Tiểu luận "Khám phá nét đặc trưng văn hóa ẩm thực ngày Tết 3 miền Bắc - Trung - Nam"
Tiểu luận "Khám phá nét đặc trưng văn hóa ẩm thực ngày Tết 3 miền Bắc - Trung - Nam"
Preview text:
Trường Đại Học Văn Hiến
Khoa: Xã Hội – Truyền Thông TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
Đề Tài: “Khám phá nét đặc trưng văn hóa
ẩm thực ngày Tết 3 miền Bắc - Trung - Nam”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Dương Khắc Minh Sinh viên thực hiện: Lại Thị Thanh Vy 1 Nguyễn Huỳnh Hoàng Lan MSSV: 231A100244 - 231A100151
MỤC LỤC: Năm Học: 2023 - 2024 Mục
lục.....................................................................
. ................................ 1
Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề
tài……………………………………………….. 1.2 Mục tiêu nghiên
cứu…………………………………………. 1.3 Phương pháp nghiên
cứu………………………………….. Phần mở
đầu........................................................
..........................Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Nguồn gốc của ngày Tết và văn hóa ẩm thực
1.1 Khái niệm Tết, ngày Tết.....................................................
1.2 Đặc điểm về ngày Tết Việt Nam………………………….
1.3 Khái niệm văn hóa ẩm thực……………………………… 2
Chương 2: Đặc trưng ẩm thực Việt Nam
2.1 Quan niệm của người Việt Nam về ẩm thực……………….
2.2 Ẩm thực Việt Nam – nền ẩm thực phong phú và đa dạng ....... 32
Chương 3: Những nét chung và khác biệt trong ẩm thực ba miền
3.1 Khát quát ẩm thực ba miền………………………………..
3.2 Những nét chung trong ẩm thực ba miền………………….
3.3 Những điểm khác biệt trong ẩm thực ba miền…………….
Chương 4: Ẩm thực ngày Tết ba miền Bắc Trung Nam
4.1. Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc…………………………….
4.2. Mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung…………………………..
4.3. Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam…………………………... 3
Phần 1: Phần Mở Đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
Với dịp quan trọng như ngày Tết trong đời sống của người Việt
ta, các món ăn được lựa chọn kĩ càng trong ngày đầu năm mới
nó đã thể hiện được sự truyền thống và nét đặc sắc riêng của mỗi
miền Bắc - Trung - Nam. Những bữa ăn ngày Tết này giúp cho
chúng ta quay quần gần gũi bên gia đình hơn. Đây là một nét 4
văn hóa đẹp của nước ta, mặc dù khác vùng miền nhưng chúng
ta đều có một điểm chung là vẫn giữ nguyên nét đẹp truyền
thống và truyền tải những thông điệp chung về cội nguồn . Vì
các yếu tố khác nhau về cách sinh hoạt địa lí và các phong tục
tập quán. Từ đó đã hình thành nền văn hóa ẩm thực riêng từng
miền, mỗi miền có những cách chế biến , cách thưởng thức món
ăn khác nhau nên điều này đã tạo ra cho nền ẩm thực Việt Nam
ta phong phú đa dạng hơn. Chính vì như vậy để tìm hiểu rõ hơn
về văn hóa ẩm thực mỗi miền vào ngày tết nên nhóm chúng em
đã chọn đề tài “Khám phá nét đặc trưng văn hóa ẩm
thực ngày Tết 3 miền Bắc - Trung – Nam”. Nhóm
chúng em mong muốn đem lại các khám phá và
những điều thú vị về ẩm thực các vùng miền. 5
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Bài tiểu luận cung cấp cho người đọc về khái niệm tổng quát về
ẩm thực ngày Tết Việt Nam, mang đến người đọc cái nhìn bao
quát về ẩm thực Việt. Hiểu sau hơn về các vùng miền và nét văn
hóa hết sức đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt.
Đồng thời, bài tiểu luận nghiên cứu đã và đưa ra những khác
biệt về ẩm thực của ba vùng miền, đưa đến cái nhìn bao quát về
văn hóa và nét truyền thống của người Việt ta. Và theo đó các
nước lân cận có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam chính là
nước Trung Quốc hiện nay.
Ngoài ra, bài tiểu luận này đem đến cho người đọc nền văn hóa
ẩm thực Tết mới mẻ của một trong ba miền Bắc Trung Nam và
cũng là một trong 54 dân tộc Việt Nam.
1.3 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình làm và thực hiện bài tiểu luận, nhóm chúng em
đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như phân tích tài
liệu, tham khảo và phương pháp tổng hợp đã hỗ trợ quá trình làm bài. 6
Phần 2: NỘI DUNGNội dung
Chương 1: Nguồn gốc của ngày Tết và văn hóa ẩm thực.
1.1 Khái niệm Tết, ngày Tết:
Theo các nhà nghiên cứu, Tết xuất xứ từ chữ Hán 節 đọc theo
âm Hán Việt là Tiết. Cả hai âm Hán Việt đều bắt nguồn từ tiếng
Hán trung cổ của chữ “Tiết” có nghĩa là đốt tre đốt trúc. Mở
rộng nghĩa là một quãng hay một đoạn thời gian trong năm.
Văn hóa Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu
cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian thành 24 tiết
khác nhau, ứng với mỗi tiết là một thời khắc giao thời. Cư dân
nông nghiệp trồng lúa nước thời xa xưa chia thời gian thành hai phần chính:
Phần thời vụ và phần nông nhàn. Phần thời vụ thì “nông vụ chí
kỳ” không còn thì giờ để sum họp, sắp đồ cúng lễ gia tiên, gặp gỡ nhau.
Chính vì lẽ đó trong những lúc nông nhàn, người nông nghiệp
có tâm lý ăn bù, chơi bù nên đã đặt ra nhiều ngày Tết, phần lễ là
phần cúng bái tổ tiên, gia tiên, thánh thần,... và ăn uống bù cho
lúc làm ăn đầu tắt mặt tối.
Nói một cách khái quát, Tết chỉ những ngày lễ được phân bố
theo thời gian trong năm đan xen giữa các khoảng trống thời vụ. 7
Đây là dịp để người Việt hưởng thụ thanh nhàn trong những lúc nông vụ nhàn rỗi.
1.2 Đặc điểm về ngày Tết Việt Nam Đặc điểm về ngày Tết Việt Nam:
Các ngày Lễ Tết được phân bố theo thời gian trong năm, đan
xen vào giữa các khoảng trống thời vụ. Lễ Tết gồm 2 phần là
phần cúng bái thần linh, trời Phật, tổ tiên được gọi là phần lễ và
phần ăn uống gọi là ăn Tết. Tết là phải ăn.
Tại phần Lễ, con cháu trong gia đình sẽ chuẩn bị những mâm
cúng gồm nhiều món ăn như gà luộc, xôi gấc, thịt đông, bánh
chưng và các món ngọt khác như chè đỗ... Để dâng lên gia tiên,
thần linh mong cầu cho những điều may mắn, thuận lợi đến với
gia đình. Ngoài ra, đây cũng là một nghi thức để con cháu trong
nhà mời ông bà, tổ tiên những người đã khuất về trần thế đoàn tụ
cùng với gia đình trong những ngày Tết.
Sau khi phần Lễ kết thúc, thức ăn đã được mang xuống bày biện
ra để con cháu trong nhà cùng nhau thưởng thức, hưởng lộc của
ông bà. Đây cũng chính là dịp để gia đình sum họp vun đắp bên
nhau trong những dịp Lễ Tết như này. Chính vì vậy người dân
nước ta mới có khái niệm về quê hương, quê nhà của bản thân
mình, gần cha mẹ và người thân bạn bè hay làng xóm để ăn Tết
cùng nhau sau những quãng thời gian đi làm và đi học xa. 8
1.3 Khái niệm văn hóa ẩm thực:
Theo “Từ điển Việt Nam thông dụng” thì ẩm thực chính là
ăn uống – là hoạt động để cung cấp năng lượng cho con
người sống và hoạt động. Chính vì vậy nói đến văn hóa ẩm
thực là nói đến việc ăn uống và các món ăn uống cùng với
nguồn gốc lịch sử của nó.
Thời kỳ trước, ăn uống chưa có chọn lọc, họ ăn tất cả những
gì kiếm được và đặc biệt là ăn sống và uống sống. Nhưng
cùng với sự phát triển của con người thì hoạt động nghệ
thuật trong ăn uống hay ẩm thực cũng thay đổi theo hướng
tích cực hơn với sự đa dạng của các món ăn và cách chế biến
đơn giản, tiên tiến.
Trước kia, các món ăn chỉ đáp ứng nhu cầu ăn cho no bụng
nhưng bây giờ con người quan tâm đến tính thẩm mỹ của
món ăn, ăn bằng mắt, bằng mũi và tất cả các giác quan của
cơ thể... Vì thế, các món ăn hay đồ uống đều được chế biến
và bày biện một cách đặc sắc hơn, cầu kỳ hơn và nấu ăn
cũng như đang thưởng thức món ăn trở thành một nghệ
thuật. Ẩm thực không chỉ là sự tiếp cận về góc độ văn hóa
vật chất mà còn chứa đựng trong đó văn hóa tinh thần. 9
Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa
nằm trong tổng thể, thực thể các đặc trưng diện mạo về vật
chất, tinh thần, tri thức, tình cảm... Khắc họa về một số nét
cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình hay làng xóm,
vùng miền hoặc quốc gia... Trên bình diện văn hóa tinh thần,
văn hóa ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và
nghệ thuật chế biến thức ăn, ý nghĩa, tượng trưng cho món
ăn đó “qua ăn uống mới thấy con người đối đãi với nhau
như thế nào”.
Theo nghĩa hẹp, “văn hóa ẩm thực” là những tập quán và
khẩu vị của con người, những ứng xử con người trong ăn
uống, những tập tục kiêng kị trong ăn uống, những phương
thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn.
Hiểu và sử dụng đúng các món ăn sao cho có lợi cho sức
khỏe nhất của gia đình bản thân, cũng như thẩm mỹ nhất
luôn là mục tiêu hướng tới của mỗi con người. 10 .
Chương 2: Đặc trưng ẩm thực Việt Nam.
2.1. Quan niệm của người Việt Nam về ẩm thực:
Ai cũng biết rằng: Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trọng
trong đời sống con người, nó cũng chứa những ý nghĩa triết lý.
Từ xa xưa, trong dân gian nước ta đã tổng kết thành câu tục ngữ:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” chủ yếu để nhắc nhở những 11
người mới bước vào đời thì khâu đầu tiên là “Học ăn”. Ở các
nước khác trên thế giới, ngoài quan niệm dân gian thì các nhà
chuyên môn, những người yêu thích, hiểu ẩm thực... Đều bàn
luận, viết những tài liệu, những cuốn sách hay về nghệ thuật ăn uống..
Đối với dân tộc Việt, cái ăn là cái ăn văn hóa, nó có ý nghĩa sâu
sắc và liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người Việt
cho rằng “Có thực mới vực được đạo”, đây là một đặc điểm hết
sức biện chứng, coi đó là tiền đề để con người có thể bước vào
các lĩnh vực hoạt động khác. Việc ăn là việc trọng mà mỗi
người, kể cả trời đất, thánh, thần đều phải tôn trọng việc ăn.
Điều đó thể hiện ở câu nói sau đây “Trời đánh còn tránh miếng
ăn” và người Việt cũng đối xử với thánh thần thông qua lễ vật
dâng cúng. Những đồ ăn, thức uống dùng trong dâng cúng thì đồ
ăn chiếm vị trí quan trọng số một, người trần gian hay con cháu
trong nhà không được phép ăn trước nếu như chưa cúng tổ tiên hay thần thánh.
Những đồ ăn, thức uống dùng trong dâng cúng đều được nấu
nướng hết sức cẩn thận, chu đáo, tươm tất, bày biện trang trọng
và thái độ tôn kính trong cử chỉ, lời nói và ánh mắt. Phải chăng,
do cái ăn quan trọng như vậy mà người ta nói: Mọi hành động
của người Việt Nam đều lấy ăn làm đầu như ăn uống, ăn ở, ăn
mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn nằm, ăn ngủ... Bởi vì, người Việt lấy
bữa ăn làm mốc cho việc phân chia thời gian và công việc hằng ngày. 12
Không những tuân theo các quy tắc chung trong việc ăn uống,
đối với người Việt Nam, ăn uống có ý nghĩa trong mọi hoạt
động đời sống, trong mọi sinh hoạt vật chất và tình cảm con
người, thể hiện trong quan niệm về ăn đúng, ăn ngon và ăn đẹp.
Người Việt tương đối hiếu khách, dù điều kiện vật chất còn
nhiều thiếu thốn nhưng không vì thế mà họ kém đi lòng phóng
khoáng, hiếu khách. Họ quan niệm: Nhiều no, ít đủ và rất muốn
mời được nhiều người khách cùng ăn những món ăn mà mình đã
chế biến. Bữa ăn chính là một biểu hiện tăng sự gắn kết giữa
những người quay quần bên mâm cơm ngồi ăn và nói chuyện
cùng nhau. Mặc dù không phân chia đẳng cấp, nhưng khi ngồi
ăn, những vị trí mâm cơm hay bàn ăn cũng phản ánh, biểu hiện
vị trí, ngôi thứ và sự tôn trọng trong gia đình. Ngồi bên nồi cơm
hay việc bổ sung thêm thức ăn cho mọi người thường là người
phụ nữ hoặc người trong gia đình. Và dù ai cũng vậy, khi ngồi
vào bàn ăn là người nhỏ phải mời người lớn vào ăn cơm và kính
người lớn trước. Nên ông bà ta thường có câu “Ăn trong nồi,
ngồi trông hướng” là một tiêu chí bắt buộc với mỗi người Việt.
Cũng như nhiều nước trong khu vực, ẩm thực Việt Nam thể hiện
sự cân bằng, hài hòa giữa âm và dương, thiên nhiên và con
người, Do đó, đồ ăn thức uống của người Việt thường có tác
dụng bổ trợ, nâng cao sức khỏe và chữa một số bệnh thông
thường như cảm cúm, ho, các bệnh có liên quan đến dạ dày...
Những thầy lang xưa kia thường tinh thông về nhiều môn khoa
học thường thức. Như vậy, có thể thấy ẩm thực còn mang tính
triết lý và tìm hiểu về ẩm thực cho ta biết về nhiều lĩnh vực khác thuộc về văn hóa. 13
Cuối cùng, văn hóa ẩm thực ngày càng được đông đảo công
chúng và các chuyên gia văn hóa chú ý không chỉ ở nước ta mà
ở nhiều nước hiện nay. Và khi đời sống mọi người được nâng
lên thì ẩm thực cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống.
2.2. Ẩm thực Việt Nam – một nền ẩm thực vô cùng phong
phú và đa dạng: 14
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng
nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu
đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Đây
là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau như: luộc,
xào...; nhiều món canh đặc biệt như là: canh chua, trong khi đó
số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn.
Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt gà, thịt heo, vịt...
và các loại hải sản, tôm, cá, ốc... Mỗi vùng miền đều có những
đặc sản mang đậm chất riêng tinh hoa và đặc sắc.
Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế
biến từ các loại rau, đậu, thực vật. Hiện nay, đã có rất nhiều
người quen cách ăn lành mạnh như thế này, vừa tốt cho sức
khỏe tránh bị các bệnh như tiểu đường hoặc hạn chế ăn đồ mặn, cay nóng.
Ẩm thực Việt Nam còn được phối hoặc trộn với các nguyên liệu
không quá cay hoặc không quá mặn hay quá ngọt hoặc béo. Các
nguyên liệu phụ như gia vị để chế biến món ăn thêm phần đậm
đà và phong phú hơn, kích thích vị giác của người ăn. Các gia vị
đặc trưng của dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói chung được sử
dụng hài hòa và thuận theo nguyên lí.
Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu
một cách tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn, người Việt
ít khi ăn món nào riêng biệt, thường thức từng món, mà một bữa
ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa.
Đây cũng là nền ẩm thực sử dụng thường xuyên nước mắm,
tương hay tương đen. Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm 15
và nồi cơm chung, từ xưa đến nay biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt.
Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc
trưng ẩm thực Việt Nam toát lên sự đối sánh với các nền văn
hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ thận,
món ăn Việt ngon miệng, món ăn Nhật Bản nhìn thích mắt. Tuy
nhiên, đặc điểm này càng ngày càng phai nhòa và trở nên ít bản
sắc trong thời hội nhập. 16
Chương 3: Những nét chung và khác biệt trong ẩm thực ba miền.
3.1 Khát quát ẩm thực ba miền:
Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng
các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử
dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như
tôm, cua, cá... và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền
nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh
hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người
đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu
biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những
món phở , bún thang, bún chả, các món ăn như cốm Vòng, bánh
cuốn Thanh Trì... và các gia vị đặc sắc như tinh dầu cả cuống, rau Húng Láng.
So với những vùng miền khác của Việt Nam thì miền Trung có
phong thổ đặc biệt hơn cả bởi quanh năm mùa nóng thì hạn hán,
nắng như đổ lửa, nhưng khi mùa mưa đến thì bão lũ khắp nơi
mang theo cái lạnh như cắt vào da thịt. Đất trời ít dung hòa nên
người miền Trung cũng có lối ăn khác biệt so với hai vùng còn
lại. Con người miền Trung ưa dùng các món ăn có vị đậm hơn,
nồng hơn. Như là những món: mắm, cá kho... thường được ưa
chuộng bởi những ngày thời tiết thay đổi.
Mảnh đất miền Trung vốn cằn cỏi, sản vật thiên nhiên ban tặng
không được nhiều như các miền khác nên những người con ở xứ
Huế đặc biệt là ở miền Trung rất trân trọng và biến những sản
vật tuyệt vời ấy thành những món ăn tuyệt tác. 17
Và nhắc đến Quảng Nam, người ta không thể không nhắc đến
món gà vườn thơm thảo đất Tam Kỳ hay món cao lầu đặc trung
Phố Hội, món mì Quảng đậm đà phong vị, tô cơm hến cay xé
lòng... Đó chính là nét đặc trưng trong ẩm thực của người miền
Trung. Hãy một lần đặt chân đến vùng đất nắng gió đầy khắc
nghiệt này, đừng quên ghé lại thưởng thức một chút tình ấm áp
của con người xứ Huế nơi đây.hay
Và do đặc điểm hình thành và sinh hoạt kinh tế, văn hóa Nam
Bộ đã định hình nền văn minh sông nước, ở đó nguồn lương
thực – thực phẩm chính là lúa, cá và rau. Từ sự phong phú ấy
mà trải qua suốt quá trình khai hoang dựng nghiệp, món ăn, thức
uống hằng ngày của người Nam Bộ cho dù trong hoàn cảnh nào,
thiếu thốn, đậm bạc hay là đầy đủ sung túc, họ không thể khám
phá và sáng tạo nhiều phương thức nuôi trồng, đánh bắt để chế
biến vô số miếng ngon một cách có bài bản từ những đặc sản
của địa phương. Với phong cách thưởng thức “mùa nào thức
nấy” và quan niệm “ăn để mà sống” hầu có đủ dưỡng chất tái
tạo sức lao động, họ đã tỏ ra sành điệu trong việc phối hợp các
yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon , bổ, khỏe. Câu nói
“ăn được ngủ được là tiên” rất được người Nam Bộ quan tâm, xem trọng.
Khẩu vị của người Nam Bộ cũng rất đặc biệt: “gì ra nấy”. Mặn
thì phải mặn quéo lưỡi, ăn cay thì phải gừng già, cũng không thể
thiếu ớt, mà ớt thì chọn loại ớt cay xé, hít hà. Còn chua thì chua
cho nhăn mặt mới “đã thèm”, ngọt thì phải ngọt ngây hoặc ngọt
gắt, béo thì sẽ béo ngậy còn đắng sẽ đắng như mật. Còn nóng thì 18
phải “nóng hổi vừa thổi vừa ăn” mà vì sao họ lại như thế? Vì họ
không dám hoang phí làm rơi vãi hột cơm, hột gạo, mà đều xem
đó như là “hột ngọc”. Có cơm ăn đã mãn nguyện dám đâu nghĩ
đến tới việc hoang phí, bỏ thừa. Tuy Nam Bộ đã qua giai đoạn
cực kỳ gian nan khốn khổ nhưng họ vẫn giữ quan điểm này, họ
không những khó chịu mà còn cảm thấy tự hào và phát huy gìn
giữ để nhắc nhở cho đời này và đời sau biết rằng phải nhớ cội
nguồn, tri ân người mở cõi
Về nơi ăn, với những bữa cơm thường ngày trong gia đình thì
tùy điều kiện không gian căn nhà rộng hay hẹp mà bố trí hợp lí
hoặc trên bàn hay ngay dưới sàn nhà. Nhưng khi nhà có đám tiệc
thì không xuề xòa mà phải bày biện nghiêm chỉnh trong tinh
thần quý trọng khách mời, tạo nên nét văn hóa rất riêng mà cũng
rất chung, hài hòa giữa phong tục truyền thống với đặc điểm
vùng sông nước, hoàn thiện nền văn hóa ẩm thực độc đáo. 19
3.2 Những nét chung trong ẩm thực ba miền:
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng
nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba
miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa lý,
văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của
ẩm thực từng vùng – miền. Việt Nam phải chịu ách đô hộ từ
Trung Quốc đến Pháp và Mỹ... đã tạo sự phân chia địa lí, xã hội
thành các vùng miền khác nhau. Tuy cùng chung một gốc rễ cội
nguồn, nhưng trên cả nước vẫn có sự khác nhau về lối sống,
tiếng nói và tập quán ăn uống. 20
Chung quy lại thì đặc điểm ăn uống của ba miền nước ta được
quy định bởi các yếu tố: + Lịch sử + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế
+ Điều kiện xã hội và giao lưu bên ngoài
Nhìn chung, đặc điểm khẩu vị ăn uống của người Việt là thích
các món nóng giòn, sử dụng nhiều gia vị. Về màu sắc, ngoàiuo
aif việc tận dụng tối đa màu sắc tự nhiên của nguyên liệu, còn
thêm vài các màu đỏ (gấc), xanh (lá dừa, rau ngót). Đa số thích
các món ăn bình dân, giản dị nhưng không kém phần giá trị.
Những đặc điểm đó đều tạo sự hấp dẫn đối với sản phẩm. Mỗi
cùng trên đất nước Việt Nam ngoài những đặc điểm chung kể
trên còn có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trưng. Đó là
phong tục, thói quen và văn hóa từng vùng. Cái chung và cái
riêng hòa trộn với nhau khiến phong cách ẩm thực Việt Nam rất
phong phú. Nhưng đôi khi những món ăn đơn giản được bày bán
ở vỉa hè lại hấp dẫn và đông khách hơn những món ăn nơi nhà hàng sang trọng khác. 21
3.3 Những điểm khác biệt trong ẩm thực ba miền:
Người Việt nước ta rất có tài trong việc sáng tạo món ăn. Nấu ăn
là cả một nghệ thuật và khoa học. Ở mỗi miền có một cách chế
biến riêng tạo ra hương vị khác nhau. 22
Người miền Bắc thì họ ăn theo kiểu vị chua từ những nguyên
liệu như là: dấm, mè... nhưng độ chua vừa phải.
Còn người miền Trung ăn theo vị cay nhiều hơn khác biệt với
miền Bắc và miền Nam, họ chủ yếu tận dụng những nguyên liệu
như: ớt xanh, ớt trái... Và đặc biệt, người Huế sử dụng nhiều gia
vị nhất là chua và cay nhưng cũng góp phần làm cho món ăn
tăng thêm phần hấp dẫn và kích thích người ăn.
Cuối cùng, người miền Nam thì họ sử dụng vị ngọt nhiều như:
bánh, chè, xôi... họ cũng sử dụng nước dừa hay cốm dừa để tăng
vị béo hay vị ngọt của thức ăn.
Tuy có những mặt khác nhau về cách nấu hoặc khẩu vị của từng
miền nhưng món ăn đều có những điều chung và tương đồng,
đều được thể hiện qua bữa ăn và cách chế biến.
Chương 4: Ẩm thực ngày Tết ba miền Bắc Trung Nam .
4.1. Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc: 23
Sự tinh tế và tỉ mỉ trong từng chi tiết chính là điểm tạo nên nét
đặc trưng khác biệt trong mâm cơm ngày Tết của người dân
miền Bắc. Mâm cỗ ở miền Bắc được tuân thủ nghiêm theo quy
tắc: 4 bát 4 dĩa được tượng trưng cho 4 mùa và 4 phương. Vừa
chú trọng hình thức, vừa phối hợp hài hòa thể hiện được sự tinh
tế và khéo léo. Trong đó, mâm cỗ của người Hà Nội được mệnh
danh và đánh giá là gìn giữ được nét cổ truyền của người Việt,
cầu kỳ nhưng lại khéo léo.
4 bát sẽ bao gồm các món điển hình như:
. Canh bóng thả nấu với chân tẩy và nước dùng gà . Chân giò hầm măng khô
. Mọc nấm thả và miến nấu lòng gà
4 đĩa được bao gồm các món như: . Gà trống thiến luộc . Nem rán
. Giò lụa (hoặc giò thủ, chả quế) . Bánh chưng
Và nhiều gia đình sẽ còn bày thêm thịt đông, nói lên món ăn ấy
đặc trưng cho những ngày lạnh ở miền Bắc và làm phong phú
cho bữa ăn đậm vị Tết. Và còn 1 món bánh không thể thiếu đó là
bánh chưng, không chỉ là ẩm thực mà còn là linh hồn của ngày
Tết. Được gói ghém đơn giản với những nguyên liệu như hạt
gạo nếp căng tròn và thịt lợn, nhân đậu xanh còn có cả chiếc lá
dong xanh thể hiện nền văn minh lúa nước ở dân tộc ta. 24
Món tráng miệng trên mâm cũng rất đa dạng với nhiều loại mứt
Tết và trái cây khác nhau ví dụ như: mứt tắc, mứt gừng, mứt
sen... và cả món chè kho thơm ngọt được nấu kỹ bằng đậu xanh
và đường là món tráng miệng không thể thiếu của người miền
Bắc vào ngày Tết. Món nào cũng đậm đà hương vị, khiến những
người con xa quê nhà đều nhớ mãi về hương vị Tết quê hương.
4.2. Mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung: 25
Nét đặc biệt trong mâm cỗ Tết miền Trung nằm ở sự giản đơn,
mộc mạc và tràn đầy yêu thương. Các món ăn ngày Tết tại nơi
đây thường chia theo từng đĩa nhỏ vừa phải, được bày biện trên
chiếc mâm tròn, tương đồng với tinh thần tiết kiệm và sẻ chia
vốn có và với thời tiết, khí hậu đặc trưng ở đây tạo nên nét văn
hóa ẩm thực cũng là sự khác biệt riêng so với các vùng miền khác.
Những món ăn cơ bản thường thấy trong mâm cỗ Tết miền
Trung bao gồm những món như sau: . Gà luộc . Thịt heo . Bánh tét . Nem chua . Dưa hành . Ram cuốn
Đặc biệt, người miền Trung rất thích ăn những món cuốn nên
không thể nào thiếu đi các món như: thịt luộc, cá hấp cuốn bánh tráng, nem lụi...
Đối với người miền Trung còn có 1 món khoái khẩu nữa là món
bánh tét ăn kèm với dưa món, nếu như miền Bắc có dưa hành thì
miền Trung lại có dưa món. Nguyên liệu để làm dưa món khá
đơn giản chỉ cần đu đủ hay cà rốt, được ngâm chua mặn, ngâm
trong vài ngày là được 1 hũ dưa món đầy sắc vị cho ngày Tết.
Và phần còn lại là làm 1 mẻ bánh tét ngon thì rất đơn giản
nhưng lại cầu kì và cẩn thận, bánh tương đối giống bánh chưng 26
nhưng khác là về cách gói bánh thành hình trụ và gói bằng lá
chuối nguyên liệu chỉ cần: giò bò, tré và nem chua là đã đem
đến vị khác biệt vô cùng đậm đà và đắc sắc.
Bởi thế, dù mộc mạc hay cao sang những món ăn ngày Tết của
miền Trung khi qua bàn tay của những người phụ nữ thì đều trở
nên vô cùng hấp dẫn đơn giản nhưng tràn đầy yêu thương.. 27
4.3. Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam:
Nam Bộ nổi tiếng là vùng đất bình dị với những con người chất
phác, giản dị và gần gũi. Có lẽ vì thế, nên ẩm thực của họ trong
ngày Tết cũng đơn giản hơn so với miền Bắc và miền Trung. Họ
ít câu nệ về hình thức nhưng đa dạng và gần gũi.
Các món được bày biện trên mâm cỗ ngày Tết miền Nam bao gồm: . Bánh Tết . Thịt kho tàu . Canh khổ qua
Ngoài 3 món trên còn có những món được chuẩn bị thêm như: . Gà luộc . Chả giò . Gỏi ngó sen . Tôm khô ngâm củ kiệu
Về phần bánh tét ở miền Nam rất đa dạng các loại nhân, có bánh
tét nhân đậu xanh, đậu đen, chuối hoặc dừa. Có một số gia đình
cũng hay chuẩn bị thêm chả giò chiên, lạp xưởng hoặc tai heo
luộc cuốn với bánh tráng. 1 sự hòa hợp đồng địu, đơn giản nhưng dễ làm.
Trong cái khí hậu của mùa Xuân mới náo nhiệt và háo hức,
hương vị của các món ăn làm cho những người con xa quê xa xứ
muốn trở về lại quê hương, muốn được thưởng thức một bữa ăn 28
gia đình đầy đủ ấm áp và tiếng cười và làm tăng thêm phần đậm
đà truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. 29
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Có thể thấy qua những thông tin mà chúng em đã tìm hiểu thì
dDù có bị khoảng cách về địa lí, khác vùng miền, khác khẩu vị
... rằng mâm cỗ hay mâm cúng ngày Tết của 3 miền tuy có nhiều
điểm khác nhau nhưng mỗi khi tết đến xuân về những món ăn
trong mâm cỗ mỗi miền đềutrong món ăn và cách trình bày và
những nguyên liệu đều giống nhau đặc biệt thì hầu như những
món này không thể thiếu trong ngày tết (bánh tét, bánh trưng, gà
luộc,...) đều mặc dù cócó những nguyên tắc khác nhau trong
mâm cũng mỗi nhà nhưng chúng đều giống nhau về và ý nghĩa
và vẫn giữ nguyên được nét truyền thống của ông bà ta thời xưa
truyền lạiý nghĩa chung. Ta có thể thấy Cho dù như nào thì
những mâm cỗ ấy đều thể hiện những giá trị thiêng liêng sâu sắc
và truyền thống của nền văn hóa và tín ngưỡng của con người
Việt Nam. Chúng em mong rằng dù Việt Nam ta có phát triển
như thế nào đi nữa thì mọi người chúng ta đều vẫn giữ lại được
nét truyền thống đẹp này vì đây là một nét đẹp văn hóa rất được
nhiều các nước bạn ngưỡng mộ.Cũng là mong ước chung về
việc giữ gìn nét đẹp và mang đến cái Tết thật ấm no và an yên bên những người thân. 30 Lời cảm mơn
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu, các khoa, các phòng và quý thầy, cô của Trường
Đại Học Văn Hiến, những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện cho em trong quá trình học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đén thầy TS Lê Dương Khắc Minh thầy đã trực
tiếp giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này bằng
tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, do hiểu biết còn
nhiều hạn chế nên bài làm của em có khó tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được những lời góp ý của thầy để bài tiểu
luận ngày càng hoàn thiện hơn. 31