-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận dự án khởi nghiệp kinh doanh quán Coffee - Inface Coffee | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Nhu cầu của bản thân nhóm và bạn bè xung quanh: nhu cầu có không gian làm
việc trẻ trung và năng động, nhu cầu về không gian để làm việc nhóm, học bài
nhóm, nhu cầu gặp gỡ bạn bè ngoài giờ làm việc và học hành căng thẳng, từ đó
hình thành ý tường cho một quán café có không gian làm việc và học tập. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh doanh quốc tế - Marketing 37 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Tiểu luận dự án khởi nghiệp kinh doanh quán Coffee - Inface Coffee | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Nhu cầu của bản thân nhóm và bạn bè xung quanh: nhu cầu có không gian làm
việc trẻ trung và năng động, nhu cầu về không gian để làm việc nhóm, học bài
nhóm, nhu cầu gặp gỡ bạn bè ngoài giờ làm việc và học hành căng thẳng, từ đó
hình thành ý tường cho một quán café có không gian làm việc và học tập. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh doanh quốc tế - Marketing 37 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ KHỞI NGHIỆP
DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP KINH DOANH QUÁN COFFEE – INFACE COFFEE
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. NGUYỄN TẤN TRUNG
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 5 1. Lê Hồ Minh Hằng 2. Nguyễn Thị Quỳnh Anh 3. Lê Hoàng Anh 4. Lê Thị Minh Nguyệt 5. Lê Ánh Tuyết 6. Phạm Thảo Ly
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021 1 MỤC LỤ
I. Mô tả dự án................................................................................................................3
1. Ý tưởng dự án.........................................................................................................3
2. Thông tin về dự án.................................................................................................3 II.
Phân tích môi trường.............................................................................................3
1. Môi trường tổng quát:...........................................................................................3
2. Môi trường ngành:.................................................................................................7
2.1. Đối thủ cạnh tranh (khảo sát bảng giá)...........................................................7
2.2. Cường độ cạnh tranh trong ngành:...............................................................10
2.3. Khách hàng.....................................................................................................11
2.4. Nhà cung ứng:................................................................................................11
2.5. Sản phẩm thay thế:.........................................................................................12 III.
Phân tích dự án....................................................................................................12
1. Kế hoạch marketing.............................................................................................12
2. Quản trị nguồn nhân lực.....................................................................................14
3. Quá trình vận hành..............................................................................................15
4. Cơ sở hạ tầng........................................................................................................16
5. Kế hoạch tài chính................................................................................................17 IV.
Chiến lược phát triển...........................................................................................18
1. Chiến lược tập trung về sản phẩm và dịch vụ....................................................18
2. Chiến lược tối ưu hóa chi phí..............................................................................19
V. Mô hình BMC (Bussiness Model Canvas).............................................................19 VI.
KẾT LUẬN...........................................................................................................20 2 I. Mô tả dự án 1. Ý tưởng dự án
Ý tưởng dự án được đưa ra dựa trên các yếu tố sau:
- Nhu cầu của bản thân nhóm và bạn bè xung quanh: nhu cầu có không gian làm
việc trẻ trung và năng động, nhu cầu về không gian để làm việc nhóm, học bài
nhóm, nhu cầu gặp gỡ bạn bè ngoài giờ làm việc và học hành căng thẳng, từ đó
hình thành ý tường cho một quán café có không gian làm việc và học tập.
- Khả năng về vốn và nguồn lực nhân sự là hợp lý.
- Vị trí dự án quán cafe được lựa chọn đặt tại phường Đakao, quận 1 với những lý
do sau: Nhu cầu về café là vô cùng lớn nhất là ở các thành phố lớn như Hồ Chí
Minh và vị trí quận 1; xung quanh khu vực chưa thấy quán café nào chuyên để học
tập, làm việc… mặc dù có nhiều tòa nhà, có trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, trường Đại học Kinh tế TP.HCM cơ sở E… dự án hướng tới giá cả
trung bình với chất lượng dịch vụ tốt nhất.
2. Thông tin về dự án
- Dự án quán cafe: INFACT COFFEE
- Vị trí dự kiến: đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đa Kao, quận 1.
- Thị trường mục tiêu là các khách hàng có độ tuổi trung bình: 18 – 35; Mức thu
nhập trung bình: 6-15 triệu/tháng; Là các freelancer làm việc online hoặc nhân
viên văn phòng, học sinh, sinh viên tại các tòa nhà, văn phòng, các trường đại học cách quán khoảng 3km.
- Sự khác biệt của dự án
+ Quán cafe đặt tại vị trí trung tâm phường Đakao, quận 1. + Mở từ 7h00 – 24h00.
+ Đồ uống đa dạng từ café, sinh tố và các loại trà, nước ép.
+ Phục vụ thêm bánh/snacks để có thể học tập hoặc làm việc lâu dài.
+ Giá cả phải chăng, dịch vụ tốt và không gian đủ điều kiện để làm việc với hệ
thống wifi mạnh, nước lọc miễn phí.
- Mục tiêu đặt ra cho dự án:
+ Mục tiêu ngắn hạn: Tạo được thói quen người dùng về quán café làm việc có
chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt; hoàn vốn sau 2 năm.
+ Mục tiêu dài hạn: Mở rộng các sản phẩm café đóng chai, sản phẩm về hạt
café rang xay để khách hàng tự sử dụng ở nhà và tiến tới mở cửa hàng thứ hai, thứ
ba sau năm thứ ba hoạt động.
II. Phân tích môi trường
1. Môi trường tổng quát: a. Kinh tế 3
- Mức sống người dân cao được nâng cao thì người dân dễ dàng chi tiền mua các
loại thức uống cafe hơn.
- Sự quan tâm của chính phủ về việc trồng, phát triển... cây cafe để người dân
trồng cafe có điều kiện cải thiện đời sống, nguồn nguyên liệu phong phú để cho
Highland Coffee có nền tảng phát triển
b. Chính trị & pháp luật
- Môi trường chính trị: Môi trường chính trị ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện
tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê
vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ. Chính trị ổn định thu hút các nhà đầu
tư đặt các công ty và văn phòng tại Việt Nam cũng là nguồn khách hàng lớn đối
với việc kinh doanh quán cà phê.
- Hành lang pháp lý của Việt Nam đang dần cải thiện đặc biệt luật kinh doanh,
chính phủ điện tử, chống tham nhũng đang được chính phủ cải thiện để tạo môi
trường kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp, cho các doanh nghiệp yên tâm phát triển.
Sự hội nhập FTA, TTP, WTO cũng có tác động tích cực cũng như thách thức đối với ngành cafe.
- Các qui định về thuế: nguyên liệu cafe là sản phẩm của ngành nông nghiệp thì
được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng c. Dân số
- Tổng dân số: tổng dân số của Việt Nam tính đến năm 2019 là 96 triệu người,
trong đó Hồ Chí Minh chiếm gần 9 triệu và Hà Nội hơn 8 triệu người. Cơ cấu dân
số Việt Nam đang là cơ cấu dân số vàng, trong đó tuổi từ 15-64 chiếm 68%, là
lượng khách hàng rất lớn của cửa hàng cafe
Báo cáo dân số của nước ta năm 2019 4 d. Văn hóa xã hội
- Văn hóa uống cafe của người Việt là 1 nét truyền thống từ lâu đời, từ năm 80 của
thế kỷ XIX, người Pháp xâm lược Việt Nam và mang theo nhiều nét văn hóa
phương Tây vào thuộc địa. Người Việt làm quen với cà phê từ dạo đó. Thứ thức
uống đen sánh, nhấp môi có vị đắng, đầm và khiến người ta khoan khoái sau khi
uống được giới quan chức, quý tộc phong kiến lúc bấy giờ ưa chuộng. Có thời
gian, uống cà phê còn là thước đo sự sành điệu, đẳng cấp của một người.
- Ngày nay rất dễ dàng để tìm thấy các quán cafe khắp nơi trên đất nước Việt
Nam. Người Việt có thể uống cà phê vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Động
ngữ “đi cà phê” với người Việt giờ đây không chỉ gói gọn trong việc đến quán
thưởng thức cà phê mà còn bao gồm luôn cả nghĩa đi gặp bạn bè, đi làm việc,…
Nhiều mô hình kinh doanh cà phê ra đời như cà phê sách, cà phê văn phòng, cà
phê thú cưng,… ra đời để đáp ứng được văn hóa cà phê mới của người Việt.
e. Khoa học công nghệ
- Các yếu tố khoa học, công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế .
Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp mọi thông tin thị trường
thế giới được cập nhật liên tục và các doanh nghiệp có thể quảng cáo được sản
phẩm của mình mà tốn rất ít chi phí.
- Việc áp dụng các công nghệ đặt hàng và giao hàng trên các apps cũng là một
bước phát triển cần thiết của quán cà phê để phù hợp với xu hướng tiêu dùng của
giới trẻ và người dùng cafe hiện nay.
- Tại Việt Nam, việc trồng trọt chế biến cà phê còn thiếu máy móc trang thiết bị
hiện đại, nên chất lượng không đảm bảo, năng suất thiếu ổn định…gây khó khăn
trong việc pha chế chất lượng cafe ổn định.
f. Ảnh hưởng bởi đại dịch COVID- 19
- Trong năm 2020-2021, nền kinh tế cả nước nói chung và TP HCM nói riêng đã
bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch Covid 19;
- Tình hình dịch COVID-19 từ đầu năm 2021 đến nay diễn biến phức tạp; Tổng số ca nhiễm Số ca Mô tả Đợt Thời gian
Số ca Số ca nhập tử dịch nội địa cảnh vong 1 28/1/2021– 910 391 0
Bùng phát tại Hải Dương từ một 25/3/2021
người xuất khẩu lao động được
phát hiện dương tính khi nhập
cảnh Nhật Bản, cũng chưa rõ
nguồn lây. Đợt dịch này chủ yếu
tại ổ dịch Hải Dương (726 ca, 5
chiếm gần 80% tổng số ca bệnh).
Đợt dịch đang diễn ra, lây lan ở
nhiều tỉnh thành, với tốc độ mạnh 27/4/2021– 110000
hơn, phạm vi rộng hơn, đỉnh dịch 2 2100+ 480+ 23/07/2021 +
có vẻ dài hơn và tấn công nhiều
BV hơn, chủng vi rút lây lan nhanh hơn.
UBND Tp Hồ Chí Minh ra chỉ thị số 10 về việc tạm dừng các Ngày 19/6/2021
loại hình kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu;
UBND TP Hồ Chí Minh tiếp thị ra chỉ thị số 16 về việc giãn Ngày 9/7/2021
cách xã hội, siết chặt các biện pháp chống dịch;
UBND TP Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng chỉ thị 16 với nhiều Ngày 24/7/2021
biện pháp mạnh tay hơn nữa;
Thời điểm hiện tại, tình hình kinh doanh bị tạm dừng nhưng vẫn có các chi phí phát sinh như sau: STT Nội dung Chi phí Giải pháp 1 Tiền thuê nhà hàng tháng 50.000.000 đồng
Đề nghị giảm giá nhà 50% 6 tháng với chủ nhà. 2 Chi phí Marketing 2.000.000 đồng Cắt giảm 50% 3
Chi phí khác ( chi phí thuế, 2.000.000 đồng
Làm đơn xin tạm ngừng hoạt hư hỏng máy móc do
động kinh doanh cho đến khi không hoạt động ,….)
được hoạt động trở lại. Tổng cộng 54.000.000 đồng
Nhận định: Đây là rủi ro bất khả kháng nên việc kinh doanh quán cà phê sẽ gặp
phải nên nhóm đã đề xuất các giải pháp để thích ứng với thị trường.
2. Môi trường ngành:
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 6
2.1. Đối thủ cạnh tranh (khảo sát bảng giá)
- Như chúng ta đã biết hầu hết những quán cà phê trong khu vực thành phố đều có
những nét đặc trưng riêng và đối tượng khách hàng hướng đến khác nhau. Vì thế
mỗi quán sẽ tạo cho mình một phong cách trang trí hoặc hương vị cà phê khác nhau.
- Dó đó với phương thức maketing phù hợp và biết cách thức tạo điểm nhấn khác
biệt cho quán thì kinh doanh quán cà phê là một thị trường vẫn còn tiềm năng và
sức hút cho các nhà đầu tư trẻ. Bên cạnh đó, việc xác định được đối thủ cạnh tranh
của phân khúc cà phê mà quán đang hướng đến là điều vô cùng quan trọng dẫn
đến sự thành công hay thất bại của dự án đầu tư.
a. Các đối thủ cạnh tranh lớn: Highlands coffee
- Năm 1999, thương hiệu Highlands Coffee® ra đời với khát vọng nâng tầm di sản
cà phê lâu đời của Việt Nam và lan rộng tinh thần tự hào, kết nối hài hoà giữa
truyền thống với hiện đại.
- Bắt đầu với sản phẩm cà phê đóng gói tại Hà Nội vào năm 2000, nhanh chóng
phát triển và mở rộng thành thương hiệu quán cà phê nổi tiếng không ngừng mở
rộng hoạt động trong và ngoài nước từ năm 2002. Không ngừng mang đến những
sản phẩm cà phê thơm ngon, sánh đượm trong không gian thoải mái và lịch sự. 7
Những ly cà phê không chỉ đơn thuần là thức uống quen thuộc mà còn mang trên
mình một sứ mệnh văn hóa phản ánh một phần nếp sống hiện đại của người Việt Nam.
- Đến nay, Highlands Coffee® vẫn duy trì khâu phân loại cà phê bằng tay để chọn
ra từng hạt cà phê chất lượng nhất, rang mới mỗi ngày và phục vụ quý khách với
nụ cười rạng rỡ trên môi. Bí quyết thành công là: không gian quán tuyệt vời, sản
phẩm tuyệt hảo và dịch vụ chu đáo với mức giá phù hợp.
- Số lượng cửa hàng năm 2020: 340 quán
- Vị trí của hàng: nằm ở những vị thế đắc địa như góc ngã tư, trung tâm thương mại lớn,… - Giá tham khảo:
Cà phê phin, phidi ( Cà phê phin thế hệ mới) và Cà Phê Espresso: 29.000đ –
64.000đ/ 1 ly tùy loại và kích cỡ S/M/L
Freeze gồm 2 loại là không cà phê và Freeze cà phê phin: 49.000đ –
65.000đ/ 1 ly tùy loại và kích cỡ S/M/L
Các sản phẩm trà sen vàng, trà thạch đào, trà thạch vải: 39.000đ - 55.000đ/
1 ly tùy loại và kích cỡ S/M/L
Bánh mì và bánh ngọt: 19.000đ – 29.000đ/ 1 ổ và tùy loại . The Coffee House
- Vào tháng 8/2014, chuỗi cà phê The Coffee House chính thức ra mắt và liên tiếp
gây ấn tượng với tốc độ phát triển nhanh chóng. Từ cửa hàng đầu tiên ở số 86-88
Cao Thắng, đến nay, chuỗi cửa hàng cà phê The Coffee House đã có mặt tại 6
thành phố lớn trên toàn quốc (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hòa, Hải
Phòng, Vũng Tàu). Năm 2015, The Coffee House có mặt tại Hà Nội và đến nay đã
có 14 cửa hàng tại trung tâm thành phố Hà Nội. Tại Sài Gòn, The Coffee House
giờ đây đã gần như xuất hiện ở tất cả các con phố lớn. Với mỗi cửa hàng The
Coffee House, thương hiệu này lại biến tấu theo những cách riêng có sẵn để tạo ra
không gian mang tính địa phương, gần gũi với khách hàng.
- Thương hiệu The Coffee House đã và đang “tái định nghĩa” trải nghiệm cà phê
với không gian đầy cảm hứng, nhân viên thân thiện và chất lượng sản phẩm tốt
nhưng ở mức giá phù hợp với số đông. Không chỉ vậy, sau khi sát nhập bộ phận cà
phê của Cầu Đất Farm, The Coffee House đã chính thức vận hành trang trại riêng
ở Cầu Đất - dải đất vàng của hạt cà phê Arabica, nhằm cung cấp các sản phẩm cà
phê sạch và chất lượng
- Mô hình kinh doanh chuỗi cà phê The Coffee House đã phát triển nhanh chóng
trong một thời gian ngắn với số lượng cửa hàng tăng trưởng nhanh trong vòng 6
năm qua.. Doanh nghiệp đã tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm cà phê, chất 8
lượng dịch vụ, công tác điều hành và quản trị, cũng như đã biết ứng dụng công
nghệ làm gia tăng trải nghiệm tốt cho khách hàng. Doanh nghiệp đã để ý từng chi
tiết nhỏ nhặt nhất trong thiết kế để đem lại những giá trị thân quen cho khách hàng.
- Số lượng cửa hàng năm 2020: 200 quán
- Vị trí của hàng: với vị trí thuận tiện nằm ở mặt tiền các con đường lớn. - Giá tham khảo:
Cà phê: 32.000đ – 50.000đ/ 1 ly tùy theo từng loại
Trà trái cây, trà sữa: 45.000đ – 55.000đ/ 1 ly tùy theo từng loại
Đá xay, matcha, chocolate: 49.000đ – 65.000đ/ 1 ly tùy theo từng loại
Bánh và snack: 10.000đ – 49.000đ/ phần tùy theo từng loại.
b. Các cửa hàng bán đồ uống take away và các app giao hàng( thị phần chung
là đối tượng văn phòng). Passio
- Với slogan “Passio - Coffee to go”, Passio là quán cà phê tiên phong với hình
thức cà phê mang đi, dành cho những người trẻ hiện đại muốn thưởng thức cà phê
nhưng không có nhiều thời gian.
- Quán trang trí với màu xanh lá cây chủ đạo, đẹp mắt, thể hiện sự năng động, trẻ
trung. Nhiều không gian mới đáp ứng được cả nhu cầu thưởng thức tại chỗ với
phòng máy lạnh tiện nghi có khung kính nhìn ra phố lãng mạn.
Passio mang đến các loại thức uống với hương vị cafe Việt phong cách Ý thơm
ngon và tinh khiết. Đặc biệt, Passio cam kết không dùng hóa chất tạo mùi café như
các dòng café trên thị trường.
- Espresso sữa đá là loại thức uống mới do các Barista thượng hạng Passio nghiên
cứu kết hợp sự tinh túy của phong cách Ý với gu cafe đậm đà từ sữa đặc của Việt Nam.
- Phục vụ chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, vui vẻ.
- Đặc biệt, có giao hàng miễn phí trong khu vực hệ thống cửa hàng (2km) nếu số
lượng đơn hàng đặt từ 04 ly trở lên (áp dụng giao từ 8h – 17h).
- Số lượng cửa hàng năm 2020: 7 quán trong khu vực trung tâm thành phố
- Vị trí của hàng: với vị trí mặt tiền tại trung tâm thành phố. - Giá tham khảo:
Passio coffee: 25.000đ – 40.000đ/ 1 ly tùy theo từng loại
Fresh and easy: 29.000đ – 42.000đ/ 1 ly tùy theo từng loại
Ice Blended: 39.000đ – 45.000đ/ 1 ly tùy theo từng loại
c. Các cửa hàng tiện lợi có chỗ ngồi( một số lượng học sinh sinh viên lựa chọn
hình thức này để có chỗ học bài, ôn bài thay vì quán cà phê): MiniStop: 9
- MINISTOP là thương hiệu cửa hàng tiện lợi đứng thứ 4 tại Nhật Bản. Vào năm
1980, thương hiệu của Aeon này bắt đầu triển khai tại vùng Tokai, và mở rộng chi
nhánh hơn 5,000 tiệm tại các nước Hàn Quốc, Philippines, Trung Quốc, Việt
Nam… Lấy thiết kế logo hình ngôi nhà, “MINISTOP” mang ý nghĩa là “nơi nghỉ
ngơi của bạn ở góc phố”. Ý tưởng cho cái tên của thương hiệu đầu tiên là
“MinuteStop”, song để tạo cảm giác gần gũi và dễ phát âm, thương hiệu đã được
tóm tắt lại thành “MINISTOP” như bây giờ. - Giá tham khảo:
Cà phê pha máy: 17.000đ/ 1 ly.
Trà sữa: 16.000đ – 25.000đ/ ly tùy loại.
d. Đối thủ tiềm ẩn:
- Kinh doanh quán cà phê là một ngành nghề có rào cản không lớn để tạo cơ hội
cho các nhà đầu tư, khởi nghiệp bước vào phân khúc thị trường này.
- Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và khu vực trung tâm quận 1 nói riêng là vị
trí đắc địa với nhiều doanh nghiệp, trường học tập trung ở đây. Vì vậy nhu cầu về
gặp gỡ, vui chơi, chia sẻ kiến thức học tập và đời sống của giới trẻ va nhân viên
văn phòng rất cao. Đây cũng là điểm thuận lợi cho việc kinh doanh quán cà phê và
cũng là điểm khó khăn cho việc cạnh tranh trong thị trường ngành. Mặc dù hiện
nay các loại hình và số lượng quán café ngày càng đa dạng, phong phú, linh hoạt
hơn. Vì thế đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của khách hàng, Các
chủ kinh doanh không ngần ngại đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là các chủ hộ
gia đình nhỏ lẻ và công ty vừa và nhỏ.
2.2. Cường độ cạnh tranh trong ngành:
- Ngành cafe là ngành có áp lực cạnh tranh lớn, khả năng sinh lời và tăng giá sẽ bị
hạn chế. Vì vậy dự án dựa vào nội lực bên trong của mình để lựa chọn vị trí thích
hợp nhằm đối phó với lực lượng cạnh tranh.
a. Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm năng
- Ngành cafe là ngành bị chi phối rất lớn bởi nguy cơ xâm nhập của những nhà
cạnh tranh tiềm ẩn. Hiện dự án có những nguồn rào cản chính để ngăn chặn sự xâm nhập ngành:
b. Lợi thế về không gian:
- Quán có vị trí rất thuận lợi : được đặt tại khu vực tập trung nhiều văn phòng công
ty, trường học, nằm gần các trục đường lớn nên thuận tiện cho việc đi lại, không
gian thoáng mát, quang cảnh đẹp. Màu sắc và sự bày trí độc đáo tạo nên phong cách mới lạ.
- Có những khu vực không gian riêng đáp ứng cho nhu cầu học tập và làm việc
cũng như làm việc nhóm của đối tượng khách hàng mà dự án hướng đến . 10
- Giờ giấc linh hoạt từ 7h – 24h phục vụ cho nhu cầu ngồi lâu để học tập làm việc của khách hàng
c. Sự đa dạng sản phẩm và giá cả hợp lý:
- Thức uống đa dạng tự các loại cà phê, sinh tố, trà,..
- Phục vụ những món ăn nhanh cho học dinh sinh viên như bánh, snack để đáp
ứng nhu cầu ngồi lâu học tập và làm việc của khách hàng.
- Giá cả phải chăng phù hợp với ví tiền cạnh tranh với những quán cà phê trong
khu vực , nhân viên phục vụ vui vẻ chu đáo, dịch vụ đi kèm tốt như: trà đá, wifi, máy in, nhà vệ sinh ,..
2.3. Khách hàng
- Đối tượng khách hàng mà dự án đã và đang hướng đến là nhóm người tiêu dùng
giới văn phòng, học sinh sinh viên, freelancer làm việc online. Vì thế dự án luôn
chú trọng việc tạo nên một bầu không khí thưởng thức cà phê thật thoải mái và
đầy hứng khởi cho khách hàng đến thưởng thức mỗi ngày. Ngồi trong quán nhâm
nhi tách cà phê, tận hưởng không khí mát rượi, đọc vài trang báo, lắng nghe điệu
nhạc êm dịu và thư giãn, không thú vị nào có thể so sánh được.
- Học sinh sinh viên, freelancer làm việc online có không gian làm việc và học tập
thoải mái với đầy đủ các dịch vụ đi kèm hỗ trợ cho việc học và làm việc tốt hơn.
Giới văn phòng có được một địa điểm thoáng mát, yên tỉnh để nghỉ trưa hay trò
chuyện với bạn bè đồng nghiệp sau những giờ làm căng thẳng.
- Kết hợp với việc thưởng thức cà phê, khách hàng tới quán cà phê còn có mục
đích thư giãn, xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng nhất là đối với dân văn
phòng. Ngoài ra, cũng phải kể đến đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện, không
gian tươi mát với nhiều cây xanh, khách hàng có thể vừa nhâm nhi tách cà phê
trên tay vừa ngắm nhìn khung cảnh Sài Gòn náo nhiệt tại không gian của quán/
2.4. Nhà cung ứng:
- Là một thương hiệu mới trong thị trường tiếp thu được những cái mới mẻ học hỏi
những cái sai của người đi trước và thay đổi nó thành thế mạnh cùng với tuổi trẻ,
mạnh mẻ tràn đầy sinh lực để thực hiện mục tiêu. Dự án đặt trọn niềm tin vào việc
đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tinh tế nhất về cà phê. Ðể thực hiện
được điều đó, tất cả mọi khâu đều được thực hiện nghiêm ngặt và đúng tiêu chuẩn.
Từ việc chỉ chọn lọc những hạt cà phê ngon nhất để phục vụ.
- Với cam kết về chất lượng mà bắt đầu từ khâu chọn mua nhân cà phê, chỉ làm
việc với những nhà cung cấp cho những hạt loại A tốt nhất. Có khu vực nhà xưởng
để rang xay cà phê tại chỗ hỗ trợ cho việc kinh doanh cà phê của quán vì vậy sức
ép từ nhà cung ứng sẽ được hạn chế.
2.5. Sản phẩm thay thế: 11
- Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Kỹ thuật công nghệ càng phát triển cao sẽ tạo
ra khả năng tăng số loại sản phẩm thay thế. Càng nhiều loại sản phẩm thay thế
xuất hiện bao nhiêu sẽ càng tạo ra sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp bây nhiêu. Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần
phải có các giải pháp cụ thể như: đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ nâng cao chất
lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế và luôn chú ý đến sự
khác biệt hoá sản phẩm hoặc tăng cường xúc tiến sản phẩm các sản phẩm thay thế.
- Các sản phẩm thay thế của quán là các dạng cafe hòa tan cũng đang ngày càng
phát triển mạnh mẽ như:
a. Nescafe của Nestle :
- Là nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới với bề dày lịch sử 70 năm. Tại
Việt Nam thương hiệu này đã trở nên quen thuộc với hầu hết mọi người và là một
trong những thương hiệu có thị phần cao tại Việt Nam. Hiện tại, Nescafe có một
nhà máy sản xuất café hòa tan với công suất 1000 tấn/năm cho phép công ty có
khả năng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
b. Vinacafe của Công ty CP café Biên Hòa:
- Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979 và hiện tại là hãng café chiếm thị phần cao
tại Việt Nam với bề dày kinh nghiệm của mình. Với nhà máy sản xuất café hòa tan
với công suất 3000 tấn/ năm Vinacafe đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất về năng
lực sản xuất và dẫn đầu về công nghệ sản xuất cà phê hòa tan.
c. Café Vinamilk của Công ty CP sữa Việt Nam- Vinamilk:
- Hiện tại, Vinamilk có một nhà máy cà phê với tổng vốn đầu tư gần 20 triệu đô la
Mỹ, trên diện tích khuôn viên tới 60,000 m2 tại Bình Dương. Nhà máy có công
suất 1,500 tấn/năm, được trang bị một dây chuyền sản xuất cà phê cực kì hiện đại ở mọi công đoạn.
d. Maccoffee của Food Empire Holadings:
- Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Những năm đầu
của thập kỷ 90 chứng kiến những chuyển biến mang tính cách mạng ở Việt Nam.
Để theo kịp bước tiến của thời đại, Food Empire Holdings đã cho ra đời
MacCoffee – một sản phẩm đầy tính sáng tạo đã góp phần thay đổi thói quen uống
cà phê của người tiêu dùng. Là nhãn hiệu cà phê 3 trong 1 đầu tiên xuất hiện tại
Việt Nam, với công thức pha chế độc đáo kết hợp giữa các hạt cà phê thượng
hạng, kem và đường, MacCoffee đem đến sự thuận tiện cho người yêu thích cà phê. III. Phân tích dự án 1. Kế hoạch marketing 12
InFact Coffee chọn đẩy mạnh hình ảnh, quảng bá cửa hàng dựa vào 2 phương pháp chính:
- Tăng nhận diện, tiếp cận đến các khách hàng mới: Hiện tại cửa hàng đang đẩy
mạnh việc quảng cáo facebook, instagram và đăng bài review lên các hội nhóm
đúng đối tượng khách hàng để thu hút những người chưa biết đến quán có
chung sở thích về café, cần tìm một địa điểm để làm việc học tập. Ngoài ra,
quán còn cho ra các video giới thiệu về sản phẩm lên tiktok, thu hút những đối tượng mới …
- Giữ chân các khách hàng cũ bằng những chính sách như tặng voucher, phát thẻ
giảm giá, bán hàng combo … Ví dụ như các khách hàng sẽ được tích điểm khi
mua 1 đồ uống, đủ 9 đồ uống sẽ được tặng thêm 1 bánh hoặc 1 đồ uống mới.
Điều này khiến khách hàng có thói quen và động lực để quay trở lại quán, giúp
quán có thể giữ được 1 tệp khách hàng ổn định và tạo thói quen người dùng. 13
- Menu đa dạng: Đáp ứng nhu cầu khách hàng từ đồ uống như café, trà hay sinh
tố … đảm bảo có thể tiếp cận tối đa tệp khách hàng có nhu cầu và sở thích khác nhau
2. Quản trị nguồn nhân lực
- Việc tuyển dụng, phỏng vấn, kiểm tra, lựa chọn, huấn luyện, định hướng, phát
triển, chăm sóc, đánh giá, thưởng phạt, thăng chức, sa thải... được thực hiện 14
đầy đủ, đúng qui trình. Nhân viên tại cửa hàng hàng ngày phục vụ khách hàng
sẽ được đào tạo cả kỹ năng chào hỏi, phục vụ, giao tiếp và kể cả nụ cười.
a. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá nhân viên rõ ràng, minh bạch
- Đề ra những mục tiêu cụ thể cho từng nhóm nhân viên theo bộ phận mà họ
chuyên trách. Nếu cảm thấy quá khó, bạn có thể xây dựng dựa theo tiêu chí: Năng suất công việc
Thái độ trong công việc
Thái độ với đồng nghiệp
Đúng hạn với công việc
Sáng kiến trong công việc
- Với thang điểm từ 1 – 5 tương ứng với: yếu, trung bình, khá, tốt, xuất sắc từ đó
đánh giá tổng điểm và có kế hoạch đào tạo, góp ý hoặc khen thưởng với nhân
viên để họ cải thiện những điểm chưa được, và tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong công việc.
b. Trao đổi, đào tạo thường xuyên
- Việc đào tạo, trao đổi không đơn thuần là hoạt động đánh giá năng lực nhân
viên mà còn để chính quản lý nhận biết được thực tại nhân viên của mình đang
gặp phải vấn đề, khó khăn gì trong công việc cũng một lần nữa hiểu rõ hơn nhân viên của mình.
- Phụ thuộc vào mục tiêu mà buổi đào tạo hoặc trao đổi nên có không khí
nghiêm túc hay cởi mở, đóng góp. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo tập
trung bổ sung thêm kiến thức, làm mới về thực đơn, cũng như cách thức phục vụ khách hàng.
c. Xử lý những vướng mắc của nhân viên
- Trong quá trình phục vụ, không tránh khỏi những tình huống xảy ra tranh cãi
giữa nhân viên và khách hàng. Điều này cần được quản lý giải quyết một cách
khéo léo nhằm hạn chế những tình huống phiền phức cho cả nhà hàng và cả
những thực khách đến thưởng thức.
- Việc lắng nghe từ 2 phía để nhận biết, đánh giá một cách khách quan, công
bằng, hãy hỏi nhân viên bạn để tìm ra nguyên căn vấn đề và giữ thái độ bình
tĩnh, tôn trọng nhất có thể đối với khách hàng.
- Xây dựng quy tắc ứng xử giữa khách hàng và nhân viên, giữa nhân viên với
nhau, để tạo động lực làm việc, môi trường tích cực, mọi mối quan hệ thẳng
thắn và bình đẳng, giúp cho nhân viên cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn
bó lâu dài với công việc mình lựa chọn.
3. Quá trình vận hành
Nhân viên thực hiện: 15
- Quản lý vận hành (Marketing – Tài Chính): 1
- Quản lý sản phẩm và chất lượng đồ uống: 1
- Nhân viên part-time: 10 người làm xoay ca (Sáng – Chiều – Tối) Nhân viên pha chế: 5 Nhân viên phục vụ: 5 o Ca Sáng: 6h30 – 12h30 o Ca Chiều: 12h30 – 18h30 o Ca Tối: 18h30 – 0h30
- Mỗi tuần bổ sung nguyên vật liệu và hàng tồn kho 1 lần.
- Ca tối của hôm trước chuẩn bị đồ cho ngày sau.
- Luôn có quản lý vận hành kiểm soát chất lượng quán.
- Mỗi ca có 2 nhân viên: 1 pha chế, 1 phục vụ.
- Thuê đội ngũ marketing chụp ảnh cửa hàng, đồ ăn, thức uống,…, chỉnh sửa
hình ảnh, chạy quảng cáo facebook, instagram,… 4. Cơ sở hạ tầng
- Cửa hàng ở mặt tiền Đinh Tiên Hoàng, Phường Đakao, Quận 1. Sở hữu không
gian rộng rãi, và nhiều ánh sáng tự nhiên, cửa hàng có 2 tầng: tầng trệt và lầu
1. Diện tích mỗi tầng là 80m2 đủ sức chứa từ 50-70 người. Với mong muốn có
một không gian trẻ trung phù hợp với nhiều đối tượng nhất có thể, cửa hàng có
bố trí không gian phòng lạnh, bàn ghế và wifi để khách hàng có thể vừa uống
café, vừa làm việc. Ngoài ra, cửa hàng có thiết kế 1 phần không gian ngoài
trời, tầm 20m2 để khách hàng có thể tận hưởng gió tự nhiên, sử dụng các đồ ăn
thức uống có mùi hay thậm chí có thể có không gian hút thuốc …
- Cửa hàng tập trung đầu tư bàn ghế đơn giản, tiện nghi, có bàn đơn, bàn đôi,
cũng như bàn lớn để có thể họp nhóm từ 10-15 người. 16
5. Kế hoạch tài chính
- Tính toán ban đầu để mua sắm máy móc, sửa sang lại cửa hàng, chi phí dự tính
ban đầu cần chi trả là 686,400,000 ₫ (phân bổ từng hạng mục như bảng dưới)
nên nhóm dự định sẽ huy động vốn 1,000,000,000 ₫ để dự phòng. ST Số chi phí Nội dung Số tiền Thành tiền T lượng 1 XƯỞNG Máy rang cà phê 1 65,000,000 ₫ 65,000,000 ₫ 2 Dụng cụ pha cà phê 1 10,000,000 ₫ 10,000,000 ₫ 3 CỬA HÀNG Máy pha cà phê 1 60,000,000 ₫ 60,000,000 ₫ Máy xay cà phê 4 (Espresso) 2 15,000,000 ₫ 30,000,000 ₫ 5 Dụng cụ quầy bar 1 10,000,000 ₫ 10,000,000 ₫ 6 Ly, tách uống 1 10,000,000 ₫ 10,000,000 ₫ 7 Tủ lạnh 1 8,000,000 ₫ 8,000,000 ₫ 8 Máy POS bán hàng 1 10,000,000 ₫ 10,000,000 ₫ 9 Camera 7 1,200,000 ₫ 8,400,000 ₫ 10 Cối Blend 2 5,000,000 ₫ 10,000,000 ₫ Đồng phục + in ấn 11 nhãn hiệu 1 10,000,000 ₫ 10,000,000 ₫ 12 Bao bì 1 5,000,000 ₫ 5,000,000 ₫ 13 MẶT BẰNG CỌC 2 50,000,000 ₫ 100,000,000 ₫ 15 NỘI THẤT Thiết kế 1 20,000,000 ₫ 20,000,000 ₫ 300,000,000 16 Nội thất cửa hàng 1 ₫ 300,000,000 ₫ CHI PHÍ Chi phí marketing 18 MARKETING ban đầu 1 10,000,000 ₫ 10,000,000 ₫ PHÁT SINH 19 DỰ TRÙ 20,000,000 ₫ Tổng 686,400,000 ₫
- Với số vốn cần kêu gọi là 1 tỷ, nhóm dự định phân bổ như sau: KÊU GỌI VỐN 700tr Ghi chú 1 A góp vốn 250,000,000 ₫ 2 B góp vốn 250,000,000 ₫ Dự tính vay trong 1 năm. Vay bố mẹ/ngân hàng 200,000,000 ₫ 3 Lãi suất 8%/năm HOÀN VỐN 1 Chi phí hàng tháng 150,500,000 ₫ 2 Doanh thu dự kiến 180,000,000 ₫ 3 Lợi nhuận dự kiến 29,500,000 ₫ 4
Số tháng dự kiến hoàn vốn 23.72881356 ~ 2 năm 17
- Hàng tháng, tính toán chi phí như sau: STT Chi phí 150,500,000 ₫ 1 Chi phí mặt bằng 50,000,000 ₫ 2 Chi phí lương 35,000,000 ₫ 3 Chi phí điện nước 10,000,000 ₫ 4 Chi phí nguyên liệu 25,000,000 ₫ 5 Chi phí marketing 5,000,000 ₫ 6 Thuế 2,000,000 ₫ 7 Chi phí internet 500,000 ₫ 8 Chi phí phát sinh 5,000,000 ₫ 9 Lãi vay hàng tháng 1,333,333 ₫ 10 Tiền vay hàng tháng 16,666,667 ₫
IV. Chiến lược phát triển
1. Chiến lược tập trung về sản phẩm và dịch vụ
- Trong thị trường dịch vụ cafe thì hiện tại năm ông lớn trong ngành cafe là
Highlands, Coffee House, Phúc Long, Starbucks, và Trung Nguyên chiếm
khoảng 15% thị phần. 85% thị phần còn lại dành cho các cửa hàng nhỏ, các
chuỗi nhỏ hơn. Với địa điểm của quán ở khu vực trung tâm, có thể thấy hầu hết
những “ông lớn” trong ngành cafe đều đang thực hiện theo chiến lược bao phủ
với các chuỗi của hàng len lỏi khắp các tòa nhà lớn và trung tâm thương mại,
hiện diện ở những vị trí đắc địa. Dự án quyết định triển khai chiến lược tập
trung vào sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng. Cụ thể là:
Menu đơn giản để việc quản lý thực đơn dễ dàng với số lượng nhân viên
ban đầu còn hạn chế, đảm bảo được tốc độ chuẩn bị món và chất lượng
món. Không đưa các món sử dụng nguyên liệu tươi vào Menu để có sự
đồng nhất về cách thức bảo quản các nguyên liệu, tránh xảy ra trường hợp
nguyên liệu không tươi làm giảm chất lượng món.
Không gian quán được chia ra thành từng khu vực để đáp ứng mục đích sử
dụng của khách hàng: phòng lạnh, ngoài trời, khu vực học/ làm việc.
Đầu tư xưởng rang xay riêng để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và chất
lượng nguyên liệu đầu vào.
Nhân viên được đào tạo luôn mỉm cười, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng
Tập trung marketing, thực hiện các chương trình khuyến mãi nhằm tri ân
khách hàng để tăng sự hài lòng trong trải nghiệm dịch vụ quán.
2. Chiến lược tối ưu hóa chi phí 18
- Với một dự án còn non trẻ trong thị trường đã khá nhiều đối thủ, dự đoán trong
thời gian đầu thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính. Để đảm bảo duy trì
ổn định hoạt động của dự án, song song với chiến lược tập trung vào sản phẩm
và dịch vụ, dự án sẽ thực hiện thêm chiến lược tối ưu hóa chi phí. Cụ thể là:
Không đưa các món sử dụng nguyên liệu tươi vào Menu để tối ưu chi phí nguyên liệu
Tối ưu hóa về chi phí với hình thức “tự phục vụ” nước lọc, khăn giấy. Mỗi
khu vực được chuẩn bị một quầy nước lọc và khăn giấy miễn phí cho khách hàng.
Tận dụng xưởng rang xay của mình để phát triển thêm sản phẩm café hạt,
bột café, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các quán cafe khác. Dự kiến phát
triển thêm sản phẩm café đóng chai trong thời gian tới.
V. Mô hình BMC (Bussiness Model Canvas)
Những đối tác Hoạt động Giá trị cung Quan hệ Phân đoạn chính chính cấp khách hàng khách hàng
Những nhà Cung cấp các Những ly cafe, Thiết lập một INFACT
kinh doanh và loại thức uống sinh tố và các mối quan hệ Coffee có đối
trồng cafe chất phù hợp với loại trà, nước vui vẻ, gắn kết, tượng khách
lượng phù hợp nhu cầu nhóm ép, món ăn nhẹ thoải mái giữa hàng trẻ độ tuổi
với tiêu chuẩn khách hàng bánh/ snacks. INFACT trung bình 18 – của quán.
mục tiêu tại Không gian để Coffee và 35; Mức thu Những nhà INFACT
học tập /làm khách hàng. nhập trung cung cấp các Coffee - việc nhóm. Kết hợp tự bình.
máy pha chế phường Đa Không gian phục vụ để Là nhân viên
cafe, các vật Kao, quận 1.
gặp gỡ bạn bè khách hàng văn phòng,
dụng pha chế Cung cấp cafe ngoài giờ làm thoải mái và freelancer làm cafe.
rang xay theo và học hành phục vụ của việc online,
Ngân hàng công thức riêng căng thẳng
quán để hỗ trợ học sinh, sinh cung cấp tài của quán.
khách hàng khi viên tại các tòa chính cho dự cần thiết. nhà, văn
án (trường hợp Nguồn lực
Kênh phân phòng, các vay vốn ngân chính phối trường đại học hàng) Các công thức Tại cửa hàng cách quán pha chế riêng INFACT khoảng 3km . biệt Coffee Không gian Đặt hàng trên quán được thiết Web, app và 19 kế phù hợp nhu nhận hàng tại cầu học tập và nơi mình mong làm việc. muốn. Nguồn nhân lực được đào tạo kỹ. Cấu trúc chi phí Dòng doanh thu
Chi phí mặt bằng, chi phí đầu tư cho quán:
- Từ các khách hàng sử dụng
nội thất, trang thiết bị, chi phí nhân công,
cafe, thức uống khác và bánh…
chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiếp thị. của INFACT Coffee
- Từ bán các sản phẩm café hạt,
nguyên liệu để khách hàng có
thể tự pha chế ở nhà …
- Cho thuê không gian làm hội thảo, event … VI. KẾT LUẬN
Với kế hoạch đã đề ra, dự án giải quyết được phần nào những khó khăn trong
quá trình thực hiện. Tuy nhiên vì nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, dự án
hiện vẫn còn đối mặt một số rủi ro có thể xảy ra:
Dịch bệnh Covid kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành F&B.
Cạnh tranh trong lĩnh vực này là rất cao, đòi hỏi dự án phải năng động, thích
nghi kịp thời với mọi nhu cầu thay đổi của khách hàng, đưa ra chiến lược canh trạnh thích hợp.
Các chi phí liên quan đến mặt bằng, cơ sở vật chất vẫn chưa thật sự tối ưu.
Giá cả thị trường luôn biến động
Là một dự án kinh doanh quán café với quy mô nhỏ đang trong quá trình hoàn
thiện, Infact Coffee sẽ tiếp tục xây dựng thêm kế hoạch hoạt động để giảm
thiểu rủi ro, từng bước hiện thực hóa ý tưởng của mình: - Infact Coffee mong
muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành café Việt Nam đang còn rất tiềm
năng, tham gia vào chuỗi các cửa hàng café mang thương hiệu Việt.
Mang đến cho khách hàng một không gian lý tưởng để học tập, làm việc hoặc
gặp gỡ bạn bè. - Ngày càng phát triển hơn để xây dựng thương hiệu trong lòng
khách hàng, là bước đệm để dự án tiếp tục những chiến lược về mở rộng quy
mô, ra mắt sản phẩm mới. 20