Tiểu luận - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Tiểu luận - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TIỂU LUẬN
Đề tài: Lý luận về hàng hóa sức lao động. Vai trò của hàng hóa sức lao động trong
việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Với tư cách là một người lao động
( người bán sức lao động cho chủ doanh nghiệp), hãy cho biết trách nhiệm của
mình đối với doanh nghiệp và đối với bản thân? Sinh viên thực hiện: Mã sinh viên: Lớp học phần: Giáo viên hướng dẫn: Năm học: Hà Nội, tháng 5 năm 2024 lOMoAR cPSD| 44820939 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................... 2
I. Lý luận về hàng hoá sức lao động ........................................................................................... 3
1.Hàng hóa, sức lao động và hàng hoá sức lao động .................................................................. 3
2.Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt ............................................................................ 4
2.1. Giá trị của hàng hoá sức lao động ................................................................................... 4
2.2. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động ...................................................................... 5
II. Vai trò của hàng hoá sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh ...................... 5
III. Trách nhiệm của bản thân (người bán sức lao động) đối với doanh nghiệp và đối với bản
thân ............................................................................................................................................. 6
1.Trách nhiệm của bản thân đối với doanh nghiệp ..................................................................... 6
2.Trách nhiệm đối với bản thân .................................................................................................. 7
IV. Thái độ, trách nhiệm công dân của sinh viên ........................................................................ 7
V. Kết luận .................................................................................................................................. 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 9 LỜI NÓI ĐẦU
Sức lao động là một thị trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền
kinh tế đất nước. Thông qua sức lao động, con người mới thường xuyên sản xuất ra
của cải và vật chất, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm. Làm việc, kiếm ăn đã
là một hình thức lao động từ xa xưa, nhưng khi con người phát triển hơn, họ làm
việc nhiều hơn mỗi ngày, tạo ra của cải dư thừa. Những phần thặng dư này được
trao đổi lấy những nguyên liệu còn thiếu, tạo ra thị trường tạo ra trao đổi hàng hóa.
C.Mác đã đưa ra công thức chung của tư bản là T-H-T, và sự biến đổi giá trị của số
tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy
được, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào (T-H). Hàng hóa đó không
phải là hàng hóa thông thường mà là hàng hóa đặc biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng
của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà
các nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường.
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia, là một trong những điều
kiện tiên quyết thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, sự thịnh vượng của các
quốc gia không chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn
được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ của con người. Tuy nhiên,
việc đào tạo, phát triển và những chính sách đãi ngộ người lao động trên thế giới
vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, việc đề ra những chính sách và giải pháp nhằm bình
ổn thị trường đặc biệt này luôn luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Lý luận về loại hàng hoá đặc biệt – sức lao động – theo chủ nghĩa Mác đã cung cấp
thêm nhiều luận điểm khoa học toàn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo lý luận
tiền đề vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp
nhằm ổn định và phát triển thị trường hàng hoá đặc biệt này và các vấn đề liên quan
tới nó. Thị trường đó ngày một phát triển, ngày càng thay đổi, tạo nên 1 thị trường
mới, gọi là thị trường hàng hóa sức lao động. Từ bao giờ sức lao động lại có thể trở lOMoAR cPSD| 44820939
thành 1 loại hàng hóa được đem ra trao đổi, buôn bán như các sản phẩm? Xã hội
phát triển, sức lao động được xem như là 1 loại hàng hóa, chúng được phát triển và
trao đổi dựa vào lượng lao động, thời gian hoặc mức tiền lương. Vậy thì hàng hóa
sức lao động là gì? Vai trò của hàng hóa sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho
chủ doanh nghiệp như thế nào? Từ đó những người trẻ, đang là sinh viên biết được
về trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và đối với bản thân ra sao?
I.Lý luận về hàng hoá sức lao động
1.Hàng hóa, sức lao động và hàng hoá sức lao động
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa là phạm trù lịch sử; sản phẩm của lao
động chỉ mang hình thái hàng hóa khi được trao đổi, mua bán trên thị trường. Hàng
hóa có thể sử dụng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu cho sản xuất. Khi sử dụng
cho tiêu dùng cá nhân gọi là hàng tiêu dùng; khi tiêu dùng cho sản xuất gọi là tư liệu
sản xuất. Hàng hóa khi có những thuộc tính, chức năng đặc biệt thì được gọi là hàng
hóa đặc biệt. Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể hữu hình (hàng hóa thông
thường) hoặc ở dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ). Bất cứ hàng hóa nào cũng bao
gồm hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị
Theo C.Mác, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể, trong nhân
cách một con người, thể lực và trí lực mà con người đem ra vận dụng để sản xuất ra
những sản phẩm có giá trị sử dụng. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là
điều kiện cơ bản của sản xuất nhưng không phải trong bất cứ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hoá.
Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi
quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức
lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động
trong hiện thực. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của
sản xuất, nhưng không phải trong bất kì điều kiện nào sức lao động cũng là hàng hóa.
Hàng hóa sức lao động không phải xuất hiện ngay khi có sản xuất hàng hóa. Sức lao
động chỉ trở thành hàng hóa và là đối tượng trao đổi, mua bán trên thị trường khi
sản xuất hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định làm xuất hiện những điều kiện
biến sức lao động thành hàng hóa. Để sức lao động trở thành hàng hóa phổ biến,
theo thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế thế giới, cần phải có hai điều kiện cơ bản:
Người lao động được tự do về thân thể: người lao động có khả năng chi phối sức lao
động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá,
nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Từ đó, người có sức lao động
phải có quyền sở hữu năng lực của mình.
Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao
động của mình tạo ra hàng hoá để bán, cho nên họ phải bán sức lao động: người lao
động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, không thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ lOMoAR cPSD| 44820939
trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì
không còn cách nào khác để sinh sống.
2.Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt
2.1. Giá trị của hàng hoá sức lao động
Giá trị hàng hoá sức lao động được quyết định bởi lượng số lượng lao động cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Tuy nhiên, sức lao động là khả năng lao
động gắn liền với cơ thể sống của con người, vì vậy để duy trì sự hoạt động bình
thường của con người phải cần có những tư liệu sinh hoạt nhất định. Do đó giá trị
hàng hoá là giá trị những tư liệu sản xuất cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức
lao động, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được
quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy.
Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố
tinh thần và lịch sử. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có
nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,
…) mà nhu cầu đó, cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho
công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau.
Giá trị hàng hoá sức lao động gồm có:
- Giá trị những tư liệu sản xuất về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức
lao động, duy trì hoạt động sống của bản thân mỗi người công nhân.
- Phí tổn đào tạo người công nhân để có trình độ tay nghề thích hợp.
- Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cho gia đình người lao động.
Hay nói cách khác, giá trị của hàng hoá sức lao động có đặc điểm là được quyết
định một cách gián tiếp thông qua các giá trị tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
Như vậy, giá trị sức lao động bằng những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần
thiết để tái sản xuất sức lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của
người công nhân. Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường
thì giá cả của hàng hoá sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên.
Để nêu ra được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần
nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của hai xu hướng đối lập nhau. Một mặt là sự tăng
nhu cầu trung bình xã hội về hàng hoá và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề
làm tăng giá trị sức lao động. Mặt khác là sự tăng năng suất lao động xã hội làm
giảm giá trị sức lao động. Trong điều kiện tư bản hiện đại, tác động của cuộc cách
mạng khoa học – kỹ thuật, sự khác biệt của công nhân về trình độ lành nghề, về sự
phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc và tinh thần của họ tăng
lên. Tất cả những điều kiện đó đều ảnh hưởng đến các giá trị sức lao động, dẫn đến
sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế bị che lấp đằng sau đại
lượng trung bình của giá trị sức lao động. lOMoAR cPSD| 44820939
2.2. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
Hàng hoá sức lao động là công cụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng sức lao động của
người sử dụng sức lao động.
Tuy nhiên, khác với các hàng hóa khác, tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động
được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, khác với hàng hoá thông thường (sau một thời gian tiêu dùng sẽ mất đi
giá trị và giá trị sử dụng theo thời gian), hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc
biệt, nó mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Hơn thế, người mua hàng sức lao động
mong muốn thảo mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm. Khi được
tiêu dùng, ngoài việc sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó thì đồng thời nó cũng tạo
ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Phần giá trị lớn hơn đó
được gọi là giá trị thặng dư. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao
động mà có. Đây chính là chìa khoá chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn nêu trên
do đâu mà có, là điểm cơ bản nhất của hàng hoá sức lao động. Như vậy, hàng hoá
sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị.
Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động, vì vậy việc cung ứng sức
lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao
động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào con người với những
đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cung.
Hai tính chất trên là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao
động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
II. Vai trò của hàng hoá sức lao động trong việc tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp
Theo lý luận về hàng hoá sức lao động, để chuyển hoá tiền tệ thành tư bản thì điều
kiện tiên quyết là sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động. Thị trường đó ngày một
phát triển, ngày càng thay đổi, tạo nên một thị trường mới là thị trường hàng hóa
sức lao động. Sức lao động trở thành một loại hàng hóa được đem ra trao đổi, buôn
bán như các sản phẩm. Xã hội phát triển từ đó sức lao động được xem như là một
loại hàng hóa, chúng được phát triển và trao đổi dựa vào lượng lao động, thời gian
hoặc mức tiền lương. Nhà tư bản mua sức lao động và trả tiền cho người lao động,
người lao động thực hiện tạo ra sản phẩm cho các chủ doanh nghiệp. Nhưng trong
thực tế, quá trình lao động không chỉ dừng lại ở đó mà giá trị sức lao động mà nhà
tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra là cho nhà tư bản
là hai đại lượng khác nhau. Sự chênh lệch của hai đại lượng này đã tạo ra giá trị thặng dư.
Ngày lao động của công nhân được chia làm hai thành phần: phần lao động mà
người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình.
Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, thực hiện đồng
thời làm việc với cường độ lao động phù hợp song song với việc tăng năng suất lao lOMoAR cPSD| 44820939
động kèm theo đó phải lao động làm việc đủ giờ lao động trong ngày quy định. Thời
gian lao động thặng dư đó chính là lợi nhuận nhà tư bản đạt được còn gọi là lợi nhuận của doanh nghiệp.
C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng
trước, mang hình thái chuyển hoá là lợi nhuận. Hay nói cách khác, lợi nhuận chẳng
qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường.
Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường.
Hàng hóa sức lao động vừa đem lại cho doanh nghiệp lượng hàng hóa, sản phẩm
được sản xuất ra, vừa đem lại cho doanh nghiệp giá trị thặng dư, lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp vừa tận dụng nguồn lực từ sức lao động của
công nhân để tạo ra hàng hóa, sản phẩm bán ra thị trường, vừa tận dụng nguồn lực
đó để tăng giá trị thặng dư, tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh
nghiệp đều tận dụng tối đa, tuyệt đối nguồn lực là hàng hóa sức lao động.
III. Trách nhiệm của bản thân (người bán sức lao động) đối với doanh nghiệp vàđối với bản thân
Người lao động và các chủ doanh nghiệp luôn mâu thuẫn với nhau nhưng họ lại có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Bên cạnh chủ doanh
nghiệp sử dụng sức lao động của nhân viên để tạo ra sản phẩm, tạo ra giá trị thặng
dư thì bản thân người lao động phải bán sức lao động, trí tuệ để đem lại thu nhập
cho bản thân, đáp ứng nhu cầu của bản thân và đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
1.Trách nhiệm của bản thân đối với doanh nghiệp
Bản thân của sức lao động hàng hóa là tạo ra sản phẩm, giá trị cho chủ doanh nghiệp.
Mỗi người lao động là tạo ra hàng hóa, sản phẩm giá trị vật chất tạo ra giá trị tinh
thần cho người sủ dụng ,đổi lại lấy tiền lương cho người lao động. Người lao động
kí hợp đồng với các chủ doanh nghiệp theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”, chủ
doanh nghiệp chấp nhận trả mức lương phù hợp, người lao động chấp nhận mức
lương phù hợp với công sức mình bỏ ra để tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp.
Để nhận được mức lương phù hợp thì bản thân người lao động phải làm việc, phải
tạo ra sản phẩm cho các chủ doanh nghiệp. Người lao động phải làm tốt, hoàn thành
đúng mức kế hoạch đặt ra của chủ doanh nghiệp, không ngại khó khăn cùng tham
gia giải quyết ngay cả khi đó không phải là công việc của họ. Sự chủ động của nhân
viên càng đóng vai trò qua trọng. Phẩm chất cần có là thích ứng nhanh với những
thay đổi và mọi nhân viên, dù ở vị trí nào cũng phải nỗ lực hết mình để hoàn thành
các công việc chung, phải chủ động hoàn thành nhiệm vụ một mình và người giám
sát của bạn không cần quản lý vi mô công việc của bạn. Người lao động nên làm
nhiều hơn là hoàn thành yêu cầu tối thiểu cho một nhiệm vụ.
Người lao động phải biết thích nghi với mọi hoàn cảnh của doanh nghiệp, mọi thách
thức, khó khăn của doanh nghiệp, luôn nỗ lực vì mục tiêu của bản thân là tiền lương
và mục tiêu của chủ doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Vì khi chủ doanh nghiệp lOMoAR cPSD| 44820939
có lợi nhuận lớn thì người lao động cũng sẽ được hưởng 1 nguồn lợi không nhỏ từ lợi nhuận đó.
Người lao động phải tuân thủ các quy định, quy tắc của chủ doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, người lao động phải biết sáng tạo, góp ý để cải thiện những quy tắc mới và xóa
bỏ những quy định lạc hậu hay đề xuất cho chủ doanh nghiệp những quy định, những
nội quy vừa làm hài lòng, vừa đem lại lợi ích cho người lao động,vừa đem lại lợi
ích cho chủ doanh nghiệp đem lại lợi ích cho đôi bên và nhà quản lý.
Người lao động phải tự giác học hỏi, tiếp thu những cái mới, những tiến bộ khoa
học kỹ thuật để áp dụng vào công việc của bản thân, từ đó có thể góp ý cho nhà quản
lý sử dụng công nghệ tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ vào công việc để vừa
đem lại năng suất cho sản phẩm, vừa giúp cải thiện sức lao động của người lao động
nhằm tăng năng suất, tăng lượng sản phẩm làm ra.
Người lao động cũng cần luôn nhiệt tình trong công việc và có thái độ phù hợp khi
đón nhận công việc được giao (một khi đã nhận công việc thì bằng mọi cách phải
hoàn thành đúng quy định và tiến độ, hoàn thành trên mức kỳ vọng của quản lý và công nhân)
Người lao động cần có trách nhiệm với chủ doanh nghiệp bằng hợp đồng mình đã
ký, tuân thủ các quy định, các nguyên tắc trong hợp đồng, đem lại lợi nhuận, làm
việc theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng, không tự ý phá vỡ, đơn phương
chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng.
2.Trách nhiệm đối với bản thân
Đối với mỗi người lao động, cần phải hiểu biết các quyền về người lao động (Luật
Lao động), những chính sách đãi ngộ đối với người lao động để tự bảo vệ chính bản
thân mình, tìm hiểu những quy định về việc sử dụng người lao động trong nước và
ngoài nước, tìm hiểu về những quy định về công đoàn, hay liên đoàn lao động Việt
Nam; ký kết hợp đồng với các chủ doanh nghiệp khi có đầy đủ yêu cầu, nguyện
vọng của các bên mà không có sự ép buộc.
Trong môi trường làm việc không được đảm bảo, người lao động cần có những kiến
nghị, những ý kiến lên chủ doanh nghiệp, lên nhà quản lý doanh diệp để có những
điều chỉnh kịp thời. Phải biết đến các quyền và lợi ích của bản thân để từ đó tự bảo
vệ bản thân và những người lao động khác trước sự bóc lột của các chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, người lao động cần phải có trách nhiệm với bản thân và với chủ doanh
nghiệp, luôn học tập, sáng tạo để đem lại những kinh nghiệm cho bản thân, rút ra
được nhiều bài học quý giá và luôn có trách nhiệm với bản thân để hoàn thành công
việc một cách tốt nhất.
IV. Thái độ, trách nhiệm công dân của sinh viên
Sinh viên đang và sẽ là những người lao động đóng góp vào thị trường sức lao động
trong tương lai. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng thái độ, nhận thức và khả năng thực
hiện công việc là vô cùng quan trọng. Sinh viên cần có 1 thái độ cầu tiến, sẵn sàng lOMoAR cPSD| 44820939
học hỏi, tìm tòi, trang bị cho mình những kiến thức, nâng cao khả năng thích ứng
nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới, với
năng lực chuyên môn và trình độ thành thạo nghiệp vụ cao ngay từ bây giờ.
Ngoài ra, sinh viên cần phải coi trọng việc nâng cao tư tưởng, rèn luyện đạo đức
nghề nghiệp thể hiện qua tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần dân chủ,
hợp tác và ý thức về tập thể, vì cộng đồng cao, nâng cao chất lượng đoàn viên tại cơ
sở. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sinh viên cần phải hoàn
thiện kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thực hành xã hội, khả
năng sử dụng ngoại ngữ, khả năng bắt nhịp với những tiến bộ của cuộc cách mạng
công nghệ lần thứ 4 bằng cách tham gia những khoá tập huấn phát triển kĩ năng, hội
thảo nghề nghiệp, bởi đó là những điều sinh viên Việt Nam vẫn còn đang thiếu rất
nhiều so với các bạn trong khu vực cũng như trên thế giới và hạn chế sự phát triển
của thị trường lao động chất lượng cao ở Việt Nam. Vì vậy, ngay từ năm nhất, sinh
viên nên có cái nhìn đúng đắn và hiểu sâu sắc về chuyên ngành cũng như công việc
mình đang theo đuổi để có thể chọn được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân, vì
chỉ khi đam mê và yêu thích, sinh viên mới có thể trở thành nguồn nhân lực chất
lượng cao cống hiến sức lao động cho doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. V. Kết luận
Trước khi đưa ra nhận xét nền sản xuất nào đó người sản xuất phải nghiên cứu sản
xuất ra hàng hoá đó có giá trị, bên cạnh đó là có giá trị thặng dư, vì sản xuất giá trị
thặng dư là quy luật biểu hiện bản chất của phương thức sản xuất, phản ánh mục
đích và phương hướng phát triển của nền sản xuất. Bất kì một nền sản xuất nào
muốn phát triển được, muốn đáp ứng nhu cầu của con người về điều kiện sống đều
phải tái sản xuất mở rộng và phải tạo ra được nhiều sản phẩm thặng dư. Trong mọi
xã hội, sản phẩm thặng dư bán trên thị trường đều có giá trị nhưng chỉ có ở nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư. Do
đó, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Cho
nên để nghiên cứu giá trị thặng dư ta chỉ nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
C.Mác đã nghiên cứu khái quát đưa ra cơ sở giá trị thặng dư. Ông là người đầu tiên
phát hiện tính hai mặt của lao động sản xuất và nghiên cứu sự phát triển của các
hình thái giá trị. Đó là cơ sở, là chìa khoá để xây dựng và hoàn chỉnh lý luận về hàng
hoá, giá trị và tiền tệ, giải thích một cách khoa học, triệt để để xây dựng lý luận về hàng hoá sức lao động.
Đây là cơ sở để xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, là thành tựu vĩ đại của kinh tế
học Mác xít. Trên cơ sở đó, ông phát hiện toàn diện hệ thống phạm trù quy luật của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các mâu thuẫn nội tại của nó. Nhờ đó mà
C.Mác đã đưa kinh tế chính trị tới đỉnh cao khoa học.
Lý luận về hàng hoá sức lao động vì thế có rất nhiều ý nghĩa đối với thực tiễn, đặc
biệt là với nền kinh tế các nước. Tại Việt Nam, thị trường lao động còn rất mới do
việc hình thành thị trường lao động còn ít ở các khu công nghiệp hay các thành phố
lớn. Việc Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội rất lớn và cũng là một thách thức
rất lớn đối với Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường thế giới khắc lOMoAR cPSD| 44820939
nghiệt, các nhà kinh tế Việt Nam cần có những chiến lược cụ thể để nâng cao sức
cạnh tranh của các hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá sức lao động. Vì vậy, cần vận
dụng có hiệu quả lý luận của Mác về hàng hóa và sức lao động vào thực tế Việt
Nam, để có nguồn nhân lực có phẩm chất và kỹ năng tốt phục vụ nhu cầu của đất
nước trong kỷ nguyên mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa. (2019). Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
(Dành cho bậc Đại học – không chuyên lý luận chính trị). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2.Kinh tế chính trị Mác – Lênin. (2004). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.