Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác-Lênin| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT
-------***-------
BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Họ và tên SV Phan Thị Hải Yến:
Mã SV: 11208568; Lớp: (220)_25; Khóa: 62
.
HÀ NỘI_2020
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội với cơ
sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan
hệ sản xuất mới chưa hoàn thiện. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hiểu được tác dụng của CNH-HĐH đối
với nước ta rất to lớn. CNH trước hết quá trình thực hiện mục tiêu xây
dựng kinh tế Hội Chủ Nghĩa. Đó quá trình thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế hội nhằm cải biến một hội nông nghiệp thành một hội
công nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ,
ngày càng thể hiện bản chất ưu việt của chế độ mới Hội Chủ Nghĩa.
vậy, CNH- HĐH một xu hướng khách quan, phù hợp với xu thế của thời
đại hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. góp phần tạo dựng sở vật chất
thuật cho Chủ NghĩaHội, hoàn thiện quan hệ sản xuất., tạo điều kiện vật
chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối lãnh đạo tiến hành công cuộc CNH-
HĐH tính đến nay đã trên nửa thế kỷ. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh cùng
ác liệtkéo dài không những đã làm gián đoạn công cuộc CNH, HĐH,
bom đạn Mỹ còn phá hủy hầu hết những nhân dân ta đã làm được
trong thời kì hòa bình ở miền Bắc trước đó. Đồng thời sau khi chiến tranh kết
thúc, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, nên đất
nước đã rơi vào khủng hoảng nặng nề về KT – XH.
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo
cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Đối với
nước ta hiện nay, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng
này thể đẩy mạnh rút ngắn khoảng cách, thời gian tiến hành CNH,
HĐH đất nước. Thực tế đó đang đặt ra vấn đề cần phải năm bắt thực trạng
hiện tại những giải pháp phù hợp đối với quá trình CNH, HĐH đất
nước hiện nay. Chính vậy, vấn đề “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt
2
Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.” đề tài ý nghĩa cả về
luận và thực tiễn.
NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT
1. Quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới Việt
Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động kinh tế và quảnkinh tế- hội từ sử dụng sức lao động thủ
công chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao
động xã hội cao.
Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa
thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu nước Anh đã tiến hành
cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ
công sang lao động khí. Đây mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình
công nghiệp hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công
nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công
nghiệp, mặc sau cách mạng công nghiệp Anh, một thế hệ công nghiệp
hóa đã diễn ra các nước Tây Âu, Bắc Mỹ Nhật Bản. thể khái quát,
công nghiệp hóa quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp
với nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền
kinh tế công nghiệp với cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng
3
bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. Như vậy, công nghiệp hóa
quá trình biến một nước nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện
đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong
các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng
để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Việt Nam, Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
quản kinh tế - hội từ sử dụng lao động thủ công chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương
pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp tiến bộ
khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
Khái niệm công nghiệp hoá như vậy Đảng ta đã xác định rộng hơn những
quan điểm trước đó bao gồm tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch
vụ quản kinh tế hội được sử dụng bằng các phương tiện tiên tiến
hiện đại cùng với thuật công nghệ cao. Như vậy tưởng CNH không
bó hẹp trong phạm vi các trình độ lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn
thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động khí như quan niệm
trước đây.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2.1. Định nghĩa
Theo Klaus Schwab, người sáng lập đồng thời chủ tịch điều hành Diễn
đàn Kinh tế Thế giới, cách mạng công nghiệp 4.0 lịch sử hình thành
cùng ấn tượng: Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước
và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai điễn ra nhờ
ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng
điện tử công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. giờ đây, cuộc
cách mạng công nghiệp thứ tư đã và đang dần hình thành từ cuộc cách mạng
lần ba. sự kết hợp của các công nghệ cũng đồng thời làm mờ ranh
giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.
4
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0
hiện "không tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công
nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số chứ không phải
tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi
quốc gia. Và chiều rộng chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự
chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
2.2. Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?
Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực: Vật lý, Kỹ thuật số
và Công nghệ sinh học.
- Lĩnh vực Vật lý gồm robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật liệu mới và
công nghệ Nano.
- Lĩnh vực Kỹ thuật số bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối
(Internet of things -IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
- Lĩnh vực Công nghệ sinh học gồm: Nông nghiệp, Thủy sản, chế biến thực
phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
2.3. Việt Nam đang đón nhận xu hướng công nghiệp 4.0 như thế nào?
Việt Nam, lãnh đạo Đảng Nhà nước vẫn thường xuyên thông điệp
yêu cầu thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 trong các hội nghị, hội thảo,
diễn đàn… đến tháng 5/2017 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã Chỉ thị cụ thể số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực
tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để yêu cầu các Bộ, ngành,
địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho sự tăng tốc phát triển của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Nền công nghiệp 4.0 xu thế công nghệ tất yếu Việt Nam phải hướng
đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới với các công nghệ thông
minh như: trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, tự động hoá, công nghệ in 3D và
người máy,... “Không nằm ngoài guồng quay, các doanh nghiệp Việt Nam
cần một lộ trình cụ thể để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới trong
5
cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT
Trương Gia Bình
Trong khi đó trong Hội thảo Năng lực cạnh tranh phát triển bao trùm
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ Ngoại giao Việt
Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF tổ chức ngày 17/11, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ phát biểu ràng rằng do điều kiện lịch sử, Việt Nam đã
“lỡ nhịp” cả ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây nhưng khẳng định
“cơ hội của Việt Nam sẽ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này rất
lớn”, phải chuẩn bị nghiêm túc, toàn diện, có trọng điểm để nắm bắt được
hội phát triển đất nước.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội với
nhiều thách thức khó khăn rất lớn. Thế giới bản chủ nghĩa dựa vào lợi
thế kinh tế của mình nhắm hạn chế sự phát triển của hội chủ nghĩa trong
đó Việt Nam. Hơn thế trong thời điểm hiện nay thế giới đang diễn ra các
cuộc chạy đua phát triển kinh tế các nước nhanh chóng thực hiện các chính
sách kinh tế nhắm đưa kinh tế nước mình đi lên trong đó lấy con người làm
trung tâm. Muốn như vậy chúng ta phải thực hiện công nghiệp hóa hiện đại
hóa.
Đối với những nước có nền kinh tế chưa phát triển như nước ta với một nền
sản xuất nhỏ, sản xuất thủ công là chủ yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn
chúng ta : “ Việt Nam là một nước nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi
mới hội thành hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc ”.
Công nghiệp hóa quá trình mang tính qui luật để tạo ra sở vật chất
thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đang thực sự trở thành vấn đề thu hút được
nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, của mọi doanh
nghiệp của toàn hội. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đóng một vai trò
chủ đạo trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hộinước ta, quyết định trong
việc xây dựng sở tiền đề vật chất cho chủ nghĩa hội. Từ thập niên 60
của thế kỷ XX Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối lấy đó làm
6
nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Đại hội lần thứ
VIII, Đảng ta đã khẳng định : tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,hội công bằng
văn minh, vững bước đi lên CNXH là nhiệm vụ hàng đầu.
Do cơ bản từ một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu nên công nghiệp hóa -
hiện đại hóa nước ta hiện nay phải : những bước tuần tự những
bước nhảy vọt ” mới có thể theo kịp trình độ phát triển của thế giới.
1.1. Thành tựu
Cho đến nay, ĐảngNhà nước xác định, đất nước đang trong quá trình
đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, nhằm tạo ra sở vật chất
kỹ thuật cho chủ nghĩa hội góp phần nâng cao mức sống nhân dân.
CNH, HĐH điều kiện căn bản nhất để tạo ra tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ
hội, thay đổi cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động
công nghiệp, dịch vụ, tất cả mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn quá trình CNH, HĐH đã mang lại nhiều
thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế, tác động cả tích cực tiêu cực đến
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội :
- Về khoa học công nghệ:
+ Tiềm lực Khoa học công nghệ đã được tăng cường phát triển. Đào
tạo được nguồn nhân lực quan trọng, khả năng tiếp thu tương đối nhanh
và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực.
Tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho KHCN đã đạt 2% đánh dấu mốc quan trọng
trong quá trình thực hiện chính sách đầu phát triển KHCN của Đảng
Nhà nước.
+ chế quản Khoa học công nghệ từng bước được đổi mới. Phải kể
đến hệ thống quản nhà nước về KHCN được tổ chức từ TW đến địa
phương; Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các chương trình đề tài, dự
án KHCN; tổ chức việc cấp phát kinh phí đến nhà khoa học theo hướng giảm
bớt các khâu trung gian;….
+ Trình độ nhận thức ứng dụng Khoa học công nghệ của nhân dân
ngày càng được nâng cao. Hoạt động KHCN ngày càng được xã hội hóa trên
phạm vi cả nước.
- Về cơ cấu kinh tế
+ Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch khá rõ. Việc thực hiện quá
trình CNH, HĐH rút ngắn đã góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP,
7
bình quân đạt 4,45% giai đoạn 1986 1990, 6,99% giai đoạn 1991 2000,
7,26%/giai đoạn 2001 – 2010. Giai đoạn 2011-2015 tốc độ có giảm còn 5,9%
nhưng những năm sau phục hồi nét, cụ thể các năm 2017 đạt 6,81%, năm
2018 đạt 7,08% và khoảng 7,02% năm 2019
+ Xây dựng được một cấu vùng hợp theo hướng phát huy lợi thế từng
vùng gồm 6 vùng KT – XH và 4 vùng kinh tế trọng điểm
+ cấu các ngành Kinh tế đã sự dịch chuyển tích cực. Một số ngành
công nghiệp như: Điện, điện tử, công nghệ thông tin viễn thông, chế tạo
thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng…đã những bước phát
triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch
cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống nhân dân
+ cấu lao động đã sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình
chuyển dịch cấu kinh tế phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH,HĐH. Tỷ
trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 32,24% năm 2011 lên 33,25% vào năm
2015 34,39 năm 2019; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 19,57% năm 2011
xuống còn 17,0% năm 2015 còn 13,96% năm 2019; trong khi đó tỷ trọng
dịch vụ cũng tăng tương ứng 36,74%, 39,40%41,64%. Tỷ trọng lao động
nông nghiệp trong tổng lao độnghội giảm từ 48,4% năm 2011 còn 44,3%
năm 2015 34,7% năm 2019, tỷ trong lao động trong công nghiệp tăng
tương ứng: 21,3%, 22,9% 29,4%, lao động trong dịch vụ cũng tăng:
30,3%, 32,8% và 35,9 %.
Những kết quả này không chỉ khẳng định về sự chuyển biến kinh tế -hội
Việt Nam, còn tạo niềm tin đối với bạn quốc tế, vậy, chỉ số tín
nhiệm về năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 3,5 điểm 10 bậc theo
đánh giá của WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới), Việt Nam trở thành quán quân
trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn
cầu 2019, nằm trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới, vị trí 67 trên 141
nền kinh tế được xếp hạng.
Cũng chính vậy, càng khẳng định tính tất yếu của quá trình CNH, HĐH
ngày nay chúng ta đang triển khai thực hiện. CNH, HĐH không chỉ tạo
cơ sở cho nông nghiệp phát triển, mà CNH, HĐH còn tạo cơ sở vật chất - kỹ
thuật của một hội mới, XHCN. nước nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu quá độ lên CNXH như Việt Nam, việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
cho CNXH phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông
qua CNH, HĐH đất nước. Mỗi bước tiến của quá trình CNH, HĐH một
bước tăng cường sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ
8
lực lượng sản xuất góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
1.2. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những thành tựu trong 30 năm đổi mới, công cuộc CNH, HĐH
còn nhiều bất cập. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: hình
CNH, HĐH chưa được định hình nét; chưa phát triển hiệu quả các
ngành công nghiệp ưu tiên chưa tận dụng lợi thế về công nghệ nguồn
lực đầu nước ngoài để tạo tính lan toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển tương xứng. Đặc biệt, quá trình thực hiện CNH chưa gắn chặt với HĐH,
phát triển công nghiệp vẫn chỉ gia công, lắp ráp, giá trị thấp. Các chủ
trương CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn triển khai còn chậm chưa
thật hiệu quả, rõ hướng; môi trường thể chế yếu kém, chất lượng nguồn nhân
lực thấp kết cấu hạ tầng yếu vẫn điểm nghẽn, nút thắt đang cản trở
quá trình CNH, HĐH đất nước. hình CNH, HĐH còn đang dạng khái
niệm, chưa được cụ thể hóa thành tiêu chí nước công nghiệp. Chiến lược
sự thiên lệch về cấu ngành; dựa vào khai thác bán tài nguyên; các
ngành sử dụng nhiều vốn hơn là sử dụng lao động và công nghệ cao… đã tạo
ra một số hạn chế khiến tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH diễn ra chậm, chưa
đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, nhiều vấn đề đặt ra cần nghiêm túc xem
xét để tìm hướng giải quyết. Cụ thể như sau :
- Tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững: Tăng trưởng chủ yếu dựa trên đầu
vốn tăng trưởng tín dụng, trong khi chậm chuyển sang phát triển theo
chiều sâu, dựa trên năng suất các yếu tố tổng hợp căn bản khoa học
công nghệ và tri thức. Do vậy, nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa bền vững,
chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp,
các cân đối chưa thật sự vững chắc, hệ thống tài chính non yếu
đang bộc lộ nhiều bất cập.
- Chuyển dịch cấu kinh tế còn chậm: Tuy quá trình chuyển dịch cấu
kinh tế đạt được các thành công, song chuyển dịch cấu kinh tế, đặc biệt
quá trình chuyển dịch cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH (bao gồm
cả cấu ngành, cấu lao động) đã “chững lại” trong nhiều năm chậm
có sự điều chỉnh phù hợp. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được xem
vai trò cốt lõi trong quá trình CNH, HĐH đất nước nhưng phát triển ngành
nông nghiệp đang mất cân đối trên một số mặt, hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn còn chậm phát triển
- Sức cạnh tranh chưa cao: Nhìn chung chất lượng, hiệu quả, sức cạnh cạnh
nền kinh tế yếu, năng suất lao động còn khoảng cách lớn so với nhiều
9
nước chậm được cải thiện (kém từ 2 đến 15 lần so với các nước khu vực
ASEAN)
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: Tỷ trọng lao động làm
việc trong khu vực nông nghiệp tuy giảm những vẫn còn mức cao so với
nhiều nước trong khu vực. Tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp, lao động
thiếu việc làm không việc làm còn nhiều. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn
còn chậm được cải thiện, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Nhiều nguồn lực hội đã được dành để ưu tiên cho phát triển nguồn nhân
lực, song kết quả đạt được trong thời gian qua còn chưa tương xứng.
- Hệ thống hạ tầng thiếu yếu: Năng lực hạ tầng giao thông chưa đồng bộ
và còn lạc hậu so với thế giới; sự kết nối giao thông vận tải đường bộ với các
hệ thống giao thông khác còn rất thấp. Về hạ tầng năng lượng, công tác thăm
dò, tìm kiếm, đánh giá tài nguyên năng lượng chưa được đầu đầy đủ. Hạ
tầng một số đô thị còn kém chất lượng, quá tải; vận tải công cộng chưa đáp
ứng kịp nhu cầu. Hệ thống giao thông kết nối giữa các đô thị lớn với các đầu
mối giao thông liên vùng và quốc tế còn thiếu. Hạ tầng giáo dục, đào tạo và y
tế còn hạn chế cả về số lượng chất lượng. sở hạ tầng nông thôn phát
triển chưa đồng đều.
2. Giải pháp
Trên cơ sở phân tích thực trạng đất nước, dự báo về bối cảnh kinh tế - xã hội
trong nước quốc tế các mục tiêu, định hướng về CNH, HĐH, để đẩy
mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước thời gian tới, cần tập trung thực hiện
kết quả 7 nhóm giải pháp chủ đạo sau đây:
- Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế:
Một là, tiếp tục đổi mới các công cụ quản của Nhà nước; nâng cao
chất lượng công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong
quản kinh tế mô; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa tiền tệ thận
trọng, linh hoạt đảm bảo duy trì củng cố ổn định kinh tế mô; tăng
cường công tác thông tin kinh tế - xã hội, công tác kế toán, thống kê.
Hai là, tập trung thực hiện chuyển đổi hình tăng trưởng theo lộ trình
bước đi phù hợp để đến năm 2020 bản hình thành hình tăng trưởng
kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Ba là, nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn theo các mục tiêu, yêu cầu về
CNH, HĐH.
10
Bốn là, tiếp tục củng cố tái cấu trúc hệ thống tài chính, các ngân hàng
thương mại.
- Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính: Hoàn thiện
thể chế về tài chính phù hợp với quá trình hoàn thiện chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN, thu hút nguồn lực trong hội cho đầu phát
triển, chú trọng đến quá trình cấu lại nền kinh tế, góp phần phát huy lợi
thế cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm.
- Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực: Nâng cao vai trò định
hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu phát triển kinh tế -
hội gắn với thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.
- Phát triển các yếu tố tiền đề CNH, HĐH
+ Phát triển cơ sở hạ tầng .
+ Phát triển khoa học - công nghệ: Để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế nhanh bền vững theo hướng CNH, HĐH, một trong những yếu tố
quan trọng phải nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua
việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học - công nghệ (KHCN).
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn: Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả
sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ việc soát quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế của từng
vùng với tầm nhìn dài hạn; tăng cường tính kết nối sản xuất nông nghiệp với
công nghiệp chế biến, bảo quản xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm, với chuỗi
giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm lợi thế khả năng cạnh tranh trên
thị trường thế giới
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển các ngành
kinh tế mũi nhọn: Xây dựng tổ chức thực hiện chiến lược công nghiệp
tổng thể phù hợp với mô hình bước đi về CNH, HĐH. Tiếp tục đẩy mạnh
mô hình CNH, HĐH hướng ngoại trên sở lựa chọn các ngành và lĩnh vực
ưu tiên trong thực hiện chiến lược công nghiệp, đặc biệt những ngành
vị trí quan trọng, tác động lớn hoặc làm nền tảng đối với nhiều ngành
khác; khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh của đất nước phù hợp với thị
trường xu thế phân công quốc tế, phù hợp với nguồn lực của quốc gia
khả năng thu hút đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài trong từng giai đoạn
- Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng: Tăng cường sự liên kết giữa các địa
phương trong vùng kinh tế, chính sách khuyến khích hình thành các cụm
liên kết ngành theo các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế.
11
KẾT LUẬN
CNH, HĐH ở nước ta là một trong những mục tiêu to lớn, được kiên trì thực
hiện gần 60 năm qua. Với tầm nhìn chiến lược, bám sát nền sản xuất công
nghiệp kinh tế công nghiệp của thế giới hiện đại, Ðại hội XIII của Ðảng
đã kế thừa bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến giữa thế kỷ XXI. Ðây
sở quan trọng hàng đầu để Chính phủ các cấp, các ngành xây dựng
những chính sách cụ thể, kịp thờihiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu đất
nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025 nền công
nghiệp hiện đại vào năm 2030.
Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta thể rút ngắn thời gian
nếu chúng ta sẵn sàng chủ động hơn nữa trong việc phát triển những lợi
thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến từng bước
tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
một công dân của dân tộc Việt Nam, một sinh viên của Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, được các giảng viên truyền tải, trau dồi những kiến thức
bản, quan trọng, thiết yếu, đặc biệt bộ môn Kinh tế chính trị về nội
dung của quá trình xây dựng CNH-HĐH đất nước trong thời hiện nay. Từ
bài học giá trị đó, biết được rằng để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của đất nước, bản thân mỗi chúng ta cần:
Phải tích cực học tập, nâng cao trình độ luận chính trị, bồi đắp
tưởng cách mạng trong sáng. Phải lập trường tưởng vững vàng,
có lòng yêu nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng sự nghiệp
mới. Tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà
nước, đấu tranh chống tham nhũng, tệ nạn xã hội...
Luôn học tập tốt để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật
và tay nghề.
Tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt
Nam các đoàn thể nhân dân. Tự nguyện, tự giác tham gia vào các
hội của thanh niên, phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên xuất sắc.
12
Phải tích cực tham gia vào việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh
và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp. Tích cực tham gia phòng
chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường ứng phó với biến
đổi khí hậu toàn cầu.
Phải xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - hội, bảo
đảm quốc phòng an ninh. Tích cực tham gia các chương trình, dự án
của địa phương; tự nguyện, tự giác tham gia thực hiện nghĩa vụ quân
sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc giữ gìn an ninh trật tự
an toàn xã hội.
Chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế; tham gia giải quyết
các vấn đề toàn cầu; tham gia vào công tác ngoại giao nhân dân để
nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động
tham gia hiệu quả vào giải quyết các vấn đề toàn cầu như: giữ gìn
hòa bình, đẩy lùi nguy chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi
trường ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ
dân số, phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác Lê-nin
Tài liệu Hội thảo khoa học “Một số vấn đề luận - thực tiễn cốt
yếu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình đổi mới
phát triển ở Việt Nam” (2013).
Tạp chí Cộng sản, PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo-Phó Chủ tịch Hội
đồng Lý luận Trung ương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia về Cách mạng Công nghiệp lần
thứ 4
13
14
| 1/14

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LUẬT -------***------- BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Họ và tên SV: Phan Thị Hải Yến
Mã SV: 11208568; Lớp: (220)_25; Khóa: 62 . HÀ NỘI_2020 LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội với cơ
sở vật chất kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan
hệ sản xuất mới chưa hoàn thiện. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hiểu được tác dụng của CNH-HĐH đối
với nước ta rất to lớn. CNH trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây
dựng kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là quá trình thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế xã hội nhằm cải biến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội
công nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ,
ngày càng thể hiện bản chất ưu việt của chế độ mới Xã Hội Chủ Nghĩa. Vì
vậy, CNH- HĐH là một xu hướng khách quan, phù hợp với xu thế của thời
đại và hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. góp phần tạo dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội, hoàn thiện quan hệ sản xuất., tạo điều kiện vật
chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối và lãnh đạo tiến hành công cuộc CNH-
HĐH tính đến nay đã trên nửa thế kỷ. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vô cùng
ác liệt và kéo dài không những đã làm gián đoạn công cuộc CNH, HĐH, mà
bom đạn Mỹ còn phá hủy hầu hết những gì mà nhân dân ta đã làm được
trong thời kì hòa bình ở miền Bắc trước đó. Đồng thời sau khi chiến tranh kết
thúc, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, nên đất
nước đã rơi vào khủng hoảng nặng nề về KT – XH.
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển rất mạnh mẽ, tạo
cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Đối với
nước ta hiện nay, nếu tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng
này có thể đẩy mạnh và rút ngắn khoảng cách, thời gian tiến hành CNH,
HĐH đất nước. Thực tế đó đang đặt ra vấn đề cần phải năm bắt thực trạng
hiện tại và có những giải pháp phù hợp đối với quá trình CNH, HĐH đất
nước hiện nay. Chính vì vậy, vấn đề “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt 2
Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.” là đề tài ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. NỘI DUNG I. LÝ THUYẾT
1. Quan niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới và ở Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ
công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa
thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành
cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ
công sang lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình
công nghiệp hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công
nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công
nghiệp, mặc dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp
hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Có thể khái quát,
công nghiệp hóa là quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp
với nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền
kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng 3
bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. Như vậy, công nghiệp hóa là
quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện
đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong
các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng
để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Ở Việt Nam, Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương
pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
Khái niệm công nghiệp hoá như vậy Đảng ta đã xác định rộng hơn những
quan điểm trước đó bao gồm tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch
vụ và quản lý kinh tế xã hội được sử dụng bằng các phương tiện tiên tiến
hiện đại cùng với kĩ thuật và công nghệ cao. Như vậy tư tưởng CNH không
bó hẹp trong phạm vi các trình độ lực lượng sản xuất đơn thuần, kĩ thuật đơn
thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Định nghĩa
Theo Klaus Schwab, người sáng lập đồng thời là chủ tịch điều hành Diễn
đàn Kinh tế Thế giới, cách mạng công nghiệp 4.0 có lịch sử hình thành vô
cùng ấn tượng: “ Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước
và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai điễn ra nhờ
ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng
điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Và giờ đây, cuộc
cách mạng công nghiệp thứ tư đã và đang dần hình thành từ cuộc cách mạng
lần ba. Nó là sự kết hợp của các công nghệ và cũng đồng thời làm mờ ranh
giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”. 4
Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0
hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công
nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là
tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi
quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự
chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
2.2. Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?
Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực: Vật lý, Kỹ thuật số và Công nghệ sinh học.
- Lĩnh vực Vật lý gồm robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật liệu mới và công nghệ Nano.
- Lĩnh vực Kỹ thuật số bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối
(Internet of things -IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
- Lĩnh vực Công nghệ sinh học gồm: Nông nghiệp, Thủy sản, chế biến thực
phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. 2.3. V
iệt Nam đang đón nhận xu hướng công nghiệp 4.0 như thế nào?
Ở Việt Nam, lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thường xuyên có thông điệp
yêu cầu thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 trong các hội nghị, hội thảo,
diễn đàn… Và đến tháng 5/2017 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đã có Chỉ thị cụ thể số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực
tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để yêu cầu các Bộ, ngành,
địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho sự tăng tốc phát triển của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Nền công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng
đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới với các công nghệ thông
minh như: trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, tự động hoá, công nghệ in 3D và
người máy,... “Không nằm ngoài guồng quay, các doanh nghiệp Việt Nam
cần có một lộ trình cụ thể để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới trong 5
cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình
Trong khi đó trong Hội thảo Năng lực cạnh tranh và phát triển bao trùm
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ Ngoại giao Việt
Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF tổ chức ngày 17/11, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ phát biểu rõ ràng rằng do điều kiện lịch sử, Việt Nam đã
“lỡ nhịp” cả ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây nhưng khẳng định
“cơ hội của Việt Nam sẽ ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này là rất
lớn”, phải chuẩn bị nghiêm túc, toàn diện, có trọng điểm để nắm bắt được cơ
hội phát triển đất nước.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với
nhiều thách thức và khó khăn rất lớn. Thế giới tư bản chủ nghĩa dựa vào lợi
thế kinh tế của mình nhắm hạn chế sự phát triển của xã hội chủ nghĩa trong
đó có Việt Nam. Hơn thế trong thời điểm hiện nay thế giới đang diễn ra các
cuộc chạy đua phát triển kinh tế các nước nhanh chóng thực hiện các chính
sách kinh tế nhắm đưa kinh tế nước mình đi lên trong đó lấy con người làm
trung tâm. Muốn như vậy chúng ta phải thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Đối với những nước có nền kinh tế chưa phát triển như nước ta với một nền
sản xuất nhỏ, sản xuất thủ công là chủ yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn
chúng ta : “ Việt Nam là một nước nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi
mới xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc ”.
Công nghiệp hóa là quá trình mang tính qui luật để tạo ra cơ sở vật chất kĩ
thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đang thực sự trở thành vấn đề thu hút được
nhiều sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, của mọi doanh
nghiệp và của toàn xã hội. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đóng một vai trò
chủ đạo trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, quyết định trong
việc xây dựng cơ sở tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Từ thập niên 60
của thế kỷ XX Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối và lấy đó làm 6
nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Đại hội lần thứ
VIII, Đảng ta đã khẳng định : tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng
văn minh, vững bước đi lên CNXH là nhiệm vụ hàng đầu.
Do cơ bản từ một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu nên công nghiệp hóa -
hiện đại hóa ở nước ta hiện nay phải có : “ những bước tuần tự và có những
bước nhảy vọt ” mới có thể theo kịp trình độ phát triển của thế giới. 1.1. Thành tựu
Cho đến nay, Đảng và Nhà nước xác định, đất nước đang trong quá trình
đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, nhằm tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội và góp phần nâng cao mức sống nhân dân.
CNH, HĐH là điều kiện căn bản nhất để tạo ra tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ xã
hội, thay đổi cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động
công nghiệp, dịch vụ, tất cả vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn quá trình CNH, HĐH đã mang lại nhiều
thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế, tác động cả tích cực và tiêu cực đến
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội :
- Về khoa học công nghệ:
+ Tiềm lực Khoa học và công nghệ đã được tăng cường và phát triển. Đào
tạo được nguồn nhân lực quan trọng, có khả năng tiếp thu tương đối nhanh
và làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực.
Tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho KHCN đã đạt 2% đánh dấu mốc quan trọng
trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KHCN của Đảng và Nhà nước.
+ Cơ chế quản lí Khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới. Phải kể
đến hệ thống quản lí nhà nước về KHCN được tổ chức từ TW đến địa
phương; Thực hiện Luật Khoa học và công nghệ, các chương trình đề tài, dự
án KHCN; tổ chức việc cấp phát kinh phí đến nhà khoa học theo hướng giảm
bớt các khâu trung gian;….
+ Trình độ nhận thức và ứng dụng Khoa học và công nghệ của nhân dân
ngày càng được nâng cao. Hoạt động KHCN ngày càng được xã hội hóa trên phạm vi cả nước. - Về cơ cấu kinh tế
+ Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch khá rõ. Việc thực hiện quá
trình CNH, HĐH rút ngắn đã góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP, 7
bình quân đạt 4,45% giai đoạn 1986 – 1990, 6,99% giai đoạn 1991 – 2000,
7,26%/giai đoạn 2001 – 2010. Giai đoạn 2011-2015 tốc độ có giảm còn 5,9%
nhưng những năm sau phục hồi rõ nét, cụ thể các năm 2017 đạt 6,81%, năm
2018 đạt 7,08% và khoảng 7,02% năm 2019
+ Xây dựng được một cơ cấu vùng hợp lí theo hướng phát huy lợi thế từng
vùng gồm 6 vùng KT – XH và 4 vùng kinh tế trọng điểm
+ Cơ cấu các ngành Kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực. Một số ngành
công nghiệp như: Điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo
thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng…đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ
cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống nhân dân
+ Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ tốt hơn các mục tiêu CNH,HĐH. Tỷ
trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 32,24% năm 2011 lên 33,25% vào năm
2015 và 34,39 năm 2019; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 19,57% năm 2011
xuống còn 17,0% năm 2015 và còn 13,96% năm 2019; trong khi đó tỷ trọng
dịch vụ cũng tăng tương ứng 36,74%, 39,40% và 41,64%. Tỷ trọng lao động
nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm từ 48,4% năm 2011 còn 44,3%
năm 2015 và 34,7% năm 2019, tỷ trong lao động trong công nghiệp tăng
tương ứng: 21,3%, 22,9% và 29,4%, lao động trong dịch vụ cũng tăng: 30,3%, 32,8% và 35,9 %.
Những kết quả này không chỉ khẳng định về sự chuyển biến kinh tế - xã hội
ở Việt Nam, mà còn tạo niềm tin đối với bạn bè quốc tế, vì vậy, chỉ số tín
nhiệm về năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 3,5 điểm và 10 bậc theo
đánh giá của WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới), Việt Nam trở thành quán quân
trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn
cầu 2019, nằm trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới, vị trí 67 trên 141
nền kinh tế được xếp hạng.
Cũng chính vì vậy, càng khẳng định tính tất yếu của quá trình CNH, HĐH
mà ngày nay chúng ta đang triển khai thực hiện. CNH, HĐH không chỉ tạo
cơ sở cho nông nghiệp phát triển, mà CNH, HĐH còn tạo cơ sở vật chất - kỹ
thuật của một xã hội mới, XHCN. Là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu quá độ lên CNXH như Việt Nam, việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
cho CNXH phải thực hiện từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông
qua CNH, HĐH đất nước. Mỗi bước tiến của quá trình CNH, HĐH là một
bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, phát triển mạnh mẽ 8
lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
1.2. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những thành tựu trong 30 năm đổi mới, công cuộc CNH, HĐH
còn nhiều bất cập. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: Mô hình
CNH, HĐH chưa được định hình rõ nét; chưa phát triển có hiệu quả các
ngành công nghiệp ưu tiên và chưa tận dụng lợi thế về công nghệ và nguồn
lực đầu tư nước ngoài để tạo tính lan toả, thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển tương xứng. Đặc biệt, quá trình thực hiện CNH chưa gắn chặt với HĐH,
phát triển công nghiệp vẫn chỉ là gia công, lắp ráp, giá trị thấp. Các chủ
trương CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và chưa
thật hiệu quả, rõ hướng; môi trường thể chế yếu kém, chất lượng nguồn nhân
lực thấp và kết cấu hạ tầng yếu vẫn là điểm nghẽn, là nút thắt đang cản trở
quá trình CNH, HĐH đất nước. Mô hình CNH, HĐH còn đang ở dạng khái
niệm, chưa được cụ thể hóa thành tiêu chí nước công nghiệp. Chiến lược có
sự thiên lệch về cơ cấu ngành; dựa vào khai thác và bán tài nguyên; các
ngành sử dụng nhiều vốn hơn là sử dụng lao động và công nghệ cao… đã tạo
ra một số hạn chế khiến tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH diễn ra chậm, chưa
đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, nhiều vấn đề đặt ra cần nghiêm túc xem
xét để tìm hướng giải quyết. Cụ thể như sau :
- Tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững: Tăng trưởng chủ yếu dựa trên đầu tư
vốn và tăng trưởng tín dụng, trong khi chậm chuyển sang phát triển theo
chiều sâu, dựa trên năng suất các yếu tố tổng hợp mà căn bản là khoa học
công nghệ và tri thức. Do vậy, nền kinh tế tăng trưởng nhưng chưa bền vững,
chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp,
các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc, hệ thống tài chính non yếu và
đang bộc lộ nhiều bất cập.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm: Tuy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đạt được các thành công, song chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt
quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH (bao gồm
cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động) đã “chững lại” trong nhiều năm và chậm
có sự điều chỉnh phù hợp. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được xem có
vai trò cốt lõi trong quá trình CNH, HĐH đất nước nhưng phát triển ngành
nông nghiệp đang mất cân đối trên một số mặt, hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn còn chậm phát triển
- Sức cạnh tranh chưa cao: Nhìn chung chất lượng, hiệu quả, sức cạnh cạnh
nền kinh tế yếu, năng suất lao động còn có khoảng cách lớn so với nhiều 9
nước và chậm được cải thiện (kém từ 2 đến 15 lần so với các nước khu vực ASEAN)
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: Tỷ trọng lao động làm
việc trong khu vực nông nghiệp tuy giảm những vẫn còn ở mức cao so với
nhiều nước trong khu vực. Tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp, lao động
thiếu việc làm và không việc làm còn nhiều. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn
còn chậm được cải thiện, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Nhiều nguồn lực xã hội đã được dành để ưu tiên cho phát triển nguồn nhân
lực, song kết quả đạt được trong thời gian qua còn chưa tương xứng.
- Hệ thống hạ tầng thiếu và yếu: Năng lực hạ tầng giao thông chưa đồng bộ
và còn lạc hậu so với thế giới; sự kết nối giao thông vận tải đường bộ với các
hệ thống giao thông khác còn rất thấp. Về hạ tầng năng lượng, công tác thăm
dò, tìm kiếm, đánh giá tài nguyên năng lượng chưa được đầu tư đầy đủ. Hạ
tầng một số đô thị còn kém chất lượng, quá tải; vận tải công cộng chưa đáp
ứng kịp nhu cầu. Hệ thống giao thông kết nối giữa các đô thị lớn với các đầu
mối giao thông liên vùng và quốc tế còn thiếu. Hạ tầng giáo dục, đào tạo và y
tế còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chưa đồng đều. 2. Giải pháp
Trên cơ sở phân tích thực trạng đất nước, dự báo về bối cảnh kinh tế - xã hội
trong nước và quốc tế và các mục tiêu, định hướng về CNH, HĐH, để đẩy
mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước thời gian tới, cần tập trung thực hiện có
kết quả 7 nhóm giải pháp chủ đạo sau đây:
- Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình kinh tế:
Một là, tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; nâng cao
chất lượng công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong
quản lý kinh tế vĩ mô; tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận
trọng, linh hoạt đảm bảo duy trì và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô; tăng
cường công tác thông tin kinh tế - xã hội, công tác kế toán, thống kê.
Hai là, tập trung thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và
bước đi phù hợp để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng
kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Ba là, nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn theo các mục tiêu, yêu cầu về CNH, HĐH. 10
Bốn là, tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các ngân hàng thương mại.
- Tăng cường hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực tài chính: Hoàn thiện
thể chế về tài chính phù hợp với quá trình hoàn thiện cơ chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát
triển, chú trọng đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần phát huy lợi
thế cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, địa phương, ngành và sản phẩm.
- Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực: Nâng cao vai trò định
hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội gắn với thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.
- Phát triển các yếu tố tiền đề CNH, HĐH
+ Phát triển cơ sở hạ tầng .
+ Phát triển khoa học - công nghệ: Để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế nhanh và bền vững theo hướng CNH, HĐH, một trong những yếu tố
quan trọng là phải nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua
việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học - công nghệ (KHCN).
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn: Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả
sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ việc rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế của từng
vùng với tầm nhìn dài hạn; tăng cường tính kết nối sản xuất nông nghiệp với
công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm, với chuỗi
giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển các ngành
kinh tế mũi nhọn: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược công nghiệp
tổng thể phù hợp với mô hình và bước đi về CNH, HĐH. Tiếp tục đẩy mạnh
mô hình CNH, HĐH hướng ngoại trên cơ sở lựa chọn các ngành và lĩnh vực
ưu tiên trong thực hiện chiến lược công nghiệp, đặc biệt là những ngành có
vị trí quan trọng, có tác động lớn hoặc làm nền tảng đối với nhiều ngành
khác; khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh của đất nước phù hợp với thị
trường và xu thế phân công quốc tế, phù hợp với nguồn lực của quốc gia và
khả năng thu hút đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài trong từng giai đoạn
- Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng: Tăng cường sự liên kết giữa các địa
phương trong vùng kinh tế, có chính sách khuyến khích hình thành các cụm
liên kết ngành theo các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế. 11 KẾT LUẬN
CNH, HĐH ở nước ta là một trong những mục tiêu to lớn, được kiên trì thực
hiện gần 60 năm qua. Với tầm nhìn chiến lược, bám sát nền sản xuất công
nghiệp và kinh tế công nghiệp của thế giới hiện đại, Ðại hội XIII của Ðảng
đã kế thừa và bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương tiếp tục đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến giữa thế kỷ XXI. Ðây là
cơ sở quan trọng hàng đầu để Chính phủ và các cấp, các ngành xây dựng
những chính sách cụ thể, kịp thời và hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu đất
nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025 và có nền công
nghiệp hiện đại vào năm 2030.
Trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta có thể rút ngắn thời gian
nếu chúng ta sẵn sàng và chủ động hơn nữa trong việc phát triển những lợi
thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến từng bước
tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Là một công dân của dân tộc Việt Nam, một sinh viên của Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, được các giảng viên truyền tải, trau dồi những kiến thức
cơ bản, quan trọng, thiết yếu, đặc biệt là bộ môn Kinh tế chính trị về nội
dung của quá trình xây dựng CNH-HĐH đất nước trong thời kì hiện nay. Từ
bài học giá trị đó, biết được rằng để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của đất nước, bản thân mỗi chúng ta cần:
● Phải tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp tư
tưởng cách mạng trong sáng. Phải có lập trường tư tưởng vững vàng,
có lòng yêu nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp
mới. Tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà
nước, đấu tranh chống tham nhũng, tệ nạn xã hội...
● Luôn học tập tốt để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề.
● Tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể nhân dân. Tự nguyện, tự giác tham gia vào các
hội của thanh niên, phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên xuất sắc. 12
● Phải tích cực tham gia vào việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh
và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp. Tích cực tham gia phòng
chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
● Phải xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng an ninh. Tích cực tham gia các chương trình, dự án
của địa phương; tự nguyện, tự giác tham gia thực hiện nghĩa vụ quân
sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội.
● Chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế; tham gia giải quyết
các vấn đề toàn cầu; tham gia vào công tác ngoại giao nhân dân để
nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động và
tham gia có hiệu quả vào giải quyết các vấn đề toàn cầu như: giữ gìn
hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ
dân số, phòng ngừa và đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo… TÀI LIỆU THAM KHẢO
▪ Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác Lê-nin
▪ Tài liệu Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt
yếu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình đổi mới và
phát triển ở Việt Nam” (2013).
▪ Tạp chí Cộng sản, PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo-Phó Chủ tịch Hội
đồng Lý luận Trung ương
▪ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 13 14