Tiểu luận KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU

Tiểu luận KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 44879730
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN AEP —————————— * * * ———
——————
TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN Đề tài: Các quan
hệ về lợi ích kinh tế ở Việt Nam
Lớp:
HÀ NỘI 2024
lOMoARcPSD| 44879730
2
MỤC LỤC
Lợi ích kinh tế 3
Khái niệm của lợi ích kinh tế………………………………………………….……………….3
Các nhóm lợi ích kinh tế………………………………………………...……………………..3
Vai trò của lợi ích kinh
tế………………………………... …………………………………….3
Quan hệ lợi ích kinh tế 4
Khái niệm của quan hệ lợi ích kinh tế………………………………...……………………….4
Sự thống nhất và mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế…………….………...4
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế……………………………..……………..5
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường……….…………………..6
Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các mối quan hệ lợi ích chủ yếu………………...8
Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích……………………..………8
Câu hỏi ôn tập 11
I. Lợi ích kinh tế
1. Khái niệm
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế
của con người. Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích động của quan hệ giữa các chủ thể
kinh tế.
Xét về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau, lợi ích kinh tế sẽ được biểu
hiện một cách tương ứng. Đối với chủ doanh nghiệp, lợi ích kinh tế được biểu hiện thông qua
lợi nhuận, còn đối với người lao động, lợi ích kinh tế được biểu hiện qua thu nhập.
Xét về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các chủ thể khi
tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hộido hệ thống quan hệ sản xuất quyết định.
2. Các nhóm lợi ích kinh tế
Dưới góc độ khái quát nhất, thể chia làm ba nhóm lợi ích kinh tế, bao gồm lợi ích
kinh tế cá nhân, lợi ích kinh tế tập thể lợi ích kinh tế xã hội. Đối với mỗi thành phần kinh
tế sẽ có lợi ích kinh tế tương ứng với thành phần kinh tế đó. Xét dưới góc độ các khâu của quá
lOMoARcPSD| 44879730
3
trình tái sản xuất, lợi ích kinh tế thể được chia thành lợi ích kinh tế của nhà sản xuất, người
phân phối, người trao đổi người tiêu dùng.
Các lợi ích kinh tế có mối quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
3. Vai trò của lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế vai trò to lớn đối với nền kinh tế thị trường và đối với xã hội, thể
coi là động lực trực tiếp của các chủ thể hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời sở thúc
đẩy sự phát triển của các lợi ích khác. Lợi ích kinh tế đã tạo tiền đề vật chất cho sự hình thành,
đồng thời thực hiện lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội của các chủ thể trong xã hội.
Trong hệ thống lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất thúc
đẩy các chủ thể tham gia tích cực các hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh
tế.
Bởi vì lợi ích cá nhân là lợi ích thiết thực nhất gắn với từng cá nhân, chủ thể, từ đó tạo
điều kiện thực hiện và nâng cao văn hóa của từng cá nhân. Ngoài ra, lợi ích cá nhân có
thể coi là cơ sở thực hiện lợi ích tập thể và xã hội vì dân giàu thì nước mạnh.
II. Quan hệ lợi ích kinh tế
1. Khái niệm
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người,
giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế,
giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu
xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực ợng sản xuất
kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
Quan hệ lợi ích kinh tế những biểu hiện rất phong phú. Khi xét theo chiều dọc, đó là
mối quan hệ lợi ích giữa một tổ chức với một nhân trong tổ chức đó, quan hệ lợi ích giữa
Lợi ích cá nhân, Lợi ích nhóm, lợi ích xã hội.
d1: Quan hệ lợi ích giữa Lợi ích nhân, Lợi ích nhóm, Lợi ích hội : Một người khi
mua vé số thì mục đích của họ là trúng số, đó là lợi ích cá nhân. Còn tiền mua vé trở thành lợi nhuận của
địa số. Họ phải đóng thuế cho Nhà nước, Nhà nước sẽ sử dụng số tiền đó trong việc sửa chữa các
công trình hội, làng xá, cầu cống. Điều đó giúp ngược lại cho nhân trong việc đi lại trong đời
sống hằng ngày.
dụ 2: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và doanh nghiệp : Doanh nghiệp vốn,
cơ hội kinh doanh còn người lao động có trí lực, thể lực, kỹ năng, thái độ,.... Người công nhân trong công
ty may mặc dùng kiến thức năng của mình để sản xuất thành phẩm và nhận tiền công. Doanh nghiệp
công ty thuê người lao động sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Lợi ích kinh tế của họ thu
được từ những thành phẩm quần áo đó, từ đó tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khi xét theo chiều ngang, quan hệ lợi ích kinh tế là mối quan hệ giữa các chủ thể, cộng đồng
người, tổ chức hợp thành nền kinh tế khác nhau.
Ví dụ 1: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa Doanh nghiệp với nhau : Như trong ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu tạo ra nhiều lợi ích thiết thực như chia sẻ những
lOMoARcPSD| 44879730
4
thông tin trong lĩnh vực dệt may, tạo ra hội để các nhân viên may xuất khẩu tăng thêm kiến thức
am hiểu thông tin thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng mẫu mã, cùng các thị
trường xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh tại các hội chợ, triển lãm quốc tế, nâng cao kinh nghiệm.
Ngày nay quan hệ lợi ích kinh tế còn xét tới quan hệ giữa quốc gia với phần còn lại của thế
giới.
2. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các lợi ích kinh
tế
cách phân chia có thể khác nhau nhưng các lợi ích kinh tế bao giờ cũng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau : vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Mặt thống nhất được thể hiện ở chỗ một chủ thể có thể trở thành bộ phận của chủ thể
khác. Lợi ích chủ thể này được thực hiện thì lợi ích chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp
được thực hiện. Chẳng hạn như quan hệ lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và người lao động,
quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế, lợi ích doanh nghiệp, lợi ích hội, hợp tác
trong việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên một cách bền vững,...
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận, thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình thì người lao
động - có việc làm - có tiền lương. Người lao động càng tích cực làm việc thì lợi ích kinh tế của họ được
thực hiện thông qua tăng lương hoặc tiền thưởng. Công ty cũng thể tạo điều kiện cho người công
nhân học hi nâng cao trình độ tay nghề để tạo ra những sản phẩm quần áo đẹp, sáng tạo, chất lượng, làm
gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
Mặt mâu thuẫn thể hiện ở chỗ các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương
thức khác nhau để thực hiện lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành
mâu thuẫn. Chẳng hạn như việc làm hàng gian, hàng giả…, phân phối kết quả sản xuất kinh
doanh không hợp lý, cắt xén tiền công của người lao động, cạnh tranh về tài nguyên thị
trường.
dụ: lợi ích kinh tế, doanh nghiệp tìm cách cắt giảm chi phí trong đó tiền lương nhân
viên đtăng lợi nhuận. Từ đó khiến người lao động đấu tranh tăng tiền lương, giảm giờ làm hoặc thậm
chí đình công.
Mâu thuẫn lợi ích kinh tế là cội nguồn của xung đột xã hội. Vì vậy, điều hoà lợi ích kinh
tế buộc mọi chủ thể phải quan tâm, trở thành chức năng quan trọng của Nhà nước, nhằm
ổn định xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế được kể đến trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất ở đây được hiểu là người lao động và tư liệu
sản xuất. Đây là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích
kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa dịch vụ. Trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt, quan hệ
lợi ích kinh tế càng có điều kiện để thống nhất với nhau. Vì vậy, phát triển lực lượng sản xuất
trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia.
lOMoARcPSD| 44879730
5
Nhân tố thứ hai mang phần quan trọng không kém là địa vị của chủ thể trong hệ thống
quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất hay trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết
định vị trí, vai tcủa mỗi người, mỗi chủ thể tham gia vào quá trình tham gia các hoạt động
kinh tế - xã hội. Không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đổi. Nó là
sản phẩm, là hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh
tế thị trường.
Ngoài ra, chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước cũng là một tác nhân tất yếu
khách quan đến quan hệ lợi ích kinh tế bằng cách thay đổi mức thu nhập tương quan thu
nhập của các chủ thể kinh tế. Khi mức thu nhập và tương quan thu nhập thay đổi, phương thức
mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng thay đổi, tức là lợi ích kinh tế quan hệ lợi ích
kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến sự hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này mang tác
động đa chiều khi vừa giúp gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại đầu tư quốc tế vì bản
chất của kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng tới lợi ích
kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa do
cạnh tranh. Đất nước có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng đối mặt với nhiều vấn đề hơn như
nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,...
4. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
a. Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động là người có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được
trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động có thể là
người lao động phổ thông, lao động chân tay hoặc lao động trí óc. Người sử dụng lao động
những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng
lao động theo hợp đồng lao động.
Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có quan hệ chặt chẽ, vừa
thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung thu nhập ( tiền lương, tiền thưởng
). Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận. Nếu người sử dụng
lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường họ sẽ thu được lợi nhuận,
thực hiện được lợi ích kinh tế của mình; đồng thời, họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động nên người
lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương.
Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế xác định
nên lợi nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương của người lao động giảm
xuống ngược lại. lợi ích của mình, người sử dụng lao động luôn tìm cách cắt giảm tới
mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó bao gồm tiền lương của người lao động để tăng lợi
nhuận. Mặt khác, tiền lương là điều kiện để tái sản xuất sức lao động nên mức tiền lương thấp
lOMoARcPSD| 44879730
6
nhất người sử dụng lao động phải tra cho người lao động là mức tiền lương tối thiểu. Vì lợi ích
của mình, người lao động sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công…
Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã thành
lập các tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi người lao
động, trong đó ở Việt Nam là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
b. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
Những người sử dụng lao động quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau. Trong
chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa đối tác, vừa đối thủ của nhau, từ đó
tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ.
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết chặt
chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng
lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Sự liên kết giữa người sử dụng lao động
trong từng lĩnh vực đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế, bảo vệ lợi ích
kinh tế của họ. Trong cơ chế thị trường, đội ngũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội nên cần được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho hcạnh tranh
với nhau quyết liệt. Các nhà doanh nghiệp có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội và các rủi ro
khác ( thua lỗ, phá sản… ) bị loại bỏ khỏi thương trường. Đồng thời, những người thu được
nhiều lợi nhuận sẽ phát triển nhanh chóng,
Những người sử dụng lao động không chỉ cạnh tranh cùng ngành mà còn cạnh
tranh khác ngành bằng việc di chuyển vốn (tư bản) từ ngành này sang ngành khác, từ đó
hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
c. Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động. Nếu có nhiều người
bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau. Hậu quả tiền lương của người
lao động bị giảm xuống, một bộ phận người lao động bị sa thải.
Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử
dụng lao động, mà còn phải quan hệ với nhau. Nếu những người lao động thống nhất được với
nhau, họ thể thực hiện được các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với
giới chủ (những người sử dụng lao động). Họ cần phải thống nhất với nhau, thành lập ra tổ chức
để bảo vệ lợi ích của mình trước sự chèn ép, đối xử không tốt của giới chủ.
d. Quan hệ giữa lợi ích các nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội.
lOMoARcPSD| 44879730
7
Giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
Người lao động, người sử dụng lao động, mỗi người đều có lợi ích cá nhân và có quan
hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội. Giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều.
Nếu người lao động người sử dụng lao động làm việc theo đúng các quy định của
pháp luật thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình sẽ góp phần phát triển nền kinh tế,
thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội.
Ngược lại, nếu giữa người lao động và người sdụng lao động nảy sinh mâu thuẫn hoặc
thực hiện các hành vi như sản xuất hàng giả, hàng nhái, trốn thuế,... thì lợi ích xã hội sẽ bị tổn
hại, từ đó ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó có lợi ích của người lao
động và người sử dụng lao động.
Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội quyết định sự tồn tại và phát triển của cá
nhân. Lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá nhân và các hoạt động thực hiện lợi
ích nhân. Lợi ích hội sở của sự thống nhất giữa các lợi ích nhân, tạo sự thống
nhất trong các hoạt động của các chủ thể khác nhau.
Giữa lợi ích nhóm và lợi ích quốc gia
Các nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau trong
hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng ( lợi ích cá nhân, tổ chức ) của họ hình thành nên
lợi ích nhóm”. Ví dụ như các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính trị, xã hội, các nhóm dân
cư chung một số lợi ích theo vùng, theo sở thích…
Các nhân, tổ chức hoạt động trong những ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối
liên hệ với nhau, liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng của mình
hình thành nên nhóm lợi ích”. Chẳng hạn như mô hình liên kết 4 nhà: nhà nông nhà doanh
nghiệp nhà khoa học nhà nước hay hình liên kết trên thị trường nhà ở: doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản – ngân hàng thương mại – người mua nhà.
Lợi ích nhómnhóm lợi ích nếu phù hợp với lợi ích quốc gia, không gây tổn hại đến
lợi ích khác cần được tôn trọng, bảo vệ tạo điều kiện phát triển; ngược lại cần phải ngăn
chặn, chống lại thường xuyên, kiên quyết.
5. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các mối quan hệ lợi ích
chủ yếu
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có hai phương thức cơ
bản để thực hiện lợi ích kinh tế.
Đầu tiên phải kể đến phương thức phổ biến trong mọi nền kinh tế thị trường, bao gồm
cả nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - phương thức thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc
thị trường. Các quan hệ lợi ích, các chủ thể lợi ích kinh tế mặc dù đa dạng, song để có thể thực
hiện được lợi ích của mình cần phải căn cứ vào các nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ theo nguyên tắc thị trường, tất yếu sẽ dẫn đến những hạn chế
về mặt hội. Do đó, phương thức thực hiện lợi ích dựa trên chính sách của Nhà nước vai
lOMoARcPSD| 44879730
8
trò của các tổ chức hội cần phải được chú ý nhằm tạo sự bình đẳng thúc đẩy tiến bộ
hội.
6. Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của chủ thể kinh tế
Nhà nước giữ vững ổn định về chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động
kinh tế, xây dựng môi trường pháp thông thoáng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể
kinh tế trong và ngoài nước đồng thời xây dựng chính sách phù hợp, phát triển kết cấu hạ tầng,
tạo môi trường văn hóa phù hợp.
Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
Nhà nước cần chính sách đặc biệt chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo
hài hòa c lợi ích kinh tế, giảm phân hóa giàu nghèo; phát triển mạnh mẽ lực lượng hội,
phát triển khoa học và công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế.
Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội
Nhà nước thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập, có các chính sách xóa đói
giảm nghèo, ưu đãi xã hội, các hoạt động từ thiện.
Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn là phải sự tham gia của các bên liên quan phải
đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Khi xung đột cần sự tham gia hòa giải của các tổ
chức xã hội có liên quan đặc biệt có Nhà nước.
lOMoARcPSD| 44879730
9
Câu hỏi ôn tập
1. Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác (tập thể, nhà nước, xã hội). Vì:
thứ nhất, nhu cầu bản, sống còn trước hết thuộc về nhân, quyết định hoạt động của
nhân; thứ hai, thực hiện lợi ích nhân sở để thực hiện các lợi ích khác nhân cấu
thành nên tập thể, giai cấp, xã hội… “Dân giàu” thì “nước mạnh”
2. Vì sao coi mâu thuẫn lợi ích kinh tế là cội nguồn của xung đột xã hội?
- Phân chia tài nguyên: Khi tài nguyên (như đất, nước, khoáng sản) bị hạn chế và không
đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, sự cạnh tranh giữa các lợi ích kinh tế sẽ
nảy sinh. Điều này có thể dẫn đến xung đột giữa các cá nhân, cộng đồng hoặc quốc gia.
- Phân phối không công bằng: Khi lợi ích kinh tế không được phân phối công bằng, một
số người sẽ trở nên giàu hơn, trong khi người khác vẫn đang trong cảnh nghèo đói.
Sự bất bình đẳng này có thể gây ra sự phân biệt và căm ghét, dẫn đến xung đột.
- Cạnh tranh kinh tế: Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thường cạnh tranh với nhau
để đạt được lợi ích kinh tế. Khi cạnh tranh trở nên quá khốc liệt, nó có thdẫn đến xung
đột về tài nguyên, thị trường và quyền lợi.
- Chính sách kinh tế và quản : Sự mâu thuẫn giữa các chính sách kinh tế, quyết định
quản hướng phát triển thể gây ra xung đột. Ví dụ, việc áp dụng thuế, quản
tài nguyên hay thay đổi quy định về thị trường có thể gây ra tranh cãi và xung đột.
- Sự thiếu thông tin và hiểu biết: Khi người dân không được thông tin đầy đủ về quyết
định kinh tế hoặc không hiểu rõ về lợi ích của họ, sự bất mãn có thể dẫn đến xung đột.
3. Thách thức hội của việc thúc đẩy quan hhợp tác đầu giữa các doanhnghiệp
trong nước và nước ngoài là gì?
- Thách thức: Sxuất hiện thách thức đối với quan hệ hợp c đầu bao gồm sự cạnh
tranh từ c doanh nghiệp nước ngoài, cũng như nhu cầu phát triển hệ thống hạ tầng
nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Cơ hội:
+ Tạo điều kiện đầu thuận lợi: Chính phủ thể tạo ra môi trường đầu ổn
định và dự báo thông qua việc cải thiện pháp lý, giảm bớt rủi ro chính trị và tạo
điều kiện cho sự hợp tác kinh doanh.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng: Chính phủ và các bên liên quan có thể đầu tư vào cơ sở
hạ tầng vận chuyển, viễn thông, năng lượng để tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước.
+ Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và phát triển: Chính phủ có thể khuyến khích các
doanh nghiệp trong nước hợp tác với các đối c nước ngoài trong nh vực
nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới, từ đó tạo ra hội tăng
trưởng và cạnh tranh toàn cầu.
lOMoARcPSD| 44879730
10
4. Mâu thuẫn giữa lợi ích của các doanh nghiệp và lợi ích công cộng là gì? Làm thế nàođể
cân bằng giữa hai mục tiêu này trong chính sách kinh tế?
- Mâu thuẫn: Trong nền kinh tế, mâu thuẫn thường xuất phát từ sự đối lập giữa lợi ích
của các doanh nghiệp lợi ích công cộng. Các doanh nghiệp thường tập trung vào việc
tối đa hóa lợi nhuận tăng trưởng kinh doanh, trong khi chính phủ hội thể
quan tâm đến các mục tiêu khác như bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội phát
triển bền vững.
- Cách giải quyết:
+ Thúc đẩy sự chuyển đổi số: Chính phủ thể đầu tư vào sở hạ tầng kỹ thuật
số khuyến khích sự sử dụng công nghệ thông tin trong các ngành công
nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp tăng cường năng suất và giảm tác động tiêu
cực đến môi trường.
+ Thúc đẩy tiêu chuẩn xanh và bền vững: Chính phủ có thể thiết lập các quy định
và khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn sản xuất và vận hành xanh, bền vững trong
các ngành công nghiệp, giúp giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường.
+ Phát triển chính sách khuyến khích: Chính phủ thể thiết lập các chính sách
khuyến khích ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp
sản xuất và kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội.
5. Trong mối quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam, làm thế nào các chính sách của Nhànước
hoạt động của các tổ chức hội hỗ trợ việc phân phối công bằng nguồn lực và tài
nguyên trong xã hội?
Các chính sách của Nhà nước ở Việt Nam thường tập trung vào việc xây dựng một hệ
thống phân phối thu nhập công bằng hơn thông qua việc áp dụng các chính sách thuế thu nhập
công bằng trợ cấp cho các nhóm dân cư yếu thế. Đồng thời, chính phủ cũng định hình môi
trường kinh doanh để đảm bảo sự công bằng cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp,
từ đó tạo ra lợi ích kinh tế chung cho toàn bộ xã hội. Các tổ chức xã hội, như các tổ chức môi
trường và các tổ chức phát triển xã hội, thường tham gia vào việc giám sát và đánh giá hiệu quả
của các chính sách này, đồng thời đề xuất các biện pháp cải tiến để đảm bảo rằng lợi ích kinh
tế được phân phối một cách công bằng và bền vững
6. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay của Việt Nam, vai trò của các tổ chức xã hội trongviệc
đảm bảo phát triển bền vững và cân đối của nền kinh tế là gì?
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay của Việt Nam, các tổ chức xã hội đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và cân đối của nền kinh tế. Chúng thường tập
trung vào việc cung cấp các dịch vụ và chương trình xã hội như giáo dục, y tế và hỗ trợ cho
các nhóm dân cư yếu thế, từ đó giúp tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của các
nhân và cộng đồng. Đồng thời, các tổ chức xã hội thường đóng vai trò trong việc đại diện cho
quyền lợi của cộng đồng và tham gia vào quản lý và quyết định về sử dụng nguồn lực và tài
nguyên kinh tế. Qua việc này, chúng góp phần vào việc tạo ra một môi trường kinh doanh và
xã hội bền vững và phát triển.
lOMoARcPSD| 44879730
11
7. Các tổ chức xã hội như Plan International Vietnam và GreenViet làm thế nào đểtương
tác hợp tác với chính phủ doanh nghiệp để tối ưu hóa lợi ích kinh tế cho cộng
đồng và môi trường tại Việt Nam?
Các tổ chức xã hội thường tạo ra các đối tác với chính phủ thông qua việc tham gia vào
các cuộc họp, diễn đàn cuộc đàm phán. Họ thể đưa ra các đề xuất chính sách cụ thể
tham gia vào việc thẩm định giám sát việc triển khai các chính sách kinh tế-xã hội. Đồng
thời, c tổ chức hội cũng thể hợp tác với doanh nghiệp thông qua các dự án hội
mục tiêu chung, như việc cung cấp giáo dục và y tế cho cộng đồng địa phương hoặc thực hiện
các chương trình bảo vệ môi trường.
8. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Việt Nam, làm thế nào các t
chức hội như Blue Dragon Children's Foundation thể tối ưu hóa tài nguyên
hợp tác với các nhà tài trợ để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ xã hội hiệu quả
nhất cho các nhóm dân cư cần thiết?
Để tối ưu hóa tài nguyên và hợp tác với các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội thường thiết
lập mối quan hệ đối tác bền vững với các tổ chức nhân ủng hộ. Họ thể sử dụng các
chiến lược quảng cáo và gây quỹ để tăng cường sự nhận thức và thu hút nguồn lực từ cộng đồng
và doanh nghiệp. Đồng thời, các tổ chức này cũng thường xây dựng các mô hình tài chính bền
vững, như việc áp dụng các mô hình kinh doanh xã hội để tạo ra nguồn lực tự chủ và đảm bảo
sự ổn định trong việc cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ xã hội.
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN AEP —————————— * * * ———— ——————
TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN Đề tài: Các quan
hệ về lợi ích kinh tế ở Việt Nam Lớp: HÀ NỘI 2024 1 lOMoAR cPSD| 44879730 MỤC LỤC
Lợi ích kinh tế 3
Khái niệm của lợi ích kinh tế………………………………………………….……………….3
Các nhóm lợi ích kinh tế………………………………………………...……………………..3 Vai trò của lợi ích kinh
tế………………………………... …………………………………….3
Quan hệ lợi ích kinh tế 4
Khái niệm của quan hệ lợi ích kinh tế………………………………...……………………….4
Sự thống nhất và mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế…………….………...4
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế……………………………..……………..5
Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường……….…………………..6
Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các mối quan hệ lợi ích chủ yếu………………...8
Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích……………………..………8
Câu hỏi ôn tập 11 I. Lợi ích kinh tế 1. Khái niệm
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế
của con người. Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của quan hệ giữa các chủ thể kinh tế.
Xét về biểu hiện, gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau, lợi ích kinh tế sẽ được biểu
hiện một cách tương ứng. Đối với chủ doanh nghiệp, lợi ích kinh tế được biểu hiện thông qua
lợi nhuận, còn đối với người lao động, lợi ích kinh tế được biểu hiện qua thu nhập.
Xét về bản chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các chủ thể khi
tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hộido hệ thống quan hệ sản xuất quyết định.
2. Các nhóm lợi ích kinh tế
Dưới góc độ khái quát nhất, có thể chia làm ba nhóm lợi ích kinh tế, bao gồm lợi ích
kinh tế cá nhân, lợi ích kinh tế tập thể lợi ích kinh tế xã hội. Đối với mỗi thành phần kinh
tế sẽ có lợi ích kinh tế tương ứng với thành phần kinh tế đó. Xét dưới góc độ các khâu của quá 2 lOMoAR cPSD| 44879730
trình tái sản xuất, lợi ích kinh tế có thể được chia thành lợi ích kinh tế của nhà sản xuất, người
phân phối, người trao đổi
người tiêu dùng.
Các lợi ích kinh tế có mối quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
3. Vai trò của lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thị trường và đối với xã hội, có thể
coi là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời là cơ sở thúc
đẩy sự phát triển của các lợi ích khác. Lợi ích kinh tế đã tạo tiền đề vật chất cho sự hình thành,
đồng thời thực hiện lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội của các chủ thể trong xã hội.
Trong hệ thống lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất thúc
đẩy các chủ thể tham gia tích cực các hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bởi vì lợi ích cá nhân là lợi ích thiết thực nhất gắn với từng cá nhân, chủ thể, từ đó tạo
điều kiện thực hiện và nâng cao văn hóa của từng cá nhân. Ngoài ra, lợi ích cá nhân có
thể coi là cơ sở thực hiện lợi ích tập thể và xã hội vì dân giàu thì nước mạnh.
II. Quan hệ lợi ích kinh tế 1. Khái niệm
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người,
giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế,
giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu
xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.

Quan hệ lợi ích kinh tế có những biểu hiện rất phong phú. Khi xét theo chiều dọc, đó là
mối quan hệ lợi ích giữa một tổ chức với một cá nhân trong tổ chức đó, quan hệ lợi ích giữa
Lợi ích cá nhân, Lợi ích nhóm, lợi ích xã hội.
Ví dụ 1: Quan hệ lợi ích giữa Lợi ích cá nhân, Lợi ích nhóm, Lợi ích xã hội : Một người khi
mua vé số thì mục đích của họ là trúng số, đó là lợi ích cá nhân. Còn tiền mua vé trở thành lợi nhuận của
địa lý vé số. Họ phải đóng thuế cho Nhà nước, Nhà nước sẽ sử dụng số tiền đó trong việc sửa chữa các
công trình xã hội, làng xá, cầu cống. Điều đó giúp ngược lại cho cá nhân trong việc đi lại và trong đời sống hằng ngày.
Ví dụ 2: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và doanh nghiệp : Doanh nghiệp có vốn,
cơ hội kinh doanh còn người lao động có trí lực, thể lực, kỹ năng, thái độ,.... Người công nhân trong công
ty may mặc dùng kiến thức và kĩ năng của mình để sản xuất thành phẩm và nhận tiền công. Doanh nghiệp
là công ty thuê người lao động và sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Lợi ích kinh tế của họ thu
được từ những thành phẩm quần áo đó, từ đó tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khi xét theo chiều ngang, quan hệ lợi ích kinh tế là mối quan hệ giữa các chủ thể, cộng đồng
người, tổ chức hợp thành nền kinh tế khác nhau.
Ví dụ 1: Quan hệ lợi ích kinh tế giữa Doanh nghiệp với nhau : Như trong ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu tạo ra nhiều lợi ích thiết thực như chia sẻ những 3 lOMoAR cPSD| 44879730
thông tin trong lĩnh vực dệt may, tạo ra cơ hội để các nhân viên may xuất khẩu tăng thêm kiến thức và
am hiểu thông tin thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng mẫu mã, cùng các thị
trường xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh tại các hội chợ, triển lãm quốc tế, nâng cao kinh nghiệm.
Ngày nay quan hệ lợi ích kinh tế còn xét tới quan hệ giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới.
2. Sự thống nhất và mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế
Dù cách phân chia có thể khác nhau nhưng các lợi ích kinh tế bao giờ cũng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau : vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Mặt thống nhất được thể hiện ở chỗ một chủ thể có thể trở thành bộ phận của chủ thể
khác. Lợi ích chủ thể này được thực hiện thì lợi ích chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp
được thực hiện.
Chẳng hạn như quan hệ lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và người lao động,
quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế, lợi ích doanh nghiệp, lợi ích xã hội, hợp tác
trong việc bảo vệ và sử dụng tài nguyên một cách bền vững,...
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận, thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình thì người lao
động - có việc làm - có tiền lương. Người lao động càng tích cực làm việc thì lợi ích kinh tế của họ được
thực hiện thông qua tăng lương hoặc có tiền thưởng. Công ty cũng có thể tạo điều kiện cho người công
nhân học hỏi nâng cao trình độ tay nghề để tạo ra những sản phẩm quần áo đẹp, sáng tạo, chất lượng, làm
gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
Mặt mâu thuẫn thể hiện ở chỗ các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương
thức khác nhau để thực hiện lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành
mâu thuẫn.
Chẳng hạn như việc làm hàng gian, hàng giả…, phân phối kết quả sản xuất kinh
doanh không hợp lý, cắt xén tiền công của người lao động, cạnh tranh về tài nguyên và thị trường.
Ví dụ: Vì lợi ích kinh tế, doanh nghiệp tìm cách cắt giảm chi phí trong đó có tiền lương nhân
viên để tăng lợi nhuận. Từ đó khiến người lao động đấu tranh tăng tiền lương, giảm giờ làm hoặc thậm chí đình công.
Mâu thuẫn lợi ích kinh tế là cội nguồn của xung đột xã hội. Vì vậy, điều hoà lợi ích kinh
tế buộc mọi chủ thể phải quan tâm, trở thành chức năng quan trọng của Nhà nước, nhằm
ổn định xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế được kể đến là trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất ở đây được hiểu là người lao động và tư liệu
sản xuất. Đây là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích
kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt, quan hệ
lợi ích kinh tế càng có điều kiện để thống nhất với nhau. Vì vậy, phát triển lực lượng sản xuất
trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia. 4 lOMoAR cPSD| 44879730
Nhân tố thứ hai mang phần quan trọng không kém là địa vị của chủ thể trong hệ thống
quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất hay trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết
định vị trí, vai trò của mỗi người, mỗi chủ thể tham gia vào quá trình tham gia các hoạt động
kinh tế - xã hội. Không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đổi. Nó là
sản phẩm, là hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước cũng là một tác nhân tất yếu
khách quan đến quan hệ lợi ích kinh tế bằng cách thay đổi mức thu nhập và tương quan thu
nhập của các chủ thể kinh tế. Khi mức thu nhập và tương quan thu nhập thay đổi, phương thức
và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng thay đổi, tức là lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích
kinh tế giữa các chủ thể cũng thay đổi.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến sự hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này mang tác
động đa chiều khi nó vừa giúp gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại và đầu tư quốc tế vì bản
chất của kinh tế thị trường là mở cửa hội nhập, nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng tới lợi ích
kinh tế của các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa do
cạnh tranh. Đất nước có thể phát triển nhanh hơn nhưng cũng đối mặt với nhiều vấn đề hơn như
nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường,...
4. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường
a. Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động là người có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được
trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động có thể là
người lao động phổ thông, lao động chân tay hoặc lao động trí óc. Người sử dụng lao động
những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng
lao động theo hợp đồng lao động.
Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có quan hệ chặt chẽ, vừa
thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập ( tiền lương, tiền thưởng
). Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận. Nếu người sử dụng
lao động thực hiện các hoạt động kinh tế trong điều kiện bình thường họ sẽ thu được lợi nhuận,
thực hiện được lợi ích kinh tế của mình; đồng thời, họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động nên người
lao động cũng thực hiện được lợi ích kinh tế của mình vì có việc làm, nhận được tiền lương.
Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, thu nhập từ các hoạt động kinh tế là xác định
nên lợi nhuận của người sử dụng lao động tăng lên thì tiền lương của người lao động giảm
xuống và ngược lại. Vì lợi ích của mình, người sử dụng lao động luôn tìm cách cắt giảm tới
mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó bao gồm tiền lương của người lao động để tăng lợi
nhuận. Mặt khác, tiền lương là điều kiện để tái sản xuất sức lao động nên mức tiền lương thấp 5 lOMoAR cPSD| 44879730
nhất người sử dụng lao động phải tra cho người lao động là mức tiền lương tối thiểu. Vì lợi ích
của mình, người lao động sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công…
Để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, người lao động và người sử dụng lao động đã thành
lập các tổ chức riêng. Công đoàn là tổ chức quan trọng nhất bảo vệ quyền lợi người lao
động, trong đó ở Việt Nam là Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
b. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau. Trong cơ
chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó
tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ.
Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết chặt
chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng
lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Sự liên kết giữa người sử dụng lao động
trong từng lĩnh vực đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế, bảo vệ lợi ích
kinh tế của họ. Trong cơ chế thị trường, đội ngũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội nên cần được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ cạnh tranh
với nhau quyết liệt. Các nhà doanh nghiệp có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội và các rủi ro
khác ( thua lỗ, phá sản… ) bị loại bỏ khỏi thương trường. Đồng thời, những người thu được
nhiều lợi nhuận sẽ phát triển nhanh chóng,
Những người sử dụng lao động không chỉ cạnh tranh cùng ngành mà còn cạnh
tranh khác ngành bằng việc di chuyển vốn (tư bản) từ ngành này sang ngành khác, từ đó
hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

c. Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động. Nếu có nhiều người
bán sức lao động, người lao động phải cạnh tranh với nhau. Hậu quả là tiền lương của người
lao động bị giảm xuống, một bộ phận người lao động bị sa thải.
Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử
dụng lao động, mà còn phải quan hệ với nhau. Nếu những người lao động thống nhất được với
nhau, họ có thể thực hiện được các yêu sách của mình (ở một chừng mực nhất định) đối với
giới chủ (những người sử dụng lao động). Họ cần phải thống nhất với nhau, thành lập ra tổ chức
để bảo vệ lợi ích của mình trước sự chèn ép, đối xử không tốt của giới chủ.
d. Quan hệ giữa lợi ích các nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội. 6 lOMoAR cPSD| 44879730
Giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
Người lao động, người sử dụng lao động, mỗi người đều có lợi ích cá nhân và có quan
hệ chặt chẽ với lợi ích xã hội. Giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều.
Nếu người lao động và người sử dụng lao động làm việc theo đúng các quy định của
pháp luật và thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình sẽ góp phần phát triển nền kinh tế,
thực hiện lợi ích kinh tế của xã hội.
Ngược lại, nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động nảy sinh mâu thuẫn hoặc
thực hiện các hành vi như sản xuất hàng giả, hàng nhái, trốn thuế,... thì lợi ích xã hội sẽ bị tổn
hại, từ đó ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó có lợi ích của người lao
động và người sử dụng lao động.
Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội quyết định sự tồn tại và phát triển của cá
nhân. Lợi ích xã hội đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá nhân và các hoạt động thực hiện lợi
ích cá nhân. Lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân, tạo sự thống
nhất trong các hoạt động của các chủ thể khác nhau.
Giữa lợi ích nhóm và lợi ích quốc gia
Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực, liên kết với nhau trong
hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng ( lợi ích cá nhân, tổ chức ) của họ hình thành nên
lợi ích nhóm”. Ví dụ như các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính trị, xã hội, các nhóm dân
cư chung một số lợi ích theo vùng, theo sở thích…
Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong những ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối
liên hệ với nhau, liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng của mình
hình thành nên “nhóm lợi ích”. Chẳng hạn như mô hình liên kết 4 nhà: nhà nông – nhà doanh
nghiệp – nhà khoa học – nhà nước hay mô hình liên kết trên thị trường nhà ở: doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản – ngân hàng thương mại – người mua nhà.
Lợi ích nhómnhóm lợi ích nếu phù hợp với lợi ích quốc gia, không gây tổn hại đến
lợi ích khác cần được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển; ngược lại cần phải ngăn
chặn, chống lại thường xuyên, kiên quyết.
5. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các mối quan hệ lợi ích chủ yếu
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có hai phương thức cơ
bản để thực hiện lợi ích kinh tế.
Đầu tiên phải kể đến phương thức phổ biến trong mọi nền kinh tế thị trường, bao gồm
cả nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - phương thức thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc
thị trường
. Các quan hệ lợi ích, các chủ thể lợi ích kinh tế mặc dù đa dạng, song để có thể thực
hiện được lợi ích của mình cần phải căn cứ vào các nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ theo nguyên tắc thị trường, tất yếu sẽ dẫn đến những hạn chế
về mặt xã hội. Do đó, phương thức thực hiện lợi ích dựa trên chính sách của Nhà nước và vai 7 lOMoAR cPSD| 44879730
trò của các tổ chức xã hội cần phải được chú ý nhằm tạo sự bình đẳng và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
6. Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của chủ thể kinh tế
Nhà nước giữ vững ổn định về chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động
kinh tế, xây dựng môi trường pháp lý thông thoáng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể
kinh tế trong và ngoài nước đồng thời xây dựng chính sách phù hợp, phát triển kết cấu hạ tầng,
tạo môi trường văn hóa phù hợp.
Điều hòa lợi ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
Nhà nước cần có chính sách đặc biệt là chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo
hài hòa các lợi ích kinh tế, giảm phân hóa giàu nghèo; phát triển mạnh mẽ lực lượng xã hội,
phát triển khoa học và công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế.
Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát
triển xã hội
Nhà nước thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập, và có các chính sách xóa đói
giảm nghèo, ưu đãi xã hội, các hoạt động từ thiện.
Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn là phải có sự tham gia của các bên liên quan và phải
đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Khi có xung đột cần có sự tham gia hòa giải của các tổ
chức xã hội có liên quan đặc biệt có Nhà nước. 8 lOMoAR cPSD| 44879730 Câu hỏi ôn tập
1. Trong các hình thức lợi ích kinh tế, lợi ích nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Lợi ích cá nhân là cơ sở, nền tảng của các lợi ích khác (tập thể, nhà nước, xã hội). Vì:
thứ nhất, nhu cầu cơ bản, sống còn trước hết thuộc về cá nhân, quyết định hoạt động của cá
nhân; thứ hai, thực hiện lợi ích cá nhân là cơ sở để thực hiện các lợi ích khác vì cá nhân cấu
thành nên tập thể, giai cấp, xã hội… “Dân giàu” thì “nước mạnh”
2. Vì sao coi mâu thuẫn lợi ích kinh tế là cội nguồn của xung đột xã hội?
- Phân chia tài nguyên: Khi tài nguyên (như đất, nước, khoáng sản) bị hạn chế và không
đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, sự cạnh tranh giữa các lợi ích kinh tế sẽ
nảy sinh. Điều này có thể dẫn đến xung đột giữa các cá nhân, cộng đồng hoặc quốc gia.
- Phân phối không công bằng: Khi lợi ích kinh tế không được phân phối công bằng, một
số người sẽ trở nên giàu có hơn, trong khi người khác vẫn đang trong cảnh nghèo đói.
Sự bất bình đẳng này có thể gây ra sự phân biệt và căm ghét, dẫn đến xung đột.
- Cạnh tranh kinh tế: Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thường cạnh tranh với nhau
để đạt được lợi ích kinh tế. Khi cạnh tranh trở nên quá khốc liệt, nó có thể dẫn đến xung
đột về tài nguyên, thị trường và quyền lợi.
- Chính sách kinh tế và quản lý: Sự mâu thuẫn giữa các chính sách kinh tế, quyết định
quản lý và hướng phát triển có thể gây ra xung đột. Ví dụ, việc áp dụng thuế, quản lý
tài nguyên hay thay đổi quy định về thị trường có thể gây ra tranh cãi và xung đột.
- Sự thiếu thông tin và hiểu biết: Khi người dân không được thông tin đầy đủ về quyết
định kinh tế hoặc không hiểu rõ về lợi ích của họ, sự bất mãn có thể dẫn đến xung đột.
3. Thách thức và cơ hội của việc thúc đẩy quan hệ hợp tác và đầu tư giữa các doanhnghiệp
trong nước và nước ngoài là gì?
- Thách thức: Sẽ xuất hiện thách thức đối với quan hệ hợp tác và đầu tư bao gồm sự cạnh
tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như nhu cầu phát triển hệ thống hạ tầng và
nguồn nhân lực chất lượng cao. - Cơ hội:
+ Tạo điều kiện đầu tư thuận lợi: Chính phủ có thể tạo ra môi trường đầu tư ổn
định và dự báo thông qua việc cải thiện pháp lý, giảm bớt rủi ro chính trị và tạo
điều kiện cho sự hợp tác kinh doanh.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng: Chính phủ và các bên liên quan có thể đầu tư vào cơ sở
hạ tầng vận chuyển, viễn thông, và năng lượng để tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước.
+ Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và phát triển: Chính phủ có thể khuyến khích các
doanh nghiệp trong nước hợp tác với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực
nghiên cứu và phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó tạo ra cơ hội tăng
trưởng và cạnh tranh toàn cầu. 9 lOMoAR cPSD| 44879730
4. Mâu thuẫn giữa lợi ích của các doanh nghiệp và lợi ích công cộng là gì? Làm thế nàođể
cân bằng giữa hai mục tiêu này trong chính sách kinh tế?
- Mâu thuẫn: Trong nền kinh tế, mâu thuẫn thường xuất phát từ sự đối lập giữa lợi ích
của các doanh nghiệp và lợi ích công cộng. Các doanh nghiệp thường tập trung vào việc
tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng kinh doanh, trong khi chính phủ và xã hội có thể
quan tâm đến các mục tiêu khác như bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
- Cách giải quyết:
+ Thúc đẩy sự chuyển đổi số: Chính phủ có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật
số và khuyến khích sự sử dụng công nghệ thông tin trong các ngành công
nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp tăng cường năng suất và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
+ Thúc đẩy tiêu chuẩn xanh và bền vững: Chính phủ có thể thiết lập các quy định
và khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn sản xuất và vận hành xanh, bền vững trong
các ngành công nghiệp, giúp giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường.
+ Phát triển chính sách khuyến khích: Chính phủ có thể thiết lập các chính sách
khuyến khích và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp
sản xuất và kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội.
5. Trong mối quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam, làm thế nào các chính sách của Nhànước
và hoạt động của các tổ chức xã hội hỗ trợ việc phân phối công bằng nguồn lực và tài nguyên trong xã hội?
Các chính sách của Nhà nước ở Việt Nam thường tập trung vào việc xây dựng một hệ
thống phân phối thu nhập công bằng hơn thông qua việc áp dụng các chính sách thuế thu nhập
công bằng và trợ cấp cho các nhóm dân cư yếu thế. Đồng thời, chính phủ cũng định hình môi
trường kinh doanh để đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp,
từ đó tạo ra lợi ích kinh tế chung cho toàn bộ xã hội. Các tổ chức xã hội, như các tổ chức môi
trường và các tổ chức phát triển xã hội, thường tham gia vào việc giám sát và đánh giá hiệu quả
của các chính sách này, đồng thời đề xuất các biện pháp cải tiến để đảm bảo rằng lợi ích kinh
tế được phân phối một cách công bằng và bền vững
6. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay của Việt Nam, vai trò của các tổ chức xã hội trongviệc
đảm bảo phát triển bền vững và cân đối của nền kinh tế là gì?
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay của Việt Nam, các tổ chức xã hội đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và cân đối của nền kinh tế. Chúng thường tập
trung vào việc cung cấp các dịch vụ và chương trình xã hội như giáo dục, y tế và hỗ trợ cho
các nhóm dân cư yếu thế, từ đó giúp tăng cường năng lực và khả năng cạnh tranh của các cá
nhân và cộng đồng. Đồng thời, các tổ chức xã hội thường đóng vai trò trong việc đại diện cho
quyền lợi của cộng đồng và tham gia vào quản lý và quyết định về sử dụng nguồn lực và tài
nguyên kinh tế. Qua việc này, chúng góp phần vào việc tạo ra một môi trường kinh doanh và
xã hội bền vững và phát triển. 10 lOMoAR cPSD| 44879730
7. Các tổ chức xã hội như Plan International Vietnam và GreenViet làm thế nào đểtương
tác và hợp tác với chính phủ và doanh nghiệp để tối ưu hóa lợi ích kinh tế cho cộng
đồng và môi trường tại Việt Nam?

Các tổ chức xã hội thường tạo ra các đối tác với chính phủ thông qua việc tham gia vào
các cuộc họp, diễn đàn và cuộc đàm phán. Họ có thể đưa ra các đề xuất chính sách cụ thể và
tham gia vào việc thẩm định và giám sát việc triển khai các chính sách kinh tế-xã hội. Đồng
thời, các tổ chức xã hội cũng có thể hợp tác với doanh nghiệp thông qua các dự án xã hội có
mục tiêu chung, như việc cung cấp giáo dục và y tế cho cộng đồng địa phương hoặc thực hiện
các chương trình bảo vệ môi trường.
8. Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Việt Nam, làm thế nào các tổ
chức xã hội như Blue Dragon Children's Foundation có thể tối ưu hóa tài nguyên và
hợp tác với các nhà tài trợ để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ xã hội hiệu quả
nhất cho các nhóm dân cư cần thiết?

Để tối ưu hóa tài nguyên và hợp tác với các nhà tài trợ, các tổ chức xã hội thường thiết
lập mối quan hệ đối tác bền vững với các tổ chức và cá nhân ủng hộ. Họ có thể sử dụng các
chiến lược quảng cáo và gây quỹ để tăng cường sự nhận thức và thu hút nguồn lực từ cộng đồng
và doanh nghiệp. Đồng thời, các tổ chức này cũng thường xây dựng các mô hình tài chính bền
vững, như việc áp dụng các mô hình kinh doanh xã hội để tạo ra nguồn lực tự chủ và đảm bảo
sự ổn định trong việc cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ xã hội. 11