Tiểu luận kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Tiểu luận kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
__________________________ BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài: Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về hội nhập
kinh tế quốc tế và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh
Mã sinh viên: 11234176
Lớp: Kinh tế chính trị Mác – Lê nin (223)_10 Số thứ tự: 02
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Hiếu Hà nội, 05/2023 MỤC LỤC MỤC
LỤC……………………………………………………………………………..1 lOMoAR cPSD| 44820939 LỜI MỞ
ĐẦU…………………………………………………………………………2 I. CƠ SỞ LÝ
LUẬN…………………………………………………………………...3
A. Lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về hội nhập kinh tế quốc tế…………………3
1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế………………………………………3
1.1. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế……………….3 1.2. Nội dung hội nhập kinh tế
quốc tế…………………………………...4
B. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam…5 1.
Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế……………………...5 2.
Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế……………………...7 II.LIÊN HỆ THỰC TIỄN
……………………………………………………………9
A. Việt nam trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế………………......................9
1. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiệnnay………………………………9
2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam……………………………9
3. Thành tựu trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam………..11
B. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế…………………………………………………………………………........
131. Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế……………………….13
2. Những thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế…………...14
C. Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam
…………………………………………………………………………...15
1. Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh
tế……………………………………….15
2. Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh…………16
3. Thực thi hiệu quả các
FTA……………………………………………….. 16
4. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 và phát triển bền vững……17
5. Hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc
phòng………………………………………………………..17
III.KẾT LUẬN……………………………………………………………... ……….18 1 lOMoAR cPSD| 44820939 IV. TÀI LIỆU THAM
KHẢO……………………………………………………….19 LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu hướng tất yếu,
khách quan không thể thiếu đối với sự phát triển của một quốc gia. Hội nhập kinh tế
quốc tế đã tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu ngày càng
gia tăng, tận dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp và thúc đẩy phát triển toàn
diện. Tuy nhiên, mọi thứ đều có mặt trái, nếu không có định hướng rõ ràng hay chính
sách đúng đắn, hội nhập kinh tế quốc tế có thể trở thành một con dao hai lưỡi, đem
lại những khó khăn và thách thức cho các quốc gia. Những khó khăn bao gồm sự cạnh
tranh khốc liệt, giá cả không ổn định, bất bình đẳng tài chính, giảm tiêu chuẩn môi
trường, khai thác người lao động trong các nước đang phát triển, cú sốc kinh tế có thể
lan truyền đến các quốc gia khác thông qua quá trình toàn cầu hóa.
Dẫu vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang ngày càng sâu sắc trên toàn thế giới. Đặc
biệt là cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hội nhập kinh tế là một cơ
hội rất lớn để rút dần khoảng cách đối với các quốc gia tiên tiến trên toàn cầu. Việt
Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội X của
Đảng đã khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa
đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khan, thách thức cho các quốc gia, nhất là
các nước đang phát triển”. Đây không phải là nhiệm vụ nhất thời, ngắn hạn mà là vấn
đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này.
Bởi lẽ một quốc gia đi ngược lại xu thế chung của thời đại sẽ tụt hậu và bị cô lập, nếu
không cải thiện thì sớm muộn gì cũng sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế. Hơn thế
nữa, một nước đang phát triển thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế
giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Chúng ta đã trải qua 18 năm thực hiện đường lối mở cửa, đổi mới và hội nhập với nền
kinh tế khu vực và toàn cầu. Với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ”
và “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn
đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam đã thiết lập các quan hệ thương mại,
đầu tư, dịch vụ và khoa học kỹ thuật với tất cả các nước, tích cực tham gia vào các tổ
chức, diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực. Vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng hội nhập
của nền kinh tế nước ta hiện nay đang là vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng. lOMoAR cPSD| 44820939
Là một sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, em có nhiều sự quan tâm đến các
vấn đề kinh tế quốc gia nói riêng và kinh tế thế giới nói chung, đặc biệt là vấn đề toàn
cầu hóa kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của xu hướng này đến nền kinh tế Việt Nam.
Thông qua tài liệu tham khảo và những kiến thức được lĩnh hội trong môn học, em xin
được phép trình bày đề tài nghiên cứu: “ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
A. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết
nền kinh tế của mình với nền kinh tế thị trường dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời
tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
1.1. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế.
a) Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng
giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa không chỉ ảnh hưởng đến văn
hóa và kinh tế mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác như môi trường, giáo dục,
y tế, xã hội và chính trị. Thực tế, hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang là xu thế nổi trội
nhất, vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh
vực khác. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các
tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại"
nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn
cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh
tế vượt qua mọi giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.
Nói tóm lại, toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công
lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng,
khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách
rời của nền kinh tế toàn cầu. Trong toàn cầu hóa nền kinh tế, các yếu tố sản xuất được
lưu thông trên phạm vi toàn cầu. Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được
lưu thông trên phạm vi toàn cầu. Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước
không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập
kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và 3 lOMoAR cPSD| 44820939
đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách majg công
nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
b) Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến củacác nước, nhất là
các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát
triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước
tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nước mở rộng thị trường, thu hút vốn và công
nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và
tăng mức thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Tuy nhiên, có một điều cần phải lưu ý rằng, nhờ vào ưu thế về vốn và công nghệ,
chủ nghĩa tư bản hiện đại đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá trình toàn
cầu hóa thành quá trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ
nghĩa. Điều này khiến cho các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít
rủi ro, thách thức đó là: sự gia tăng phụ thuốc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình
đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa các nước đang phát triển và phát
triển. Bởi vậy, các nước đang và kém phát triển cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm
các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lý.
1.2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.
• Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công.
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá.
Qúa trình hội nhập cần phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu, đòi hỏi
phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.
Những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công bao gồm những điều kiện
sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế,
nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh tế có năng lực sản xuất thực…
• Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức và được chia thành các mức
độ cơ bản từ thấp tới cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (Preferential Trade
Arrangement – PTA), Liên minh thuế quan (Custom Union – CU), Thị trường chung (hay
thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ (Economic Union – EU),… lOMoAR cPSD| 44820939
Về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của
một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác
quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
B. TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên kết giữa nền kinh tế Việt Nam
với nền kinh tế thế giới. Do đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra sự tác động
theo hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực.
1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn
trong phát triển của các nước và những lợi ích khác nhau cho cả người sản xuất và
người tiêu dùng. Cụ thể là:
a) Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học – công nghệ, vốn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Hội nhập kinh tế thực chất là mở cửa thị trường, vì vậy, khi Việt Nam gia nhập các tổ
chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng. Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi
về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều
kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Chỉ tính trong khu vực mậu
dịch tự do ASEAN, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên tăng
đáng kể. Năm đầu tiên hội nhập ASEAN, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt
Nam với ASEAN chỉ đạt mức 3,5 tỷ USD. Năm 2020, mặc dù chịu tác động tiêu cực của
đại dịch Covid – 19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN có sụt
giảm nhưng vẫn đạt mức 53,6 tỷ USD tăng 15,4 lần so với năm 1995, chiếm 9,8% tổng
kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước.
Hình 2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 1995 – 2020 (Đơn
vị tỷ USD) Nguồn: Tổng cục thống kê. b) Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 5 lOMoAR cPSD| 44820939
Khi xuất khẩu tăng kéo theo số lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn. Như vậy sẽ
có tác động tốt, tạo ra nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập của người lao động, tạo
cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Dưới đây là một số số liệu và dẫn chứng cụ thể để minh họa việc hội nhập kinh tế
quốc tế tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam:
- Tăng cơ hội việc làm và thu nhập: •
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm
2007, GDP của Việt Nam đã tăng đáng kể. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP
của Việt Nam đã tăng từ 77,4 tỷ USD vào năm 2007 lên khoảng 368 tỷ
USD vào năm 2022. Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank). •
Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ: Sự gia tăng đầu tư từ các
công ty nước ngoài đã tạo ra nhiều việc làm mới. Theo Tổng cục Thống
kê Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động tại
khu vực thành thị đã giảm xuống còn 3,06% vào năm 2022.
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO). •
Thu nhập bình quân của người lao động đã tăng lên đáng kể nhờ sự tăng
trưởng kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người
năm 2022 đạt khoảng 4.000 USD, tăng gấp nhiều lần so với những năm
trước khi hội nhập kinh tế sâu rộng. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO).
- Chuyển giao công nghệ và kiến thức: •
Việc hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ, quản lý và quy trình sản
xuất hiện đại. Ví dụ, theo Bộ Công Thương Việt Nam, trong năm 2020,
các doanh nghiệp FDI đã đầu tư hơn 9,3 tỷ USD vào Việt Nam, đóng góp
vào việc nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng nguồn nhân lực.
- Nâng cao trình độ và kỹ năng: •
Hội nhập kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội học tập và đào tạo cho người lao
động. Các chương trình hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam và các
đối tác quốc tế thường mang lại cơ hội học tập tại các trường đại học
hàng đầu trên thế giới, giúp người lao động Việt Nam nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng.
- Tăng cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu: •
Hội nhập kinh tế mở ra cơ hội cho người lao động tham gia vào các dự
án và chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó họ có thể tiếp cận với các công lOMoAR cPSD| 44820939
nghệ mới, phương pháp quản lý tiên tiến và kinh nghiệm quốc tế, tăng
cường sự chuyên nghiệp và đa dạng hóa kỹ năng của họ. •
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng đã góp phần
tạo ra khoảng 18,000 - 19,000 việc làm mỗi năm giai đoạn 2021-2030,
đặc biệt trong các ngành như nông nghiệp công nghệ cao, dệt may, giày
da, công nghệ thông tin, và các dịch vụ khác (Nguồn: Báo điện tử Dân Trí).
Những số liệu và dẫn chứng này cho thấy rằng việc hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ
tạo ra cơ hội việc làm và thu nhập, mà còn tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ,
nâng cao trình độ và kỹ năng, cũng như tăng cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
c) Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an
ninh – quốc phòng. -
Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạođiều kiện để
tiếp thu nhưng giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những gia trị và tiến bộ của văn
hóa, văn minh của thế giưới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã
hội. Theo Báo cáo của UNESCO, việc hội nhập kinh tế thường đi đôi với việc trao đổi
văn hóa giữa các quốc gia, đóng góp vào sự đa dạng và phong phú hóa văn hóa toàn
cầu. Ví dụ, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp giải trí của Việt Nam đã phát
triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của các nghệ sĩ, nhà sản xuất và đối tác quốc
tế, từ đó tạo ra cơ hội cho trao đổi văn hóa và tăng cường tương tác giữa Việt Nam và các quốc gia khác. -
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh đến hội nhập chính trị,tạo điều
kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ
của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội -
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trìhòa bình, ổn
định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra
khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề
quan tâm chung như: môi trường, biến đổi khí hậu, phòng, chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế a)
Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiếnnhiều doanh
nghiệp và ngành kinh tế của nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí phá sản,
gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội. 7 lOMoAR cPSD| 44820939 b)
Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thịtrường bên
ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính
trị, kinh tế và thị trường quốc tế. c)
Có thể dẫn đến phân phối không công bằng về lợi ích và rủi ro chocác nước, các
nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu – nghèo
và bất bình đẳng xã hội. d)
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triểnnhư nước ta
phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do nhiên hướng
tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá
trị gia tăng thấp. Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, dễ
trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao. e)
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối vớiquyền lực nhà
nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an
ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội. f)
Có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyềnthống Việt Nam
bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. g)
Có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốctế, buôn lậu, tội
phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp,… lOMoAR cPSD| 44820939
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
A. VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết
các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu
suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ
công thế giới đã tăng lên mức kỷ lục, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na phức tạp
hơn, bất ổn địa chính trị, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng
gia tăng. Tại thời điểm cuối năm 2023, các tổ chức quốc tế đã điều chỉnh dự báo tăng
trưởng kinh tế toàn cầu so với dự báo trước đây theo các hướng khác nhau nhưng hầu
hết các dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022.
Kinh tế Việt Nam năm 2023 mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt được
kết quả khả quan cho thấy nền kinh tế Việt Nam có sự phục hồi mạnh mẽ và mức tăng
trưởng quý sau cao hơn quý trước. Năm 2023, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05% (Quý
I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47%; quý IV tăng 6,72%); trong đó, khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83% đóng góp 0,46 điểm phần trăm; công
nghiệp, xây dựng tăng 3,74% đóng góp 1,51 điểm phần trăm (riêng công nghiệp tăng
3,02%) và dịch vụ tăng cao nhất với 6,82% đóng góp 3,25 điểm phần trăm và thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,33%. Sự phục hồi này đạt được nhờ sự vào cuộc
của Chính phủ, cùng với sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng
doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng
trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Sự phục hồi
này đạt được chủ yếu còn nhờ vào tăng trưởng vững chắc của xuất khẩu sản phẩm
công nghiệp chế biến, xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, Liên
minh Châu Âu và Trung Quốc. Sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu trong nước, đặc biệt
là đối với dịch vụ cũng đóng góp vào tăng trưởng. Biên giới quốc gia mở cửa trở lại vào
tháng 3/2022 đang mang đến sự hồi sinh cho ngành du lịch.
2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Sau gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã từng bước hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước,
tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Chủ trương hội
nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước được hiện thực hóa một cách sinh động:
Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực,
trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện thuận
lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày cảng hiệu quả hơn. Nổi lại các quan hệ với các
nước lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, kết quả Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối
với Việt Nam năm 1994, Tổng thống Mỹ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ 9 lOMoAR cPSD| 44820939
với Việt Nam năm 1995, tháng 7/2000, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Khai thông và phát triển quan hệ với Nhật Bản và năm 1992 Chính phủ Nhật nối lại viện
trợ ODA cho Việt Nam. Năm 1991, Chính phủ Australia bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán với Việt Nam.
Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu
hết các nước trong tổ chức Liên hiệp quốc và có quan hệ kinh tế - thương mại, gần 60
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và
nhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.
Về hợp tác đa phương và khu vực, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế
giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy
mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại
khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Năm 1995, Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và tham gia khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), từ tháng 1 năm 1996 bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết trong
chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, ngoài ra Việt Nam
còn tham gia đàm phán các hiệp định, chương trình như: Hiệp định về thương mại,
dịch vụ, chương trình hợp tác trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp... Tháng 3
năm 1996, Việt Nam là thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Tháng 6
năm 1996, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), đến cuối năm 1998 được công nhận chính thức là thành viên của tổ
chức này. Đây là Diễn đàn hợp tác kinh tế được thành lập từ năm 1998, đến nay có 21
nền kinh tế thành viên ở châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương. Việt Nam đã chủ động,
tích cực tham gia các hoạt động của Diễn đàn này một cách có hiệu quả.
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan
trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11 tháng 01
năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này. Đây là sự kiện đánh dấu sự hội
nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã
tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ, theo hướng
minh bạch và tự do hóa hơn, góp phần quan trọng cho việc xây dựng một nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Điểm nổi bật hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là tháng 10/2015, Việt Nam đã
hoàn tất đàm phám để ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng
02/2016. Đây là một Hiệp định được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại
toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỉ 21. Việc tham
gia vào Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá
trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời Việt Nam có thêm điều kiện, tranh
thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lOMoAR cPSD| 44820939
lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối hngoại ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng.
Việt Nam còn đăng cai tổ chức APEC 2 lần: lần đầu tiên vào năm 2006 và lần thứ 2
vào năm 2017. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tin cậy và tín nhiệm cao của các
nền kinh tế thành viên cũng như cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Dư luận quốc tế
đều cho rằng Việt Nam đã tôn vinh đậm nét hình ảnh của một thành viên năng động,
đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời mở ra cơ hội mới cho nền kinh tế toàn
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập chặt chẽ với khu vực và thế giới. Tính đến tháng
01/2022, Việt Nam đã tham gia thiết lập 17 Hiệp định thương mại tự do với 60 quốc
gia và nền kinh tế trên thế giới.
3. Thành tựu trong thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Trong những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được một số
thành tựu nhất định, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Một là, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc
gia, tiếp thu tinh hoa của văn minh nhân loại, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố
niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân và gửi đi thông điệp đến cộng đồng quốc tế sự
thân thiện của người dân Việt Nam, điều này góp vào sự nghiệp phát triển và đổi mới
của đất nước, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị
thế của nước ta trên trường quốc tế. Hai là, HNKTQT đã đóng góp quan trọng vào
việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, giữ vững
độc lập, chủ quyền, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam chủ động đàm phán, ký kết và thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ
mới và đảm nhiệm vai trò Chủ tịch APEC (năm 2006 và năm 2017), Chủ tịch ASEAN
(năm 2010 và năm 2020)… giúp Việt Nam phát huy tiếng nói trong các khuôn khổ đa
phương, cùng các đối tác tham gia quá trình định hình các cấu trúc, xây dựng luật lệ
kinh tế - thương mại phù hợp lợi ích chung. Vì vậy, HNKTQT đã đóng góp quan trọng
vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế
đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất
nước; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo
vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; quảng bá hình ảnh đất nước và con
người Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Ba là, HNKTQT đã thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu
tư nước ngoài, tăng kim ngạch, mở rộng thị trường và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Kể từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực (năm 1988), FDI vào Việt
Nam ngày càng tăng cả về dự án, vốn đăng ký và sổ nước, vùng lãnh thổ. Việc thực
hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là cam kết gia nhập WTO đã giúp 11 lOMoAR cPSD| 44820939
hoàn thiện và làm minh bạch hệ thống pháp luật, nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam
đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hình 4: Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4 các năm 2020-2024
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4/2024 và 4 tháng đầu năm 2024 từ Tổng
Cục Thống kê cho thấy, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến
ngày 20/4/2024 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.Vốn thực
hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng nhóm hàng công
nghiệp chế biến chế tạo từ 41,16% năm 2007 lên 85,99% năm 2022, giảm tỷ trọng
nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản và nông lâm thủy sản từ 19,54% và 20,43% năm
2007 xuống còn 1,33% và 8,29% năm 2022. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chuyển dịch
theo chiều hướng tích cực, phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển xuất
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho
hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Tham
gia các FTA, đặc biệt các FTA thế hệ mới giúp Việt Nam mở rộng và đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu, nhập khẩu. Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không
chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường
mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã
vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững
chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về
chất lượng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ôxtrây-li-a… lOMoAR cPSD| 44820939
Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phát
triển mạnh mẽ. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 732,5 tỷ USD,
tăng 9,5% so với năm 2021. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Trong
đó xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%. Cán cân thương mại hàng hóa năm
2022 ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm 2021 xuất siêu 3,32 tỷ USD), đồng thời là
năm thứ 7 liên tiếp xuất siêu. Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam
sang EU giai đoạn 8/2020-7/2022 đạt 83,4 tỷ USD, tức trung bình 41,7 tỷ USD/năm,
cao hơn 24% kim ngạch xuất khẩu trung bình giai đoạn 2016-2019. Tỷ lệ hàng xuất
khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA năm 2020 đạt 14,8%, tăng lên 29,2% năm
2021 và 24,5% trong 6 tháng đầu năm 2022. Khi hiệp định CPTPP đã đạt 77,4 và 78,2
tỷ USD, tương ứng tăng 3,9% và 5% so với năm 2018. Riêng về kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang 10 nước CPTPP năm 2019 đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm
2018 và năm 2020 đạt 38,7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2018 khi chưa có hiệp định.
B. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
1. Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tao điều kiện cho ViệtNam
phát triển một cách nhanh chóng. Những cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế đem lại
mà Việt Nam tận dụng được một cách triệt để sẽ làm bàn đạp để nền kinh tế sớm sánh
vai với các cường quốc năm châu.
Thứ nhất, cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho Việt Nam là mở rộng thị
trường xuất khẩu. Khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ mở rộng được
quan hệ bán hàng, cùng với việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi
thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóaViệt Nam thâm
nhập vào thị trường thế giới.
Thứ hai, khi Việt Nam tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tăng thu hút đầu tư
nước ngoài. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị trường nước ta được
mở rộng, điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, họ sẽ mang vốn và công
nghệ vào nước ta, sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta làm ra sản phẩm
tiêu thụ trên thị trường khu vực và thế giới.
Thứ ba, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu
khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý. Khi Việt Nam gia nhập kinh tế
quốc tế sẽ tiếp thu được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước đi trước để đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường khai
thông thị trường nước ta với khu vực và thế giới, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và có 13 lOMoAR cPSD| 44820939
hiệu quả. Qua đó mà các kỹ thuật và công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta,
đồng thời tạo cơ hội để chúng ta lựa chọn kỹ thuật công nghệ nước ngoài nhằm phát
triển kỹ thuật công nghệ quốc gia. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp
phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong nhiều lĩnh vực phần
lớn là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh được đào tạo trong và ngoài nước.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi
trường thuận lợi để phát triển các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh
bạch hơn, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trước đây Việt Nam chủ
yếu xây dựng mối quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu. Hiện nay Việt Nam
thiết lập mối quan hệ ngoại giao hầu hết với các nước trên thế giới, hiện Việt Nam
cũng là thành viên của các tổ chức lớn trên thế giới như: ASEAN, WTO,APEC…
Chính vì thế mà hệ thống chính trị trong nước ngày càng được ổn định, uy tín cuả Việt
Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Thứ năm, Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội mở rộng giao lưu nguồn lực nước ta
với các nước. Với dân số hơn 80 triệu người, nguồn nhân lực nước ta khá dồi dào.
Nhưng nếu chúng ta không hội nhập quốc tế thì việc sử dụng nhân lực sẽ lãng phí và
kém hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nguồn nhân lực nước ta
được khai thông , giao lưu với các nước, thực hiện theo đường lối đối ngoại của Đảng:
“Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”.
Ta có thể thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động hoặc sử dụng lao động thông qua
các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu
lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới và các sáng chế mà ta chưa có.
2. Những thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, thách thức đầu tiên của Việt Nam gặp phải khi tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế đó là sức ép cạnh tranh. Thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát
từ một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều
yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh
của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn
chế, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh. Cho nên, nước ta sẽ
gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh cả ở trong nước, cả trên trường quốc tế ở 3 cấp
độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
Thứ hai, sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng
miền của đất nước khi hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên lĩnh vực xã hội,
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đặt ra một thách thức
nan giải đối với nước ta trong việc thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi lOMoAR cPSD| 44820939
với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Một bộ phận dân cư
được hưởng lợi ích ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy
cơ thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng lên mạnh mẽ. Sức ép toàn diện khi
nước ta thực hiện các cam kết với WTO sẽ đè nặng lên khu vực nông nghiệp là nơi có
tới gần 70% dân số và lực lượng lao động xã hội, đồng thời chúng ta còn sự hạn chế
lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa, về sự chưa phù hợp của nhiều chính sách…
Trong tình hình như đã nêu, cơ cấu xã hội có thể biến động phức tạp và khó lường,
làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản
thân sự phát triển của đất nước.
Thứ ba, sự ràng buộc về các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính – tiền tệ, đầu tư
khi hội nhập quốc tế. Trong quá trình hội nhập quốc tế, nước ta phải chịu sự ràng
buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính – tiền tệ, đầu tư… chủ yếu do các
nước phát triển áp đặt; phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ
mô bất hợp lý của các nước phát triển hàng đầu. Tự do hoá thương mại và tự do hoá
kinh tế, đáng lẽ phải là cái đích cần vươn tới, thì bị họ xác định như xuất phát điểm,
như điều kiện tiên quyết đối với các nước đang phát triển trong tiến trình hội nhập
quốc tế. Trong hoàn cảnh này, sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự điều tiết vĩ mô nền
kinh tế thế giới vẫn tiếp tục trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý mà dĩ nhiên phần bất
lợi lớn thuộc về đại đa số các nước đang phát triển trong đó có nước ta.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý còn non kém khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán
bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia
của yếu tố nước ngoài. Mặt khác, rào cản ngôn ngữ cũng là một thách thức lớn trong
quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết về thị trường thế
giới và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ hạn chế, nên
không nắm bắt được cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài để đẩy mạnh phát triển,
không tăng được thị phần trong thương mại quốc tế. Nếu không có sự chuẩn bị phù
hợp, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.
C. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG PHÁT
TRIỂN CỦA VIỆT NAM
Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những chủ đề kinh tế có tác động tới toàn bộ
tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, liên quan trực tiếp đến quá
trình thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển đất nước. Với những tác động đa
chiều của hội nhập kinh tế quốc tế, xuất phát từ thực tiễn đất nước Việt Nam
cần phải tính toán một cách phù hợp để hội nhập kinh tế quốc tế thành công.
1. Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế 15 lOMoAR cPSD| 44820939
1.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thực
hiện đầy đủ, tương thích với các nghĩa vụ và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế,
đặc biệt với các FTA thế hệ mới theo lộ trình đã đề ra
1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm thực hiện được các mục tiêu cải
cách trong nước và tiến tới xây dựng hệ thống pháp luật với các quy định hiện
đại, tiến bộ; tạo cơ sở cho việc triển khai các mô hình kinh doanh mới, thúc
đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng công nghệ tài chính
1.3. Xây dựng và triển khai thực thi các chiến lược, chương trình hành động,
kế hoạch, đề án về hội nhập kinh tế quốc tế từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
1.4. Tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế
quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung, nhằm tạo sự đồng thuận cao
và tham gia hiệu quả vào quá trình hội nhập.
2. Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
2.1. Nâng cao hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính bình
đẳng, minh bạch, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo môi trường cạnh tranh
lành mạnh mang đến sự ổn định và dễ dự đoán của chính sách
2.2. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của
Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan
đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025
2.3. Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số trong
quản lý Nhà nước hướng tới xây dựng Chính phủ số theo Quyết định số
749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương
trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 3.
Thực thi hiệu quả các FTA 3.1
Tăng cường sự phối hợp; phát huy hiệu quả cơ chế tham vấn giữa cơ
quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình đề xuất, lựa chọn
đối tác và xây dựng phương án đàm phán các FTA mới cũng như trong việc
tháo gỡ những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu 3.2
Triển khai Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng
Chính phủ về Đề án Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh
tham gia các FTA thế hệ mới 3.3
Rà soát, đổi mới phương thức thực thi các cam kết về thương mại dịch
vụ trong các FTA để tận dụng, khai thác các thị trường mới nhằm đẩy mạnh lOMoAR cPSD| 44820939
xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ công nghiệp thông tin, công nghiệp văn hóa của Việt Nam; 4.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 và phát triển bền vững 4.1
Chú trọng xây dựng các kịch bản ứng phó/thích ứng hiệu quả với các
tình huống thiên tai, dịch bệnh... trong thời gian tới 4.2
Triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn, để tạo tác
động lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế; xây dựng các quy
hoạch vùng, quy hoạch phát triển các ngành kết cấu hạ tầng thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 4.3
Tiếp tục đề xuất và thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ doanh
nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch
bệnh COVID-19, tạo cơ hội việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương 4.4
Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo
bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế 5.
Hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng 5.1
Chủ động tham gia xây dựng, định hình các cấu trúc kinh tế - thương
mại khu vực và toàn cầu, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mới như chuyển
đổi số, tăng trưởng xanh, phát triển bao trùm, bền vững 5.2
Phối hợp chặt chẽ với các thành viên của ASEAN, ASEM, APEC trong các
vấn đề hợp tác chính sách, xây dựng các sáng kiến và định hướng hợp tác
trong giai đoạn hậu COVID-19 và tham gia chủ động, tích cực tại các diễn đàn
này nhằm đảm bảo sự hợp tác xuyên suốt, hiệu quả 5.3
Thực hiện tốt công tác dự báo, phân tích, đánh giá và nhận định đúng,
đầy đủ, kịp thời tình hình để có những quyết sách và hành động nhanh chóng,
quyết liệt và phù hợp; gắn kết hài hòa giữa hội nhập quốc tế với đổi mới trong
nước; phát huy tối đa và kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước 5.4
Mở rộng và dần đi vào chiều sâu các hoạt động hội nhập trong lĩnh vực
khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, để phục vụ có hiệu quả hơn cho các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5.5
Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, tạo môi
trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác kinh doanh lâu dài 17 lOMoAR cPSD| 44820939 5.6
Hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, nângcao
hiệu quả thực thi pháp luật trên biển. Thiết lập thế trận an ninh liên quan bên
trong với bên ngoài biên giới quốc gia và trên không gian mạng, đặc biệt coi trọng an ninh mạng III. KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan và tất yếu đối với các nước trên thế
giới trong thời kì toàn cầu hoá. Với nội dung cơ bản là liên kết và hợp tác giữa các
nước để cùng nhau phát triển kinh tế, hội nhập có nhiều tác động tích cực, tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho các quốc gia phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là về
lĩnh vực kinh tế. Nhưng đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế cũng bao gồm nhiều rủi
ro, thách thức cho các nước trong việc tìm ra chiến lược hợp lý trong quá trình hội
nhập, tránh khỏi các tác động tiêu cực của hội nhập. Việt Nam nói riêng và các nước
đang và kém phát triển nói chung cần phải tích cực tham gia và khai thác hiệu quả
những lợi ích từ hội nhập, tận dụng được những thành tựu từ cách mạng khoa học kĩ
thuật để phát triển, rút ngắn khoảng cách với các quốc gia lớn trên thế giới.
Việt Nam từ sau Đổi mới 1986, với những cải cách kinh tế, đã và đang từng bước hội
nhập kinh tế quốc tế một cách thành công, từ đó gặt hái được nhiều thành quả to
lớn. Nhưng đồng thời, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức trước những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế. Cần phải
phát huy nhiều hơn những điểm mạnh, làm tốt hơn nữa những điều đã làm tốt và
khắc phục, hoàn thiện những khiếm khuyết để ngày càng vững chắc trên con đường
hội nhập kinh tế quốc tế. lOMoAR cPSD| 44820939
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lenin (Dành cho bậc đại học – Không
chuyên Lý luận chính trị), NXB Bộ giáo dục và Đào tạo, năm 2019.
2. Tổng cục thống kê (2021) XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAMASEAN: PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/ 2021/08/xuat-nhap-
khau-viet-nam-asean-phat-trienmanh-me/
3. Tổng cục thống kê:Bức tranh tăng trưởng năm 2023 và triển vọng phát triển kinh tế năm 2024
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/202 4/01/buc-tranh-
tang-truong-nam-2023-va-trien-vongphat-trien-kinh-te-nam-2024/
4. https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/thi-truong-lao- dong-viet-nam-
nhieu-co-hoi-lam-thach-thuc- 20200612160919084.htm
5. https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2024/05/mot- so-diem-sang-tinh-
hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-tu-va-4thang-dau-nam-2024/ 19