Tiểu luận Kinh tế chính trị| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN
--------***-------
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
Lý luận về sản xuất hàng hoá và vận dụng trong phát triển
kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Họ và tên SV: Lê Sĩ Thành
Lớp tín chỉ: 06
Mã SV: 11225808
GVHD: PGS.TS. Tô Đức Hạnh
HÀ NỘI, 06/2023
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
1. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa.................................................................4
1.1. Sản xuất hàng hoá...................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm sản xuất hàng hoá...........................................................................4
1.1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá..........................................................4
1.2 Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường.......................................5
1.2.1 Quy luật giá trị....................................................................................................5
1.2.2 Quy luật cung - cầu.............................................................................................5
1.2.3 Quy luật lưu thông tiền tệ....................................................................................6
1.2.4 Quy luật cạnh tranh.............................................................................................6
2. Vận dụng lý luận Mác - Lê-nin về sản xuất hàng hoá vào thực tiễn nền
kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay..............................................................7
2.1. Thực trạng về phát triển nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh.........................7
2.2. Những thành tựu đạt được........................................................................................9
2.3. Các hạn chế trong nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh.................................10
2.4. Các giải pháp phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá tỉnh Quảng
Ninh ..............................................................................................................................11
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................15
i
PHẦN MỞ ĐẦU
Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế
tỉnh Quảng Ninh và đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phục hồi và phát triển.
Trong bối cảnh đó, việc nắm vững lý luận sản xuất hàng hoá và áp dụng vào kinh
tế thị trường rất cần thiết. Đề tài nghiên cứu "Lý luận về sản xuất hàng hoá
và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường tỉnh Quảng Ninh hiện nay"
được thực hiện nhằm đóng góp vào việc khám phá phân tích sở thuyết
về sản xuất hàng hoá trong môi trường kinh tế thị trường đương đại, đặc biệt
trong bối cảnh kinh tế của tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Vận dụng lý luận về sản xuất hàng hoá trong điều kiện kinh tế thị trường ở
tỉnh Quảng Ninh hiện nay một yêu cấp thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng lợi thế của
địa phương. Việc vận dụng luận về sản xuất hàng hoá cũng góp phần giải
quyết các vấn đề hội như tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
người dân, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá tình hình sản xuất hàng
hoá tỉnh Quảng Ninh hiện nay, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất
hàng hoá, đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng luận về sản xuất hàng hoá
trong phát triển kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay
tương lai. Phương pháp tiếp cận từ các khía cạnh thuyết thực tiễn sẽ được
áp dụng trong nghiên cứu này để phân tích các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
sản xuất hàng hoá trong môi trường kinh tế thị trường tỉnh Quảng Ninh hiện
nay. Nhờ vào sự phân tích chi tiết về quá trình sản xuất, đặc điểm của thị trường
kinh tế tỉnh Quảng Ninh những thay đổi môi trường sau đại dịch Covid-19,
1
chúng ta sẽ cái nhìn toàn diện về cách sản xuất hàng hoá đóng góp vào
phát triển kinh tế và xây dựng nền tảng cho sự phục hồi kinh tế hiệu quả.
Việc lựa chọn đề tài "Lý luận về sản xuất hàng hoá vận dụng trong
phát triển kinh tế thị trường tỉnh Quảng Ninh hiện nay" góp phần mang lại
cái nhìn mới và cung cấp cơ sở cho việc đưa ra các chính sách và chiến lược phù
hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trong môi trường kinh tế thị trường
đang nổi lên mạnh mẽ tại tỉnh Quảng Ninh.
2
PHẦN NỘI DUNG
1. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa
1.1. Sản xuất hàng hoá
1.1.1. Khái niệm sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa kiểu tổ chức kinh tế hoạt động kinh tế đó,
những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
1.1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của hội
loại người. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành phát triển khi có các điều
kiện:
Một , phân công lao động hội. Phân công lao động hội sự phân
chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo
nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề
khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm
nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để
thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm
với nhau.
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất. Sự tách biệt về
mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người sản xuất độc lập với
nhau sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng
sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức phải trao đổi
dưới hình thức hàng hóa. C. Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động
nhân độc lập không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như những
3
hàng hóa”. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ
để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất xuất
hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. hội loài người càng phát
triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong
phú.
Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý
chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất
hàng hóa sẽ làm cho hội đi tới chỗ khan hiếm khủng hoảng. Với ý nghĩa
đó, cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền
sản xuất tự cấp, tự túc.
1.2 Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường
Có rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết nền kinh tế thị trường. Là nền kinh tế hàng
hóa phát triển trình độ cao, các quy luật của nền kinh tế hàng hóa cũng phát
huy tác dụng trong nền kinh tế thị trường. Một số quy luật điển hình trong nền
kinh tế thị trường là:
1.2.1 Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu
sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng - hóa phải được tiến
hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Theo yêu cầu của quy luật
giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được
hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hóa biệt phải phù hợp
với thời gian lao động hội cần thiết. vậy, họ phải luôn luôn tìm cách hạ
thấp hao phí lao độngbiệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội
4
cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy
giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của
giá cả xung quanh giá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị
trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy
luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt
động của quy luật giá trị. Những người sản xuất trao đổi hàng hóa phải tuân
theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
1.2.2 Quy luật cung - cầu
Quy luật cung - cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên
bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung - cầu
phải có sự thống nhất.
Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên
tác động lẫn nhau ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Nếu cung lớn hơn cầu thì
giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị;
nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá trị. Đây sự tác động phức tạp theo
nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.
Quy luật cung - cầu tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất lưu
thông hàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và quythị trường, ảnh hưởng tới giá cả
của hàng hóa. Căn cứ vào quan hệ cung cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của
giá cả. Ở đâu có thị trường thì ở đó quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt động một
cách khách quan. Nếu nhận thức được chúng thì có thể vận dụng để tác động đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng lợi cho quá trình sản xuất. Nhà
nước thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện
pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi
5
cấu tiêu dùng... để tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệ cân
đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý.
1.2.3 Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên
yêu cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Theo yêu cầu của quy luật, việc đưa số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
trong mỗi thời kỳ nhất định phải thống nhất với lưu thông hàng hóa. Việc không
ăn khớp giữa lưu thông tiền tệ với lưu thông hàng hóathể dẫn tới trì trệ hoặc
lạm phát.
Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng
hóa được đưa ra trên thị trường tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
Quy luật này có ý nghĩa chung cho các nền sản xuất hàng hóa.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày nay việc xác định lượng tiền
cần thiết cho lưu thông trở nên phức tạp hơn song không vượt qua ra ngoài
khuôn khổ nguyên lý nêu trên.
Khi tiền giấy ra đời, nếu được phát hành quá nhiều sẽ làm cho đồng tiền bị
mất giá trị, giá cả hàng hóa tăng lên dẫn đến lạm phát. Bởi vậy, nhà nước không
thể in phát hành tiền giấy một cách tùy tiện mà phải tuân theo nguyên của
quy luật lưu thông tiền tệ.
1.2.4 Quy luật cạnh tranh
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối
quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất trao đổi hàng hóa.
Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất
kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh.
6
Cạnh tranh sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm
được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ thông qua đó thu được lợi
ích tối đa. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng
trở nên thường xuyên, quyết liệt hơn.
2. Vận dụng lý luận Mác - Lê-nin về sản xuất hàng hoá vào thực tiễn nền
kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
2.1. Thực trạng về phát triển nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh
5 năm trở lại đây, Quảng Ninh được biết đến như một hiện tượng về phát
triển phía Bắc. Quảng Ninh đã tích cực chuyển đổi phương thức phát triển từ
"nâu" sang "xanh", đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, đạt những thành
tựu ấn tượng.Theo số liệu thống của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tổng sản
phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 269,000 tỷ đồng, tăng 17.4% so với năm
2021, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước (2.26%). Trong đó, ngành dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn nhất với 41.33%, tiếp theo là ngành công nghiệp và xây dựng
với 38.26%, ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chỉ chiếm 11.88%, cuối cùng
thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiến 8.53%. Tỉnh Quảng Ninh cũng
một trong những tỉnh thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt
8,400 USD/năm. GRDP của tỉnh năm 2022 ước đạt 10,28%, thu ngân sách nhà
nước đạt trên 55.000 tỷ đồng, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.
Tỉnh cũng thu hút được nhiều vốn đầungoài ngân sách, đặc biệt là FDI
thế hệ mới vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, du
lịch, dịch vụ. Tỉnh đã đẩy mạnh đầu vào hạ tầng giao thông, xây dựng thành
phố thông minh, cải thiện môi trường kinh doanh cải cách hành chính. Tỉnh
cũng chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh
7
hội. Quảng Ninh đã tạo được nhiều dấu ấn phát triển kinh tế - hội trong
những năm qua và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.
Nhờ thực hiện thành công chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch bệnh và chủ động đi đầu cả nước, Quảng Ninh quyết tâm mở
cửa du lịch đúng thời điểm đã phục hồi nhanh chóng. Tổng vốn đầu toàn
hội của Quảng Ninh tăng trên 10%, trọng điểm thu hút vốn FDI ít nhất 1 tỷ
USD vào các khu công nghiệp, khu kinh tế; trong đó phát triển mới ít nhất 2.000
doanh nghiệp; tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 69%; giữ vững vị trí nhóm đứng đầu
cả nước về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI.
2.2 Những thành tựu đạt được
Những kết quả đạt được của nền kinh tế thị trường tỉnh Quảng Ninh
một minh chứng cho sự phát triển bền vững toàn diện của địa phương này.
Một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh bao gồm du lịch, khai
thác than, công nghiệp chế biến dịch vụ. Du lịch Quảng Ninh đã thu hút hơn
9.5 triệu lượt khách trong năm 2022, tăng 3,55% so với năm 2021; khai thác than
đã đạt sản lượng hơn 39 triệu tấn trong năm 2022, chiếm gần 90% sản lượng
than cả nước; công nghiệp chế biến đã đóng góp hơn 30% vào giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh; dịch vụ đã tạo ra hơn 50% giá trị gia tăng của tỉnh. Nhờ
vào những kết quả đạt được của nền kinh tế thị trường, tỉnh Quảng Ninh đã góp
phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Hiện toàn tỉnh 8 nhà máy điện đang hoạt động với tổng công suất
5.643,6MW; hằng năm phát lên hệ thống lưới điện quốc gia từ 35 -38 tỷ kWh
điện, đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng và góp phần đảm bảo
an ninh năng lượng quốc gia cũng như nhu cầu sử dụng điện phục vụ phát triển
đất nước.
8
Cùng với hạ tầng điện, Quảng Ninh cũng là địa phương có sự đầu tư mạnh
mẽ cho các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT). Hiện tỉnh có 5 KKT với
tổng diện tích: 375.171 ha; 16 dự án KCN với tổng diện tích 12.886,8 ha (có
10.387,3 ha nằm trong các KKT). Tổng diện tích KCN, KKT là: 377.090 ha,
tỉnh có số lượng quy KCN, KKT lớn nhất cả nước. 16 KCN của tỉnh đều
nằm trong Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020. Cùng với đó, Quảng
Ninh có 3 KKT cửa khẩu nằm trong Quy hoạch phát triển được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đã quyết định thành lập với tổng diện tích trên 144.735 ha.
Đồng thời, tỉnh 2 KKT ven biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch phát triển đến năm 2020 với tổng diện tích trên 230.436 ha.
2.3 Các hạn chế trong nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - hội tỉnh Quảng
Ninh vẫn còn một số hạn chế, thách thức, như ngành công nghiệp - xây dựng
một trụ cột mang tính quyết định, có dư địa lớn, song tốc độ tăng trưởng mới đạt
8,7%, thấp hơn 4,7% so với cùng kỳ (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo
không đạt kỳ vọng, tốc độ tăng 16,5%, thấp hơn 14,1% so với cùng kỳ). Công
tác xúc tiến, thu hút đầu tư chậm đổi mới; hiệu quả thu hút vốn ngoài ngân sách,
nhất thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp khu kinh tế không đạt kế
hoạch 1,5 tỷ USD. Các dự án trọng điểm về phát triển du lịch, dịch vụ bị ngưng
trệ từ khi xuất hiện dịch COVID-19, việc tái khởi động chậm, không nhiều
sản phẩm dịch vụ mới.
Phát triển kinh tế biển, dịch vụ cảng biển, nông, lâm, thủy sản chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế. Công tác quản lý, điều hành ngân sách, chuẩn bị đầu
tư một số dự án, giải ngân vốn đầu tư công, quản lý phát triển văn hóa, xã hội có
9
mặt còn hạn chế; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tạo được chuyển
biến rõ nét.
Những hạn chế nêu trên nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan,
song chủ yếu do năng lực cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của tỉnh một số cơ quan, đơn
vị, địa phương vẫn khâu yếu, chậm được khắc phục, thiếu quyết tâm, quyết
liệt, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu.
2.4 Các giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh
Nền kinh tế thị trường tỉnh Quảng Ninh một trong những động lực
quan trọng của sự phát triển kinh tế - hội của tỉnh. Để phát triển nền kinh tế
thị trường ở tỉnh Quảng Ninh, cần có những giải pháp thích hợp, trong đó có:
Tận dụng tốt các nguồn lực tự nhiên, nhân lực văn hóa địa phương,
phát huy các sản phẩm đặc trưng thương hiệu của tỉnh, như than Quảng
Ninh, vịnh Hạ Long, Yên Tử,... Muốn khai thác tối đa mọi nguồn lực cần phát
triển nhiều ngành nghề, sử dụng hiệu quả sở vật chất kỹ thuật hiện
tạo việc làm cho người lao động. Phân công lại lao động giữa các ngành theo
hướng chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác hóa lao động. Cùng với mở rộng phân
công lao động trong tỉnh tiếp tục mở rộng phân công hợp tác lao động
ngoài tỉnh.
Đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất hàng hoá, không chỉ dựa vào một số
ngành truyền thống, còn phát triển các ngành mới tiềm năng và sức cạnh
tranh cao, như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái... Tỉnh
Quảng Ninh vị trí địa thuận lợi cho việc giao thương. Nguồn lao động dồi
dào, giá rẻ. Điều này cho thấy lực lượng lao động của tỉnh hoàn toàn có đủ điều
kiện để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu như
10
than đá, hải sản, xơ, sợi bông đang đóng góp một phần không nhỏ cho GDP của
tỉnh.
Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá trong ngoài nước, tìm kiếm các
đối tác kinh doanh uy tín lâu dài, tham gia vào các mạng lưới thương mại
quốc tế và khu vực, tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do. Khai
thác triệt để lợi thế sánh của tỉnh trong quan hệ kinh tế nhằm khai thác tiềm
năng lao động, tài nguyên thiên nhiên đất nước, tăng xuất khẩu để nhập khẩu, thu
hút vốn kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng
hoá, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải thiện chính sách thuế, tín dụng
bảo hộ thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏvừa phát triển. Nâng
cao hiệu quả thu hút đầu tư, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả đầu
công, đầu hội, đầu trực tiếp nước ngoài FDI. Đẩy mạnh cấu lại
kinh tế gắn với đổi mới hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh, tính bền vững của nền
kinh tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công.
Huy động mọi nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư; đẩy nhanh tốc độ phát
triển hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - hội đồng bộ, hiện đại;
thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng. Gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng
kinh tế với phát triển con người. Xây dựng chính quyền địa phương các cấp liêm
chính, phục vụ, thực sự "của dân, do dân, dân", hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.
Nếu tỉnh Quảng Ninh có thể triển khai hiệu quả các giải pháp trên, kinh tế
thị trườngtỉnh sẽbước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển bền
vững của đất nước.
11
PHẦN KẾT LUẬN
Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa hội, một
thời kỳ phức tạp đầy biến động, một thời kỳ xây dựng sở vật chất hạ tầng
cho chủ nghĩa xã hội để hoàn thành cách mạng dân chủ. Với điểm xuất phát thấp,
điều kiện kinh tế khó khăn nhiều trở ngại, muốn phát triển kinh tế bền
vững, thực hiện kinh tế thị trường là một bước ngoặt quan trọng và tất yếu.
Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh cũng
một quá trình vừa tính cấp bách lại vừa mang tính chiến lược lâu dài. Từ
khi áp dụng chính sách đổi mới kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã nhận ra rằng việc
đổi mới phải theo hướng lợi cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Trong mấy thập kỷ gần đây, sản xuất hàng hoá tỉnh Quảng Ninh đã phát triển
mạnh mẽ nhờ vào sự tác động và thúc đẩy của công nghệ mới lực lượng sản
xuất mới.
Tốc độ phát triển cao của sản xuất hàng hoá tạo sự hấp dẫn mạnh đối với
các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - hội hiện nay các địa
phương hội chủ nghĩa. Trên con đường chuyển biến nền kinh tế của tỉnh
Quảng Ninh, bên cạnh những thành tựu to lớn, còn phải đối mặt với nhiều thách
thức, cản trở. Khó khăn đặt ra đây việc xây dựng nền kinh tế thị trường
trong bối cảnh nền kinh tế còn tồn tại nhiều yếu kém và năng suất lao động thấp.
Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng các nhà lãnh đạo, Việt
Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng có thể khẳng định rằng nền kinh tế
thị trường sẽ được phát triển theo hướng hội chủ nghĩa. Định hướng hội
chủ nghĩa không chỉ phản ánh nguyện vọngtưởng của Đảng, Nhà nước và
nhân dân còn phản ánh xu thế phát triển khách quan của thời đại cũng như
quy luật tiến hóa của lịch sử.
12
Chính vậy, chính sách phát triển của nền kinh tế thị trường sự định
hướng hội chủ nghĩa một yêu cầu cấp thiết hợp của quy luật phát
triển, nó thể hiện tư tưởng tiến bộ, sáng suốt của Đảng. Việc chuyển biến theo xu
thế phát triển chung của thế giới với sự bắt kịp của thời đại là bước ngoặt lớn tạo
đà phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, trên con đường phát triển
này, tỉnh Quảng Ninh cần nỗ lực hơn nữa để đạt thêm nhiều thành tựu to lớn
xây dựng nền kinh tế mới phát triển theo đúng nghĩa đổi mới của nó.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GD&ĐT, Giáo trình Kinh tế-Chính trị Mác-Lênin, NXB Quốc Gia.
[2] Điểm sáng phát triển Quảng Ninh - Bài 2: 'Mạnh tay' đầu kết cấu hạ tầng
phát triển các ngành kinh tế
https://nhadautu.vn/dong-luc-phat-trien-quang-ninh--bai-2-manh-tay-dau-tu-ket-
cau-ha-tang-phat-trien-cac-nganh-kinh-te-
[3] Điểm sáng kinh tế năm 2022, tỉnh Quảng Ninh tiếp đà phát triển nhanh
bền vững
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/gop-y-du-thao-cac-van-kien-trinh-
dai-hoi-xiii-cua-dang/-/2018/826670/diem-sang-kinh-te-nam-2022%2C-tinh-
quang-ninh-tiep-da-phat-trien-nhanh-va-ben-vung.aspx
[4] Cục thống tỉnh Quảng Ninh (2021), Niên giám thống 2021, Quảng
Ninh.
[5] Cục thống tỉnh Quảng Ninh (2022), Niên giám thống 2022, Quảng
Ninh.
[6] https://www.quangninh.gov.vn
ii
| 1/16

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN --------***------- BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI:
Lý luận về sản xuất hàng hoá và vận dụng trong phát triển
kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Họ và tên SV: Lê Sĩ Thành Lớp tín chỉ: 06 Mã SV: 11225808
GVHD: PGS.TS. Tô Đức Hạnh HÀ NỘI, 06/2023
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
1. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa.................................................................4
1.1. Sản xuất hàng hoá...................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm sản xuất hàng hoá...........................................................................4
1.1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá..........................................................4
1.2 Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường.......................................5
1.2.1 Quy luật giá trị....................................................................................................5
1.2.2 Quy luật cung - cầu.............................................................................................5
1.2.3 Quy luật lưu thông tiền tệ....................................................................................6
1.2.4 Quy luật cạnh tranh.............................................................................................6
2. Vận dụng lý luận Mác - Lê-nin về sản xuất hàng hoá vào thực tiễn nền
kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay..............................................................7
2.1. Thực trạng về phát triển nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh.........................7
2.2. Những thành tựu đạt được........................................................................................9
2.3. Các hạn chế trong nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh.................................10
2.4. Các giải pháp phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá ở tỉnh Quảng
Ninh ..............................................................................................................................11
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................15 i PHẦN MỞ ĐẦU
Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế
tỉnh Quảng Ninh và đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phục hồi và phát triển.
Trong bối cảnh đó, việc nắm vững lý luận sản xuất hàng hoá và áp dụng vào kinh
tế thị trường là rất cần thiết. Đề tài nghiên cứu "Lý luận về sản xuất hàng hoá
và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay"
được thực hiện nhằm đóng góp vào việc khám phá và phân tích cơ sở lý thuyết
về sản xuất hàng hoá trong môi trường kinh tế thị trường đương đại, đặc biệt là
trong bối cảnh kinh tế của tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Vận dụng lý luận về sản xuất hàng hoá trong điều kiện kinh tế thị trường ở
tỉnh Quảng Ninh hiện nay là một yêu cấp thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng và lợi thế của
địa phương. Việc vận dụng lý luận về sản xuất hàng hoá cũng góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
người dân, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá tình hình sản xuất hàng
hoá ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất
hàng hoá, đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng lý luận về sản xuất hàng hoá
trong phát triển kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay và
tương lai. Phương pháp tiếp cận từ các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn sẽ được
áp dụng trong nghiên cứu này để phân tích các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
sản xuất hàng hoá trong môi trường kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện
nay. Nhờ vào sự phân tích chi tiết về quá trình sản xuất, đặc điểm của thị trường
kinh tế tỉnh Quảng Ninh và những thay đổi môi trường sau đại dịch Covid-19, 1
chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện về cách mà sản xuất hàng hoá đóng góp vào
phát triển kinh tế và xây dựng nền tảng cho sự phục hồi kinh tế hiệu quả.
Việc lựa chọn đề tài "Lý luận về sản xuất hàng hoá và vận dụng trong
phát triển kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay" góp phần mang lại
cái nhìn mới và cung cấp cơ sở cho việc đưa ra các chính sách và chiến lược phù
hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trong môi trường kinh tế thị trường
đang nổi lên mạnh mẽ tại tỉnh Quảng Ninh. 2 PHẦN NỘI DUNG
1. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa 1.1. Sản xuất hàng hoá
1.1.1. Khái niệm sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế hoạt động kinh tế mà ở đó,
những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
1.1.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội
loại người. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:
Một là, phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự phân
chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo
nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề
khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm
nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để
thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất. Sự tách biệt về
mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người sản xuất độc lập với
nhau có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng
sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi
dưới hình thức hàng hóa. C. Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư
nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những 3
hàng hóa”. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ
để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất xuất
hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát
triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.
Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý
chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất
hàng hóa sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa
đó, cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền
sản xuất tự cấp, tự túc.
1.2 Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường
Có rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết nền kinh tế thị trường. Là nền kinh tế hàng
hóa phát triển ở trình độ cao, các quy luật của nền kinh tế hàng hóa cũng phát
huy tác dụng trong nền kinh tế thị trường. Một số quy luật điển hình trong nền kinh tế thị trường là:
1.2.1 Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng - hóa phải được tiến
hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Theo yêu cầu của quy luật
giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã
hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải phù hợp
với thời gian lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, họ phải luôn luôn tìm cách hạ
thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội 4
cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy
giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của
giá cả xung quanh giá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị
trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy
luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt
động của quy luật giá trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân
theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
1.2.2 Quy luật cung - cầu
Quy luật cung - cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên
bán) và cầu (bên mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung - cầu
phải có sự thống nhất.
Trên thị trường, cung - cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên
tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Nếu cung lớn hơn cầu thì
giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị;
nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá trị. Đây là sự tác động phức tạp theo
nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.
Quy luật cung - cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu
thông hàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả
của hàng hóa. Căn cứ vào quan hệ cung cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của
giá cả. Ở đâu có thị trường thì ở đó quy luật cung - cầu tồn tại và hoạt động một
cách khách quan. Nếu nhận thức được chúng thì có thể vận dụng để tác động đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất. Nhà
nước có thể vận dụng quy luật cung - cầu thông qua các chính sách, các biện
pháp kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ 5
cấu tiêu dùng... để tác động vào các hoạt động kinh tế, duy trì những tỷ lệ cân
đối cung - cầu một cách lành mạnh và hợp lý.
1.2.3 Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên
yêu cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Theo yêu cầu của quy luật, việc đưa số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
trong mỗi thời kỳ nhất định phải thống nhất với lưu thông hàng hóa. Việc không
ăn khớp giữa lưu thông tiền tệ với lưu thông hàng hóa có thể dẫn tới trì trệ hoặc lạm phát.
Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả hàng
hóa được đưa ra trên thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
Quy luật này có ý nghĩa chung cho các nền sản xuất hàng hóa.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày nay việc xác định lượng tiền
cần thiết cho lưu thông trở nên phức tạp hơn song không vượt qua ra ngoài
khuôn khổ nguyên lý nêu trên.
Khi tiền giấy ra đời, nếu được phát hành quá nhiều sẽ làm cho đồng tiền bị
mất giá trị, giá cả hàng hóa tăng lên dẫn đến lạm phát. Bởi vậy, nhà nước không
thể in và phát hành tiền giấy một cách tùy tiện mà phải tuân theo nguyên lý của
quy luật lưu thông tiền tệ.
1.2.4 Quy luật cạnh tranh
Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối
quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất
kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh. 6
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có
được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó thu được lợi
ích tối đa. Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng
trở nên thường xuyên, quyết liệt hơn.
2. Vận dụng lý luận Mác - Lê-nin về sản xuất hàng hoá vào thực tiễn nền
kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
2.1. Thực trạng về phát triển nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh
5 năm trở lại đây, Quảng Ninh được biết đến như một hiện tượng về phát
triển ở phía Bắc. Quảng Ninh đã tích cực chuyển đổi phương thức phát triển từ
"nâu" sang "xanh", đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, đạt những thành
tựu ấn tượng.Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tổng sản
phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 269,000 tỷ đồng, tăng 17.4% so với năm
2021, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước (2.26%). Trong đó, ngành dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn nhất với 41.33%, tiếp theo là ngành công nghiệp và xây dựng
với 38.26%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 11.88%, cuối cùng
là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiến 8.53%. Tỉnh Quảng Ninh cũng là
một trong những tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt
8,400 USD/năm. GRDP của tỉnh năm 2022 ước đạt 10,28%, thu ngân sách nhà
nước đạt trên 55.000 tỷ đồng, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.
Tỉnh cũng thu hút được nhiều vốn đầu tư ngoài ngân sách, đặc biệt là FDI
thế hệ mới vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, du
lịch, dịch vụ. Tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng giao thông, xây dựng thành
phố thông minh, cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách hành chính. Tỉnh
cũng chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh 7
xã hội. Quảng Ninh đã tạo được nhiều dấu ấn phát triển kinh tế - xã hội trong
những năm qua và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.
Nhờ thực hiện thành công chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch bệnh và chủ động đi đầu cả nước, Quảng Ninh quyết tâm mở
cửa du lịch đúng thời điểm đã phục hồi nhanh chóng. Tổng vốn đầu tư toàn xã
hội của Quảng Ninh tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI ít nhất 1 tỷ
USD vào các khu công nghiệp, khu kinh tế; trong đó phát triển mới ít nhất 2.000
doanh nghiệp; tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 69%; giữ vững vị trí nhóm đứng đầu
cả nước về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI.
2.2 Những thành tựu đạt được
Những kết quả đạt được của nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh là
một minh chứng cho sự phát triển bền vững và toàn diện của địa phương này.
Một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh bao gồm du lịch, khai
thác than, công nghiệp chế biến và dịch vụ. Du lịch Quảng Ninh đã thu hút hơn
9.5 triệu lượt khách trong năm 2022, tăng 3,55% so với năm 2021; khai thác than
đã đạt sản lượng hơn 39 triệu tấn trong năm 2022, chiếm gần 90% sản lượng
than cả nước; công nghiệp chế biến đã đóng góp hơn 30% vào giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh; dịch vụ đã tạo ra hơn 50% giá trị gia tăng của tỉnh. Nhờ
vào những kết quả đạt được của nền kinh tế thị trường, tỉnh Quảng Ninh đã góp
phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Hiện toàn tỉnh có 8 nhà máy điện đang hoạt động với tổng công suất
5.643,6MW; hằng năm phát lên hệ thống lưới điện quốc gia từ 35 -38 tỷ kWh
điện, đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng và góp phần đảm bảo
an ninh năng lượng quốc gia cũng như nhu cầu sử dụng điện phục vụ phát triển đất nước. 8
Cùng với hạ tầng điện, Quảng Ninh cũng là địa phương có sự đầu tư mạnh
mẽ cho các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT). Hiện tỉnh có 5 KKT với
tổng diện tích: 375.171 ha; 16 dự án KCN với tổng diện tích là 12.886,8 ha (có
10.387,3 ha nằm trong các KKT). Tổng diện tích KCN, KKT là: 377.090 ha, là
tỉnh có số lượng và quy mô KCN, KKT lớn nhất cả nước. 16 KCN của tỉnh đều
nằm trong Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020. Cùng với đó, Quảng
Ninh có 3 KKT cửa khẩu nằm trong Quy hoạch phát triển được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đã có quyết định thành lập với tổng diện tích trên 144.735 ha.
Đồng thời, tỉnh có 2 KKT ven biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch phát triển đến năm 2020 với tổng diện tích trên 230.436 ha.
2.3 Các hạn chế trong nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh vẫn còn một số hạn chế, thách thức, như ngành công nghiệp - xây dựng là
một trụ cột mang tính quyết định, có dư địa lớn, song tốc độ tăng trưởng mới đạt
8,7%, thấp hơn 4,7% so với cùng kỳ (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo
không đạt kỳ vọng, tốc độ tăng 16,5%, thấp hơn 14,1% so với cùng kỳ). Công
tác xúc tiến, thu hút đầu tư chậm đổi mới; hiệu quả thu hút vốn ngoài ngân sách,
nhất là thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp và khu kinh tế không đạt kế
hoạch 1,5 tỷ USD. Các dự án trọng điểm về phát triển du lịch, dịch vụ bị ngưng
trệ từ khi xuất hiện dịch COVID-19, việc tái khởi động chậm, không có nhiều
sản phẩm dịch vụ mới.
Phát triển kinh tế biển, dịch vụ cảng biển, nông, lâm, thủy sản chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế. Công tác quản lý, điều hành ngân sách, chuẩn bị đầu
tư một số dự án, giải ngân vốn đầu tư công, quản lý phát triển văn hóa, xã hội có 9
mặt còn hạn chế; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tạo được chuyển biến rõ nét.
Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
song chủ yếu là do năng lực cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của tỉnh ở một số cơ quan, đơn
vị, địa phương vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục, thiếu quyết tâm, quyết
liệt, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu.
2.4 Các giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh
Nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh là một trong những động lực
quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để phát triển nền kinh tế
thị trường ở tỉnh Quảng Ninh, cần có những giải pháp thích hợp, trong đó có:
Tận dụng tốt các nguồn lực tự nhiên, nhân lực và văn hóa địa phương,
phát huy các sản phẩm đặc trưng và có thương hiệu của tỉnh, như than Quảng
Ninh, vịnh Hạ Long, Yên Tử,... Muốn khai thác tối đa mọi nguồn lực cần phát
triển nhiều ngành nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và
tạo việc làm cho người lao động. Phân công lại lao động giữa các ngành theo
hướng chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác hóa lao động. Cùng với mở rộng phân
công lao động trong tỉnh là tiếp tục mở rộng phân công và hợp tác lao động ngoài tỉnh.
Đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất hàng hoá, không chỉ dựa vào một số
ngành truyền thống, mà còn phát triển các ngành mới có tiềm năng và sức cạnh
tranh cao, như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái... Tỉnh
Quảng Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương. Nguồn lao động dồi
dào, giá rẻ. Điều này cho thấy lực lượng lao động của tỉnh hoàn toàn có đủ điều
kiện để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu như 10
than đá, hải sản, xơ, sợi bông đang đóng góp một phần không nhỏ cho GDP của tỉnh.
Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước, tìm kiếm các
đối tác kinh doanh uy tín và lâu dài, tham gia vào các mạng lưới thương mại
quốc tế và khu vực, tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do. Khai
thác triệt để lợi thế só sánh của tỉnh trong quan hệ kinh tế nhằm khai thác tiềm
năng lao động, tài nguyên thiên nhiên đất nước, tăng xuất khẩu để nhập khẩu, thu
hút vốn kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng
hoá, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải thiện chính sách thuế, tín dụng và
bảo hộ thương mại, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Nâng
cao hiệu quả thu hút đầu tư, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả đầu
tư công, đầu tư xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Đẩy mạnh cơ cấu lại
kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh, tính bền vững của nền
kinh tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công.
Huy động mọi nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư; đẩy nhanh tốc độ phát
triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại;
thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng. Gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng
kinh tế với phát triển con người. Xây dựng chính quyền địa phương các cấp liêm
chính, phục vụ, thực sự "của dân, do dân, vì dân", hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.
Nếu tỉnh Quảng Ninh có thể triển khai hiệu quả các giải pháp trên, kinh tế
thị trường ở tỉnh sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. 11 PHẦN KẾT LUẬN
Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một
thời kỳ phức tạp và đầy biến động, một thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng
cho chủ nghĩa xã hội để hoàn thành cách mạng dân chủ. Với điểm xuất phát thấp,
điều kiện kinh tế khó khăn và có nhiều trở ngại, muốn phát triển kinh tế bền
vững, thực hiện kinh tế thị trường là một bước ngoặt quan trọng và tất yếu.
Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở tỉnh Quảng Ninh cũng
là một quá trình vừa có tính cấp bách lại vừa mang tính chiến lược lâu dài. Từ
khi áp dụng chính sách đổi mới kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã nhận ra rằng việc
đổi mới phải theo hướng có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Trong mấy thập kỷ gần đây, sản xuất hàng hoá ở tỉnh Quảng Ninh đã phát triển
mạnh mẽ nhờ vào sự tác động và thúc đẩy của công nghệ mới và lực lượng sản xuất mới.
Tốc độ phát triển cao của sản xuất hàng hoá tạo sự hấp dẫn mạnh đối với
các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở các địa
phương xã hội chủ nghĩa. Trên con đường chuyển biến nền kinh tế của tỉnh
Quảng Ninh, bên cạnh những thành tựu to lớn, còn phải đối mặt với nhiều thách
thức, cản trở. Khó khăn đặt ra ở đây là việc xây dựng nền kinh tế thị trường
trong bối cảnh nền kinh tế còn tồn tại nhiều yếu kém và năng suất lao động thấp.
Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và các nhà lãnh đạo, Việt
Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng có thể khẳng định rằng nền kinh tế
thị trường sẽ được phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội
chủ nghĩa không chỉ phản ánh nguyện vọng và lý tưởng của Đảng, Nhà nước và
nhân dân mà còn phản ánh xu thế phát triển khách quan của thời đại cũng như
quy luật tiến hóa của lịch sử. 12
Chính vì vậy, chính sách phát triển của nền kinh tế thị trường có sự định
hướng xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu cấp thiết và hợp lý của quy luật phát
triển, nó thể hiện tư tưởng tiến bộ, sáng suốt của Đảng. Việc chuyển biến theo xu
thế phát triển chung của thế giới với sự bắt kịp của thời đại là bước ngoặt lớn tạo
đà phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, trên con đường phát triển
này, tỉnh Quảng Ninh cần nỗ lực hơn nữa để đạt thêm nhiều thành tựu to lớn và
xây dựng nền kinh tế mới phát triển theo đúng nghĩa đổi mới của nó. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GD&ĐT, Giáo trình Kinh tế-Chính trị Mác-Lênin, NXB Quốc Gia.
[2] Điểm sáng phát triển Quảng Ninh - Bài 2: 'Mạnh tay' đầu tư kết cấu hạ tầng
phát triển các ngành kinh tế
https://nhadautu.vn/dong-luc-phat-trien-quang-ninh--bai-2-manh-tay-dau-tu-ket-
cau-ha-tang-phat-trien-cac-nganh-kinh-te-
[3] Điểm sáng kinh tế năm 2022, tỉnh Quảng Ninh tiếp đà phát triển nhanh và bền vững
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/gop-y-du-thao-cac-van-kien-trinh-
dai-hoi-xiii-cua-dang/-/2018/826670/diem-sang-kinh-te-nam-2022%2C-tinh-
quang-ninh-tiep-da-phat-trien-nhanh-va-ben-vung.aspx
[4] Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2021), Niên giám thống kê 2021, Quảng Ninh.
[5] Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2022), Niên giám thống kê 2022, Quảng Ninh.
[6] https://www.quangninh.gov.vn ii