Tiểu luận KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Tiểu luận KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Lý Luận Chính Trị ……oOo…… BÀI TẬP LỚN
Học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Đề tài: Lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và vận dụng
để phát triển kinh tế hàng hóa tỉnh Bắc Giang ĐIỂM:
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
................................................................................................................. 1 lOMoAR cPSD| 44820939
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
................................................................................................................. LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận có thể được xem như một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, là
bước đệm quan trọng để sinh viên có thể thực hiện các nghiên cứu báo cáo khóa luận
sau này. Tuy vậy để hoàn thành được đề tài cũng không phải là một điều dễ dàng mà
cần có quá trình tìm kiếm thông tin tài liệu và nghiên cứu. Vì vậy sau khi hoàn thành
tiểu luận Kinh tế chính trị, em xin chân thành cảm ơn Khoa Lý luận chính trị trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện để em được học tập và thực hiện đề tài tiểu
luận này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đã tận tình giảng dạy em môn
Kinh tế chính trị và hướng dẫn giúp em có những định hướng đúng đắn từ những
bước đầu của đề tài tiểu luận. Với kiến thức hạn hẹp cùng thời gian trao đổi trên lớp
không nhiều đề tài của em có thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng thầy
có thể nhận xét đóng góp giúp đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................5
I. LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA (KINH TẾ HÀNG
HÓA)........................6
1.Khái niệm và nguồn gốc của sản xuất hàng hóa.....................................................6 2 lOMoAR cPSD| 44820939
2. Điều kiện của sản xuất hàng hóa...........................................................................6
3. Quá trình phát triển của sản xuất hàng hóa............................................................7
4. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa...........................................................................8
5. Các nhân tố cấu thành sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa)................................9
II. THỰC TRẠNG VỀ VẬN DỤNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HÀNG HÓA Ở TỈNH BẮC GIANG..........................................................11
1. Lịch sử phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang............................................................11
2. Thực trạng kinh tế hàng hóa của tỉnh Bắc Giang.................................................12 3. Đánh giá thực
trạng..............................................................................................14a. Những kết
quả đạt được...................................................................................14
b. Những hạn chế và nguyên nhân.......................................................................15
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA
Ở TỈNH BẮC GIANG.................................................................................................18
1. Các chiến lược chính sách định hướng phát triển của tỉnh..................................18
2. Phát triển các thế mạnh kinh tế của tỉnh..............................................................18
3. Khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường................................................................20
4. Phát triển nguồn nhân lực thu hút các doanh nghiệp...........................................20
5. Tháo gỡ khó khăn phát triển các làng nghề truyền thống....................................21
KẾT LUẬN..................................................................................................................22
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................23 MỞ ĐẦU
Kinh tế là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thuở sơ khai
con người đã dần hình thành lên nền kinh tế bằng việc trao đổi hàng hóa cho nhau và
phát triển nó qua nhiều giai đoạn. Từ những lý luận về sản xuất hàng hóa của C.Mác
có thể thấy rõ sản xuất hàng hóa giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sản
xuất hàng hóa làm xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản 3 lOMoAR cPSD| 44820939
xuất và làm nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội. Chính vì vậy, tìm hiểu nghiên cứu
vai trò của sản xuất hàng hóa và tác động của nó đến nền kinh tế có ý nghĩa vô cùng
quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường – nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao
– đang được nhiều quốc gia áp dụng và phát triển. Ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao
đổi đều được thông qua thị trường, tác động và điều tiết bởi thị trường. Nhận thấy sản
xuất hàng hóa có tác động lớn đến nền kinh tế thị trường của các quốc gia, em muốn
làm rõ hơn về sản xuất hàng hóa và sự vận dụng của nó trong nền kinh tế Việt Nam
đặc biệt là kinh tế tỉnh Bắc Giang. Đây cũng là lí do em lựa chọn đề tài “ Lý luận về
sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và vận dụng để phát triển kinh tế hàng hóa
tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu.
Qua đây, bằng việc vận dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên
cứu ta cũng nắm rõ lý luận về sản xuất hàng hóa và nêu ra các giải pháp để phát triển
kinh tế hàng hóa tỉnh Bắc Giang.
I. LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA (KINH TẾ HÀNG HÓA)
1.Khái niệm và nguồn gốc của sản xuất hàng hóa
Lao động sản xuất là hoạt động có mục đích có ý thức của con người tác động
vào tự nhiên để phục vụ lợi ích cho con người. Quá trình sản xuất theo mục đích được
phân thành sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Theo C.Mác, sản xuất hàng
hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra dùng để trao đổi mua bán.
Sau khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã chế độ tư hữu xuất hiện phân chia
xã hội thành kẻ giàu người nghèo hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ với hai giai cấp
cơ bản là chủ nô và nô lệ. Từ đây sản xuất hàng hóa đã được ra đời. Theo dòng lịch sử
trải qua sự phát triển của các hình thái nhà nước sản xuất hàng hóa cũng song hành 4 lOMoAR cPSD| 44820939
cùng phát triển, phát triển mạnh nhất trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội (giai
đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa) và đến chủ nghĩa cộng sản
(giai đoạn cao của của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa) thì sản xuất hàng hóa tự tiêu vong
2. Điều kiện của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản
xuất thành những ngành nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một
hoặc một số loại sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản
phầm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình tất yếu những người sản xuất phải
trao đổi sản phẩm với nhau
Phân công lao động là điều kiện cần cần, là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Phân
công lao động càng phát triển thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn đa dạng hơn
Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sở hữu làm cho tư liệu sản xuất
thuộc về từng nhóm người trong xã hội vì vậy những người sản xuất độc lập với nhau,
tách biệt về lợi ích, sản phẩm làm ra thuộc về từng người hoặc từng nhóm người.
Trong điều kiện đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông
qua trao đổi mua bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất là điều kiện đủ để nền sản
xuất hàng hóa ra đời và phát triển. Điều kiện này xuất hiện khách quan dựa trên chế
độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Xã hội loài 5 lOMoAR cPSD| 44820939
người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa sản xuất ra càng phong phú.
Hai điều kiện trên mâu thuẫn lẫn nhau nhưng không triệt tiêu nhau, thiếu một
trong hai sản xuất hàng hóa sẽ không thể tồn tại.
3. Quá trình phát triển của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa phát triển qua hai giai đoạn:
Sản xuất hàng hóa giản đơn diễn ra với quy mô phân tán dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân nhỏ kết hợp với sức lao động của người lao động. Năng suất lao
động thấp, nền sản xuất phát triển chậm, sản xuất hàng hóa giản đơn và là đặc trưng
của chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
Sản xuất hàng hóa phát triển: sản xuất tập trung quy mô lớn bằng máy móc năng
suất cao, luôn vận động theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường
và là đặc trưng của chế độ tư bản và xã hội chủ nghĩa.
Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa: hoạt động sản xuất đến kinh doanh tìm kiếm
các giá trị thặng dư. Người lao động bán hàng hóa sức lao động của mình, tham gia vào
hoạt động sản xuất. Các giá trị thặng dư được nhà tư bản nhận được từ hoạt động kinh
doanh dưới hình thức lợi nhuận.
Sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa: gắn với hoạt động mở cửa thị trường và tiếp
cận với khoa học, công nghệ. Đây là giai đoạn sản xuất hàng hóa tiến bộ, mang đến
nhiều lợi ích, ý nghĩa lao động cho con người.
4. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa gồm có những đặc trưng cơ bản sau đây: 6 lOMoAR cPSD| 44820939
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi và mua bán, trong đó sản phẩm được
sản xuất ra để bán chứ không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người trực tiếp
sản xuất ra. Nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng thông qua việc trao đổi và mua bán.
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân vừa mang tính xã
hội. Sở dĩ mang tính chất này là vì sản phẩm làm ra để đáp ứng nhu cầu của người
khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế thì lao động của người
sản xuất hàng hóa vẫn mang tính chất tư nhân vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là
công việc riêng, mang tính độc lập.
Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng.
Quá trình tái sản xuất gồm 4 khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi - tiêu dùng
5. Các nhân tố cấu thành sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) Hàng hóa
Theo định nghĩa của C.Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động, thông qua trao
đổi, mua bán có thể thỏa mãn một số nhu cầu nhất định của con người. Hàng hóa có
thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể.
Hàng hóa bao gồm hai thuộc tính: Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết
bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất… Giá trị 7 lOMoAR cPSD| 44820939
Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. C.Mác viết: “Giá trị
trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó
những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”.
Khi hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một cơ
sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về giá
trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Song, cái chung đó phải
nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa
chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. “Giá trị là lao
động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa”. Quy luật giá trị
Việc trao đổi hàng hoá phải dựa vào giá trị, đây là nội dung của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị là quy luật sản xuất hàng hóa. Quy luật giá trị giúp điều tiết sản xuất
và trao đổi trong nền kinh tế hàng hóa. Nội dung của quy luật này được thể hiện thông
qua việc sản xuất và lưu hành. Trong sản xuất, đối với thời gian hao phí cá biệt thì
hầu hết là tương đương với thời gian lao động cần thiết. Đối với toàn xã hội thì tổng
thời gian hao phí cá biệt bằng tổng thời gian lao động cần thiết của xã hội. Trong lưu
thông, giá cả hàng hóa có thể lên xuống nhưng phải xoay quanh trục giá trị (do ảnh
hưởng của quan hệ cung cầu). Đối với tổng hàng hoá trên phạm vi xã hội, giá trị của
nó được biểu hiện bằng: Tổng giá cả hàng hoá bằng tổng giá trị hàng hoá. Từ nội
dung của quy luật giá trị ta thấy rõ tác dụng của nó đối với nền kinh tế hàng hóa Lợi nhuận
Lợi nhuận là động cơ mạnh mẽ nhất của nền kinh tế hàng hóa. Mục đích chính
của nền kinh tế là tạo ra lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hóa, các nhà đầu tư kinh
doanh và tổ chức kinh doanh luôn coi lợi nhuận là động lực, mục tiêu để thúc đẩy sự
phát triển. Lợi nhuận càng cao càng thúc đẩy nhà sản xuất tập trung sản xuất mặt 8 lOMoAR cPSD| 44820939
hàng đó và ngược lại, bởi suy cho cùng mục đích của kinh tế hàng hóa là tiền, là lợi nhuận mang lại. 9 lOMoAR cPSD| 44820939
II. THỰC TRẠNG VỀ VẬN DỤNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở TỈNH BẮC GIANG
1. Lịch sử phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang
Mỗi quốc gia có mô hình kinh tế khác nhau phù hợp với điều kiện của quốc
gia đó. Với Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
một kiểu nền kinh tế thị trường phù hợp, phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch
sử của Việt Nam: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận
hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập
một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều
tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đao.”
Tiếp thu đường lối chính sách của Đảng Nhà nước, Bắc Giang luôn xây dựng
phát triển kinh tế đúng với chủ trương định hướng mà Đảng nhà nước đưa ra kết hợp
với những nét đặc trưng riêng mang bản sắc của tỉnh. Nền kinh tế tỉnh Bắc Giang luôn
phát triển song hành gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế cả nước trong suốt các tiến trình lịch sử
Là một tỉnh thuộc trung du miền nũi phía Bắc, Bắc Giang nằm ở vị trí chiến
lược quan trọng, phên dậu trọng yếu của Tổ quốc,nơi đã diễn ra nhiều chiến sự ác liệt
chống các thế lực phản động và ngoại bang xâm lược. Mảnh đất Bắc Giang cùng con
người nơi đây đã vạch nên nhiều nét bút quan trọng trên những trang sử vàng chói lọi của đất nước.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Bắc Giang nhập với Bắc Ninh thành tỉnh Hà
Bắc và đến ngày 1 tháng 1 năm 1997 lại tách ra như cũ. Trong bối cảnh có nhiều biến
động về sát nhập hành chính ấy tỉnh Bắc Giang còn vấp phải rất nhiều khó khăn về
kinh tế xã hội. Cơ cấu kinh tế lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp, ngành công nghiệp và
dịch vụ chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn. Minh chứng là năm 1997, Bắc Giang chỉ có 1 dự án có vốn đầu tư trực tiếp 10 lOMoAR cPSD| 44820939
nước ngoài (FDI) với vốn đăng ký gần 793 nghìn USD; 18 DN quốc doanh, 25 doanh
nghiệp (DN) tư nhân và công ty TNHH.
Với sự chỉ đạo của Đảng Nhà nước cùng sự lãnh đạo của bộ máy hành
chính,sau 25 năm tái lập tỉnh, Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tích nổi bật.. Toàn
tỉnh hiện có hơn 1.800 dự án, tổng số vốn đăng ký gần 11 tỷ USD, trong đó có 505 dự
án FDI, còn lại là dự án đầu tư trong nước. Mạng lưới giao thông được phát triển
đồng bộ. Bắc Giang hiện có 8 KCN và hơn 40 cụm công nghiệp trong đó, 5 KCN cơ
bản lấp đầy, 3 KCN đang hoàn tất giải phóng mặt bằng, thu hút nhà đầu tư thứ cấp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) những năm gần đây luôn nằm trong top những
tỉnh thành phố đứng đầu cả nước. Tốốc đ t ăng tr n g kinh tế ố (GRDP) 25.00 % 20.00 % 20 % 16 % % 16 15.00 % % 13 13 % 10.00 % 8 % 5.00 % 0.00 % 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, GRDP bình quân giai đoạn 1997- 2021 của tỉnh đạt 9,8%/năm
2. Thực trạng kinh tế hàng hóa của tỉnh Bắc Giang
Quý I/2023, tỉnh Bắc Giang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.
Song kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt kết quả tích cực. Các ngành sản xuất đều có
tăng trưởng, trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,74%, công nghiệp - xây
dựng tăng 10,02%, dịch vụ tăng 6,26%, thuế sản phẩm tăng 3,06%. 11 lOMoAR cPSD| 44820939
Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,5% so với cùng kỳ. Tính đến
15/03/2023, toàn tỉnh Bắc Giang đã thu hút được khoảng 855 triệu USD vốn đầu tư
quy đổi. Đặc biệt, đã thu hút được 11 dự án FDI, vốn đăng ký 790 triệu USD, gấp
7,69 lần so với cùng kỳ. Trong quý I, có 262 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng
16%; vốn đăng ký đạt 7.704 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp
lớn trong ngành sản xuất linh kiện điện tử tiếp tục hoạt động ổn định và đang có xu
hướng mở rộng sản xuất như: Công ty Siflex, Công ty Fuyu, Công ty Luxshare… tiếp
tục là động lực chính cho toàn ngành.
Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản: tổng diện tích gieo trồng vụ Chiêm Xuân
đạt khoảng 62.848 ha, bằng 92,8% kế hoạch. Các loại cây trồng phát triển tốt; vải thiều
ra hoa đạt tỷ lệ cao, dự báo được mùa. Diện tích, sản lượng cây ăn quả (nhãn, vải), ngô,
lạc, rau các loại vượt kế hoạch giao; thị trường tiêu nông sản tiếp tục được mở
rộng…Công tác trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán được quan tâm, đạt kết quả
khá. Toàn tỉnh trồng được 865.143 cây phân tán và 1.127 ha rừng tập trung, đạt 14,8% kế hoạch.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 3 tháng đạt 13.529 tỷ đồng, tăng 24,9% so
với cùng kỳ, đạt 33,4% kế hoạch. Tổng giá trị xuất nhập khẩu ước đạt 9,37 tỷ USD, các
đối tác thương mại lớn nhất của các DN trong tỉnh đến từ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,
Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Hàng
dệt may, da giày; máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện các loại; thiết bị
điện; sản phẩm từ chất dẻo...
Tổng huy động vốn của các ngân hàng thương mại đạt 90.000 tỷ đồng, tăng 4.705
tỷ đồng (5,1%); dư nợ đạt 82.000 tỷ đồng, tăng 1.215 tỷ đồng (tăng 1,5% so với 31/12/2022).
Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 4.240 tỷ đồng, bằng 83,9% cùng kỳ năm
2022, đạt 28,2% dự toán; trong đó thu nội địa đạt 3.900 tỷ đồng, bằng 85,6% so với 12 lOMoAR cPSD| 44820939
cùng kỳ năm 2022, bằng 29,7% so với dự toán; thu thuế xuất nhập khẩu 340 tỷ đồng,
bằng 68,3% cùng kỳ, đạt 17,9% dự toán. Có 9/15 khoản thu tăng, 6/15 khoản thu giảm so với cùng kỳ.
3. Đánh giá thực trạng
a. Những kết quả đạt được
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,4% trong quý I/2023, tỉnh Bắc
Giang đứng thứ 8 cả nước về tăng trưởng kinh tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (giá hiện hành) đạt 115.465 tỷ đồng,
tăng 11,1%, đạt 22,7% kế hoạch. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 2.515
tỷ đồng, giảm 3,7%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 13.025 tỷ đồng, tăng
20,7%; khu vực FDI 99.925 tỷ đồng, tăng 10,4%.
Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển toàn diện và ổn định.
Sản xuất nông nghiệp tăng 1,8%, lâm nghiệp tăng 1,1%, thủy sản tăng 2,2%. Các sản
phẩm nông sản chủ lực như vải thiều, được tập trung nguồn lực chú trọng phát triển.
Nông nghiệp phát triển đã đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo và
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Một bộ phận
không nhỏ người dân vùng nông thôn Bắc Giang vươn lên làm giàu bền vững từ sản
xuất nông nghiệp; thu nhập, mức sống của người dân vùng nông thôn đã thu hẹp đáng
kể so với khu vực thành thị.
Các ngành dịch vụ duy trì hoạt động ổn định. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng
10,1%. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng 8,5% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu đạt
4,79 tỷ USD, tăng 14,3%, nhập khẩu đạt 4,57 tỷ USD, tăng 3%. Hoạt động tín dụng
được đẩy mạnh, bảo đảm tập trung nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. 13 lOMoAR cPSD| 44820939
Phát triển kinh tế ổn định đã tạo tiền đề tích cực để tỉnh giải quyết các vấn đề
về việc làm cho người lao động. Quý I/2023, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 8.268
người, tăng 22% so với cùng kỳ.Tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị,
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 270,7 tỷ đồng, chiếm 2,9% số phải thu (cả nước
5,72%), giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2022.
b. Những hạn chế và nguyên nhân
Dù đạt nhiều thành tựu tích cực nổi bật trong thời gian gần đây nhưng nền
kinh tế tỉnh Bắc Giang vẫn còn một số hạn chế đang kéo chậm sự phát triển của tỉnh.
Đầu tiên là khó khăn trong việc phát huy các thế mạnh trên địa bàn
Tỉnh còn nhiều tồn tại là chưa thực sự chủ động gắn kết trong kế hoạch xây
dựng, kế hoạch sử dụng đất, chưa thực sự gắn kết với các quy hoạch của các hạ tầng
xã hội khác như trường học, trạm y tế, chợ để phục vụ cho các khu, CCN; chưa có
ngành CN mũi nhọn để thực sự dẫn dắt các DN công nghiệp trong toàn ngành, chưa
áp dụng được các tiến bộ công nghệ khoa học kĩ thuật, chưa đa dạng các mặt hàng sản xuất xuất khẩu,...
Dù có nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao có tiềm năng phát triển lớn như cam
Bố Hạ, gạo thơm Yên Dũng,bưởi Lục Ngạn,... nhưng Bắc Giang vẫn loay hoay giải
quyết bài toán xây dựng thương hiệu cho nông sản để tránh khỏi nỗi lo “được mùa
mất giá”. Trước đó, vải thiều cũng mất rất nhiều thời gian để khẳng định vị trí với
nhiều chiến dịch quảng bá cùng xúc tiến thương mại đến các khu vực các nước xuất khẩu.
Thương mại, dịch vụ còn chịu ảnh hưởng của nền sản xuất quy mô nhỏ, chưa
gắn chặt sản xuất với tiêu thụ và phát triển thị trường; hạ tầng thương mại nhìn chung
vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển của thị trường; thu hút đầu
tư vào hạ tầng thương mại khu vực nông thôn đạt thấp. Thị trường hàng hóa và số 14 lOMoAR cPSD| 44820939
doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân kinh doanh buôn bán, dịch vụ tăng nhanh
nhưng còn phân tán, quy mô nhỏ, vốn ít, trao đổi mua bán qua nhiều khâu trung gian,
làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Môi trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành sản
xuất và kinh tế không thể phát triển một cách bền vững nếu chúng ta đánh đổi môi
trường lấy tăng trưởng kinh tế. Tiêu biểu như việc dòng sông Cầu nhiều lần nổi bọt
trắng xóa, cá tôm chết nổi đầy mặt nước bốc mùi hôi thối do các cá nhân doanh
nghiệp trộm xả thải trái phép nước thải chưa qua xử lý vào lòng sông. Hay như điểm
tập kết tro xỉ thải lộ thiên hoạt động chui tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, đang
khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó còn là tình
trạng ô nhiễm quy hoạch đất đai khi không có sự quản lý chặt chẽ về diện tích đất,
nhập nhằng trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn tới nhiều đối tượng thừa cơ
trục lợi gây nên “cơn sốt đất ảo” năm 2021-2022.
Thứ ba là những hạn chế về phát triển nâng cao chất lượng nguồn lao động
Nhìn vào hiệu quả ở từng lĩnh vực, công việc cho thấy nguồn nhân lực của tỉnh
có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong cuộc cách mạng
Công nghệ 4.0, nhân lực lao động có tay nghề cao chưa nhiều, nhân lực chất lượng
cao còn thiếu, thiếu chuyên gia, nhà khoa học, thiếu nguồn lao động được đào tạo ở
một số lĩnh vực kỹ thuật…; việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh chưa
đạt mục tiêu, yêu cầu; cơ cấu đào tạo theo nhóm ngành nghề chưa hợp lý.
Thứ tư là việc phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương
Rượu nếp cái hoa vàng làng Vân; làng nghề hương Linh Sơn; bánh đa nem Thổ
Hà; bún Đa Mai...là những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang. Tuy
vậy sự phát triển nhanh chóng của sản xuất công nghiệp cũng khiến cho càng làng 15 lOMoAR cPSD| 44820939
nghề dần trở nên kém phát triển. Chưa có sự quy hoạch hợp lý, định hướng phát triền
cũng như thị trường tiêu thụ khiến nhiều người không còn sẵn lòng theo nghề mà lựa
chọn làm việc tại các công ty xí nghiệp với mức thu nhập cao hơn. Tình trạng này
đang đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của các làng nghề truyền thống trên địa bàn.
Ngoài ra các làng nghề cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô
nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm chì các kim loại nặng,... 16 lOMoAR cPSD| 44820939
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HÀNG HÓA Ở TỈNH BẮC GIANG
1. Các chiến lược chính sách định hướng phát triển của tỉnh
Ngày 17/02/2022 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký quyết định Quyết định số
219/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn
đến năm 2050. Mục tiêu chung nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để
đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp là động lực chủ
yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một
trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng. Đến năm 2030, Bắc Giang
trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15
tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Về phương hướng, Bắc Giang vẫn luôn thống nhất quan điểm hành động
phát triển bền vững. Dù lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của kinh tế hàng hóa
nhưng tỉnh luôn xác định không đánh đổi môi trường và an sinh xã hội để lấy lợi ích
kinh tế mà phát triển song hành ổn định bền vững. “Kế hoạch hành động, quan điểm
phát triển bền vững của tỉnh Bắc Giang đến năm 2030” đề cập: Phát triển bền vững
là yêu cầu xuyên suốt, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với
phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, trong đó phát triển bền vững về
kinh tế là yếu tố tiên quyết;phát huy đối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực; huy động,
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển;...
Năm 2023, Bắc Giang phấn đấu đạt chỉ tiêu tốc độ tăng GRDP đạt 14,5%
2. Giải pháp phát triển các thế mạnh kinh tế của tỉnh
Bắc Giang đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ; tổ chức cơ cấu lại 17 lOMoAR cPSD| 44820939
các ngành kinh tế theo thứ tự quy mô: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp gắn phát
triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Công nghiệp là động lực chủ yếu, nông nghiệp làm
nền tảng bảo đảm, dịch vụ làm điều kiện thúc đẩy.
Để đạt được điều này, tỉnh cần tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư; quy
hoạch cụ thể các Khu công nghiệp; phát triển mạng lười hạ tầng giao thông; đồng
hành cùng doanh nghiệp trong tháo gỡ các vướng mắc khó khăn nhất là những khó
khăn về vốn, thị trường, lưu thông hàng hóa, thủ tục hành chính; kiểm tra, kiểm soát
thị trường, bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh một cách minh bạch để tạo điều
kiện tốt cho DN làm ăn chân chính, chống gian lận thương mại, hàng giả và buôn lậu
trên địa bàn. Ngoài ra Sở Công thương cũng đang đề xuất chọn những nhà đầu tư
chiến lược như Sam Sung, FLC, có như vậy mới có DN mũi nhọn để dẫn dắt cho hoạt
động phát triển CN cũng như phát triển KT-XH của tỉnh.
Bên cạnh đó Bắc Giang cũng cần tập trung phát triển các nông sản chủ lực
của tỉnh như: vải thiều, gạo, lợn,... để xây dựng thương hiệu đến với các khu vực cũng
như các bạn hàng xuất khẩu. Cần đề phòng tác động của thời tiết thiên tai dịch bệnh
tỉnh cần thực hiện hiệu quả các đề án, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất gắn
với tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; xây dựng các
phương án, kịch bản chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ nông sản thích ứng linh hoạt để phát
triển lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản.
Thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ, Bắc Giang triển khai phát triển
thương mại, dịch vụ bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh; tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng một số dự án có tính chất trọng
tâm, trọng điểm, hỗ trợ tiêu thụ nông sản như: Chợ đầu mối, Trung tâm Logistics
quốc tế thành phố Bắc Giang,...; xây dựng đề án xúc tiến thương mại theo hướng khai
thác thị trường xuất khẩu mới như Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn
Độ, Trung Đông…; xây dựng và phát triển bảo hộ thương hiệu cho các mặt hàng 18 lOMoAR cPSD| 44820939
nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh; tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong xúc tiến thương mại.
3. Giải pháp khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường
Vấn đề môi trường đang là một hạn chế của tỉnh Bắc Giang và được các cơ
quan ban ngành quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời. Bắc Giang đã nỗ lực thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ môi trường. Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường
ngày càng tăng. Cuối tháng 12/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả
thực hiện bộ chỉ số PEPI năm 2021. Bắc Giang đạt tổng điểm 70,35, xếp thứ 9 cả
nước, tăng 6 bậc so với năm 2020.
Năm 2023, Bắc Giang quyết tâm thực hiện các giải pháp về môi trường. Sở
Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh chấp hành nghiêm các quy định, xử phạt nghiêm các
trường hợp vi phạm, rà soát, kiểm tra, đánh giá các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh để có giải pháp phòng ngừa, xử lý.
Huy động toàn dân thu gom, xử lý rác thải ra môi trường, duy trì vận hành thường
xuyên và hiệu quả các khu xử lý, lò đốt rác; nâng cao năng lực hoạt động của các đơn
vị chuyên trách thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.
4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thu hút các doanh nghiệp
Trong “Kế hoạch hành động, quan điểm phát triển bền vững của tỉnh Bắc
Giang đến năm 2030” có đề cập: “Con người là trung tâm, phát huy tối đa nhân tố
con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền
vững.” Đúng vậy song hành cùng sự phát triển không ngừng của nền kinh tế là nhu
cầu không hề nhỏ về lực lượng lao động vì vậy cần có những kế hoạch phát triển
nguồn nhân lực đúng đắn phù hợp
Ngày 09 tháng 6 năm 2021, Tỉnh ủy Bắc Giang (khóa XIX) đã ban hành Kế
hoạch số 20-KH/TU về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh đáp ứng 19 lOMoAR cPSD| 44820939
yêu cầu của thời kỳ mới. Sau thời gian triển khai thực hiện nguồn nhân lực của tỉnh
có sự phát triển cao hơn một bước, cơ bản đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ thực tế đó, Tỉnh cần tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch
số 20-KH/TU với quyết tâm cao hơn, hiệu quả phải cao hơn so với giai đoạn trước.
Ngoài ra cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trên các
ngành, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh như công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao để phát triển mạnh 03 trụ cột kinh tế của tỉnh. Đồng thời,
nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần và chỉ số phát triển con người
(HDI); thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế, chăm sóc
sức khỏe nhân dân và phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.
5. Giải pháp tháo gỡ khó khăn phát triển các làng nghề truyền thống
Sở Công Thương Bắc Giang đã có nhiều chính sách ưu tiên các làng nghề
truyền thống có tiềm năng phát triển thực hiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ nghề, làng nghề về thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì, tem nhãn,… quảng bá,
mở rộng thị trường, tham gia các Hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm. đầu tư ứng
dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thành lập hợp tác xã (HTX), Hội sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. đăng ký nhãn hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu
quảng bá sản phẩm làng nghề; hỗ trợ liên doanh, liên kết; thông tin tuyên truyền; tư
vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn để bảo tồn và phát triển làng nghề, làng
nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. KẾT LUẬN
Từ lý luận về sản xuất hàng hóa có thể thấy nền kinh tế hàng hóa Việt Nam nói
chung và kinh tế hàng hóa tỉnh Bắc Giang nói riêng đã và đang phát triển phù hợp với
những quy luật phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Hiểu rõ và vận dụng đúng đắn
những tri thức Kinh tế chính trị của Mác – Lênin, tiếp thu những định hướng chỉ đạo 20