụng giải phóng nhân viên khỏi những nhiệm vụ nhàm chán
để họ có thể tập trung vào những nhiệm vụ thiết thực hơn. Sử dụng tiếp thị làm ví dụ, sử
dụng hệ thống tự động hóa email sẽ tốt hơn so với việc xây dựng danh sách và gửi email
theo cách thủ công. Lúc này, dựa trên dữ liệu mà hệ thống CRM của bạn thu thập được,
khách hàng của bạn sẽ được tự động phân nhóm và thông báo qua email theo từng kịch bản
và tần suất đã đặt. Nhiều công ty sử dụng dây chuyền sản xuất tự động để tăng hiệu quả hoạt
động và giảm chi phí lao động. Vì vậy, đó là một nhà máy khổng lồ và đôi khi chỉ có một
vài kỹ thuật viên được nhìn thấy. Một số công ty khác còn tiến xa hơn bằng cách chuyển
hoàn toàn sang nền tảng kỹ thuật số. Chẳng hạn, một công ty thời trang, phụ kiện cộng sinh
với xưởng sản xuất chỉ chịu trách nhiệm thiết kế và không bị ràng buộc bởi chi phí đầu tư cơ
sở hạ tầng. Những mô hình này cho phép các công ty thích ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường. lOMoARcPSD|36991220
Thứ hai, “phẳng hóa” văn phòng
Giãn cách xã hội dưới ảnh hưởng của đại dịch cũng đang tạo ra những nhu cầu mới
như: B. Một “văn phòng ảo” nơi mọi người có thể làm việc và kết nối như họ làm trong
cuộc sống thực. Và ở nhiều quốc gia, xu hướng này sẽ tiếp tục ngay cả sau khi đại dịch kết
thúc. Đặc biệt trong thời đại phẳng hóa, môi trường làm việc ảo cũng là một nhu cầu thiết
yếu khi một công ty hoạt động ở nhiều quốc gia/thành phố. Lấy một công ty quảng cáo làm
ví dụ. Việc di chuyển Cố vấn cấp cao từ quốc gia này sang quốc gia khác có thể rất tốn thời
gian, đặc biệt nếu bạn có nhiều dự án chạy cùng lúc. Việc tạo ra các công cụ tương tác, trao
đổi trên nền tảng kỹ thuật số có thể giúp tối ưu hóa chi phí, hiệu quả và đưa ra quyết định trực tiếp, kịp thời.
Thứ ba, áp dụng các kỹ thuật quản lý hiệu suất
Tính minh bạch và chi tiết của dữ liệu cũng rất quan trọng đối với ban quản lý để đưa
ra quyết định sáng suốt và tránh các giả định theo kinh nghiệm. Do đó, các công ty cần phát
triển các hệ thống giúp họ kết nối thông tin từ nhiều phòng ban để có được bức tranh toàn
cảnh về hiệu quả hoạt động, đặc biệt khi điều chỉnh chiến lược hoặc tung ra các chiến dịch
mới. Nếu có thể, các công ty không chỉ có thể “kết nối” dữ liệu từ bên trong mà còn kết hợp
dữ liệu đó với hệ thống khách hàng/đại lý như siêu thị để quản lý chuỗi cung ứng của họ và phản hồi nhanh chóng.
Chuyển đổi số trong mô hình doanh nghiệp
Thứ nhất, tích hợp yếu tố công nghệ vào mô hình kinh doanh
Xu hướng công nghệ mới và hành vi khách hàng luôn thay đổi cũng là áp lực thích
ứng mà nhiều mô hình kinh doanh đang phải chịu. Trong số đó, nổi bật là mô hình “lưỡng
cư” giữa hai thế giới ảo và thực. Nó vẫn là một mô hình kinh doanh truyền thống, nhưng sử
dụng các nền tảng kỹ thuật số làm công cụ tăng trưởng, chẳng hạn như tăng doanh số bán
hàng thông qua mạng, kênh thương mại điện tử hoặc ứng dụng của bên thứ ba. Ngoài ra, các
công ty có thể phát triển nhiều dịch vụ trực tuyến hơn xung quanh các dịch vụ sản phẩm của
họ. Ví dụ như tự thiết kế và dựa trên những yếu tố có sẵn (ví dụ như nhãn hiệu thời trang
chẳng hạn như giày thể thao), thay đổi màu sắc sản phẩm theo sở thích cá nhân. Ngoài ra,
ngân hàng có thể “di chuyển” quy trình mở thẻ trực tuyến và cắt bỏ hoàn toàn quy trình ngoại tuyến. lOMoARcPSD|36991220
Thứ hai, phát triển các mô hình kinh doanh mới sử dụng công nghệ số
Một cách khác để đẩy nhanh quá trình “chuyển đổi kỹ thuật số” là phát triển “các sản
phẩm kỹ thuật số” bổ sung cho các sản phẩm hiện có. Ví dụ: một nhà sản xuất đồ thể thao
có thể mở rộng lĩnh vực này để bao gồm các thiết bị và ứng dụng giúp theo dõi và báo cáo
kết quả tập luyện. Ngoài ra, các công ty có thể xác định lại lĩnh vực hoạt động của họ. Ví dụ:
các hãng hàng không có thể “thâm nhập” vào ngành du lịch để cung cấp trải nghiệm liền
mạch từ tìm kiếm tour du lịch đến đặt vé và mua sắm miễn thuế,…
Thứ ba, toàn cầu hóa mô hình kinh doanh
Cuối cùng, một công ty có thể chuyển đổi từ công ty đa quốc gia thành công ty toàn
cầu. Điểm khác biệt là các “công ty toàn cầu” sử dụng công nghệ để kết nối dữ liệu và tạo
sự đồng nhất giữa các quốc gia nhưng thay vì “áp đặt” chiến lược từ trên xuống, trụ sở chính
đảm nhận vai trò cố vấn và đưa ra các gợi ý, hướng dẫn. Khi đó, mỗi phân ban sẽ có quyền
tự chủ cao hơn trong việc ra quyết định để đảm bảo tính phù hợp của từng địa điểm. Tuy
nhiên, mọi quyết định được đưa ra phải được cân nhắc dựa trên lợi ích chung của toàn bộ thương hiệu. lOMoARcPSD|36991220
CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP 3.1. Bitrix24
3.1.1. Giớ ệi thiu vềầ Bitrix24
Bitrix24 là một hệ thống CRM được xây dựng và phát triển hoàn toàn miễn phí với tính
năng quản lý khách hàng, tự động hóa marketing. Đặc biệt, phần mềm này còn là công cụ bán
hàng tuyệt vời. Hệ thống này hiện đang được hơn 5 triệu công ty trên toàn thế giới tin dùng. Hiện
nay, Bitrix24 CRM cung cấp cho người dùng với 2 phiên bản là: phiên bản Tự lưu trữ
(khách hàng có thể tùy chỉnh, không bị giới hạn quyền) và phiên bản lưu trữ điện toán đám mây
(người dùng có thể sử dụng miễn phí hoặc trả phí để được trải nghiệm nhiều tính năng hơn). Các
phiên bản đều được tích hợp trên nền tảng iOS và Android.
Hình 1: Bitrix24 – giải pháp quản lý doanh nghiệ ộp m t cách hoàn hảo lOMoARcPSD|36991220
3.1.2. Những tính năng nổ ậi b t
Các chức năng chính của phần mềm Bitrix24
Bitrix24 CRM tạo ra một cơ sở liên lạc, sự tương tác và lịch sử của liên hệ sẽ được quản
lý và lưu trữ. Tất cả các sự kiện mới bao gồm cuộc gọi, tin nhắn, cuộc họp,. được kết nối nhằm
tạo ra sự liên kết thông tin và quản lý được chặt chẽ.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể tùy chỉnh các tính năng theo nhu cầu nếu sử dụng phiên
bản sở hữu mã nguồn phát triển (code). Một số tính năng nổi bật của Bitrix24 là: Quản lý tương tác
CRM chứa các công cụ hỗ trợ người dùng tạo báo cáo, nhập/xuất danh bạ. Đồng thời,
phần mềm này còn có thể phân tích và phân loại các đầu mối khách hàng dựa theo các trạng thái
do công ty thiết lập một cách vô cùng chính xác.
Các contact khách hàng sẽ được phân chia cho những người phụ trách thích hợp. Sau đó,
hệ thống cho phép người dùng phân quyền truy cập thông minh để phân chia đầu mối cũng như
thực hiện một số task công việc cần thiết.
Giao diện CRM Bitrix24 khá thân thiện và trực quan với luồng hoạt động mới nhất gồm:
ghi chú, email, nhiệm vụ, cuộc họp và cuộc gọi điện thoại. Đặc biệt, Bitrix24 còn cho phép bạn
quyết định xem nên lưu trữ dữ liệu trên cloud hay trên máy chủ. lOMoARcPSD|36991220 Báo cáo Giao dịch
Báo cáo giao dịch bán hàng nhằm cung cấp thông tin ngay lập tức về tất cả giao dịch đang
diễn ra cùng các giai đoạn tương ứng. Những giai đoạn này có thể được thêm dễ dàng và mỗi
giai đoạn sẽ xuất hiện trong một dòng riêng biệt với màu sắc khác nhau.
Độ dài của đường sẽ tương ứng với tổng số giao dịch ở giai đoạn đó và một bảng giá trị số
được hiển thị bên dưới kênh. Quan trọng hơn, Bitrix24 CRM cho phép người dùng tạo ra các
trạng thái không giới hạn và có thể dễ dàng xây dựng nhiều kênh bán hàng với đa dạng dòng sản phẩm khác nhau. Quản lý Báo giá
Đây là tính năng cho phép người dùng tự tạo và quản lý các loại báo giá trong bán hàng bao gồm:
Tùy chỉnh các trường, trạng thái của hóa đơn.
Thêm các mục từ phần danh mục sản phẩm hoặc thủ công.
Thêm thông tin Thuế hoặc giảm giá linh hoạt.
Chuyển đổi báo giá sang hóa đơn trong CRM.
In hoặc gửi báo giá qua thư điện tử email tới khách hàng.
Tạo hóa đơn bên trong CRM
Bitrix24 cho phép người dùng tạo các hóa đơn cá nhân hóa ngay lập tức. Dữ liệu khách
hàng từ phần mềm sẽ được tự động chèn vào hóa đơn, bạn chỉ cần chọn Liên hệ hoặc Khách
hàng tiềm năng phù hợp là được.
Các sản phẩm và dịch vụ sẽ được tích hợp trong hóa đơn và người dùng có thể chọn từ
các mục hiện có hoặc tạo thêm các sản phẩm cũng như dịch vụ mới. Khi hoàn tất, bạn có thể gửi
hóa đơn trực tiếp từ CRM đến địa chỉ email của khách hàng. Đồng thời, người dùng dễ dàng lưu
hóa đơn dưới dạng tệp PDF hoặc in ra trực tiếp từ trình duyệt web.
3.1.3. Ư ểu đi m, nhượ ểc đi m Ưu điểm:
Qua quá trình triển khai với nhiều quy trình tự đông hóa, phần mềm này không chỉ mang̣
đến người dùng đa dạng các tính năng hữu ích mà còn rất nhiều ưu điểm khác như:
Sở hữu nhiều tính năng nổi bật hơn hẳn các CRM khác, không ít người dùng vẫn chưa
khai thác hết tất cả tính nãng của Bitrix.
Automation chạy mượt và khá nhanh. lOMoARcPSD|36991220
Giá thành rẻ, thâm chí một số gói free không giới hạn USER và Contact (chỉ giới hạn một vài tính năng).
Giao diên thân thiện, dễ dàng thao tác với người dùng làm công việc: Kế toán, chăm sóc̣ khách hàng, quản lý,…
Không năng về kỹ thuật như một số phần mềm CRM khác.̣
Không chỉ dành cho marketing, phần mềm này còn có thể liên kết với các phòng ban khác.
Ví dụ: Khách hàng đặt đơn -> Tạo công viêc check chuyển khoản và gửi đến nhóm Chăm
sóc khách hàng -> Nhóm CSKH hoàn thành công viêc -> Deal đó sẽ tự độ ng chuyển sang trang̣ thái hoàn thành.
Số lượng email gửi đi lớn và người dùng không cần mua thêm SMTP. Gói lớn nhất có thể
gửi tới 1.000.0000 email mỗi tháng mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều CRM khác.
Khả năng phân quyền cho các user khá đầy đủ và chi tiết. Có thể nói Bitrix là chi tiết nhất
trong tất cả phần mềm của CRM. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì Bitrix24 vẫn còn những hạn chế nhất định đó là:
Tốc đô load đôi lúc khá nặ ng: Tuy khả năng xử lý automation của phần mềm này được̣
đánh giá là nhanh và chính xác. Thế nhưng, vì sở hữu nhiều tính năng nên trong quá trình sử
dụng sẽ đôi lúc bị lag thâm chí load không ra.̣
Phần Lead chỉ có 1 phễu duy nhất. Mặc dù, có thể tạo ra nhiều côt để setup nhưng khi cọ́
thêm một thao tác (ví dụ điền Form) thõa mãn nào đó ở côt khác thì khách hàng đó sẽ được̣
chuyển qua côt khác và bị hủy bỏ tất cả automation cũ trước đó.̣
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà đôi khi cách dùng Lead này rất phù hợp với bạn nhưng lại
không thích hợp với người khác.
Vì giao diên CRM Deal ở dạng chính là Pipe Line và cũng có Flow Design như các CRM
khác. Tuy nhiên Flow Design vẫn còn nhiều hạn chế.
Không có sẵn API đơn giản cho người dùng, tài liêu hướng dẫn dạng code PHP khó đọc̣
khó hiểu. Nếu muốn hiểu bạn phải làm riêng 1 bô API mới để khai thác sâu hơn.̣
Hiện tại, ở Viêt Nam còn khá ít tài liệu cũng như nội dung hướng dẫn dùng cụ thể.̣
Bitrix24 CRM thật sự là một hệ thống quản lý vô cùng hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.
Hy vọng, qua những thông tin chia sẻ trên đây, người dùng sẽ vận dụng một cách dễ dàng và
hiệu quả các tính năng trên hệ thống này. lOMoARcPSD|36991220 3.2. AMIS
3.2.1. Giớ ệi thiu vềầ AMIS
Phần mềm AMIS CRM là giải pháp marketing, chăm sóc khách hàng giúp cho doanh nghiệp
hiện thực hóa mục tiêu bán hàng tự động. Từ đó, tối ưu, chuyển đổi, gia tăng doanh số thấu hiểu
khách hàng để có nhiều hơn khách hàng trung thành. Tìm hiểu về phần mềm qua những thông tin chi tiết dưới đây
Hình 3: Amis.vn – gi i pháp qu n tr sốố 1 Vi t Namả ả ị
ệ 3.2.2. Những tính năng nổ ậi b t
Hình 4: Các chức năng chính của phần mềm Amis lOMoARcPSD|36991220
Thêm mới khách hàng
Phần mềm AMIS có thể thêm mới khách hàng theo một trong hai cách sau:
Thêm khách hàng thủ công từ các file định dạng xls, .xlsx, .csv, giới hạn đến 5000 khách hàng.
Khách hàng được thêm thông tin tự động và gán thêm một mã riêng biệt.
Quản trị khách hàng
Khách hàng trên AMIS sẽ được chia thành 2 loại là khách hàng tổ chức và cá nhân. Theo
đó, trong phần liên hệ sẽ hiển thị cả khách hàng cá nhân cũng như tổ chức. Với danh sách khách
hàng được ghi nhận, phần mềm này cũng cung cấp những tính năng để quản lý và theo dõi khách
hàng dễ dàng hơn. Thông qua giao diện chính, người dùng có thể quan sát tất cả các thông tin cơ
bản như họ tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của khách hàng.
Phân nhóm khách hàng
Với tính năng phân nhóm của AMIS CRM, người dùng có thể tạo ra các phân nhóm khác
nhau dựa trên bộ lọc được thiết lập sẵn. Những khách hàng thỏa mãn một điều kiện nào đó, co
thể tự động được phân vào nhóm để bạn có thể theo dõi dễ dàng hơn. Sử dụng bộ lọc
Nếu bạn muốn bộ lọc nhanh khách hàng, AMIS cũng cho phép người dùng có thể lọc chi
tiết theo địa chỉ, mã khách hàng, số điện thoại… Tính năng hàng loạt
Người dùng có thể chọn nhanh nhiều khách hàng để thực hiện một số thao tác cùng lúc
như bàn giao công việc, xóa hàng loạt, cập nhật thông tin hàng loạt, gắn thẻ…
Thao tác từng bản ghi
AMI cung cấp với khách hàng nhanh từ giao diện quản lý cụ thể như: Gắn thẻ, thêm
người dùng vào chiến dịch cho trước. Thêm nhanh cơ hội báo giá, thêm nhiệm vụ, thêm lịch hẹn.
Quan sát lịch sử hoạt động mua hàng của người tiêu dùng. Chăm sóc khách hàng
Bên cạnh danh sách khách hàng, tại danh mục quản lý, bạn sẽ thấy mỗi khách hàng có
một bản ghi chi tiết. Từ đó, bạn có thể thực hiện các thao tác chỉnh sửa, gọi điện cho khách hàng, gửi e-mail marketing…
Quản lý liên hệ, đơn hàng
Tương tự với khách hàng, các liên hệ của người dùng cũng có thể thêm mới, quản lý danh
sách và thực hiện các thao tác cơ hội, báo giá, theo dõi hoạt động…Đơn hàng trên AMIS bao
gồm chi tiết các thông tin và người dùng cũng có thể thực hiện hàng loạt thao tác khác nhau. lOMoARcPSD|36991220
Theo dõi kết quả kinh doanh
Trên giao diện AMIS CRM sẽ có mục làm việc để bạn có thể theo dõi nhiều báo các khác
nhau với mục đích theo dõi tình hình hoạt động của công ty, phòng ban.Bên cạnh đó, Phần mềm
cũng cung cấp đến 20 loại báo cáo khác nhau, với từng mô tả cụ thể. Phân quyền
AMIS CRM còn hỗ trợ thêm tính năng phân quyền cho từng bộ phận từ lãnh đạo đến nhân
viên. Đồng thời phần mềm cũng hỗ trợ thêm tính năng theo dõi dạng biểu đồ, tìm kiếm thông tin
khách hàng, thêm công việc cần làm.
3.2.3. Ư ểu đim, nhượ ểc đim
AMIS được phát triển và nhanh chóng nhận được sự tin dùng từ các doanh nghiệp, phần
mềm này có những ưu và nhược điểm như sau:
Giao diện đơn giản
AMIS có giao diện dễ nhìn, phân chia theo từng giao diện và từng phần khác nhau. Bạn
có thể tự thực hiện các thao tác trong một thời gian là có thể sử dụng thuần thục.
Hỗ trợ kết nối nhiều kênh
Khác với những phần mềm CRM nước ngoài khác trên thị trường thiên về hỗ trợ qua
ticket, email. Tuy vậy, đối với khách hàng việc tương tác với những kênh như SMS Brandname
hay tổng đài sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Đây chính là ưu điểm nổi bật mà AMIS so với những nền tảng khác. Dễ dàng đồng bộ
Thuộc hệ sinh thái AMIS, người dùng có thể dễ dàng đồng bộ thông tin với nhiều nguồn
và nền tảng khác nhau. Điển hình là AMIS Chat, AMIS Omni Channels… Một số hạn chế
AMIS có một số hạn chế như mức giá khá cao so với nhiều phần mềm khác và yêu cầu
nhiều thông tin có thể dễ gây rối cho người mới dùng.
3.3. Demo tính năng chính của phâền mềmề lOMoARcPSD|36991220 KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận này nhóm đã tìm hiểu và xác định phân tích được những tác động đến
quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghệ. Bản chất của việc chuyển đổi số là sử dụng các
công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới để từ
đó phá vỡ cạnh tranh thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh hoặc thiết lập hiệu quả hoạt động, giúp
doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Từ đó cho ta thấy được tầm quan trọng to lớn của công cuộc
chuyển đổi số đối với chính phủ, doanh nghiệp và đối với cả từng cá nhân. Vì vậy, để phát triển
hơn trong thời điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, các doanh nghiệp biết nắm bắt
các yếu tố cần thiết cho việc chuyển đổi số thành công và từ đó đề ra được những chiến lược phù
hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Trong phần các yếu tố ảnh hưởng nhóm đã phân tích các
yếu tố quan trọng nhất từ 30 bài báo cáo về công nghệ. Và tập đoàn FPT - một ví dụ điển hình về
sự thành công trong quá trình chuyển đổi số, đưa đến những cái nhìn tổng quan cho các doanh
nghiệp về sau trong quá trình từng bước chuyển đổi số bộ máy doanh nghiệp mình. Qua những
nội dung đã được nêu trên cho ta thấy được việc xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến
chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng cũng như
chiến lược nâng cao hiệu quả từ việc chuyển đổi số.
Mặc dù rất cố gắng, nhưng do có nhiều hạn chế về mặt thời gian thời gian cũng như khả
năng của nhóm có giới hạn nên những nội dung được nêu trong đề tài chắc chắn sẽ không tránh
được những sai sót nhất định. Chúng em thật sự mong muốn nhận được những góp ý từ các thầy
cô và bạn bè để bài tiểu luận của nhóm ngày càng hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phong Le (2020), 9 cách giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trong chặng đua nửa
cuối 2020, Truy cập tại: https://digitmatter.com/9-cach-chuyen-doi-so/, vào ngày 20/11/2022. [2].
Kinh nghiệm vàng (18/11/2021), Bảo vệ dữ liệu và tất tần tật những thứ cần biết về bảo vệ dữ
liệu, chili, Truy cập tại: https://www.chili.vn/blogs/kinh-nghiem-vang/bao-ve-du-lieu-va-tattan-
tat-nhung-thu-can-biet-ve-bao-ve-du-lieu.html#su-dung-he-thong-phan-mem-antivirus-vachong-
spyware-chat-luong, vào ngày 18/11/2022.
[3]. Admin – Cyber ( 30/9/2021), Chuyển đổi số và các yếu tố quyết định chuyển đổi số thành
công, cybersign, Truy cập tại: https://cybersign.vn/chuyen-doi-so-la-gi-cac-yeu-to-nao-
quyetdinh-chuyen-doi-so-thanh-cong/ , vào ngày 17/11/2022. lOMoARcPSD|36991220
[4]. Admin OD(2020), Văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số. OD Click. Truy cập tại:
https://odclick.com/chuyen-san/tu-duy-va-cong-cu/van-hoa-doanh-nghiep-trong-chuyen-doi-so/, vào ngày 20/11/2022.
[5]. Nhịp cầu đầu tư (25/12/2019). FPT chuyển đổi số: Bây giờ hoặc không bao giờ. Truy cập tại:
https://nhipcaudautu.vn/chuyen-de/fpt-chuyen-doi-so-bay-gio-hoac-khong-bao-gio-3332060/, vào ngày 18/11/2022.
[6]. FPT Digital (03/10/2022). Kinh nghiệm chuyển đổi số: Bài học từ các doanh nghiệp thành
công. Truy cập tại: https://digital.fpt.com.vn/chien-luoc/kinh-nghiem-chuyen-doi-so.html, vào ngày 23/11/2022.
[7]. VietSoftware International (06/2021). 5 YẾU TỐ GIÚP DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI
SỐ THÀNH CÔNG. Truy cập tại: https://vsi-international.com/5-yeu-to-chuyen-doi-so/, vào ngày 22/11/2022.
[8]. MISA AMIS (10/05/2022). Vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số doanh nghiệp. Truy cập
tại: https://amis.misa.vn/48937/vai-tro-cua-lanh-dao-trong-chuyen-doi-so/, vào ngày 21/11/2022.
[9]. CYBER SIGN (30/09/2021). Chuyển đổi số và các yếu tố quyết định chuyển đổi số thành
công. Truy cập tại: https://cybersign.vn/chuyen-doi-so-la-gi-cac-yeu-to-nao-quyet-dinh-
chuyendoi-so-thanh-cong/#2_Lanh_dao_va_Chien_luoc, vào ngày 19/11/2022.
[10]. Chuyển đổi số là gì? Xu hướng tất yếu trong cách mạng 4.0. Truy cập tại:
https://thanhtra.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2022-1-19/Chuyen-doi-so-la-gi-Xu-huong-tat-
yeutrong-cach-mar35nyt.aspx, vào ngày 25/11/2022.
[11]. Quy trình chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp. Truy cập tại:
https://www.navee.asia/kb/quy-trinh-chuyen-doi-so-hieu-qua/, vào ngày 26/11/2022.
[12] Admin Vivicorp (28/10/2022), Bitrix24: mạng xã hội nội bộ dành cho mọi doanh nghiệp,
https://vivicorp.com/cong-nghe/bitrix/tin-bitrix/bitrix24-mang-noi-bo-danh-cho-moi- doanhnghiep.html
[13] MGM.A-0319.DTBNGOC (18/01/2022), Khách hàng nói gì về MISA AMIS?, misa amis,
https://amis.misa.vn/35940/khach-hang-noi-gi-ve-misa-amis/
Document Outline
- Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Phan Anh Huy Mã
- CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU, XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
- CHƯƠNG 2: CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ AN TOÀN DỮ
- CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP....
- KẾT LUẬN..........................................
- 1. Lý do chọn đề tài
- 2. Mục tiêu nghiên cứu
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- 4. Phương pháp nghiên cứu
- 5. Bố cục
- NỘI DUNG
- VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TẬP ĐOÀN FPT
- 1.1. Tổng quan vềề chuyể ổn đi sốố
- 1.1.1. Khái niệm chuyể ổn đi sốố
- Đối với chính phủ
- Đối với doanh nghiệp
- Đối với cá nhân
- 1.1.3. Quy trình chuyể ổn đi sốố
- 1.2. Các yềốu tốố ảnh hưởng đềốn việc chuyể ổn đ i
- 1.1. Tổng quan vềề chuyể ổn đi sốố
- Yếu tố Lãnh đạo
- Yếu tố Chiến lược kinh doanh kỹ thuật số
- Yếu tố Năng lực nhân viên
- Yếu tố Nền tảng công nghệ
- 1.3. Quá trình chuyể ổn đi sốố củ ậa tp đoàn FPT
- 1.3.1. Sơ ượ lc vềầ tập đoàn FPT
- 1.3.2. Quá trình chuyể ổn đi sốố tạ ậi tp đoàn F
- 1.3.3. Những thành tựu và khó khăn trong quá trình
- 2.1. Các hàm ý chính sách quản lý an toàn dữ ệ li
- 2.2. Đềề xuâốt các giải pháp để quá trình chuyể ổn
- Thứ nhất, hoạt động số hóa
- Thứ hai, “phẳng hóa” văn phòng
- Thứ ba, áp dụng các kỹ thuật quản lý hiệu suất
- Thứ nhất, tích hợp yếu tố công nghệ vào mô hình ki
- Thứ hai, phát triển các mô hình kinh doanh mới sử
- Thứ ba, toàn cầu hóa mô hình kinh doanh
- 1.3. Quá trình chuyể ổn đi sốố củ ậa tp đoàn FPT
- CHƯƠNG 3: PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP
- 3.1. Bitrix24
- 3.1.1. Giớ ệi thiu vềầ Bitrix24
- 3.1.2. Những tính năng nổ ậi bt
- 3.1. Bitrix24
- Quản lý tương tác
- Báo cáo Giao dịch
- Quản lý Báo giá
- Tạo hóa đơn bên trong CRM
- 3.2. AMIS
- 3.2.1. Giớ ệi thiu vềầ AMIS
- 3.2. AMIS
- Thêm mới khách hàng
- Quản trị khách hàng
- Phân nhóm khách hàng
- Sử dụng bộ lọc
- Thao tác từng bản ghi
- Chăm sóc khách hàng
- Quản lý liên hệ, đơn hàng
- Theo dõi kết quả kinh doanh
- Phân quyền
- 3.2.3. Ư ểu đim, nhượ ểc đim
- Giao diện đơn giản
- Hỗ trợ kết nối nhiều kênh
- Dễ dàng đồng bộ
- Một số hạn chế
- VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TẬP ĐOÀN FPT
- KẾT LUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO